ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2858/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 03
tháng 12 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “CẢ NƯỚC CHUNG TAY XÓA NHÀ TẠM, NHÀ
DỘT NÁT TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC TRONG NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Quyết định số
539/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi
cả nước trong năm 2025”; Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2024 của
Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên
phạm vi cả nước; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả
nước; Thông báo số 523/TB-VPCP ngày 16 tháng 11 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ
về việc Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Công điện
số 117/CĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2024 về tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà
tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Văn bản số 5939/BLĐTBXH-VPQGGN ngày 21
tháng 11 năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai xóa nhà
tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Văn bản số 194/MTTW-BTT ngày 27 tháng 11
năm 2024 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn triển
khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
trong năm 2025”.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND
ngày 21 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phát động
phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh”; Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai chương trình “Cả nước chung tay
xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn tỉnh
Gia Lai, nội dung cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH
CHUNG
Trong những năm qua, công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp về thực hiện công tác
an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích
cực, các chính sách với người nghèo được thực hiện đảm bảo đúng quy định; hệ thống
văn bản thực hiện công tác giảm nghèo đã được ban hành đồng bộ, kịp thời, đầy đủ,
cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Nhân dân, công tác giảm nghèo đã góp phần vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nhận thức ý chí vươn lên của người
nghèo ngày càng cao, có nhiều hộ tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Các
chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng;
trong đó ưu tiên tập trung các chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công với
cách mạng; hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số,
hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… Từ năm 2021 đến nay, trên
địa bàn tỉnh đã tập trung xây mới, sửa chữa (cải tạo) 4.365 căn nhà với tổng
kinh phí hơn 234,8 tỷ đồng (bao gồm 230 căn nhà ở cho gia đình chính sách người
có công; 3.913 căn nhà ở cho hộ nghèo; 241 căn nhà ở cho hộ cận nghèo). Tuy
nhiên, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 toàn tỉnh hiện còn 23.852
hộ nghèo, tỷ lệ 6,06%; 34.526 hộ cận nghèo, tỷ lệ 8,77%. Trong đó có 17.183 hộ
nghèo, 9.469 hộ cận nghèo thiếu hụt về chỉ số nhà ở.
II. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Quán triệt phương châm "Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, nhân dân
làm chủ", đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ để cùng chung tay xoá nhà tạm,
nhà dột nát trên địa bàn tỉnh bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định,
không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. Coi đây là một
trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành, các địa
phương; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến cuối năm 2025
hoàn thành bằng được mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.
Trong đó thực hiện bao gồm cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với
cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và xoá nhà tạm,
nhà dột nát cho người dân; ưu tiên xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ
nguồn ngân sách nhà nước.
Tạo chuyển biến rõ nét trong
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội trong việc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính
sách người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở; khơi dậy
ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân trên địa
bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
Triển khai Kế hoạch phải đảm bảo
thiết thực, hiệu quả, đồng bộ, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân;
tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, khích lệ sự
đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá
trình triển khai thực hiện.
Các cấp, các ngành, đoàn thể,
đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm
túc, kịp thời, bảo đảm đúng tiến độ Kế hoạch đề ra. Công tác triển khai thực hiện
hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công khai dân chủ, công bằng và
minh bạch; đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Huy động và tập trung các nguồn
lực để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận
nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; huy động nguồn lực từ các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong và ngoài tỉnh; đồng thời vận
động nhân lực từ các đơn vị đóng góp bằng nhiều hình thức để lồng ghép vào thực
hiện hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng nhà ở cho các đối tượng được hỗ trợ.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp
ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận các cấp và sự tham gia của cộng đồng trong trong
quá trình triển khai thực hiện. Thường xuyên đôn đốc, tăng cường kiểm tra, giám
sát, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển
hình, các tập thể, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức
triển khai thực Kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
III. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện cả 3 chương trình: Hỗ
trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục
tiêu quốc gia; Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân, trong đó ưu tiên xoá nhà
tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước; góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển - kinh tế xã hội của tỉnh trong năm
2025, thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày
thành lập nước, 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 135 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu 80 năm ngày Thành lập Đảng bộ tỉnh; 50
năm ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai và chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần
thứ XVII, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
2. Mục tiêu cụ thể:
Năm 2025, dự kiến hỗ trợ xây mới,
sửa chữa: 8.178 căn nhà (trong đó: xây mới 6.441 căn; sửa chữa 1.737 căn).
