Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 46/KH-UBND 2021 Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu: 46/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 08/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BƠI AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em;

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH

Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt, cùng với sông Tiền và sông Hậu, hằng năm Đồng Tháp và các tỉnh trong khu vực thường chịu ảnh hưởng của nước lũ dâng lên, trong khi đó người dân phần đông ở khu vực nông thôn sinh sống ven kênh rạch, sông nước là chủ yếu. Ngoài ra, một bộ phận người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên sông nước nên đã tác động không nhỏ đến công tác phòng, chống đuối nước ở địa phương.

Chương trình phổ cập bơi phòng, chống đuối nước trẻ em đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm qua, các ngành, các cấp chung tay thực hiện và đã đạt được một số kết quả khả quan: Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh mở được 4.936 lớp, dạy cho 124.863 em trong độ tuổi từ 7 - 15 biết bơi; tỷ lệ trẻ em chưa biết bơi được phổ cập bơi đạt trên 70%; tổ chức 05 hội thi bơi lặn, cứu đuối cấp Tỉnh và 45 hội thi bơi cấp huyện; tình trạng trẻ em bị đuối nước giảm đáng kể, giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có 234 em bị đuối nước, trung bình mỗi năm có 46,8 em thì giai đoạn 2016 - 2020 giảm xuống còn 147 em bị đuối nước, trung bình mỗi năm có 29,4 em. So với giai đoạn trước trung bình mỗi năm giảm 17,4 em bị đuối nước (số trẻ em tử vong do đuối nước năm 2020 là 22 em, trong đó trẻ từ 6 tuổi trở xuống là 14 em).

Về cơ sở vật chất, hiện nay toàn tỉnh có 44 hồ bơi cố định vừa và nhỏ đa số do tư nhân đầu tư xây dựng tại địa phương làm dịch vụ; trên 50 hồ bơi đơn giản, di động, tập trung nhiều tại các khu đô thị; các xã vùng sâu và trường học hiện nay số hồ bơi còn hạn chế.

Với những kết quả như trên, Đồng Tháp được đánh giá là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tốt Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em. Chương trình ngày càng đem lại hiệu quả xã hội tích cực, được đông đảo người dân đồng tình.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình còn bộc lộ những hạn chế như: Sự phối hợp giữa các ngành ở địa phương chưa đồng bộ, lực lượng hướng dẫn viên luôn biến động, kinh phí và cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều địa phương dạy bơi dưới sông không an toàn và nguồn nước bị ô nhiễm nên ảnh hưởng đến sức khỏe các em; chưa triển khai sâu rộng việc đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa cho học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở do điều kiện cơ sở vật chất còn ít so với quy mô trường lớp.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục tiêu chung

Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em từ 07 đến 15 tuổi (học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em bị đuối nước, phấn đấu giảm tối đa tình trạng trẻ em bị đuối nước hàng năm.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi chưa biết bơi được dạy bơi an toàn đạt 80%.

- Mở 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên dạy bơi an toàn.

- Tỷ lệ trẻ em bị đuối nước giảm từ 5% - 10% so với giai đoạn 2016 - 2020.

- Mở ít nhất 4.000 lớp, dạy cho ít nhất 100.000 trẻ em biết bơi, biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước (800 lớp mỗi năm).

- Mỗi huyện, thành phố hàng năm tổ chức ít nhất 01 hội thi bơi lặn, cứu đuối.

- Phấn đấu 100% các huyện, thành phố có hồ bơi 50 mét (hoặc 25 mét).

- Phấn đấu 100% trường Tiểu học và Trung học cơ sở có hồ bơi và đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy ngoại khóa, tự chọn cho học sinh.

- Tỷ lệ học sinh biết bơi của học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở đạt 80%.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Cấp tỉnh

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em hàng năm, trong đó có giao chỉ tiêu mở lớp, phân bổ kinh phí cho các huyện, thành phố.

- Tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng.

- Mở lớp hướng dẫn viên nhằm nâng cao năng lực phòng, chống đuối nước cho đội ngũ giáo viên, công chức, viên chức, cộng tác viên trong tỉnh; xây dựng thí điểm mô hình trẻ em toàn xã biết bơi, học sinh toàn trường biết bơi.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hồ bơi cho một số địa phương để thực hiện mở lớp dạy bơi trẻ em.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm tại các huyện, thành phố.

2. Cấp huyện

- Căn cứ chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền.

- Tổ chức dạy bơi, các kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; tổ chức các hội thi bơi, thi tìm hiểu về những kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho học sinh, nhằm khuyến khích, động viên phong trào tập luyện bơi trong nhà trường.

- Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các xã, phường, thị trấn, trường học mở lớp bơi; kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức nhằm huy động thêm nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình.

- Chỉ đạo thực hiện điều tra, khảo sát số trẻ em trong độ tuổi 7 - 15 chưa biết bơi hàng năm.

- Triển khai nhân rộng mô hình dạy bơi an toàn do Quỹ từ thiện Bloomberg hỗ trợ thực hiện tại huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành và Tam Nông.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Thông tin tuyên truyền

- Tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở; phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em cho học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh.

- Các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền về phòng, chống đuối nước trẻ em; vận động các gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát con em mình, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa lũ.

- Báo, Đài thường xuyên thông tin, tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của chương trình bơi an toàn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc phòng, chống đuối nước.

2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên và cải tiến phương pháp giảng dạy

- Xây dựng chương trình, nội dung lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên về kỹ thuật bơi an toàn, phương pháp sơ cứu, cấp cứu và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; hàng năm rà soát số lượng giáo viên, hướng dẫn viên hiện có để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu áp dụng các tài liệu hướng dẫn dạy bơi mới và các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em; mỗi lớp phổ cập bơi phải đảm bảo 25 - 30 em tham gia và dạy đủ 12 buổi/lớp, tỷ lệ trẻ em biết bơi cuối lớp đạt 80% trở lên.

- Hướng dẫn các kỹ năng an toàn trong môi trường nước và tổ chức thực hành thuần thục cách xử lý tình huống khi gặp tai nạn trên sông nước.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai đưa bơi lội vào giảng dạy ngoại khoá và chính khóa trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở có hồ bơi, huy động các em chưa biết bơi tham gia tập bơi tại các điểm dạy bơi ở cơ sở.

3. Cơ sở vật chất

- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, kết hợp kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng hồ bơi vừa làm dịch vụ và hỗ trợ mở lớp bơi tại địa phương. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ nhằm phục vụ công tác phổ cập bơi trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Rà soát, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất dành cho phổ cập bơi hiện có tại địa phương để trang bị cho phù hợp. Tập trung khai thác hiệu quả các hồ bơi được xây dựng trong thời gian qua, ưu tiên cho việc dạy bơi trẻ em.

- Các địa phương phải bố trí quỹ đất và kêu gọi đầu tư xây dựng hồ bơi trong trường học, khu vực gần trường học, khu vực đông dân cư.

4. Xã hội hóa phổ cập bơi

- Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng hồ bơi tại các xã, phường, thị trấn, trường học để tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học và tập luyện bơi.

- Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp hàng năm của tỉnh, huyện, xã, cần huy động thêm nguồn lực từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.

V. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Kinh phí:

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 là: 9.843.000.000 đồng, trong đó:

- Năm 2021: 1.949.000.000 đồng

- Năm 2022: 1.998.000.000 đồng

- Năm 2023: 1.949.000.000 đồng

- Năm 2024: 1.998.000.000 đồng

- Năm 2025: 1.949.000.000 đồng

(Kèm theo phụ lục 1,2,3 và dự toán kinh phí chi tiết)

2. Nguồn vốn thực hiện

- Ngân sách cấp tỉnh: 4.083.000.000đ (Bốn tỷ, không trăm tám mươi ba triệu đồng). Sử dụng từ nguồn sự nghiệp thể dục thể thao được bố trí trong dự toán hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Ngân sách cấp huyện: 4.800.000.000đ (Bốn tỷ, tám trăm triệu đồng) do ngân sách huyện, thành phố tự cân đối hàng năm.

- Kinh phí vận động, tài trợ: 960.000.000đ (Chín trăm sáu mươi triệu đồng) do cấp huyện vận động, ngoài ra, địa phương tăng cường vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ thêm nguồn kinh phí phục vụ cho Chương trình.

VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Căn cứ Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu mở lớp (số lớp, số trẻ em học bơi và biết bơi) và kinh phí tỉnh hỗ trợ cho các huyện, thành phố thực hiện.

- Tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên về kỹ thuật bơi an toàn, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, phương pháp sơ cứu, cấp cứu và phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển các lớp dạy bơi ở địa phương vào giảng dạy trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở nơi đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất tập bơi an toàn.

- Phối hợp với các ngành liên quan đề xuất xây dựng hồ bơi hỗ trợ cho các huyện thực hiện công tác mở lớp dạy bơi an toàn ở địa phương đảm bảo hiệu quả; chủ động phối hợp các ngành hữu quan trong việc kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đến UBND Tỉnh theo định kỳ và đột xuất.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo triển khai Kế hoạch đến các đơn vị trực thuộc. Hàng năm, thống kê số trẻ em chưa biết bơi trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở để có kế hoạch mở lớp phù hợp với thực tế.

- Phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn viên bơi an toàn; xây dựng kế hoạch thực hiện mở lớp bơi an toàn trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở (đối với trường có hồ bơi), bố trí cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp tập huấn và giảng dạy.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương triển khai mở các lớp bơi an toàn trong trường học; hướng dẫn các trường quản lý, sử dụng hiệu quả hồ bơi hiện có. Đồng thời, Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ưu tiên tổ chức dạy môn bơi trong chương trình chính khóa (phần tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Phối hợp tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng hồ bơi cho các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trong tỉnh.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Triển khai Kế hoạch đến các đơn vị trực thuộc có liên quan; chỉ đạo tham gia vào công tác mở lớp dạy bơi ở cơ sở; tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em và đề xuất địa phương lắp đặt hệ thống các biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm, nguy cơ cao có thể xảy ra đuối nước.

- Quản lý, cung cấp số liệu về trẻ em bị chết đuối trên địa bàn, trong đó có phân biệt tình hình trẻ em bị chết đuối (trong độ tuổi từ 7 đến 15) hàng năm; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức về phòng, chống đuối nước ở trẻ em để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.

4. Sở Kế hoạch Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hồ bơi cho các huyện, thành phố (nếu có); hướng dẫn trình tự, thủ tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư hồ bơi trong trường học.

5. Sở Tài chính: Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; tham gia kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định.

6. Sở Y tế: Chỉ đạo cơ sở y tế cấp huyện cử cán bộ tham gia phục vụ các lớp dạy bơi cho trẻ em, hướng dẫn phương pháp sơ cấp cứu đuối nước cho các lớp bơi.

7. Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh:

- Cử cán bộ, chiến sĩ tham gia các lớp hướng dẫn viên dạy bơi an toàn do Trung ương và Tỉnh tổ chức; tham gia công tác tổ chức giảng dạy các lớp bơi an toàn cho trẻ em.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế, phối hợp với các đơn vị trường học, địa phương thường xuyên mở các lớp dạy bơi cho trẻ em tại địa bàn đóng quân, địa bàn có cơ quan, doanh trại quân đội, đồn Biên phòng.

- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các mặt công tác đảm bảo an toàn tại những điểm dạy bơi ở địa phương.

8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh: Triển khai, quán triệt rộng rãi đến các cơ sở đoàn, tham gia tuyên truyền ở cơ sở, góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về lợi ích học bơi an toàn, vận động mọi người góp sức tham gia thực hiện Chương trình. Huy động trong tổ chức đoàn, đội làm nòng cốt tham gia tích cực vào công tác dạy và học bơi ở cơ sở.

9. Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Cổng Thông tin điện tử Tỉnh: Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tới mọi người dân về nguy cơ đuối nước ở trẻ em; mục đích, lợi ích của việc học bơi, dạy bơi an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em và các hoạt động của kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

10. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em ở địa phương giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài 40% kinh phí do Tỉnh phân bổ, các huyện, thành phố chi đối ứng 60% kinh phí từ ngân sách và vận động xã hội hóa.

