Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 58/KH-UBND 2021 phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 58/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 24/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN MẠNG XÃ HỘI NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 29/02/2020 của UBND tỉnh về thực hiện hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội tỉnh năm 2021 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tham gia triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từng bước giảm dần, tiến tới làm giảm cơ bản loại tội phạm này trong khu vực nhà trường và tại cộng đồng khu dân cư ở địa bàn trọng điểm, góp phần làm giảm tội phạm hình sự nói chung, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

c) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Chủ động đề xuất, kiến nghị, góp ý sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

d) Thông qua môi trường mạng xã hội, tiếp cận, tăng tính tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

2. Yêu cầu:

a) Chú trọng trong công tác tuyên truyền, truyền thông, tận dụng ưu thế mạng xã hội trong việc chia sẻ, lan tỏa để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; nhận diện đầy đủ để phòng tránh các thủ đoạn, hành vi xấu độc trên môi trường mạng hướng đến xâm hại tình dục trẻ em.

b) Việc triển khai kế hoạch được gắn với các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em đến năm 2025 và các nội dung, chương trình khác được các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

c) Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, kiểm soát thông tin tuyên truyền, truyền thông giữa các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức xã hội trong việc thực hiện kế hoạch này. Thường xuyên thay đi nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện trong công tác tuyên truyền, truyền thông cho phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn, từng đối tượng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, truyền thông tại các trường học về cách thức tham gia, ứng xử an toàn trên mạng xã hội tại các buổi học chính trị đầu năm, tiết học giáo dục công dân, các bui sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ, câu chuyện dưới cờ, “Tun sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội.

Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh Đoàn

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021

Kết quả công việc: Tổ chức được các bui sinh hoạt tại các trường nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

2. Biên tập, đăng tải thường xuyên những nội dung về kiến thức, kỹ năng cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội; kiểm soát, cập nhật, đăng tải cảnh báo những nội dung trên môi trường mạng có tính chất xu độc, ảnh hưởng xu đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em.

Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện.

Thời gian thực hiện: Quý II, Quý III.

Kết quả công việc: Thông tin trên các trang thông tin điện tử, các fanpage của các sở, ban, ngành, các trường học trên địa bàn tỉnh về các kiến thức, kỹ năng cho trẻ em khi tham gia, ứng xử trên mạng xã hội.

3. Xây dựng, đăng tải các bài viết, phóng sự, tin tức về phòng, chng xâm hại tình dục em trên báo chí và mạng xã hội; chú trọng các kĩ năng phòng, chng xâm hại tình dục trẻ em.

Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Cơ quan phối hợp: Các cơ quan thông tấn báo chí

Thời gian thực hiện: Quý II, Quý III

Kết quả công việc: Đăng tải, phát sóng các bài viết, phóng sự tuyên truyền nâng cao nhận thức cho trẻ em, cho các bậc phụ huynh trên báo chí và mạng xã hội; hướng dẫn các kĩ năng phòng, tránh, nhận diện các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, góp phần ngăn chặn, kiểm soát được các nội dung có tính chất xu, độc trên mạng xã hội.

4. Xây dựng, củng cố đường dây hỗ trợ hoặc hệ thng/cơ chế báo cáo trực tuyến (hotline).

Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

Thời gian thực hiện: Trong năm 2021

Kết quả công việc: Thông tin rộng rãi tới học sinh, người dân trên địa bàn tỉnh được biết về số điện thoại đường dây nóng, kịp thời hỗ trợ những trường hợp xâm hại tình dục trẻ em, hoặc tư vấn về các hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhằm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

5. Khảo sát và kiểm tra việc thực hiện để đánh giá thực trạng, kết quả, đồng thời đề ra phương thức, nội dung, giải pháp tổ chức tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội hiệu quả, thiết thực trong giai đoạn tiếp theo.

Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Cơ quan phối hợp: Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn.

Thời gian thực hiện: Quý II.

Kết quả công việc: Báo cáo số liệu, các nội dung liên quan đến thực trạng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội trên cơ sở đề ra các nhiệm vụ thực hiện có hiệu quả, thiết thực trong giai đoạn tiếp theo.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được huy động từ các nguồn: ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các Trang thông tin điện tử tổng hợp, cơ quan báo chí đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao các huyện, thị xã và Thành phố Huế tích cực tuyên truyền, truyền thông các nội dung về tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chng xâm hại tình dục trẻ em để gia đình, nhà trường, cộng đồng hiểu rõ quyền, trách nhiệm của mình trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đối với trẻ em; đồng thời, để chính các em được trang bị những kiến thức cơ bản về tự bảo vệ mình trước nguy cơ xâm hại tình dục.

b) Xây dựng phóng sự, tin tức tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên báo chí và mạng xã hội, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, đăng tải rộng rãi trên các fanpage, trang Thông tin điện tử tổng hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương.

c) Chủ trì tổ chức khảo sát, kiểm tra việc thực hiện để đánh giá thực trạng, kết quả, đồng thời đề ra phương thức, nội dung, giải pháp tổ chức tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội hiệu quả, thiết thực trong giai đoạn tiếp theo.

