Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 217/KH-UBND 2022 phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội 2021 2025

Số hiệu: 217/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Sỹ Thanh
Ngày ban hành: 12/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/TU NGÀY 22/02/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết gồm những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Thành ủy.

2. Yêu cầu

Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Nghị quyết, xác định rõ trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết đề ra; gắn việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ khác của mỗi ngành, mỗi địa phương, của Thành phố và quốc gia.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2025

Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”. Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.

Tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, tiềm năng gồm: Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Điện ảnh, Thiết kế, Ẩm thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đồng thời quan tâm phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện ảnh, Truyền hình và Phát thanh, Xuất bản, Thời trang...

2. Mục tiêu đến năm 2030

Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội là “Thành phố sáng tạo” có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, nằm trong nhóm các thành phố có ngành CNVH phát triển hàng đầu có thương hiệu, sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh khu vực và thế giới, sánh vai thủ đô các nước phát triển cao trong khu vực. Phấn đấu doanh thu từ các ngành CNVH tăng dần qua từng năm, đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố. Duy trì phát triển ổn định, bền vững các ngành: Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đẩy mạnh phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện ảnh. Tiếp tục phát triển các ngành: Nhiếp ảnh và Triển lãm, Thời trang, Truyền hình và Phát thanh, Xuất bản...

3. Mục tiêu đến năm 2045

Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác; là tiền đề để xây dựng Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa và bền vững; trở thành thành phố kết nối toàn cầu, Văn hiến, Văn minh, Hiện đại và Sáng tạo, ngang tầm các thủ đô và thành phố hàng đầu trong khu vực. Hình thành một số công trình văn hóa mới mang tính biểu tượng có tầm cỡ khu vực và thế giới. Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của Thành phố.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền thúc đẩy đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về Công nghiệp văn hóa

1.1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì

Tổ chức hội nghị quán triệt, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, biên soạn và xuất bản ấn phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển các ngành CNVH trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững Thủ đô.

1.2. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các đơn vị liên quan

Đẩy mạnh tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về phát triển các ngành CVNH Thủ đô với cả nước, khu vực và thế giới, tạo sự thay đổi và vào cuộc tích cực của các chủ thể tham gia phát triển các ngành CNVH (Doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân,... và Nhân dân); Khuyến khích những cách nhìn mới, tư duy mới về CNVH để động viên cao nhất đối với lực lượng lao động sáng tạo văn hóa nhằm tạo ra những giá trị văn hóa mới để Hà Nội thực sự trở thành trung tâm CNVH của cả nước và khu vực, là thành phố kết nối toàn cầu, Văn hiến, Văn minh, Hiện đại và Sáng tạo, ngang tầm các thủ đô và thành phố hàng đầu trong khu vực.

1.3. Các Sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã

Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố, Kế hoạch triển khai thực hiện của đơn vị mình đến cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức của địa phương, đơn vị nhằm thống nhất nhận thức và hành động, triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển CNVH. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển các ngành CNVH để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, nghệ sĩ, nghệ nhân... trên địa bàn đầu tư, phát triển các ngành CNVH.

2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách

2.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan: Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực phát triển CNVH trên các lĩnh vực: Du lịch văn hóa, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Quảng cáo, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Thời trang... đảm bảo phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

- Phối hợp Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan: Xây dựng cơ chế hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích cho người dân và doanh nghiệp các cơ chế hợp tác công - tư trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưởng theo hình thức hợp tác công - tư để phát triển văn hóa.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các nội dung phát triển CNVH vào Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2030; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung, điều chỉnh các nội dung liên quan phát triển CNVH, tích hợp đồng bộ các mục tiêu đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực phát triển CNVH vào Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

- Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội: Đề xuất các nội dung phát triển CNVH cập nhật trong quá trình lập, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, trọng tâm là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản đô thị của Thủ đô, nhận diện các khu vực cần bảo tồn trên cơ sở đó đưa ra các phương án bảo tồn phù hợp và xây dựng các cơ sở văn hóa, thể thao, không gian văn hóa nghệ thuật mới.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các đề tài nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, các chỉ báo, chỉ số, tiêu chí nhằm đánh giá thực trạng phát triển các ngành CNVH và xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành CNVH Thủ đô.

- Phối hợp với Sở Xây dựng: Đề xuất với Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quản lý, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiệm cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn của UNESCO và thế giới.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan tham mưu bố trí nguồn vốn ngân sách thỏa đáng cho đầu tư phát triển CNVH nhất là các dự án có tính chất nền tảng, chiến lược.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao: Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, xúc tiến đầu tư, quảng bá, phát triển các loại hình CNVH sẵn có lợi thế, tiềm năng, đảm bảo phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, cải cách quy trình thủ tục đầu tư nhằm thu hút được các nhà đầu tư trong nước, quốc tế có uy tín, thương hiệu, tiềm lực triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở vật chất, công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ hợp vui chơi giải trí và thể thao có quy mô, tiêu chuẩn quốc tế phục vụ phát triển CNVH.

2.3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan nhằm huy động nguồn lực tài chính cho việc phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô.