- Đối với nhà ở cho gia đình
chính sách người có công: 248 căn (xây mới 133 căn; sửa chữa 115 căn);
- Đối với nhà ở cho hộ nghèo:
5.354 căn (xây mới 4.417 căn; sửa chữa 937 căn);
- Đối với nhà ở cho hộ cận
nghèo: 2.576 căn (xây mới 1.891 căn; sửa chữa 685 căn).
Huy động sức mạnh của toàn xã hội
cùng với sự hỗ trợ của nhà nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để cùng chung
tay xóa nhà tạm, nhà dột nát; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, đúng
đối tượng; không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
IV. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Đối tượng
hỗ trợ:
- Hộ gia đình chính sách người
có công với cách mạng khó khăn về nhà ở.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo khó
khăn về nhà ở hoặc có nhà ở tạm bợ, dột nát cần hỗ trợ xây mới, sửa chữa.
- Hộ gia đình chính sách người
có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở đang sinh sống
và có hộ khẩu thường trú tại địa phương được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) xác nhận; đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo nằm
trong danh sách Quyết định phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương.
2. Định mức,
điều kiện hỗ trợ:
2.1. Về định mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ nhà ở đối với tất cả
các đối tượng (trừ đối tượng hộ thuộc diện bảo trợ xã hội - không có khả năng đối
ứng) là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa.
- Đối với các hộ được hỗ trợ
nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình
mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi: vận động thêm nguồn lực xã hội hóa để bảo đảm bằng mức hỗ trợ nêu
trên; không hồi tố đối với các hộ đã hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở.
2.2. Về đất xây dựng nhà ở:
Hỗ trợ xây dựng nhà ở trên đất ở
không có tranh chấp; giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định
theo phân cấp hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2.3. Về mẫu nhà ở:
Thực hiện theo mẫu thiết kế nhà
ở được quy định bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với
văn hoá, phong tục tập quán và đặc điểm của địa phương.
2.4. Về nguyên vật liệu, nhân
công:
Các địa phương tăng cường kiểm
tra, giám sát về giá nguyên vật liệu xây dựng nhà ở trên địa bàn, chủ yếu sử dụng
vật liệu của địa phương; huy động mọi lực lượng hỗ trợ, vận động cộng đồng hỗ
trợ gia đình, bản thân gia đình tham gia xây dựng. Phối hợp lực lượng quân đội,
công an tham gia hỗ trợ vận chuyển vật liệu, thi công để giảm bớt chi phí.
3. Kinh phí
thực hiện:
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ
trợ (từ nguồn tiết kiệm chi 5% theo hướng dẫn và quy định của trung ương).
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ
Chương trình huy động của trung ương.
- Nguồn kinh phí thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nguồn kinh phí vận động và
các nguồn hợp pháp khác.
V. TIẾN ĐỘ,
THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Từ tháng 11 đến ngày 15
tháng 12 năm 2024:
- Khẩn trương thành lập Ban Chỉ
đạo triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương (cấp huyện, cấp xã) phù hợp
với tình hình cụ thể do Bí thư cấp ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp làm Phó trưởng Ban thường
trực Ban chỉ đạo; thành viên Ban chỉ đạo là người đứng đầu các ban, ngành, cơ
quan chuyên môn liên quan; ngành Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan thường
trực; hoàn thành trong tháng 11 năm 2024.
- Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà
tạm, nhà dột nát (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo
việc rà soát, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có công với
cách mạng đủ điều kiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở trên địa bàn; báo cáo về
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp) trước
ngày 15/12/2024, để làm cơ sở quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ từ Chương
trình huy động của trung ương cho các huyện, thị xã, thành phố.
2. Từ ngày 15 tháng 12 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2024:
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức phát động, kêu gọi
vận động và tiếp nhận sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài tỉnh thông qua Quỹ Vì người nghèo để thực hiện chương trình xóa nhà tạm,
nhà dột nát.
- Căn cứ kết quả rà soát và
danh sách phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có công với cách mạng đủ
điều kiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở trên địa bàn tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tham mưu Ban Chỉ đạo của tỉnh kịp thời phân bổ kinh phí hỗ trợ từ Chương trình
huy động của trung ương cho các huyện, thị xã, thành phố. Ban Chỉ đạo các huyện,
thị xã, thành phố căn cứ số lượng và kinh phí được phân bổ để triển khai hỗ trợ
xây mới, sửa chữa nhà ở cho đối tượng tại địa phương.
3. Từ ngày 01 tháng 01 năm
2025 đến ngày 31 tháng 10 năm 2025:
- Tổ chức triển khai xây mới, sửa
chữa nhà ở cho các nhóm đối tượng theo danh sách được phê duyệt. Đến ngày
30/6/2025 phấn đấu hoàn thành 80% số lượng nhà được hỗ trợ xây mới, sửa chữa
theo kế hoạch. Đến ngày 15/9/2025 hoàn thành 100% số lượng nhà được hỗ trợ xây
mới, sửa chữa theo kế hoạch.
- Trước ngày 30/9/2025: hoàn
thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 100% số lượng nhà ở sửa chữa, xây mới
theo kế hoạch của chương trình.
- Tổ chức sơ kết 6 tháng triển
khai thực hiện Kế hoạch (Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện
trước ngày 31/5/2025; Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện trước 15/6/2025).
- Tổ chức tổng kết và công bố
hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Kế hoạch (Ban Chỉ đạo
các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trước ngày 30/9/2025; Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
thực hiện trước 15/10/2025).
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh trình Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh
ban hành Quy chế hoạt động phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.
Hoàn thành trong tháng 12 năm 2024.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến
hành rà soát, thống kê các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trên địa
bàn tỉnh. Tổng hợp kết quả rà soát, thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét phê duyệt.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
phân công các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát việc rà soát và
tiến độ thực hiện; tham mưu quy định, hướng dẫn về phương thức, quy trình thực
hiện hỗ trợ sau khi có hướng dẫn của Trung ương.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột
xuất về tiến độ, kết quả thực hiện cho Ban Chỉ đạo tỉnh. Tham mưu Ban Chỉ đạo
sơ kết, tổng kết chương trình theo kế hoạch.
2. Sở Xây dựng:
Khẩn trương nghiên cứu, thiết kế
tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán (kèm theo dự
toán kinh phí, dự trù vật liệu chủ yếu) và đảm bảo các tiêu chí về quy mô diện
tích, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để
người dân tham khảo, lựa chọn.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp các sở, ngành liên
quan tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí năm 2025 hỗ trợ nhà ở từ
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (vốn
sự nghiệp) để các địa phương triển khai thực hiện và kinh phí xóa nhà tạm,
nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước (vốn sự nghiệp).
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Tài chính và các
sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ hộ
gia đình chính sách người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về
nhà ở sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để
thực hiện các mục tiêu xây dựng nhà ở.
5. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
Chỉ đạo, phối hợp với các lực
lượng đóng quân trên địa bàn giúp vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng nhà ở
cho người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn đặc biệt
khó khăn theo đề nghị của các địa phương phù hợp với tình hình, điều kiện thực
tiễn và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương của đơn vị.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh:
Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền
tham mưu, phối hợp, hỗ trợ ngày công lao động, giúp vận chuyển nguyên vật liệu
xây dựng nhà ở cho người dân tại các địa bàn vùng biên giới theo đề nghị của
các địa phương phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn và kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị.
7. Công an tỉnh:
Chỉ đạo Công an các huyện, thị
xã, thành phố phát huy cơ sở dữ liệu về dân cư trong việc rà soát, tổng hợp
thông tin chính xác về số lượng nhà ở cần hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tại địa
phương. Bố trí lực lượng hỗ trợ theo đề nghị của các huyện, thị xã, thành phố.
8. Ban Dân tộc:
Hướng dẫn các huyện, thị xã,
thành phố triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ nhà ở tại Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
9. Sở Thông tin và Truyền
thông:
Tiếp tục hướng dẫn các cơ quan báo
chí trên 3 địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương gương điển hình tiên tiến, mô hình hay,
cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay
xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”.
10. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn trong công tác thi
đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua thực hiện
chương trình trên địa bàn tỉnh.
11. Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh:
Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt
chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở cho các đối tượng theo quy định
hiện hành.
12. Báo Gia Lai, Đài Phát
thanh - Truyền hình Gia Lai:
Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm
trong phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
trong năm 2025” trên địa bàn tỉnh.
13. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố:
- Khẩn trương tham mưu, đề xuất
thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương (cấp huyện,
cấp xã) hoàn thành trong tháng 11 năm 2024.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai
thực hiện ở địa phương. Tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay đối với các
nguồn lực hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà đột nát trên địa bàn.
- Phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam
cùng cấp để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành rà soát, thống kê các đối
tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh; có trách nhiệm phê duyệt
và chịu trách nhiệm về số liệu, kết quả phê duyệt của địa phương (danh sách của
từng hộ có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa), gửi về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Triển khai thực hiện kế hoạch
hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm
đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không trùng lắp với các hoạt động hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước, tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật,
không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Đối với số nhà tạm,
nhà dột nát phát sinh thêm, địa phương tự huy động nguồn lực để hỗ trợ.
- Bảo đảm điều kiện về hạ tầng,
mặt bằng đất đai, vật liệu, lực lượng khi triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột
nát trên địa bàn theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát về giá nguyên vật
liệu xây dựng nhà ở trên địa bàn, chủ yếu sử dụng vật liệu của địa phương; huy
động mọi lực lượng hỗ trợ, vận động cộng đồng hỗ trợ gia đình, bản thân gia
đình tham gia xây dựng. Phối hợp lực lượng quân đội, công an tham gia hỗ trợ vận
chuyển vật liệu, thi công để giảm bớt chi phí.
- Ngoài nguồn kinh phí tỉnh hỗ
trợ, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn hỗ trợ
khác trên địa bàn để thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đồng thời
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ,
công chức, viên chức, các doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa
bàn tích cực tham gia ủng hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách
người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở bằng nhiều
hình thức phù hợp (hỗ trợ tiền, góp sức lao động….), tạo sự lan tỏa, đồng thời
huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để phấn đấu hoàn thành kế hoạch
đề ra.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo cấp huyện
phân công các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát việc rà soát và
tiến độ thực hiện. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tiến độ, kết quả thực
hiện cho Ban chỉ đạo tỉnh. Tổ chức sơ kết, tổng kết chương trình theo kế hoạch.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Trực tiếp thực hiện và hướng dẫn
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã tiếp nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá
nhân để thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát thông qua Quỹ Vì người nghèo;
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu kịp thời
Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Ban Chỉ đạo của tỉnh phân bổ kinh phí được hỗ
trợ; giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách
mạng, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
15. Đề nghị các tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh:
Tham gia vận động các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây
dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ hộ gia đình chính sách người có công với
cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở xây dựng nhà ở; chỉ đạo, hướng
dẫn đoàn thể cấp dưới, đặc biệt là đoàn thể cấp xã tham gia phối hợp với Ủy ban
nhân dân xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng thuộc diện hỗ trợ và tham
gia giám sát quá trình thực hiện chương trình.
VIII. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO
Định kỳ hàng tháng, quý (trước
ngày 15 hàng tháng) các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban
Chỉ đạo tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu có phát sinh vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đề nghị
các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để
b/c);
- Bộ Xây dựng (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nan tỉnh;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Các hội, đoàn thể của tỉnh;
- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, CNXD, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Rah Lan Chung
|