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiểm soát các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội đăng tải các nội dung không lành mạnh, nội dung kích động, gây ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách của trẻ em.

e) Chủ trì khai thác, biên tập đăng tải thường xuyên những nội dung về kiến thức, kỹ năng cho trẻ em khi tham gia, ứng xử trên mạng xã hội; cập nhật, đăng tải cảnh báo những nội dung xấu, độc hại có ảnh hưởng đến trẻ em... để tổ chức tuyên truyền gắn với truyền thông, lồng ghép các nội dung khác ở cơ sở.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông rộng rãi tới người dân trên địa bàn tỉnh, đến các em học sinh ở các cấp về công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.

b) Đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là việc phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị xâm hại.

c) Truyền thông, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 đmọi người dân và trẻ em thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em và liên hệ khi có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ. Phối hợp, xử lý thông tin giữa địa phương với Tng đài trong việc xác minh, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục mở rộng mạng lưới bảo vệ trẻ em từ cấp cơ sở đến phạm vi toàn tỉnh; đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, củng ckiện toàn Ban điều hành Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, cấp xã và chỉ định Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Thường xuyên theo dõi, đăng tải các thông tin về trẻ em, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên các trang thông tin điện tử của Ngành, của các trường học, trên fanpage của các trường (nếu có).

b) Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị giáo dục tổ chức các bui tuyên truyền, truyền thông, hướng dẫn (seminar) cho học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về tham gia và ứng xử trên mạng xã hội qua các buổi sinh hoạt tập thđầu năm học, Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, tiết học Giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu chuyện dưới cờ, các hoạt Đoàn, Hội, Đội.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; tăng cường phổ biến, giáo dục kiến thức giới tính và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại tình dục để kịp thời thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý các vụ việc xâm hại tình dục xảy ra.

d) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giáo dục, uốn nắn các học sinh có biểu hiện chán học, ham chơi; tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phong phú, tạo nguồn cảm hứng cho các em học tập, sinh hoạt giải trí.

4. Sở Tài chính:

Cân đối ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ cấp kinh phí, bảo đảm phục vụ triển khai tốt công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng theo kế hoạch đ ra.

5. Sở Tư pháp:

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, lng ghép các nội dung, phóng sự tuyên truyền vào các chương trình giáo dục pháp luật của đơn vị. Phát huy vai trò triển khai các văn bản pháp luật liên quan tới công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội.

6. Công an tỉnh:

a) Tăng cường tấn công, trấn áp các loại tội phạm; chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an cấp huyện tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này; tích cực điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người và tội phạm trong các vụ án xuất phát từ bạo lực gia đình; sử dụng các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, mua bán người; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, mua bán người.

b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, kiểm soát các trang mạng xã hội hoạt động trên địa bàn tỉnh, kịp thời ngăn chặn phát tán các nội dung độc hại, có tính chất dụ dỗ, lôi kéo, tác động không tốt đến tâm sinh lý của trẻ em.

7. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện:

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin tại cơ sở, trên trang thông tin điện tử của đơn vị, fanpage; thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng xâm hại tình dục, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em có khả năng nhận diện, đề phòng cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là các hành vi xâm hại tình dục trẻ em; có biện pháp hỗ trợ vật chất cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

b) Tăng cường chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân ở cơ sở tham gia vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ phụ nữ và trẻ em nhằm bảo đảm cho họ có đầy đủ điều kiện đ phát triển về thể chất và tinh thần. Đồng thời, chđộng phát hiện, cung cấp thông tin về những hành vi xâm hại tình dục nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng để cơ quan chức năng kịp thời xử lý nghiêm những hành vi xâm hại tình dục trước pháp luật.

8. Đề nghị Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

a) Phối hợp chặt chẽ với ban, ngành, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên, hội viên tích cực tham gia công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; phối hợp với gia đình, nhà trường quản lý giáo dục thanh thiếu niên.

b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo sân chơi bổ ích cho thanh thiếu niên, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

c) Cập nhật và đăng tải các phóng sự, tin tức liên quan tới công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em lên trang thông tin điện tử, fanpage và các hình thức mạng xã hội khác trong mạng lưới của Tỉnh Đoàn.

9. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Bảo vệ quyền Trẻ em tỉnh, Hội người Khuyết Tật tỉnh:

a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình nhằm hỗ trợ, giáo dục, vận động hội viên, phụ nữ, trẻ em, cha mẹ có con trong độ tuổi được nâng cao kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, góp phần xây dựng gia đình “No ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc”, không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống xâm hại trẻ em, hỗ trợ và phối hợp giúp đỡ trẻ em có nguy cơ cao, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, trẻ em bị bạo lực giới, bạo lực gia đình...

c) Lng ghép các hoạt động với việc thực hiện các nội dung của các Đề án, Chương trình đang được các cấp Hội, Hội xã hội nghề nghiệp trong công tác bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em, đặc biệt các trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi.

d) Cập nhật và đăng tải các phóng sự, tin tức liên quan tới công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em lên trang thông tin điện tử, fanpage và các hình thức mạng xã hội khác trong mạng lưới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Bảo vệ quyền Trẻ em, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND thành phố Huế, thị xã và các huyện căn cứ nội dung Kế hoạch này, chủ động ban hành kế hoạch trin khai thực hiện trước ngày 05/03/2021; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 20/11/2021 (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp chung).

2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các sở, ngành, địa phương, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch Tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội tỉnh năm 2021 trước ngày 20/6/2021 và báo cáo năm trước ngày 30/11/2021.

3. Quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị nêu tại mục IV;
- Ban VHXH- HĐND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CVP, PCVP Phan Lê Hiến;
- Lưu: VT, XH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 58/KH-UBND tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội ngày 24/02/2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.324

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.78.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!