TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 58/KH-TLĐ
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 09 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW NGÀY 07 THÁNG 04 NĂM 2014 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ "TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG"
Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07
tháng 04 năm 2014 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua,
khen thưởng" và Kế hoạch số
19/KH-HĐTĐKT ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung
ương về việc Thực hiện Chỉ thị số
34-CT/TW ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Bộ
Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng" (dưới
đây gọi tắt là Chỉ thị 34-CT/TW), Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng kế
hoạch thực hiện Chỉ thị cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số
34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về "Tiếp tục
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng"; Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKT ngày 13
tháng 8 năm 2014 của Hội đồng Thi đua,
Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp Công đoàn
trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng;
đưa công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực to lớn thúc đẩy
phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn, góp phần tích cực vào việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Phát huy kết quả của phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ và tổ chức
Công đoàn những năm qua, các cấp Công
đoàn chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và các tổ chức đoàn thể để tạo thành sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị trong các phong
trào thi đua yêu nước. Đề cao vai trò trách nhiệm của
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua và thực hiện
chính sách, pháp luật về khen thưởng.
3. Các cấp Công đoàn cần xác định rõ
các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng
cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai, thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW; phát hiện nhân rộng
cách làm hay và đề xuất, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện Chỉ thị.
II. NỘI DUNG, GIẢI
PHÁP
1. Tổ chức quán
triệt, triển khai nội dung Chỉ thị 34-CT/TW và đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ
biến chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền có
hiệu quả Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các nội dung Chỉ thị
34-CT/TW; Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quy chế
khen thưởng của tổ chức Công đoàn (năm 2014) để thống nhất trong tổ chức thực
hiện, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp Công
đoàn.
2. Đổi mới nội
dung, hình thức, đề cao tính thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua
a) Các cấp Công đoàn chỉ phát động,
triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung,
biện pháp, đối tượng tham gia thi đua. Phong trào thi đua phải gắn chặt với việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa
phương, đơn vị, doanh nghiệp và phải thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
và đặc điểm, tình hình của đơn vị mình. Chống mọi biểu hiện hình thức và chạy
theo thành tích trong tổ chức phong trào
thi đua.
b) Phong trào thi đua cần được tổ chức, phát động với nội dung, hình thức
phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện.
Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua hàng năm, căn cứ nhiệm vụ,
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp
phát động phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để giải quyết những vấn đề
khó khăn, cấp bách và đánh giá, rà soát những phong trào thi đua còn hình thức,
chưa có tác dụng thiết thực để điều chỉnh cho phù hợp.
c) Thông qua các phong trào thi đua
tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết
và nhân điển hình tiên tiến. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực
hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4
khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết -
nhân điển hình tiên tiến. Các cấp Công đoàn có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong
từng năm và trong từng giai đoạn; phấn đấu mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương lựa
chọn được các điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và
nhân rộng.
d) Tổ chức đăng ký và thi đua cùng các điển hình tiên tiến để phong trào thi đua
thực sự phát huy tác dụng và đi vào chiều sâu. Đây là nội dung trọng tâm trong
đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các
phong trào thi đua hiện nay, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực các
phong trào thi đua yêu nước của các cấp Công đoàn. Các điển hình tiên tiến phải
thực sự tiêu biểu, dẫn đầu trong phong trào thi đua.
đ) Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào; thông qua các phong trào thi đua lựa chọn
các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời.
3. Nâng cao chất
lượng công tác khen thưởng
a) Thực hiện khen thưởng chính xác, kịp
thời, công khai, minh bạch. Đồng thời đề cao trách nhiệm người đứng đấu cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong công tác khen
thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề
nghị cấp trên khen thưởng.
b) Phát hiện, khen thưởng kịp thời tập
thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, chính trị. Chú trọng khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất,
công tác. Quan tâm khen thưởng các tập thể, cá nhân ở cơ sở.
c) Tăng cường kiểm tra, giám sát,
phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực trong công tác khen thưởng.
4. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng
các gương điển hình tiên tiến
a) Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương xây dựng kế
hoạch tuyên truyền hoặc phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền các phong
trào thi đua yêu nước và các gương điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi
nổi, lấy gương người tốt, việc tốt để hạn chế, đẩy lùi các mặt tiêu cực trong
xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng
đối tượng.
b) Các cơ quan báo chí trong hệ thống
Công đoàn phải xác định việc tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua yêu
nước, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động tuyên
truyền và phải bám sát các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu thi đua đã đề ra để tập
trung tuyên truyền. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền
các phong trào thi đua có hiệu quả, các gương người tốt, việc tốt, điển hình
tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống.
c) Tăng cường sử dụng và kết hợp hài hòa các hình thức tuyên truyền bằng
báo cáo viên, tuyên truyền viên, lồng ghép tuyên truyền hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thông qua
các tác phẩm, tiểu phẩm, hình ảnh về thi đua, khen thưởng.
d) Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành
tích trong các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến, các tập thể,
cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
5. Phát huy vai
trò, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công đoàn các cấp; củng cố
tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen
thưởng
a) Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công đoàn các cấp theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013
và Quy chế khen thưởng của tổ chức Công
đoàn (năm 2014). Nâng cao trách nhiệm các thành viên Hội đồng, đặc biệt là
trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trong chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.
b) Tăng cường phối hợp với các ngành,
địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm, tăng cường năng lực chỉ đạo và năng lực quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công đoàn các cấp và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
c) Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập
huấn, bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; Xây dựng đội
ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có
năng lực tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp về công tác thi đua, khen thưởng và có khả
năng tổ chức vận động CNVCLĐ tham gia vào
các phong trào thi đua yêu nước.
6. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác thi đua,
khen thưởng
a) Từng bước rà soát, đơn giản hóa thủ
tục, hồ sơ trong công tác thi đua, khen thưởng, công khai các thủ tục, hồ sơ và
có cơ chế giám sát việc thực hiện.
b) Xây dựng và thực hiện tốt quy chế,
chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Công đoàn ngành Trung ương với cơ quan làm công tác thi đua đồng cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể,
cá nhân thuộc tổ chức Công đoàn được khen
thưởng.
c) Xây dựng Đề án "Xây dựng Phần mềm quản
lý công tác thi đua, khen thưởng
trong hệ thống Công đoàn" nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quy trình, thủ
tục, hồ sơ khen thưởng và trong quản lý về công tác thi đua, khen thưởng. Đặc
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin công
tác thống kê, lưu trữ hồ sơ khen thưởng.
7. Tiếp tục đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước
a) Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công
đoàn các cấp tiếp tục chỉ đạo tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước
do Đại hội XI Công đoàn Việt Nam phát động, trọng tâm là phong trào "Lao động
giỏi", "Lao động sáng tạo"; phong trào "Xanh, sạch, đẹp - bảo
đảm an toàn vệ sinh lao động"; phong trào "Văn hóa, Thể dục, Thể thao"; phong trào "Giỏi việc nước,
đảm việc nhà"; Phong trào Thi đua liên kết
trên các công trình trọng điểm quốc gia;
Phong trào "Thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn" gắn với thực hiện
phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; đẩy mạnh “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày
14/5/2011 của Bộ Chính trị.
b) Chỉ đạo tổ chức thành công Hội nghị biểu
dương điển hình tiên tiến, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước trong CNVCLĐ lần
thứ IX và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc
lần thứ IX (năm 2015); chào mừng Đại hội Đảng các cấp,
tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn
của dân tộc trong năm 2014-2015.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch này, các Liên đoàn
Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và
tương đương xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoặc chương trình hành động để triển
khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW. Hoàn thành công tác
quán triệt, triển khai Chỉ thị trong quý IV năm
2014.
2. Khi tiến hành sơ, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng
năm, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành
Trung ương và tương đương cần có nội dung đánh giá tình hình triển khai thực hiện
Chỉ thị 34-CT/TW. Kịp thời rà soát, bổ sung
biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nội dung đã nêu trong Chỉ thị 34-CT/TW.
3. Ban Chính sách Kinh tế xã hội và
Thi đua khen thưởng cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng
Liên đoàn hàng năm xây dựng kế hoạch để Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Tổng Liên đoàn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát và triển khai việc thực hiện Kế hoạch
này tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tổng
hợp kết quả báo cáo Thường trực Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị
34 - CT/TW, trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp Công đoàn thường xuyên phản ánh, báo cáo kết quả các phong trào thi đua về Tổng Liên
đoàn (qua Ban CSKTXH&TĐKT) để tổng hợp, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch.
Nơi nhận:
- Các đ/c UV Đoàn Chủ tịch:
- Các LĐLĐ tỉnh, tp, CĐN TW & tương đương
- Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;
Đồng kính gửi:
- TWMTTQVN,
- Ban Dân vận TW;
- Ban TĐKTTW:
- Lưu: VT, CSKTXH & TĐKT.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Đức Chính
|