ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/KH-UBND
|
Bình Định, ngày
06 tháng 02 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BÌNH
ĐỊNH ĐẾN NĂM 2027
Thực hiện Quyết định số
489/QĐ-TTg ngày 11/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi
dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” giai đoạn 2023 - 2027 và ý
kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kết luận số 319-KL/TU ngày 31/01/2024; xét đề
nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 721/TTr-SNV ngày 24/11/2023, Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Bình Định đến năm 2027 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng cán bộ Đoàn, góp phần nâng cao năng lực trình
độ, tính thực tiễn, năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ
Đoàn các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gương mẫu, có hoài bão và ý chí cách mạng;
chuyên nghiệp và tinh thông nghiệp vụ, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
giai đoạn mới và hội nhập quốc tế.
b) Nâng cao hiệu quả công tác
đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng,
Nhà nước.
c) Tạo nguồn cán bộ kế cận cho
nhiệm kỳ Đại hội Đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2022 - 2027 và nhiệm kỳ kế tiếp; cung cấp
nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cho Đảng và hệ thống chính trị.
d) Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Đoàn các cấp theo các tiêu chuẩn được nêu tại Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh ban hành theo Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng.
2. Yêu cầu
a) Công tác bồi dưỡng cán bộ
Đoàn phải gắn với thực tiễn phong trào và là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn.
b) Bồi dưỡng, nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ Đoàn là nhiệm vụ thường xuyên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, của cấp ủy và chính quyền các cấp, đồng thời là nội dung quan trọng
trong công tác xây dựng Đoàn, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn
thể nhân dân.
c) Bồi dưỡng cán bộ Đoàn phải
căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức, tiêu chuẩn
chức danh lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của
từng địa phương, đơn vị, đặc biệt tập trung cho cán bộ Đoàn cơ sở ở những địa
bàn điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
d) Thực hiện việc theo dõi,
đánh giá hiệu quả của công tác sau bồi dưỡng gắn với công tác bố trí, sử dụng
cán bộ Đoàn.
II. CHỈ TIÊU
CỤ THỂ
1. 90% cán bộ Đoàn quy
hoạch vào các chức danh chủ chốt được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng
công tác.
2. 80% cán bộ Đoàn
chuyên trách, bán chuyên trách các cấp được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội, góp phần nâng cao năng
lực và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp.
3. 100% cán bộ Đoàn chủ
chốt từ cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nâng cao năng lực, lãnh đạo quản lý,
năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện.
4. 100% Bí thư Đoàn cấp
xã được cập nhật kiến thức, nghiệp vụ cơ bản về công tác Đoàn, Hội, Đội.
5. 100% báo cáo viên của
Đoàn được bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ, cập nhật kiến thức.
III. ĐỐI TƯỢNG,
NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN
1. Bồi dưỡng
cán bộ theo chức danh
a) Tham gia các lớp do Trung
ương Đoàn tổ chức: Đối tượng, thời gian, nội dung thực hiện theo Đề án “Bồi dưỡng
cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” giai đoạn 2023 - 2027 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 11/5/2023.
b) Các lớp do Ban Thường vụ Tỉnh
đoàn tổ chức
- Đối tượng: Bí thư Đoàn cấp cơ
sở (trừ những Bí thư Đoàn xã thuộc đối tượng bồi dưỡng của Trung ương Đoàn thực
hiện).
- Nội dung: thực hiện theo Hướng
dẫn Trung ương Đoàn và yêu cầu thực tiễn của địa phương.
- Hình thức: Tập trung, kết hợp
giữa giảng lý thuyết với trao đổi, thảo luận, thực hành và phương pháp tự học.
- Thời gian, số lượng: mỗi năm
01 lớp, 200 học viên.
2. Bồi dưỡng
chuyên môn
a) Tham gia các lớp do Trung
ương Đoàn tổ chức: đối tượng, thời gian, nội dung thực hiện theo Đề án “Bồi dưỡng
cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” giai đoạn 2023-2027 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 11/5/2023.
b) Các lớp tập huấn do Ban Thường
vụ Tỉnh đoàn tổ chức
- Đối tượng:
+ Cán bộ Đoàn chuyên trách cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở.
+ Bí thư Đoàn cơ sở.
+ Chủ tịch Hội đồng Đội cấp huyện,
cấp xã.
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam cấp huyện, cấp cơ sở.
+ Cán bộ kiêm nhiệm công tác
Đoàn cơ sở, Bí thư Chi đoàn.
- Nội dung: thực hiện theo Hướng
dẫn Trung ương Đoàn và yêu cầu thực tiễn của địa phương.
- Hình thức: Tổ chức các khóa bồi
dưỡng tập trung, kết hợp giữa giảng lý thuyết với trao đổi, thảo luận, thực
hành và phương pháp tự học hoặc bồi dưỡng thông qua các hội thi về kỹ năng,
nghiệp vụ.
- Thời gian: Hàng năm tổ chức ít
nhất 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ. Thời gian tổ chức mỗi lớp bồi dưỡng ít
nhất 03 ngày.
- Số lượng: 300 học viên.
c) Các lớp tập huấn do Ban Thường
vụ Đoàn cấp huyện và cơ sở tổ chức: thực hiện theo Khoản 6, Mục VI, Điều 1 tại
Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 11/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thời
gian áp dụng: Đến năm 2027.
IV. GIẢI
PHÁP
1. Nâng
cao nhận thức của cán bộ Đoàn
a) Tuyên truyền, phổ biến và
quán triệt tới đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp chủ trương của Đảng, Nhà nước về
công tác cán bộ, nhất là công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
b) Quán triệt các nội dung cơ bản
của Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn đến năm 2027 và yêu cầu tổ chức đoàn các cấp
chủ động xây dựng kế hoạch trình cấp ủy, chính quyền cùng cấp phê duyệt.
2. Đổi mới,
nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng
a) Đổi mới, cập nhật nội dung
chương trình bồi dưỡng; đảm bảo tính khoa học, liên thông và tính kế thừa giữa
các chương trình; tránh tình trạng trùng lặp về nội dung kiến thức giữa các
chương trình, các hệ bậc bồi dưỡng.
b) Nội dung bồi dưỡng cần được
điều chỉnh theo hướng tăng cường trang bị kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ
Đoàn, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác bồi dưỡng; khuyến khích ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ tạo
bài giảng; tăng cường tương tác giữa học viên và báo cáo viên.
3. Gắn bồi
dưỡng cán bộ Đoàn với nhu cầu thực tiễn
a) Gắn quy hoạch cán bộ Đoàn
các cấp với bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nhằm chuẩn hóa trong công tác
cán bộ, nhất là giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Công tác bồi
dưỡng cần gắn với nhu cầu thực tiễn của cán bộ Đoàn. Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh
cần nắm chắc nhu cầu bồi dưỡng cán bộ Đoàn các cấp để bổ sung, hoàn thiện các
chương trình, nội dung bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ Đoàn.
b) Từng bước quy định việc chuẩn
hóa cán bộ Đoàn.
4. Xây dựng
đội ngũ báo cáo viên: Từng bước chuẩn hóa đội ngũ báo cáo viên
nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức, thông tin cho đội ngũ báo cáo viên; tạo điều kiện
cho đội ngũ báo cáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Đoàn các cấp tổ
chức.
5. Quan tâm
công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn: Các cấp bộ Đoàn chủ động tham
mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm phân bổ kinh phí cho công tác bồi
dưỡng cán bộ hàng năm.
6. Tăng cường
kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát định
kỳ hoặc đột xuất việc triển khai Kế hoạch nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả
công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
b) Xây dựng báo cáo định kỳ và
tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá triển khai thực hiện Kế hoạch.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN: Kinh phí triển khai Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn
ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Tỉnh
đoàn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan triển khai Kế hoạch này và kế hoạch thực hiện hằng năm của Tỉnh
đoàn.
b) Thực hiện phân cấp trong bồi
dưỡng cán bộ giữa Tỉnh đoàn và Đoàn cấp huyện theo kế hoạch đã phê duyệt.
c) Hằng năm, lập kế hoạch, dự
toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
d) Khảo sát, đánh giá hiệu quả
của Kế hoạch, tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng
hằng năm; phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá tổng kết
giai đoạn.
đ) Chỉ đạo Đoàn cấp huyện chủ động
trong công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn hằng năm, trình các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí.
2. Sở Nội
vụ
a) Phối hợp với Tỉnh đoàn và các
cơ quan liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Phối hợp Tỉnh đoàn tổ chức
đánh giá sơ kết, tổng kết giai đoạn.
3. Sở Tài
chính: Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch và dự toán kinh phí của các
cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh thực hiện Kế hoạch theo đúng
quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
4. Đề nghị
Trường Chính trị tỉnh
a) Phối hợp với Tỉnh đoàn và
các đơn vị có liên quan chọn cử giảng viên, báo cáo viên, người có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn trong công tác Đoàn, Hội, Đội và các lĩnh vực khoa học, giáo dục,
quản lý tham gia chương trình bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên.
b) Phối hợp chuẩn bị các điều
kiện và đội ngũ giảng viên để tham gia bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
5. Đề nghị
Trường Đại học Quy Nhơn: Phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và
các đơn vị có liên quan chọn cử giảng viên, báo cáo viên, người có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn trong công tác Đoàn, Hội và các lĩnh vực khoa học, giáo dục,
quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
6. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ Kế hoạch này để xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn đến năm 2027 và kế hoạch bồi dưỡng hằng năm phù
hợp với tình hình địa phương.
b) Tạo điều kiện, phân bổ kinh
phí để các huyện, thị, thành đoàn thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng cán
bộ Đoàn tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng
cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định đến năm 2027. Đề nghị
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh liên quan; Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Tỉnh
đoàn để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Tỉnh đoàn Bình Định;
- Các Sở: Nội vụ, Tài chính;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trường Chính trị tỉnh;
- Trường Đại học Quy Nhơn;
- CVP, PVPVX;
- Lưu: VT, K8.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hải Giang
|