ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2198/KH-UBND
|
Quảng Bình, ngày
30 tháng 10 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 895/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT
LUẬN 44-KL/TW, NGÀY 14/11/2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Thực hiện Quyết định 895/QĐ-TTg , ngày 26 tháng 7
năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 44-KL/TW,
ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW,
ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới; Công văn số 483-CV/TU
ngày 09/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức triển khai thực hiện
Kết luận số 44-KH/TW Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới; UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung,
nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch thực hiện Kết luận 44-KL/TW, ngày 14/11/2022 của
Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 08/6/2010 của Ban
Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam trong tình hình mới ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TTg , ngày
26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ; qua đó, nâng cao nhận thức trách nhiệm của
các cấp ủy, chính quyền đối với công tác nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập
đỏ các cấp.
2. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước
về tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ phù hợp với điều kiện, yêu cầu của
địa phương.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội
Chữ thập đỏ các cấp phù hợp với quy định của Điều lệ của Hội, Luật Hoạt động Chữ
thập đỏ, huy động được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân, góp phần
thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn tỉnh.
4. Các sở, ban, ngành và chính quyền, đoàn thể các
cấp phối hợp hiệu quả với Hội Chữ thập đỏ các cấp trong công tác nhân đạo, từ
thiện, thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; trong đó cán
bộ, công chức, viên chức, đảng viên gương mẫu, tích cực thực hiện công tác nhân
đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
5. Tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ trong
tình hình mới
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân
đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ các cấp. Xác định công tác nhân đạo là bộ phận
quan trọng trong công tác dân vận, là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần quan trọng
vào việc tuyên truyền phát huy, lan tỏa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc.
b) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng nhân
đạo Hồ Chí Minh; tham gia thực hiện Phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức
xây dựng cộng đồng nhân ái”, “Tết Nhân ái”, “Tháng Nhân đạo” và các phong trào,
cuộc vận động nhân đạo khác; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động
nhân đạo gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; đồng thời, quán triệt sâu sắc
quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội.
2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo
a) Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả
Kết luận số 44-KL/TW; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí
thư khóa X (Chỉ thị số 43-CT/TW) và các chủ trương, đường lối của Đảng về công
tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
b) Phối hợp rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ và đề
xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tổ chức Hội và hoạt động
chữ thập đỏ theo 07 lĩnh vực quy định của Luật hoạt động chữ thập đỏ nhằm phát
huy vai trò nòng cốt, đầu mối kết nối, điều phối trong công tác chữ thập đỏ, hoạt
động nhân đạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ
trong tình hình mới.
c) Phối hợp, tham mưu văn bản chỉ đạo thực hiện các
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội khi có Nghị định thay thế Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và khắc phục những tồn tại, vướng
mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cho các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ,
trong đó có Hội Chữ thập đỏ tỉnh đảm bảo đồng bộ, tạo điều kiện cho Hội hoạt động
hiệu quả trong tình hình mới.
d) Quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, hỗ trợ cho
hoạt động của Hội Chữ thập đỏ theo nhiệm vụ được giao, từng bước giúp Hội Chữ
thập đỏ tự chủ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ Hội
Chữ thập đỏ các cấp theo quy định.
đ) Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát,
thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo.
3. Tiếp tục tạo điều kiện và
tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ
thập đỏ
a) Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ
quan, đơn vị để tham gia các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã
hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và quy định của pháp luật.
b) Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí theo nhiệm vụ được
giao để Hội Chữ thập đỏ các cấp phát huy vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo
và hoạt động chữ thập đỏ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh - xã hội của
tỉnh.
4. Củng cố, kiện toàn tổ chức
và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội
Chữ thập đỏ trong tình hình mới.
b) Củng cố, kiện toàn tổ chức Hội Chữ thập đỏ từ tỉnh
đến cơ sở; xây dựng Đề án kiện toàn đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt; tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên, cộng
tác viên chữ thập đỏ tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân
cư. Phát huy vai trò các câu lạc bộ, tổ, đội xung kích tình nguyện tham gia các
hoạt động nhân đạo do Hội chữ thập đỏ phát động và xây dựng Hội Chữ thập đỏ
ngày càng vững mạnh về tổ chức và giao nhiệm vụ; khẳng định, phát huy vai trò
nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới để đóng góp tích cực vào công
tác an sinh xã hội của tỉnh.
c) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động
chữ thập đỏ và công tác nhân đạo với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực,
hiệu quả, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn địa phương, đơn vị; mở rộng
phạm vi giúp đỡ; lan tỏa sâu rộng truyền thống nhân ái của dân tộc, giá trị
nhân văn của công tác chữ thập đỏ. Tích cực chuyển đổi số, nâng cao chất lượng
hoạt động cơ quan chuyên trách của Hội, từng bước tự chủ về tài chính thông qua
thực hiện các nhiệm vụ “đặt hàng” và thực hiện các hoạt động nhân đạo theo quy
định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực nhân đạo.
d) Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, nâng cao chất
lượng hoạt động về ứng phó và trợ giúp các tình huống khẩn cấp, phòng chống
thiên tai, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các lý do bất khả kháng.
Triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, vận động
hiến máu nhân đạo và phát triển các nguồn quỹ xã hội để chăm lo cho các đối tượng.
đ) Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài
chính trong nội bộ Hội; phân bổ nguồn lực tài trợ bảo đảm công bằng, khách
quan, công khai minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ và đối
tượng thụ hưởng theo Điều lệ và quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra, sơ kết, tổng kết,
báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch này
a) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình, kết
quả thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch này, báo cáo cơ quan có thẩm quyền
theo quy định.
b) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt
động nhân đạo và Chữ thập đỏ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, công bằng,
khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ
và đối tượng thụ hưởng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản
lý nhà nước về hoạt động Hội Chữ thập đỏ tỉnh; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra
các hoạt động của Hội đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
b) Phối hợp rà soát Luật hoạt động Chữ thập đỏ và đề
xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tổ chức Hội và hoạt động
chữ thập đỏ theo 07 lĩnh vực quy định của Luật hoạt động chữ thập đỏ nhằm phát
huy vai trò nòng cốt, đầu mối kết nối, điều phối trong công tác chữ thập đỏ, hoạt
động nhân đạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ
trong tình hình mới.
c) Phối hợp, tham mưu văn bản chỉ đạo thực hiện các
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội khi có Nghị định thay thế Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và khắc phục những tồn tại, vướng
mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cho các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ,
trong đó có Hội Chữ thập đỏ các cấp, đảm bảo đồng bộ, tạo điều kiện cho Hội hoạt
động hiệu quả trong tình hình mới.
2. Sở Tài chính
a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thẩm định và
tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí cho các nhiệm vụ của nhà nước giao cho Hội Chữ
thập đỏ tỉnh.
b) Quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, hỗ trợ cho
hoạt động của Hội Chữ thập đỏ đảm bảo cho việc thực hiện tốt vai trò nòng cốt,
đầu mối huy động nguồn lực, kết nối, điều phối nguồn lực trong công tác hoạt động
nhân đạo, từ thiện trên địa bàn.
c) Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của Hội Chữ thập đỏ
tỉnh để thẩm định, cân đối theo khả năng ngân sách, tham mưu tổng hợp trình cấp
có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
3. Các Sở: Lao động - Thương
binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có liên
quan đến lĩnh vực hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ trong công tác cứu trợ
khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; vận động
hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức
thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, hiểm họa[1].
b) Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tiếp tục triển khai
thực hiện hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08 tháng 6
năm 2010 của Ban Bí thư khóa X (Chỉ thị số 43-CT/TW) và các chủ trương, đường lối
của Đảng về công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
4. Sở Y tế
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan
đến lĩnh vực hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho
các đối tượng dễ bị tổn thương, người cao tuổi...
Truyền thông phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an
toàn thực phẩm; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện,
hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người, phòng chống tai nạn thương tích, xây
dựng cộng đồng an toàn; tổ chức đào tạo, huấn luyện và nâng cao năng lực sơ cấp
cứu cho đội ngũ tình nguyện viên chữ thập đỏ; tiếp tục phối hợp triển khai các
hoạt động khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí dành cho đồng bào
nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan đến
lĩnh vực hoạt động của Hội Chữ thập đỏ; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh xây dựng
và phát triển tổ chức Hội cơ sở, Chi hội, đội ngũ thanh thiếu niên chữ thập đỏ
trong trường học, cơ sở giáo dục; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tổ chức
các hoạt động chữ thập đỏ, nhằm giáo dục truyền thống nhân ái của dân tộc Việt
Nam, tính hướng thiện cho học sinh, học viên; phối hợp tổ chức các hoạt động
chăm sóc sức khỏe học đường, huấn luyện sơ cấp cứu; xây dựng trường học an
toàn, trường học thân thiện - học sinh tích cực.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan
của các cơ quan, đơn vị để thực hiện:
a) Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường
thông tin, tuyên truyền công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình
hình mới tại địa phương.
b) Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tuyên truyền
các giá trị nhân đạo, tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh; tham gia thực hiện Phong
trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, “Tết Nhân
ái”, “Tháng Nhân đạo” và các phong trào, cuộc vận động nhân đạo khác; nhân rộng
mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong trào thi đua
“Dân vận khéo”; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải
gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội.
