Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 49/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Thực Hiện
Ngày ban hành: 05/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 thành phố Cần Thơ;

Căn cứ Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 thành phố Cần Thơ;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2024, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO

Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2023, thành phố Cần Thơ có 1.140 hộ thoát nghèo, hiện còn 764 hộ nghèo với 2.602 khẩu, chiếm tỷ lệ 0,21% so với hộ dân và 5.888 hộ cận nghèo với 22.824 khẩu chiếm tỷ lệ 1,59% với những đặc trưng cơ bản như sau:

- Hộ nghèo khu vực thành thị:

571 hộ, tỷ lệ 0,21%;

- Hộ nghèo khu vực nông thôn:

193 hộ, tỷ lệ 0,19%;

- Hộ nghèo dân tộc thiểu số:

54 hộ, tỷ lệ 10,53%[1].

- Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản hộ nghèo

+ Việc làm: 

470 hộ, tỷ lệ 61,52%;

+ Người phụ thuộc trong hộ gia đình:

394 hộ, tỷ lệ 51,57%;

+ Dinh dưỡng:

24 hộ, tỷ lệ 3,14%;

+ Bảo hiểm y tế:

643 hộ, tỷ lệ 84,16%;

+ Trình độ giáo dục người lớn:

159 hộ, tỷ lệ 20,81%;

+ Tình trạng đi học của trẻ em:

72 hộ, tỷ lệ 9,42%;

+ Chất lượng nhà ở: 

287 hộ, tỷ lệ 37,57%;

+ Diện tích nhà ở dưới 8m2/người:

258 hộ, tỷ lệ 33,77%;

+ Nguồn nước sinh hoạt:

39 hộ, tỷ lệ 5,10%;

+ Nhà tiêu hợp vệ sinh:

09 hộ, tỷ lệ 27,36%;

+ Sử dụng dịch vụ viễn thông:

256 hộ, tỷ lệ 33,51%;

+ Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin:

112 hộ, tỷ lệ 14,66%.

- Hộ nghèo theo các nguyên nhân

 

+ Không có đất sản xuất:

533 hộ;

+ Không có vốn sản xuất, kinh doanh:

398 hộ;

+ Không có lao động: 

293 hộ;

+ Không có công cụ, phương tiện sản xuất:

237 hộ;

+ Không có kiến thức về sản xuất:

205 hộ;

+ Không có kỹ năng lao động, sản xuất:

194 hộ;

+ Có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn…

269 hộ.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN

1. Mục tiêu chung

Nâng dần tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản đảm bảo hộ nghèo có đất được hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận được điện sinh hoạt, nguồn nước sạch và hố xí tự hoại theo Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững giai đoạn 2024 - 2025; nâng cao mức sống, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo, giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến cuối năm 2024 giảm 0,06% tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,15% so với hộ dân; giảm 0,06% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số; giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số xuống còn 0,47% so với hộ dân tộc thiểu số;

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững để cải thiện điều kiện sống của người nghèo và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế; giáo dục và đào tạo; nhà ở; nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến cuối năm 2024

a) Các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình

- Giảm 0,06% tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2024 còn 0,15% so với hộ dân; giảm 0,06% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cuối năm 2024 còn 0,47% so với hộ dân tộc thiểu số; phấn đấu giảm ít nhất 219 hộ nghèo so với đầu năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, giảm ít nhất 06 hộ nghèo dân tộc thiểu số.

- Duy trì và nhân rộng 31 mô hình sinh kế giảm nghèo nhằm tạo việc làm, thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

b) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

- Tối thiểu 200 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:

+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 95%.

+ Trên 200 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Tối thiểu 500 hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó 100% hộ nghèo có đất được hỗ trợ xây dựng nhà ở) trên địa bàn được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 100% hộ nghèo được hỗ trợ nguồn nước sạch sinh hoạt; 95% hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% hộ nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, ít nhất 95% hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- 100% hộ nghèo được sử dụng lưới điện quốc gia.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: Trên 95% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi của Chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 thực hiện trên phạm vi toàn thành phố.

2. Đối tượng của Chương trình

a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn thành phố; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

b) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn thành phố.

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn thành phố.

d) Các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Thời gian thực hiện Chương trình

Đến hết năm 2024.

IV. CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 1: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu:

Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi thành phố.

c) Nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, phát triển sản xuất; hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; hỗ trợ vốn vay làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề;

- Duy trì 31 mô hình sinh kế tập trung mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo.

d) Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện dự án.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Vốn thực hiện: 11.076 triệu đồng, trong đó:

- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 5.776 triệu đồng.