2.4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Phối hợp với Sở Xây dựng: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực Thiết kế, Kiến trúc.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã: Nghiên cứu, đề xuất chuyển đổi di sản công nghiệp, biệt thự cũ, di sản đô thị... thành các không gian sáng tạo văn hóa mới phục vụ phát triển CNVH.

- Xây dựng cơ chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đặc thù đối với các khu vực phố cổ, phố cũ, làng cổ, khu vực hai bên bờ sông Hồng...

2.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan: Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội thúc đẩy phát triển CNVH Thủ đô.

2.6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao: Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong đó có đội ngũ quản lý, trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu, văn nghệ sĩ, nghệ nhân... trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động trong lĩnh vực CNVH để phát triển Thủ đô.

- Nghiên cứu, đề xuất với UBND Thành phố ban hành chính sách sử dụng tài nguyên văn hóa, chính sách phát triển các cơ sở, loại hình văn hóa ngoài công lập, không gian sáng tạo, chính sách động viên, khuyến khích nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển CNVH.

2.7. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng kết quả từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ; cơ chế khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực phát triển CNVH.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế đảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu quả việc thực thi và khai thác quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường văn hóa.

2.8. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực: Phần mềm và các trò chơi điện tử trên mạng, Truyền hình và Phát thanh, Xuất bản...

- Hướng dẫn các cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành CNVH có tiềm năng, thế mạnh; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm ngành CNVH trên địa bàn Thủ đô ra cả nước, khu vực và thế giới.

2.9. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Văn hóa và Thể thao: Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đảm bảo phát huy hiệu quả, phát triển du lịch nhất là du lịch văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2.10. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Nghiên cứu, xác định một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực, giải pháp phát triển liên kết vùng trong phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô.

- Nghiên cứu giải pháp phát triển: kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị...phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn Thủ đô, thúc đẩy phát triển kinh tế.

3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

3.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ kế cận có trình độ chuyên môn cao, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNVH trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

- Thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, ưu đãi, vinh danh đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các nhà sáng tạo, văn nghệ sỹ, nghệ nhân... có quá trình cống hiến, đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triển văn hóa và CNVH Thủ đô; Khuyến khích các nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia giảng dạy, hỗ trợ trao truyền tri thức, kỹ năng, bí quyết thực hành; phát huy thế mạnh của các nhà hát của ngành làm hạt giống phát triển ngành CNVH của Thủ đô.

- Khuyến khích và cử cán bộ có trình độ, nghệ sĩ, diễn viên... xuất sắc đi đào tạo, học tập kinh nghiệm tại các nước có nền CNVH phát triển; hình thành và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia chất lượng cao.

- Bồi dưỡng năng lực sáng tạo thông qua tổ chức các cuộc thi, liên hoan, hội diễn, diễn đàn Mạng lưới sáng tạo... góp phần mở rộng, phát triển các nguồn nhân lực để tạo ra các sản phẩm văn hóa có hàm lượng thiết kế sáng tạo và chất lượng cao, xây dựng thương hiệu quốc gia, quốc tế cho các ngành CNVH của Thủ đô.

- Chủ động kết nối, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa Thành phố với các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các Hội, Hiệp hội chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế, tham gia vào các hoạt động phát triển CNVH.

3.2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Phối hợp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và quyền liên quan. Hình thành môi trường sáng tạo, hệ sinh thái sáng tạo, tôn trọng tự do sáng tạo cá nhân và quyền sở hữu trí tuệ.

3.3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện chương trình giáo dục sáng tạo trong hệ thống giáo dục Thủ đô. Chú trọng tạo lập môi trường văn hóa sáng tạo, phát triển hệ sinh thái giáo dục trong nhà trường gắn với thúc đẩy giáo dục mở, xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh văn minh, thanh lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế, góp phần hình thành thế hệ công dân toàn cầu.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai chương trình “Sân khấu học đường, “Nghệ thuật với học đường” nhằm giáo dục nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ, góp phần hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh trên địa bàn Thành phố.

3.4. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao

Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa, chú trọng nhân lực quản lý, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng dân cư địa phương có tài nguyên du lịch văn hóa và nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch đạt chất lượng cao.

3.5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Đẩy mạnh các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước, tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dần dần hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.

3.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương

Tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề, thợ giỏi. Có cơ chế hỗ trợ để phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; tạo điều kiện để các nghệ nhân tham gia công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề đặc biệt là đối với một số nghề thủ công truyền thống có giá trị văn hóa đang có nguy cơ mai một.

3.7. Thành đoàn Hà Nội

Tổ chức phát động và triển khai các chương trình nhằm khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp các lĩnh vực CNVH trong thanh niên, sinh viên và giới trẻ Thủ đô.

3.8. Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao

Tổ chức các cuộc thi, trại sáng tác khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo và phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức tạo nên các tác phẩm văn học - nghệ thuật phong phú, đa dạng có giá trị cao, tạo dấu ấn về tư tưởng và nghệ thuật, chủ động tham gia các hoạt động phát triển CNVH Thủ đô.