7. Thanh tra tỉnh: Căn
cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan để thực hiện thanh tra, xử lý vi
phạm (nếu có) trong hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về công
tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ; rà soát hoàn thiện, chương trình Quy chế
phối hợp với Hội Chữ thập đỏ trong việc triển khai các hoạt động nhân đạo; vận
động các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp
với Hội Chữ thập đỏ trong hoạt động nhân đạo, đảm bảo minh bạch, kịp thời,
tránh chồng chéo, trùng lặp.
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh trong việc lựa chọn
đối tượng và triển khai thực hiện các hoạt động nhân đạo trên địa bàn tỉnh. Hằng
năm phối hợp chỉ đạo và tổ chức tốt “Tháng Nhân đạo”, phong trào “Tết
Nhân ái”, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ
nhân đạo”, phong trào “Người tốt việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng
nhân ái”.
9. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh
Đoàn
Vận động cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi tham
gia hưởng ứng tích cực các phong trào của Hội Chữ thập đỏ phát động; đồng thời,
phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh cử lực lượng thanh niên hỗ trợ tham gia các
phong trào với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
10. Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa
phương, đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ của Hội và các nhiệm vụ tại
Kế hoạch để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong
tình hình mới, cụ thể:
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân
đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Xác định công tác nhân đạo là bộ
phận quan trọng trong công tác dân vận, là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần quan
trọng vào việc tuyên truyền phát huy, lan tỏa truyền thống nhân ái tốt đẹp của
dân tộc.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận
số 44-KL/TW; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư khóa X
(Chỉ thị số 43- CT/TW) và các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác nhân đạo
và hoạt động chữ thập đỏ.
c) Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ
quan, đơn vị, địa phương tham gia các chương trình, dự án, đề án phát triển
kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và quy định của pháp
luật.
d) Củng cố, kiện toàn tổ chức từ cấp tỉnh đến cơ sở;
xây dựng Đề án kiện toàn đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên, cộng tác viên
chữ thập đỏ tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Phát
huy vai trò các câu lạc bộ, tổ, đội xung kích tình nguyện tham gia các hoạt động
nhân đạo do Hội chữ thập đỏ tỉnh phát động và xây dựng Hội ngày càng vững mạnh
về tổ chức và giao nhiệm vụ; khẳng định, phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ
thập đỏ trong tình hình mới để đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của
tỉnh.
đ) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động
chữ thập đỏ và công tác nhân đạo với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực,
hiệu quả, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn địa phương, đơn vị; mở rộng
phạm vi giúp đỡ; lan tỏa sâu rộng truyền thống nhân ái của dân tộc, giá trị
nhân văn của công tác chữ thập đỏ. Tích cực chuyển đổi số, nâng cao chất lượng
hoạt động cơ quan chuyên trách của Hội, từng bước tự chủ về tài chính thông qua
thực hiện các nhiệm vụ “đặt hàng” và thực hiện các hoạt động nhân đạo theo quy
định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực nhân đạo.
e) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có
liên quan phân bổ nguồn lực tài trợ (nếu có) bảo đảm công bằng, khách quan,
công khai minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ và đối tượng
thụ hưởng theo Điều lệ và quy định của pháp luật.
h) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình kết
quả thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ)
và cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
11. Các sở, ban, ngành khác
a) Triển khai quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có
kết quả các nội dung nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch này đến toàn bộ cán bộ,
công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình quản lý.
b) Vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
tại cơ quan, đơn vị mình quản lý tham gia cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, phong trào “Người tốt việc thiện -
Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” và hưởng ứng các chương trình hoạt động
nhân đạo theo đúng quy định hiện hành.
12. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
a) Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm
quy định, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Tạo điều kiện đảm bảo
kinh phí hoạt động, kinh phí đối ứng các dự án và cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho Hội Chữ thập đỏ cấp huyện và cấp cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ công
tác Hội và phong trào chữ thập đỏ đạt hiệu quả cao.
b) Phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh củng cố, kiện toàn
nhân sự tại cơ quan thường trực Hội Chữ thập đỏ cấp huyện đảm bảo số lượng và
chất lượng.
c) Cân đối và bố trí ngân sách địa phương để triển
khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản
hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này có phát sinh
vướng mắc, các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương có liên quan báo cáo về Ủy
ban nhân dân tỉnh thông (qua Sở Nội vụ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh) để xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NCVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|
[1] Nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ được quy định tại
Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều
lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam