ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/KH-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIA ĐÌNH HẠNH
PHÚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 1306/QĐ-UBND
ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về
phê duyệt Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030”;
Xét đề xuất của Sở Văn hóa và Thể
thao tại Công văn số 3477/SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 03 tháng 12 năm 2021 về xem xét
và ban hành nội dung “Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030”,
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia
đình hạnh phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030” năm 2022, cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động người
dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng và xã
hội đồng thời thúc đẩy sự quan tâm của gia đình, cộng đồng và xã hội đến việc
xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững góp phần thực hiện có hiệu quả hướng đến
xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại,
nghĩa tình.
- Tập trung tuyên truyền, giáo dục về
giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại;
phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia
đình hạnh phúc, bền vững và từng bước ứng dụng các nội dung của Bộ tiêu chí
theo định hướng thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối
sống và tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; phát huy các mối quan hệ tốt đẹp
trong gia đình.
- Tổ chức triển khai thực hiện “Bộ
tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh” (sau đây gọi tắt
là Bộ tiêu chí). Trong quá trình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí, kịp thời bổ
sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG TRỌNG TÂM
1. Cấp Thành phố
-Tổ chức Hội nghị triển khai “Bộ tiêu
chí xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
truyền thông đến với người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng nhiều
hình thức phong phú và đa dạng.
- Các sở, ban, ngành và tổ chức chính
trị - xã hội Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí phù hợp
với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, đơn vị và tình hình
diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
2. Cấp quận - huyện, thành phố Thủ
Đức
- Chọn địa bàn thí điểm, một xã và một
phường và xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động cụ thể tại địa bàn thí
điểm, bao gồm tập huấn, tuyên truyền, khảo sát đầu vào về sự hài lòng của người
dân tại địa bàn (có hướng dẫn riêng).
- Tổ chức Tọa đàm về giải pháp hỗ trợ
xây dựng gia đình hạnh phúc (có hướng dẫn riêng).
- Lồng ghép tuyên truyền các nội dung
của Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc trong các cuộc vận động, phong trào
tại địa phương.
3. Triển khai các hoạt động truyền
thông
3.1. Đối tượng: người dân trên địa
bàn thành phố; khu lưu trú công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất.
3.2. Nội dung: Bộ tiêu chí và các nội
dung liên quan đến hỗ trợ xây dựng, bình đẳng giới, chăm sóc bảo vệ trẻ em,
chăm sóc người cao tuổi và các vấn đề khác có liên quan đến gia đình.
3.3. Hình thức: Tùy theo đối tượng, địa
bàn tổ chức sẽ có hình thức hoạt động phù hợp.
3.4. Thông tin báo cáo: Đánh giá sơ kết
gửi về Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 15 tháng 6 năm 2022; kết quả triển
khai hoạt động gửi về Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 01 tháng 12 năm 2022 để
tổng hợp báo cáo và trình Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện các nội dung của Bộ
tiêu chí trên địa bàn Thành phố:
1. Đối với các quận, huyện, thành phố
Thủ Đức: kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí
theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Đối với các sở, ngành, đoàn thể
Thành phố: kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí
trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị.
3. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước,
các cơ quan, đơn vị chủ động vận động sự tài tài trợ của các tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật để thực hiện kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Đề nghị
Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn
triển khai Bộ tiêu chí đến các chi, đảng bộ cơ sở, đảng viên trên địa bàn Thành
phố.
2. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội Thành phố:
- Phát huy vai trò, trách nhiệm giám
sát, phản biện và phản ánh với cấp ủy, chính quyền về công tác gia đình, xây dựng
gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức triển khai tuyên truyền các
nội dung của Bộ tiêu chí đến đoàn viên, hội viên, công nhân, thanh thiếu niên...
và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai lồng ghép nội dung Bộ
tiêu chí trong triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Sở Văn hóa và Thể thao về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2021 - 2025; Chương
trình phối hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao và Liên đoàn Lao động Thành phố về
phối hợp “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” giai đoạn 2021 - 2026.
3. Sở Văn
hóa và Thể thao - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình Thành phố:
Chịu trách nhiệm thường trực, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan
thực hiện tổ chức các hoạt động theo đúng tiến độ đề ra
- Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí
trên địa bàn Thành phố; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất,
lựa chọn địa bàn thí điểm triển khai Bộ tiêu chí.
- Tổng hợp, đề xuất và báo cáo kịp thời
với Ủy ban nhân dân Thành phố những kết quả cũng như tiến độ triển khai thực hiện
trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch.
4. Sở Tư
pháp: Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về gia đình.
5. Sở
Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục quốc gia về gia
đình. Đẩy mạnh công tác định hướng, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của
học sinh, sinh viên về xây dựng gia đình trong tình hình mới. Tăng cường phối hợp
giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh
viên. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà
trường.
6. Sở
Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo đài Thành phố xây dựng các
chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền những
giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam cũng như giá trị tiến bộ,
văn minh đặc trưng của xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc trên địa
bàn Thành phố; phát hiện, tôn vinh, nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu,
mô hình hỗ trợ gia đình, biểu dương các gương điển hình trong công tác xây dựng
gia đình; phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các hủ
tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình và bệnh thành tích, hình thức
trong công tác xây dựng gia đình.
7. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển
khai thực hiện các nội dung của Bộ tiêu chí trong đó có các tiêu chí liên quan
đến các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành
phố.
8. Ủy ban
nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện:
- Triển khai tổ chức thực hiện thí điểm
Bộ tiêu chí tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao.
- Lồng ghép các tiêu chuẩn của Bộ
tiêu chí, các mối quan hệ ứng xử trong gia đình của Bộ tiêu chí ứng xử trong
gia đình vào các hoạt động thường xuyên, định kỳ trong các hoạt động có liên
quan đến gia đình, văn hóa; các hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”; tổ chức khảo sát, đánh giá và có cơ chế giám sát, mức độ hài
lòng và việc chấp hành của người dân về các tiêu chí xây dựng gia đình hạnh
phúc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
phường, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện chính
sách, pháp luật về gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc; giáo dục đạo đức, lối
sống tốt đẹp trong gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và
gia đình; tăng cường tuyên truyền các khu vực có đông gia đình người nhập cư ở
trọ và thanh niên lao động sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2021 - 2030” năm 2022, đề nghị các đơn vị được phân công triển
khai thực hiện theo đúng nội dung và tiến độ đề ra./.
Nơi
nhận:
- Thường trực Thành ủy TPHCM;
- TTUB: CT, các PCT;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VHXH - Hội đồng nhân dân TP;
- Ủy ban MTTQ VN và các đoàn thể TP
- Các sở, ban, ngành TPHCM;
- UBND thành phố Thủ Đức, các quận-huyện;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX, TH;
- Lưu: VT, (VX/LH) TV.
-
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Anh Đức
|
BỘ TIÊU CHÍ
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
I. MỤC ĐÍCH -
YÊU CẦU
- Đề cao vai trò, trách nhiệm và các
giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, hình
thành nhân cách, đạo đức các thành viên gia đình.
- Góp phần xây dựng, phát triển con
người Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh phát triển toàn diện theo hướng chân -
thiện - mỹ, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần ngày càng đầy
đủ.
- Góp phần xác định và từng bước đưa
vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Tạo môi trường an toàn, lành mạnh để
mọi thành viên gia đình được hạnh phúc, trẻ em phát triển toàn diện, người già
được chăm sóc và phụng dưỡng.
- Sự hài lòng của người dân Thành phố
Hồ Chí Minh là thước đo hạnh phúc gia đình.
II. TIÊU CHÍ CỤ
THỂ
1. Tiêu chí về ứng xử trong gia
đình
- Các thành viên trong gia đình thực hiện
nguyên tắc: Tôn trọng - Bình đẳng - Yêu thương - Chia sẻ - Chuẩn mực.
- Các mối quan hệ ứng xử trong gia
đình được đảm bảo:
+ Ứng xử vợ chồng: Chung thủy, nghĩa
tình, yêu thương, chia sẻ, bình đẳng, tôn trọng;
+ Ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với
cháu: Gương mẫu, yêu thương, công bằng, tôn trọng;
+ Ứng xử của con với cha mẹ, cháu với
ông bà: Hiếu thảo, lễ phép, kính trọng, phụng dưỡng;
+ Ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận,
chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết.
2. Tiêu chí về điều kiện vật chất
- Tất cả các thành viên đều có nghĩa
vụ lao động, có việc làm theo độ tuổi quy định của pháp luật và tham gia đóng
góp xây dựng kinh tế gia đình theo năng lực của bản thân.
- Tất cả các thành viên gia đình có
nghĩa vụ xây dựng đời sống vật chất, đáp ứng các nhu cầu cơ bản ăn - ở - mặc và
sinh hoạt vật chất cho bản thân và gia đình.
- Có nơi ở/nhà ở đáp ứng nhu cầu cơ bản.
3. Tiêu chí về điều kiện tinh thần
- Các thành viên trong gia đình thể
hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đoàn kết giữa các
thành viên.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được
tôn trọng;
- Các thành viên duy trì tham gia vào
các sự kiện, hoạt động chung, quan trọng, đặc biệt của gia đình; Các thành viên
gia đình thể hiện sự lắng nghe, chia sẻ, động viên, khích lệ; khuyến khích nói
lời yêu thương với nhau.
- Có điều kiện để tham gia các không
gian công cộng dành cho việc vui chơi giải trí cùng nhau;
- Tất cả thành viên gia đình đều có
quyền tự do sáng tạo, xây dựng các giá trị văn hóa phù hợp với gia đình, cộng đồng
và xã hội; Quan hệ xã hội với mọi người xung quanh tốt đẹp.
4. Tiêu chí về giáo dục
- Tất cả các thành viên gia đình đều
được tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy khả năng
sáng tạo.
- Tất cả thành viên đều có quyền được
giáo dục tri thức pháp luật để thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trên tinh thần
thượng tôn Hiến pháp và Pháp luật.
5. Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức
khỏe
- Các thành viên trong gia đình tham
gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe.
- Mỗi cặp vợ chồng có số con theo
nguyện vọng/mong đợi và phù hợp pháp luật”.
- Các thành viên tham gia rèn luyện
thể dục, thể thao.
- Tất cả thành viên gia đình đều được
chăm sóc sức khỏe sinh sản; được tôn trọng và chăm sóc tốt khi thực hiện hoạt động
sinh sản đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình./.