Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 302/KH-UBND 2017 Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Kon Tum

Số hiệu: 302/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 09/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 302/KH-UBND

Kon Tum, ngày 09 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án); Quyết định số 1534/QĐ-LĐTBXH ngày 08/11/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai Đề án (sau đây gọi tắt là Kế hoạch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Đán trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhm ngăn ngừa nguy cơ bạo lực giới xảy ra và cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc cho người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới; phát hiện và can thiệp và hỗ trợ kịp thời có hiệu quả đối với người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sgiới.

- Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện thống nht, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cp, các ngành và địa phương trên toàn tỉnh nhằm đạt được các mục tiêu Kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mục tiêu

1.1. Phn đấu đến năm 2020:

- 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện thì có trên 90% được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

- 100% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện thì có trên 50% được tư vấn và có hình thức xử lý phù hợp.

- Thí đim các mô hình tư vấn, hỗ trợ và can thiệp đối với nạn nhân bị bạo lực; phát hiện, có hình thức xử lý phù hợp với người gây bạo lực.

1.2. Phn đấu đến năm 2030: Tiếp tục duy trì, nâng cao kết quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020; ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của tnh về phòng ngừa và ng phó với bạo lực trên cơ sở giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và đảm bo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực.

2. Đối tượng, phạm vi thực hiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên các ngành, đơn vị, xã, huyện, thành phố có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiu hoặc có nguy cơ cao.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách, pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới ti sự phát triển bền vững của xã hội.

1.1. Hoạt động 1: Triển khai chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” (từ 15/11 đến ngày 15/12) và hưng ứng Ngày quốc tế xóa bmọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (ngày 25/11); "Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình" (tháng 6).

- Cơ quan ch trì:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn triển khai “Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” và hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

+ Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn lồng ghép nội dung về phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới trong chiến dịch truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tnh, Báo Kon Tum, Hội Liên hiệp phụ n tnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tnh và các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Tổ chức bng nhiều loại hình phù hợp với từng thời điểm, chủ đ: LPhát động, hội thảo, hội thi, tọa đàm, tờ rơi, tờ gp, panô...xây dựng tin bài, chuyên trang, chuyên mục trên báo in, tạp chí, tập san chuyên ngành trên đài Phát thanh - Truyền hình, báo điện tử, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin cơ sở về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thời gian thực hiện: hàng năm, theo hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương.

1.2. Hoạt động 2: Thực hiện các hoạt động truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Tổ chức truyền thông chuyên đề về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng, tại các Nhà văn hóa thôn, Nhà rông làng, tại các đim, dịch vụ tư vn bình đẳng giới; thông qua đội ngũ cán bộ, cộng tác viên bình đẳng giới, tại các cơ quan, đơn vị. Lồng ghép nội dung truyền thông của Kế hoạch này vào các chương trình, kế hoạch, mô hình truyền thông ở các cấp, các ngành, đơn vị.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

1.3. Hoạt động 3: Xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông đip về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Cơ quan chtrì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ thực hiện theo mô hình đim của Trung ương.

- Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.4. Hoạt động 4: Tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng, internet, hậu quả của việc ép phụ n kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính.

- Cơ quan ch trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Công an tnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội liên hiệp Phụ ntỉnh và các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: hướng dẫn và đôn đốc việc đăng tải các tin, bài, phóng sự...trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin, cng thông tin điện tử về phòng ngừa bạo lực, thực trạng và hậu qucủa việc phân biệt đối xử vì giới tính, vì kinh tế để ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài trái với quy định Nhà nước.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng ngừa và ng phó với bạo lực trên cơ sở gii và triển khai các dịch vụ, mô hình h tr, can thiệp đphòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới

2.1. Hoạt động 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước, người cung cấp dịch vụ và đội ngũ công tác viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Cơ quan chtrì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Hội Liên hiệp Phụ ntỉnh; UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Tổ chức tập huấn ít nhất 01 ln/năm cho đội ngũ cộng tác viên/nhân viên xã hội, các địa chtin cậy tại cộng đồng, cán bộ xã hội, người cung cấp dịch vụ, cán bộ làm công tác bình đng giới các cấp về kiến thức, kỹ năng, phương pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

2.2. Hoạt động 2: Triển khai cơ sở cung cp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Cơ quan chtrì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành, đơn vị, Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan.

- Giải pháp thực hiện:

+ Xây dựng, hướng dn các tiêu chí cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo hướng dẫn của Trung ương đlựa chọn điểm một số cơ sở trợ giúp xã hội của tnh triển khai áp dụng thí điểm tiêu chí và triển khai cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: lựa chọn địa phương áp dụng thí điểm và triển khai cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Trung ương.

+ Từ năm 2020: Áp dụng thực hiện trên phạm vi toàn tnh.

2.3. Hoạt động 3: Triển khai mô hình Địa chtin cậy, nơi/nhà tạm lánh tại cộng đồng.

- Cơ quan chủ trì: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch và các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; UBND các huyện, thành phố.