- Huy động cộng đồng: 5.300 triệu đồng.

2. Dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng

2.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

a) Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, lồng ghép chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.

b) Đối tượng:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi thành phố;

- Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo và phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

c) Nội dung hỗ trợ:

- Phát triển sản xuất nông, nghiệp: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;

- Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.

d) Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 1 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách địa phương: 800 triệu đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 200 triệu đồng.

2.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

a) Mục tiêu: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống trên địa bàn thành phố. Trong đó, đạt độ bao phủ tối thiểu 80 % trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ được bổ sung vi chất dinh dưỡng.

b) Đối tượng:

Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống trên địa bàn thành phố.

c) Nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo sinh sống trên địa bàn.

- Tư vấn, can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống trên địa bàn thành phố.

d) Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 80 triệu đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.

3. Dự án 3: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.

a) Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp chú trọng chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

b) Đối tượng hỗ trợ: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

c) Nội dung hỗ trợ: Đào tạo nghề trên 200 người, trong đó:

- Thực hiện đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo trên 80 người. Kinh phí thực hiện: 472 triệu đồng.

- Thực hiện đào tạo nghề cho người thuộc hộ cận nghèo trên 120 người. Kinh phí thực hiện: 648 triệu đồng.

d) Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện Dự án 3.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 1.120 triệu đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.

4. Dự án 4: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

a) Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 500 căn nhà hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn.

c) Nội dung hỗ trợ: Xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có; đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

d) Phân công thực hiện:

Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn (khi có phê duyệt Đề án nhà ở của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố) để hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở; Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 20.000 triệu đồng, trong đó: Vốn huy động từ nguồn xã hội hóa: 20.000 triệu đồng.

5. Dự án 5: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

a) Mục tiêu:

- Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin;

- Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

b) Đối lượng:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn.

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện dự án.

d) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 200 triệu đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.

6. Dự án 6: Nâng cao năng lực và kiểm tra giám sát, đánh giá Chương trình

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng tái nghèo; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.

b) Đối tượng:

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ ấp, khu vực) chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ.

- Các cấp, các ngành và địa phương.

- Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo các cấp, cán bộ được phân công phụ trách tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá.

c) Nội dung hỗ trợ:

- Xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, Chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất.

d) Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện dự án.

đ) Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 190 triệu đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Từ nguồn vốn chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép các nội dung của Chương trình trong thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên của năm 2024 tổng kinh phí là 538.003 triệu đồng; phân theo nguồn như sau:

- Ngân sách thành phố: 40.259 triệu đồng.

- Nguồn vốn vay ưu đãi: 472.224 triệu đồng.

- Huy động cộng đồng: 25.520 triệu đồng.

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nguyên tắc thực hiện Chương trình

a) Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân;

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Giải pháp huy động vốn, lồng ghép nguồn lực

a) Ngân sách thành phố giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; bố trí vốn từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng;

b) Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định (nếu có); bảo đảm trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng;

c) Lồng ghép nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các Chương trình khác để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

3. Cơ chế quản lý, thực hiện

a) Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Cần Thơ; Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cấp huyện, cấp xã hoạt động theo Quy chế được ban hành.

b) Cơ chế thực hiện

- Thực hiện cơ chế hỗ trợ, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong thực hiện Chương trình. Khuyến khích, mở rộng hoạt động tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân trên địa bàn thông qua các dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất;

- Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định hiện hành về giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, giảm nghèo về thông tin và truyền thông về giảm nghèo đa chiều; tập huấn, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, quản lý mô hình sinh kế; cơ chế hỗ trợ người học nghề thuộc đối tượng của Chương trình;

- Áp dụng thống nhất các cơ chế, quy trình trong thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình; đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp giữa các hoạt động, nội dung hỗ trợ của các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình trên cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng;

- Trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, cấp huyện, cấp xã sẽ chủ động bố trí ngân sách hằng năm để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra;

- Áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình; bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện Chương trình.

4. Công tác tuyên truyền

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội;

b) Thực hiện tốt Phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo và công tác an sinh xã hội”; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của thành phố năm 2024 và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2024 trên địa bàn lĩnh vực phụ trách; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách bổ sung hoàn thiện Chương trình để kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời; báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ 06 tháng (báo cáo trước ngày 15 tháng 6; báo cáo năm trước ngày 15 tháng 11) thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Giao các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; thực hiện chính sách dạy nghề người lao động thuộc hộ nghèo, người lao động thuộc hộ cận nghèo; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở, các Trưởng ấp, khu vực và cán bộ đoàn thể phối hợp lồng ghép thực hiện Chương trình ở các cấp;

b) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác kiểm tra, giám sát tình hình và kết quả thực hiện Chương trình;

c) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện dự án 1, dự án 3, dự án 5 và dự án 6;

d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương lồng ghép thực hiện Chương trình, công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thực hiện các chính sách, dự án về khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, nhân rộng mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi giảm nghèo hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh;

b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 2.

3. Sở Y tế

a) Tổ chức thực hiện hỗ trợ cho người nghèo khám, chữa bệnh; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội và các đơn vị liên quan trong việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế;

b) Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở, đảm bảo người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế khi có nhu cầu;

c) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 2.

4. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn (khi có phê duyệt Đề án nhà ở của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố) để hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở;

b) Phối hợp với cơ quan chủ trì và các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng cơ chế, chính sách của thành phố hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ người nghèo; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo chức năng nhiệm vụ.

c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện dự án 4.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận thông tin; đưa văn hóa về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố;

b) Tổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông, tư vấn để nâng cao nhận thức, tính chủ động vươn lên của người nghèo;

c) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện dự án 5.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, trợ cấp khó khăn, cấp học bổng, hỗ trợ dụng cụ học tập đối với học sinh thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số, hỗ trợ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi theo quy định.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách (nguồn đầu tư phát triển), bố trí và phân bổ nguồn lực để thực hiện Chương trình theo quy định;

b) Phối hợp các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả cao.

8. Sở Tài chính

Căn cứ đề nghị của cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối ngân sách; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Chương trình trên cơ sở lồng ghép với các Chương trình, Đề án và nhiệm vụ chi khác có liên quan; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

9. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện và cấp xã.

10. Sở Tư pháp

Chủ trì tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

11. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ

Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan, các tổ chức Hội đoàn thể, địa phương cung cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động, làm nhà ở, học sinh, sinh viên nghèo vay chi phí học tập… theo quy định.

12. Ban Dân tộc thành phố

Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

13. Bảo hiểm xã hội thành phố

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế trên dân số đạt chỉ tiêu được giao;

b) Chủ trì thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thành phố tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố

Tiếp tục đẩy mạnh vận động Quỹ “Vì người nghèo” để thực hiện các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở và tham gia nhân rộng mô hình giảm nghèo để tăng thu nhập. Chỉ đạo các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức xã hội, đoàn thể tiếp tục phát huy thành quả đạt được về xã hội hóa góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

15. Các Hội, đoàn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…)

Vận động hội viên, đoàn viên và hưởng ứng tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như: Phong trào “Vì người nghèo” phong trào “Cần Thơ chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau và công tác an sinh xã hội” giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên đối với hội viên nghèo để nâng cao nhận thức, ý thức vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ công tác dạy nghề, phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất và tham gia xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững ở địa phương.

16. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 của thành phố, tiến hành xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 của địa phương; thông qua cấp ủy để thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn quận, huyện, xã, phường, thị trấn;

b) Chỉ đạo phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ động và tích cực thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn;

c) Tổ chức huy động, vận động các nguồn lực, thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn chuyên môn của các sở, ban ngành liên quan.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2024; yêu cầu các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.

(Đính kèm Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3)

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thực Hiện


PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2023

Kế hoạch năm 2024

Chia theo quận, huyện

Ninh Kiều

Ô Môn

Bình Thủy

Cái Răng

Thốt Nốt

Vĩnh Thạnh

Cờ Đỏ

Phong Điền

Thới Lai

1

Tổng số hộ dân

Hộ

369.974

369.974

99.975

35.371

44.537

32.585

41.782

27.153

30.429

27.957

29.664

2

Hộ nghèo

Hộ

764

545

84

82

40

45

133

80

21

13

45

3

Tỷ lệ hộ nghèo

%

0,21

0,15

0,09

0,23

0,08

0,14

0,31

0,30

0,07

0,05

0,15

4

Số hộ giảm nghèo

Hộ

1.140

219

16

19

20

19

61

51

10

5

18

5

Tỷ lệ giảm nghèo

%

0,31

0,06

0,01

0,05

0,05

0,06

0,15

0,18

0,03

0,01

0,06


PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

TT

Chỉ tiêu thực hiện

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2023

Kế hoạch năm 2024

I

MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO

 

 

 

 

- Hộ dân

Hộ

369.974

369.974

 

- Hộ nghèo

Hộ

764

545

 

- Tỷ lệ hộ nghèo

%

0,21

0,15

 

- Tỷ lệ giảm nghèo

%

0,31

0,06

 

Trong đó:

 

 

 

 

Hộ dân tộc thiểu số

Hộ

10.177

10.177

 

Hộ nghèo dân tộc thiểu số

Hộ

54

48

 

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số

%

0,53

0,47

 

+ Hộ thoát nghèo

Hộ

1.140

219

 

+ Hộ nghèo phát sinh mới

Hộ

0

0

 

+ Hộ tái nghèo

Hộ

0

0

 

- Hộ cận nghèo

Hộ

5.888

3.706

 

- Tỷ lệ hộ cận nghèo

%

1,59

1,00

II

CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO:

 

 

 

1

Tín dụng ưu đãi (Ngân hàng CSXH)

 

 

 

 

- Tổng số lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách được vay

Hộ

9.672

9.000

 

- Tổng số lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách được vay

Triệu đồng

478.778

472.224

2

Hỗ trợ về y tế

 

 

 

 

a) Cấp thẻ bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội)

 

 

 

 

- Số người nghèo được cấp thẻ BHYT

Người

6.886

2.602

 

Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

7.979

1.948

 

- Số người cận nghèo được hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT (theo QĐ 797 và QĐ 705)

Người

38.545

22.824

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

53.410

22.184

 

b) Khám chữa bệnh (Ngành Y tế)

 

 

 

 

- Số người nghèo, người cận nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế

Người

21.834

20.000

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

2.378

2.000

3

Hỗ trợ về giáo dục (Ngành GD&ĐT)

 

 

 

 

Tổng số học sinh được hỗ trợ

Học sinh

10.519

10.000

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

8.855

11.186

4

Trợ giúp pháp lý miễn phí (Ngành Tư pháp)

 

 

 

 

Số lượt người nghèo được trợ giúp miễn phí

Người

22

100%

5

Hỗ trợ tiền điện (Ngành LĐTBXH)

 

 

 

 

Số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ

Hộ

 

764

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

 

523

6

Hỗ trợ nước sạch (Ngành NN&PTNT)

 

 

 

 

Số hộ nghèo được hỗ trợ lắp đồng hồ nước

Lượt hộ

34

39

 

Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương)

Triệu đồng

34

39

 

Hỗ trợ hộ nghèo có sổ sử dụng nước theo đơn giá 4.000đ/m3 (Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 12/02/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

m3

16.041

16.041

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

64

64

7

Trợ cấp Tết Nguyên đán (Ngành LĐTBXH)

 

 

 

 

Số hộ nghèo được trợ cấp

Hộ

1.904

764

 

Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

2.094

85

 

+ Trong đó số hộ nghèo DTTS được hỗ trợ

Hộ

113

54

 

+ Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

137

59

8

Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số hộ nghèo, cận nghèo

 

 

 

 

a) Hỗ trợ cho hộ dân tộc thiểu số hộ nghèo, cận nghèo

 

 

 

 

- Số hộ nghèo, cận nghèo DTTS được hỗ trợ:

Hộ

9

4

 

- Tổng kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

450

320

 

Trong đó: - Ngân sách Trung ương:

Triệu đồng

 

 

 

- Ngân sách địa phương: Quỹ vì người nghèo, vận động XHH

Triệu đồng

450

320

 

- Vốn tín dụng:

Triệu đồng

0

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

Hỗ trợ đất ở

Hộ

 

52

 

Hỗ trợ nhà ở

Hộ

9

4

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

450

320

 

b) Hỗ trợ kinh phí học tập cho sinh viên DTTS

 

 

 

 

Số sinh viên DTTS nghèo được hỗ trợ

Sinh viên

 

5

 

Kinh phí thực hiện (chính sách đặc thù)

Triệu đồng

 

80

III

DỰ ÁN THÀNH PHẦN CHƯƠNG TRÌNH

 

 

 

1

Dự án 1: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

 

 

 

 

Mô hình

Mô hình

31

31

 

Số hộ tham gia

Hộ

287

287

 

Kinh phí:

Triệu đồng

11.076

11.076

 

- Vốn vay

Triệu đồng

5.776

5.776

 

- Vốn huy động

Triệu đồng

5.300

5.300

2

Dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

2.1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

 

- Số người hỗ trợ phát triển sản xuất (hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ khó khăn):

Mô hình

295

780

 

- Số người nghèo, người cận nghèo được tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (lồng ghép Hội nông dân quận, huyện)

Người

60

300

 

- Ngân sách địa phương

Triệu đồng

191

800

 

- Vốn huy động khác

Triệu đồng

 

200

2.2

Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

 

 

 

 

Trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo suy dinh dưỡng

Trẻ

42

29

 

Kinh phí thực hiện: trong đó

 

 

 

 

- Bồi dưỡng trẻ em suy dinh dưỡng, gói thực phẩm sinh năng lượng

Triệu đồng

 

20

 

- Tập huấn, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng

Triệu đồng

 

10

 

- In ấn, tài liệu truyền thông, biểu đồ tăng trưởng trẻ em

Triệu đồng

 

20

 

- Tập huấn cán bộ y tế trường học quản lý, cải thiện chất lượng bữa ăn học đường

 

 

 

 

Số người tham gia tập huấn

Người

105

 

 

Kinh phí

Triệu đồng

29

10

 

- Tập huấn công tác giáo dục chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường cho giáo viên tại các trường học

 

 

 

 

Số người tham gia tập huấn

Người

57

 

 

Kinh phí

Triệu đồng

9

20

3

Dự án 3: Phát triển giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

3.1

Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

- Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (phối hợp Ban, ngành, đoàn thể địa phương)

Người

44

200

 

- Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

18

1.120

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo (phối hợp lồng ghép các ban, ngành, Đoàn thể địa phương)

Người

 

80

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

 

472

 

- Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ cận nghèo (phối hợp lồng ghép các ban, ngành, Đoàn thể địa phương)

Người

 

120

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

 

648

4

Dự án 4: 'Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Triệu đồng

 

 

 

- Tổng số căn nhà hỗ trợ hộ nghèo, hộ cân nghèo

Căn

610

500

 

- Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

30.800

20.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Hỗ trợ nhà ở theo dự kiến (đang chờ Thủ tướng ban hành)

Số căn

 

 

 

Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương)

Triệu đồng

 

 

 

- Hỗ trợ nhà ở nguồn xã hội hóa:

Số căn

610

500

 

Kinh phí vận động:

Triệu đồng

31.200

20.000

5

Dự án 5: Truyền thông giảm nghèo về thông tin

 

 

 

 

Truyền thông về giảm nghèo

Cuộc

10

90

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

20

200

6

Dự án 6: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

 

 

 

6.1

Tập huấn công tác giảm nghèo

 

 

 

 

- Số cán bộ được tập huấn công tác giảm nghèo

Người

1.418

810

 

- Kinh phí thực hiện (ngân sách địa phương)

Triệu đồng

242

170

6.2

Hoạt động kiểm tra giám sát, đánh giá

 

 

 

 

- Số cuộc kiểm tra, giám sát

Cuộc

87

9

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

28

20


PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kinh phí thực hiện

Trong đó

Ghi chú

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn vay ưu đãi

Huy động cộng đồng

I

CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

504.337

 

37.869

466.448

20

 

1

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách khác

466.348

 

 

466.348

 

 

2

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo

1.948

 

1.948

 

 

 

3

Hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT cho người cận nghèo (Quyết định 797, QĐ 705)

22.824

 

22.824

 

 

 

4

Hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí

11.186

 

11.186

 

 

 

5

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo hộ chính sách xã hội

764

 

764

 

 

 

6

Hỗ trợ lắp đồng hồ nước

39

 

39

 

 

 

7

Hỗ trợ hộ nghèo có sổ sử dụng nước theo đơn giá 4.000đ/m3 (Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 12/02/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

64

 

64

 

 

 

8

Trợ cấp Tết Nguyên đán năm 2024 cho hộ nghèo

764

 

764

 

 

 

9

Hỗ trợ Dân tộc thiểu số nghèo khó khăn

400

 

280

100

20

 

 

- Hỗ trợ nhà ở hộ nghèo DTTS

320

 

200

100

20

 

 

- Số sinh viên DTTS được hỗ trợ

80

 

80

 

 

 

II

CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN CHƯƠNG TRÌNH

33.666

0

2.390

5.776

25.500

 

1

Dự án 1: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

11.076

 

 

5.776

5.300

 

2

Dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng

1.080

 

880

 

200

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

2.1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

800

 

200

 

2.2

Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

 

 

80

 

 

 

3

Dự án 3: Phát triển giáo dục nghề nghiệp

1.120

 

1.120

 

 

 

4

Dự án 4: 'Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

20.000

 

 

 

20.000

 

5

Dự án 5: Truyền thông giảm nghèo về thông tin

200

 

200

 

 

 

6

Dự án 6: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

190

 

190

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

6.1

Tập huấn công tác giảm nghèo

 

 

170

 

 

 

6.2

Hoạt động kiểm tra giám sát, đánh giá, rà soát

 

 

20

 

 

 

Tổng cộng: (I+II)

538.003

0

40.259

472.224

25.520

 

 

 



[1] So với tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 49/KH-UBND ngày 05/03/2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


904

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!