- Thực hiện chỉ tiêu mở lớp hàng năm do Tỉnh phân bổ; hỗ trợ kinh phí vận hành, xử lý nước, thay nước cho các lớp dạy bơi an toàn tại địa phương; kêu gọi đầu tư xây dựng hồ bơi theo hình thức xã hội hóa nhằm hỗ trợ phục vụ Chương trình.

- Quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để đầu tư xây dựng hồ bơi trong trường học, khu vực gần trường học, khu vực đông dân cư.

- Báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, quí, năm về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kết thúc mỗi năm tiến hành tổng kết, xét khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình (cấp huyện khen).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.

2. Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan triển khai kế hoạch hàng năm, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng thời, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh liên quan;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, THVX.VD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC

BẢNG PHÂN BỐ CHỈ TIÊU MỞ LỚP DẠY BƠI AN TOÀN CỦA CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2021 của UBND Tỉnh)

Stt

Đơn vị

Số lớp thực hiện năm 2020 (Theo chỉ tiêu giao)

Chỉ tiêu mở lớp dạy bơi an toàn 2021 - 2025

Tổng 05 năm

2021

2022

2023

2024

2025

1

Thành phố Cao Lãnh

100

70

70

70

70

70

350

2

Thành phố Sa Đéc

80

65

65

65

65

65

325

3

Thành phố Hồng Ngự

75

60

60

60

60

60

300

4

Huyện Tân Hồng

85

65

65

65

65

65

325

5

Huyện Hồng Ngự

90

70

70

70

70

70

350

6

Huyện Tam Nông

70

62

62

62

62

62

310

7

Huyện Thanh Bình

100

70

70

70

70

70

350

8

Huyện Tháp Mười

97

68

68

68

68

68

340

9

Huyện Cao Lãnh

93

70

70

70

70

70

350

10

Huyện Lấp Vò

100

70

70

70

70

70

350

11

Huyện Lai Vung

75

65

65

65

65

65

325

12

Huyện Châu Thành

75

65

65

65

65

65

325

TỔNG

1.040

800

800

800

800

800

4000

Ghi chú: Mỗi lớp 25 em.

 

PHỤ LỤC 01

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BƠI AN TOÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 46/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Đơn vi tính: triệu đồng

Stt

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

XHH

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

XHH

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

XHH

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

XHH

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

XHH

1

Kinh phí mở lớp dạy bơi cho trẻ em

768

960

192

768

960

192

768

960

192

768

960

192

768

960

192

9,600

2

Mở lớp đào tạo bồi dưỡng HDV cấp tỉnh

 

 

 

49.55

 

 

 

 

 

49.55

 

 

 

 

 

99.1

3

Tham dự lớp HDV do

Tổng cục tổ chức

15

 

 

15

 

 

15

 

 

15

 

 

15

 

 

75

4

Kiểm tra cơ sở

13.6

 

 

13.6

 

 

13.6

 

 

13.6

 

 

13.6

 

 

68

Tổng cộng

797

960

192

846

960

192

797

960

192

846

960

192

797

960

192

9,843

1,949

1,998

1,949

1,998

1,949

GHI CHÚ:

Kinh phí thực hiện Chương trình bơi an toàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số 9.843.000.000 đồng, cụ thể:

- Ngân sách cấp Tỉnh: 4.083.000.000 đồng.

- Ngân sách cấp huyện: 4.800.000.000 đồng, ngoài ra còn các khoản chi khác như tổ chức hội thi bơi, mua sắm áo phao, phao tim... do cấp huyện cân đối ngân sách và vận động xã hội hóa.

- Nguồn vận động, tài trợ: 960.000.000 đồng (do cấp huyện vận động)

- Chỉ tiêu mỗi năm toàn tỉnh mở 800 lớp dạy bơi trẻ em. Mỗi lớp phải đảm bảo 04 giáo viên, dạy 12 buổi/lớp, kinh phí mở lớp dạy bơi được tính như sau: Kinh phí chi cho mỗi lớp: 2.400.000đ/lớp (50.000đ/giáo viên/buổi, Tỉnh chi 20.000đồng, huyện chi 25.000đồng, XHH 5.000đồng); Cấp Tỉnh chi 960.000 đồng/lớp bằng 40%; Cấp Huyện chi đối ứng 1.200.000 đồng/lớp và vận động xã hội hóa 240.000 đồng/lớp bằng 60%.

 

PHỤ LỤC 02

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BƠI AN TOÀN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 46/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Kinh phí mở lớp dạy bơi cho trẻ em

768

768

768

768

768

3,840

2

Mở lớp đào tạo bồi dưỡng HDV cấp tỉnh

 

49.55

 

49.55

 

99.1

3

Tham dự lớp HDV do Tổng cục tổ chức

15

15

15

15

15

75

4

Kiểm tra cơ sở

13.6

13.6

13.6

13.6

13.6

68

Tổng cộng

797

846

797

846

797

4,083

 

PHỤ LỤC 03

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BƠI AN TOÀN CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 46/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Kinh phí mở lớp dạy bơi cho trẻ em (đối ứng)

960

960

960

960

960

4,800

2

Huyện vận động xã hội hóa (10% kinh phí)

192

192

192

192

192

960

3

Trang bị áo phao

XHH

XHH

XHH

XHH

XHH

 

4

Trang bị phao tim

XHH

XHH

XHH

XHH

XHH

 

5

Tổ chức hội thi bơi cấp huyện

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp huyện

 

 

TỔNG CỘNG

1,152

1,152

1,152

1,152

1,152

5,760

GHI CHÚ:

- Kinh phí đối ứng thực hiện Chương trình bơi an toàn cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số 5.760.000.000 đồng, dành cho mở lớp dạy bơi trẻ em. Các khoảng còn lại do cấp huyện cân đối ngân sách và vận động xã hội hóa.

- Ngân sách cấp huyện 4.800.000.000 đồng, ngoài ra còn các khoản chi khác như tổ chức hội thi bơi, mua sắm áo phao, phao tim.... do cấp huyện tự cân đối ngân sách và vận động xã hội hóa.

- Nguồn vận động, tài trợ 960.000.000 đồng (do cấp huyện vận động)

- Mỗi lớp phải đảm bảo 04 giáo viên, dạy 12 buổi/lớp, kinh phí mở lớp dạy bơi được tính như sau: Kinh phí chi cho mỗi lớp: 2.400.000đ/lớp (50.000đ/giáo viên/buổi, Tỉnh chi 20.000đồng, huyện chi 25.000đồng, XHH 5.000đồng); Cấp Tỉnh chi 960.000 đồng/lớp bằng 40%; Cấp Huyện chi đối ứng 1.200.000 đồng/lớp và vận động xã hội hóa 240.000 đồng/lớp bằng 60% (theo chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm)

 

BẢNG PHÂN BỐ CHỈ TIÊU MỞ LỚP DẠY BƠI AN TOÀN CỦA CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Stt

Đơn vị

Số lớp thực hiện năm 2020
(Theo chỉ tiêu giao)

Chỉ tiêu mở lớp dạy bơi an toàn 2021 - 2025

Tổng 05 năm

2021

2022

2023

2024

2025

1

TP. CAO LÃNH

100

70

70

70

70

70

350

2

TP. SA ĐÉC

80

65

65

65

65

65

325

3

TX. HỒNG NGỰ

75

60

60

60

60

60

300

4

TÂN HỒNG

85

65

65

65

65

65

325

5

H. HỒNG NGỰ

90

70

70

70

70

70

350

6

TAM NÔNG

70

62

62

62

62

62

310

7

THANH BÌNH

100

70

70

70

70

70

350

8

THÁP MƯỜI

97

68

68

68

68

68

340

9

H. CAO LÃNH

93

70

70

70

70

70

350

10

LẤP VÒ

100

70

70

70

70

70

350

11

LAI VUNG

75

65

65

65

65

65

325

12

CHÂU THÀNH

75

65

65

65

65

65

325

TỔNG

1.040

800

800

800

800

800

4000

Ghi chú: Mỗi lớp 25 em.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 46/KH-UBND ngày 08/02/2021 thực hiện Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.501

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!