- Giải pháp thực hiện:

+ Duy trì và từng bước nhân rộng mô hình Địa chỉ tin cậy- nơi tạm lánh đang được thực hiện theo hệ thng Hội Liên hiệp phụ nữ trên địa bàn tỉnh; áp dụng thí điểm Nhà tạm lánh (sau khi cóng dn của Trung ương).

+ Tổ chức thực hiện mô hình theo tiêu chí, tập huấn cho người cung cấp dịch vụ và đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ ntỉnh và các đơn vị có liên quan phối hợp trong việc thực hiện, đánh giá kết quả mô hình, nghiên cứu các tiêu chí Địa chtin cậy - Nơi/nhà tạm lánh.

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: Duy trì, áp dụng thí điểm trên địa bàn tỉnh

+ Từ năm 2020: thực hiện nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương.

2.4. Hoạt động 4: Triển khai hoạt động kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Các cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án tnh, Hội Liên hiệp Phụ n tnh; UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ từng sở, ngành chđộng triển khai kết nối dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực. Lồng ghép thực hiện (theo qui chế phi hợp liên ngành hiện có và bổ sung sau khi có hướng dn của Trung ương) qua mô hình hoạt động Hội đồng tư vấn công tác xã hội cấp tnh đang hoạt động tại tnh và qua các dịch vụ công tác xã hội cấp tỉnh, cấp huyện đthực hiện kết nối, cung cấp dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cần bảo vệ và can thiệp kịp thời.

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: Áp dụng kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ trong các dịch vụ công tác xã hội cấp tnh và trên địa bàn thành phố Kon Tum; lựa chọn địa phương áp dụng thí điểm và triển khai cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Trung ương.

+ Từ năm 2020: thực hiện nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

2.5. Hoạt động 5: Hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở y tế.

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ ntỉnh và các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện:

Đề nghị Trung ương chọn tnh Kon Tum là địa bàn thí điểm. Sở Y tế thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương về hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở y tế và triển khai hoạt động này vào dịch vụ công tác xã hội trong bnh viện; lựa chọn một số vùng, địa phương để áp dụng thí đim và triển khai cung cấp dịch vụ.

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: lựa chọn địa phương áp dụng thí điểm và triển khai cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương.

+ Từ năm 2020: Thực hiện nhân rộng trên phạm vi toàn tnh.

2.6. Hoạt động 6: Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh và các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; UBND cấp huyện, thành phố; các doanh nghiệp; Ban quản lý khu công nghiệp.

- Giải pháp thực hiện:

+ Đề nghị Trung ương chọn tỉnh Kon Tum là địa bàn thí đim.

+ Triển khai thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn về quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ CCVC và người lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Triển khai lồng ghép hoạt động phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong sinh hoạt các câu lạc bộ, hội, đoàn thể tại khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức; xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và thực hiện tư vấn đối với các trường hợp bị quấy rối tình dục và xử lý người có hành vi quấy rối tình dục (sau khi có hướng dẫn của Trung ương)

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: áp dụng thí điểm và triển khai theo hướng dẫn của Trung ương.

+ Từ năm 2020 đến năm 2030: Thực hiện nhân rộng trên phạm vi toàn tnh.

2.7. Hoạt động 7: Triển khai mô hình thành phố an toàn và thân thiện với phụ nvà trẻ em gái.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; Công an tnh, Sở Giao thông Vn tải và các Sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: thực hiện rà soát các dịch vụ công đ có khuyến nghị phù hợp và tạo cơ chế thu nhận ý kiến phản hồi của người dân về các trường hợp bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn (theo hướng dẫn của Trung ương).

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: lựa chọn địa phương áp dụng thí điểm và triển khai cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Trung ương.

+ Từ năm 2020 đến năm 2030: thực hiện nhân rộng trên phạm vi toàn tnh.

2.8. Hoạt động 8: Triển khai mô hình Trường học an toàn, không bạo lực.

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: tập huấn kỹ năng cho giáo viên, người học và cung cấp thông tin cho phụ huynh về biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tại trường học; thiết lp các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp ngay tại trường học, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với người có hành vi bạo lực; lồng ghép nội dung về phòng, chống bạo lực trong các câu lạc bộ thể thao, hoạt động ngoại khóa theo hướng dẫn của Trung ương.

- Thời gian thực hiện:

+ Từ năm 2017 - 2019: lựa chọn địa phương áp dụng thí điểm và triển khai cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương.

+ Từ năm 2020 đến năm 2030: Duy trì và từng bước nhân rộng trên địa bàn tnh.

2.9. Hoạt động 9: Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu và thí đim thu thập và xây dựng cơ sở dliệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Cơ quan chủ trì: Cục Thống kê tnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Đề nghị Trung ương chọn tnh Kon Tum là địa bàn thí đim và hướng dẫn triển khai thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

3. Kêu gọi, vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ trong lĩnh vực phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch-Đầu tư; Sở Ngoại vụ và các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Đnghị Trung ương chọn tỉnh Kon Tum là địa bàn triển khai dự án do tổ chức Women tài trợ; tăng cường vận động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

4. Kiểm tra, đánh giá kết quthực hiện, tng kết báo cáo triển khai thực hiện Đề án

- Cơ quan chtrì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội; Ban quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp có liên quan.

- Giải pháp thực hiện: Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, kế hoạch tchức liên ngành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch tại một số huyện, thành phố và đơn vị. Các đơn vị tự kiểm tra, đánh giá kết quthực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình và thực hin nghiêm chế độ báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ (6 tháng trước ngày 15/6; 01 năm trước ngày 30/11);

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu tổ chức sơ kết (vào năm 2018) và tng kết (vào năm 2020).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Hàng năm, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, chủ động cân đối, sử dụng dự toán được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện; đồng thời lồng ghép với các Chương trình, Đề án có liên quan đtriển khai thực hiện.

2. Đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí triển khai các hoạt động theo Kế hoạch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và từ Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan chtrì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh; triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động được giao là cơ quan chủ trì thực hiện; tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành của Ban Vì sự tiến bộ của phụ ntỉnh trong triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.

- Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện hoạt động xây dựng hướng dẫn bộ công cụ thu thập số liệu và thí điểm thu thập và xây dựng cơ sở dliệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới để triển khai trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.

- Đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện Kế hoạch; hàng năm lồng ghép kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này trong Kế hoạch kim tra của Ban vì sự tiến bộ phụ n tnh; tng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, phân bổ kinh phí hỗ trợ của Trung ương (nếu có); hưng dn các đơn vị, địa phương quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo hướng dẫn, quy định của Trung ương.

3. Sở Y tế

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp xây dựng hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai hoạt động kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực.

- Chtrì hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, xác định mức độ bạo lực, tư vn và hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở y tế trên địa bàn tnh.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo lĩnh vực, ngành qun lý.

4. S Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì thực hiện, xây dựng hướng dẫn tiêu chí về trường học an toàn, không bạo lực trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo lĩnh vực, ngành qun lý.

5. SKế hoạch và Đầu tư: Chtrì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh đưa một số chỉ tiêu liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.

6. Cục Thống kê tỉnh: Chủ trì, phối hợp thực hiện, xây dựng hướng dẫn bộ công cụ thu thập số liệu và thí điểm thu thập và xây dựng cơ sở dliệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sgiới đtriển khai trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan;

7. Công an tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tư pháp xây dựng hướng dẫn triển khai hoạt động kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực.

- Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan kịp thời phát hiện, xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới và môi giới hôn nhân bất hp pháp.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

8. Sở Tư pháp

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế xây dựng hướng dẫn triển khai hoạt động kết ni dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực.

- Lồng ghép, tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, các vấn đề về bình đẳng giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

9. SVăn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, hướng dẫn triển khai lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới trong “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”; phối hợp với SLao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền trực quan “Tháng hành động quốc gia vì bình đng giới và phòng, chng bạo lực trên cơ sở gii”.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

10. SThông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, phong phú về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ng phó với bạo lực trên cơ sở giới; lên án tình trạng phân biệt đối xử về giới và bạo lực trên cơ sgiới.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình tnh, Báo Kon Tum: phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng và số lượng tin bài tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

12. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh và các tổ chức thành viên: trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch; lồng ghép tuyên truyền và triển khai các hoạt động có liên quan đến công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, Đề án do đơn vị mình thực hiện.

13. Đề nghị Hội Lien hiệp phụ nữ tnh: Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình Địa chỉ tin cậy - Nơi tạm lánh trên địa bàn tỉnh. Lng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, Đề án liên quan do đơn vị mình thực hiện.

14. Đnghị Liên đoàn Lao động tỉnh: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhn thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Vận động, hướng dẫn các cp công đoàn phối hợp cùng người sử dụng lao động triển khai, hướng dn về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; quan tâm b trí ngân sách để đảm bo thực hiện các hoạt động trên địa bàn qun lý.

- Hàng năm, tổ chức kim tra, đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa phương và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Căn cứ Kế hoạch này, yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị; UBND các huyện, thành phố theo nhiệm vụ được phân công chủ động triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tng hp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (B/cáo);
- UB
QGVSTBCPN Việt Nam (B/cáo);
- Thườn
g trực Tỉnh ủy (B/cáo);
- Chủ tịch; các PCT UBND tỉnh;
- UBMTT
QVN tỉnh;
- Các Sở, ngành: Lao động-Thương binh và Xã hội; T
ài chính; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê tnh; Công an tnh; Tư pháp: Văn hóa, Ththao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Đài PTTH tnh; Báo Kon Tum; Hội LHPN tỉnh; Liên đoàn Lao động tnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP - PVP phụ trách KGVX;

- Lưu VT, KGVX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Nga

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 09/02/2017 về thực hiện Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.057

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.114.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!