ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 492/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 04
tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025” (GIAI ĐOẠN II) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIA LAI
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”;
Thực hiện Công văn số 1721/UBDT-DTTS ngày 09/12/2020 của Ủy ban Dân tộc
về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng
Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn II).
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch
thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án)
trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016-2020
Trong 5 năm qua, tổng kinh phí thực
hiện Đề án 4.251,24 triệu đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.320 triệu đồng;
ngân sách địa phương 2.931,24 triệu đồng), đến nay đã thực hiện 3.984,6 triệu đồng đạt 93,8% kế hoạch giao.
Việc triển khai các hoạt động của Đề
án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc
thiểu số giai đoạn 2016-2020” đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật của người dân đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, số
trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giảm qua hàng năm,
cụ thể năm 2015 có 1.132 vụ tảo hôn giảm còn 869 vụ tảo hôn năm 2020, tỷ lệ tảo
hôn đã giảm được 0,34% (năm 2020). Qua các hội nghị tập huấn tuyên truyền triển
khai Đề án về những hậu quả và hệ lụy do kết hôn sớm và kết hôn cận huyết thống
mang lại, cán bộ và nhân dân tham gia Đề án đã nhận thức được vai trò của mỗi
cá nhân trong công tác tuyên truyền, vận động, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống để góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực;
góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người
dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ số cặp tảo hôn trên địa bàn tỉnh
đã giảm, đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu
số về tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết được nâng lên rõ rệt.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỀ ÁN GIAI
ĐOẠN 2021-2025
1. Mục đích
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu
quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015
- 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 498/QĐ-TTg như:
- Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc
các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận
động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số vào năm 2025.
- Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo
hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn dân tộc
thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Đến
năm 2025 phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong việc thực
hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo sự đồng thuận
trong xã hội nhằm ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu
số.
2. Yêu cầu
Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm
vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhà nước về hôn nhân và gia đình, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế
tại địa phương.
Đề cao trách nhiệm và huy động sức mạnh
tổng hợp của các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia
thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những tập tục có hại trong hôn
nhân và phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời
phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hôn nhân và
gia đình.
III. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Triển khai trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số của 17/17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Đối tượng
- Thanh niên, người chưa thành niên từ
đủ 10 tuổi trở lên cả nam và nữ ở vùng dân tộc thiểu số;
- Phụ huynh học sinh hoặc cha mẹ của nam
nữ thanh niên, người chưa thành niên từ đủ 10 tuổi trở lên là người dân tộc thiểu
số;
- Cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền,
ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;
- Các hội, đoàn thể, già làng, trưởng
thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Các tổ chức, cá nhân liên quan tham
gia thực hiện Đề án.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Tổ chức các hoạt
động truyền thông, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng
bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
a) Các hoạt động chủ yếu
- Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mở các chuyên trang, chuyên mục
trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài phát thanh - truyền hình,
qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến xã; tập trung cung cấp thông tin,
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống
bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Dân số và gia đình,... tuyên truyền về
tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật
về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (bằng hình thức sân
khấu hóa) tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường dân
tộc nội trú để tuyên truyền sâu rộng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tuyên truyền, vận động trực tiếp
thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật; qua các hoạt động tư vấn,
trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại thôn, làng;
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền,
vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng
đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động
ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ, tổ, nhóm.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng
dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về hôn nhân, tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
2. Biên soạn,
phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng, chống tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống (tiếng Việt, tiếng Bahnar và Jrai)
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Rà soát, lựa chọn và biên soạn tài
liệu hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình; về tác hại, hậu quả
của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế
của các nhóm đối tượng tuyên truyền khác nhau như nam, nữ, dân tộc, nhóm tuổi,…;
- Biên soạn tài liệu tập huấn về kiến
thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật
liên quan về hôn nhân, gia đình, phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số;
- Tài liệu giới thiệu những phong tục,
tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong hôn nhân và những tập tục có hại trong
hôn nhân cần vận động xóa bỏ;
- Tài liệu hỏi - đáp pháp luật về hôn
nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tài liệu tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về hôn nhân, gia đình, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên hệ
thống thông tin cơ sở;
- Tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích,
tranh cổ động, khẩu hiệu,.... tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia
đình;
- Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền
thông tuyên truyền về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, dân số, gia đình bằng tiếng Việt - Jrai - Bahnar;
- Biên soạn sổ tay, tài liệu cung cấp
thông tin, kiến thức về hôn nhân và gia đình như: tư vấn và khám sức khỏe cho
nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện,
phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo
hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan tổ chức biên soạn, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông để tuyên truyền,
vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số
trong hôn nhân.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
3. Xây dựng, triển
khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu
tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Triển khai các hoạt động truyền
thông, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng
tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa,
giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số;
- Thành lập câu lạc bộ nói không với
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới
tính cho các đối tượng thanh niên người dân tộc thiểu số trước khi kết hôn.
b) Địa bàn, thời gian thực hiện
Lựa chọn nhân rộng mô hình tại 05 huyện
có tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống cao để thực hiện trong giai đoạn
2021-2025 (ưu tiên lựa chọn các trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú).
c) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân
các huyện có địa bàn được lựa chọn để triển khai mô hình tại địa phương.
4. Tập huấn, bồi
dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên pháp luật
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật
liên quan về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật;
- Biên soạn, cung cấp tài liệu tập huấn,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn
pháp luật liên quan về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, sản phẩm
truyền thông liên quan về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa
đàm, giao lưu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực về chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên
quan về hôn nhân và gia đình.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
5. Tổ chức kiểm tra,
đánh giá, sơ kết, tổng kết kế hoạch thực hiện
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát
hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia
đình;
- Xây dựng, đưa các quy định của pháp
luật về hôn nhân gia đình, các quy định pháp luật liên quan khác, xử lý vi phạm
vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn làng văn hóa, gia đình văn hóa;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá
kết quả thực hiện Đề án.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai
đoạn 2021 - 2025 là: 25.696 triệu đồng. Trong đó: ngân sách Trung ương 21.842
triệu đồng, vốn sự nghiệp 3.854 triệu đồng (theo Công văn số 36/UBDT-CSDT ngày 14/9/2020 của Ủy ban Dân tộc).
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước thực
hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Nguồn kinh phí Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 khi được các cấp thẩm quyền phê
duyệt và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(Có
biểu số 01, 02 kèm theo).
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan Thường
trực):
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế
hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số” được tích hợp trong dự án 9.1. Giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu
số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ
thể hàng năm để triển khai thực hiện Đề án.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt
động của Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án
giai đoạn 2021 - 2025; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc
theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có kế hoạch lồng ghép các chương trình, chính sách có liên quan để thực
hiện Đề án.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và
Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng
nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn trung ương bổ sung
có mục tiêu; lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
4. Sở Y tế: Thực hiện lồng ghép các Chương trình do cơ quan, đơn vị quản lý nhằm
giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục tiêu
của Đề án; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số - kế
hoạch hóa gia đình và nâng cao sức khỏe nhân dân.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đưa các quy định về tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống vào trong hương ước, quy ước thôn làng văn hóa, gia đình
văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa để làm tiêu chí bình xét hàng năm.
6. Sở Tư pháp: Phối hợp biên soạn tài liệu, sản phẩm truyền thông; tài liệu tập huấn
về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn
nhân và gia đình trong vùng dân tộc thiểu số để đưa vào nội dung tuyên truyền;
hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ
giúp pháp lý liên quan đến việc kết hôn vùng dân tộc thiểu số.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, triển khai giáo dục lồng ghép các nội dung về giới tính, các
quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống,... vào một số môn học thích hợp như: Sinh học, Giáo dục
công dân,...; tăng cường công tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt
Đoàn, Đội, Câu lạc bộ, tổ, nhóm,... trong trường học để tuyên truyền, cung cấp
thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với
học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số.
8. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh,
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống
thông tin cơ sở, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất
là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số Luật Hôn nhân và Gia đình; tác hại
cũng như hệ lụy của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
9. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và
các đoàn thể: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
có kế hoạch lồng ghép các nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hoạt động của ngành.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực
hiện Đề án cấp huyện.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, chủ động
bố trí kinh phí; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, thiết thực, đạt hiệu quả;
thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình tảo hôn, có các biện pháp cụ thể để
ngăn ngừa, xử lý các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân
và gia đình, về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương; Định kỳ
hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
11. Chế độ báo cáo: Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố định
kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi về Ban Dân tộc trước ngày 15/11 hàng năm
để tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch
thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II)./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (báo
cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KHTH, NL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kpă Thuyên
|
PHỤ LỤC
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU
TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (GIAI ĐOẠN II)
(Kèm theo Kế hoạch số: 492/KH-UBND,
ngày 04 tháng 5 năm 2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Biểu
số 1
ĐVT:
Triệu đồng
TT
|
Nội dung các hoạt động
|
Dự kiến kế hoạch kinh phí
|
Tổng cộng
|
Đơn vị thực hiện
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
NSTW
|
Vốn sự nghiệp
|
NSTW
|
Vốn sự nghiệp
|
NSTW
|
Vốn sự nghiệp
|
NSTW
|
Vốn sự nghiệp
|
NSTW
|
Vốn sự nghiệp
|
Tổng
|
NSTW
|
Vốn sự nghiệp
|
1
|
Tổ chức các
hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong
hôn nhân
|
1217
|
400
|
1400
|
400
|
1400
|
400
|
1400
|
400
|
1400
|
400
|
8.817
|
6.817
|
2.000
|
Ban Dân tộc,
UBND huyện, TX, Thành phố
|
2
|
Biên soạn,
cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
|
600
|
200
|
600
|
200
|
600
|
200
|
600
|
200
|
600
|
200
|
4.000
|
3.000
|
1.000
|
Ban Dân tộc
|
3
|
Xây dựng, triển
khai nhân rộng mới Mô hình điểm “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”
|
680
|
|
1019
|
|
1019
|
|
1009
|
|
1029
|
|
4.756
|
4.756
|
0
|
UBND huyện,
TX, Thành phố
|
4
|
Tổ chức các
hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án
|
1200
|
100
|
1400
|
100
|
1400
|
100
|
1400
|
100
|
1400
|
100
|
7.300
|
6.800
|
500
|
Ban Dân tộc
|
5
|
Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết
|
|
70
|
|
70
|
|
70
|
|
70
|
478
|
65
|
823
|
478
|
345
|
Ban Dân tộc
|
|
Tổng cộng
|
3.697
|
770
|
4.419
|
770
|
4.419
|
770
|
4.409
|
770
|
4.907
|
765
|
25.696
|
21.851
|
3.845
|
|
PHỤ LỤC
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU
TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (GIAI ĐOẠN II)
(Kèm theo Kế hoạch số: 492/KH-UBND, ngày 04
tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
TT
|
Đơn vị
|
Nhu
cầu kinh phí
|
Tổng
|
Ghi
chú
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
1
|
Ban Dân tộc
|
1.100
|
1.400
|
1.400
|
1.400
|
1.400
|
6.700
|
2
|
Huyện Đức Cơ
|
200
|
210
|
210
|
210
|
260
|
1.090
|
|
3
|
Huyện Chư Sê
|
340
|
370
|
370
|
370
|
390
|
1.840
|
|
4
|
Huyện Chư Pưh
|
230
|
250
|
250
|
250
|
280
|
1.260
|
|
5
|
Huyện Đak Đoa
|
390
|
410
|
410
|
410
|
450
|
2.070
|
|
6
|
Huyện Chư Prông
|
310
|
340
|
340
|
340
|
370
|
1.700
|
|
7
|
Huyện Mang Yang
|
200
|
230
|
230
|
230
|
260
|
1.150
|
|
8
|
Huyện Phú Thiện
|
230
|
270
|
270
|
270
|
300
|
1.340
|
|
9
|
Huyện Kông Chro
|
170
|
200
|
200
|
200
|
230
|
1.000
|
|
10
|
Huyện Ia Grai
|
230
|
270
|
270
|
270
|
310
|
1.350
|
|
11
|
Huyện Krông Pa
|
290
|
320
|
320
|
320
|
350
|
1.600
|
|
12
|
Huyện Ia Pa
|
190
|
220
|
220
|
220
|
250
|
1.100
|
|
13
|
Huyện Kbang
|
150
|
170
|
170
|
170
|
210
|
870
|
|
14
|
Thị xã Ayun Pa
|
80
|
100
|
100
|
100
|
120
|
500
|
|
15
|
Huyện Chư Păh
|
190
|
210
|
210
|
210
|
240
|
1.060
|
|
16
|
Thị xã An Khê
|
7
|
9
|
9
|
9
|
12
|
46
|
|
17
|
TP. Pleiku
|
130
|
160
|
160
|
160
|
180
|
790
|
|
18
|
Huyện Đăk Pơ
|
30
|
50
|
50
|
40
|
60
|
230
|
|
Tổng
cộng
|
4.467
|
5.189
|
5.189
|
5.179
|
5.672
|
25.696
|
|