3.9. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố, Hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và Làng nghề, Hội nghệ nhân thợ giỏi và các Hiệp hội khác chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp các đơn vị liên quan

Triển khai các chương trình tư vấn, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, tiếp thu thành tựu phát triển trong lĩnh vực CNVH của khu vực và thế giới cho các thành viên Hiệp hội, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô; khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong các lĩnh vực CNVH đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.

3.10. Các trường Đại học, Cao đẳng của Hà Nội triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, chú trọng đào tạo các ngành trong lĩnh vực phục vụ phát triển CNVH.

3.11. Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội khuyến khích, tổ chức các hoạt động góp phần đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực CNVH; Tổ chức và tham gia tổ chức các giải thưởng, tôn vinh tri thức và những công trình khoa học, các hội thi sáng tạo... phục vụ phát triển CNVH Thủ đô.

3.12. UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động thực hiện hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực, chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng, khuyến khích đổi mới công nghệ, sáng tạo các lĩnh vực CNVH có tiềm năng và lợi thế tại địa phương.

4. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ

4.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Chủ động hợp tác, tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa, khai thác, phát huy giá trị văn hóa trong các lĩnh vực: Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Quảng cáo, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Thời trang...

- Triển khai số hóa, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản tư liệu, tên đường phố Hà Nội, thông tin về Mạng lưới thành phố Sáng tạo Hà Nội để quản lý, kết nối, chia sẻ, quảng bá thông tin với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước.

- Phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo giới thiệu các di sản văn hóa, sản phẩm ngành CNVH trên mạng Internet và các nền tảng truyền thông số.

4.2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, quản trị tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, hỗ trợ áp dụng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ các ngành CNVH.

- Xây dựng “Mạng lưới sáng kiến Hà Nội”; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4.3. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thương hiệu, vị thế của du lịch Thủ đô.

4.4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Triển khai áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, thiết bị tiên tiến, hiện đại để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, thiết kế mẫu mã sáng tạo, đặc trưng, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

4.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất, sử dụng phương thức truyền thống kết hợp áp dụng cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất thủ công không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ;

4.6. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các trung tâm xử lý rác thải, nước thải, làm sạch hệ thống thoát nước...

4.7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Thúc đẩy đổi mới công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực Xuất bản, Phát thanh và Truyền hình.

4.8. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm, dịch vụ ngành CNVH có thế mạnh ở địa phương phù hợp thị trường trong nước và quốc tế.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai số hóa, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu tại địa phương.

4.9. Các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNVH chủ động sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, các ý tưởng và thiết kế sản phẩm sáng tạo của các tổ chức, cá nhân qua các cuộc thi; ứng dụng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo vào các hoạt động phát triển ngành CNVH có lợi thế, sức cạnh tranh và thị trường yêu thích.

5. Phát triển thị trường công nghiệp văn hóa

5.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Tăng cường đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống các thiết chế văn hóa phục vụ phát triển CNVH Thủ đô thông qua các chương trình đào tạo, liên kết với chuyên gia trong nước và quốc tế nâng cao năng lực sáng tạo của các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật... hướng tới thị trường cả nước và quốc tế.

- Đề xuất nhu cầu và nội dung cụ thể để Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội rà soát bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa mới trên địa bàn thành phố trong đó tập trung vào đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nhằm hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển CNVH Thủ đô.

- Khuyến khích sáng tạo, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần mới trên nền tảng di sản, đảm bảo hài hòa với phát triển kinh tế, du lịch bền vững; lựa chọn xây dựng các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa chất lượng cao tham gia vào thị trường CNVH trong nước và quốc tế.

- Xây dựng các mô hình tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân... nhằm phối hợp đồng bộ, phát triển bền vững các ngành CNVH.

- Xây dựng đề án hình thành các khu vực, trung tâm hoạt động văn hóa nghệ thuật của Thủ đô, Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia, các Chương trình giới thiệu tinh hoa văn hóa các Thủ đô trên thế giới và văn hóa đặc sắc các vùng miền; thúc đẩy phát triển các loại hình nghệ thuật, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành CNVH.

- Hình thành các tuyến, chương trình liên kết các vùng văn hóa như Liên kết văn hóa đất tổ, cố đô (Hà Nội - Phú Thọ - Ninh Bình - Thanh Hóa - Huế...), Trung tâm văn hóa Đồng bằng Sông Hồng, Trung tâm văn hóa Việt Mường (Hòa Bình). Chương trình “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”...

5.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Cân đối vốn có tính chất đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển các ngành CNVH, công nghiệp sáng tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt và huy động các nguồn lực khác để phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành trung tâm CNVH, công nghiệp sáng tạo lớn của cả nước.

- Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá năng lực thị trường hiện tại, dự báo xu hướng phát triển mới của thị trường nội địa và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều chỉnh chính sách phát triển của Thành phố, đồng thời cung cấp thông tin, định hướng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cũng như nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng.

5.3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Hỗ trợ tư vấn thiết kế sáng tạo mẫu, phối hợp chất liệu mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống. Chú trọng nâng cao năng lực xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, ưu tiên sử dụng chất liệu truyền thống, thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa Thủ đô.

- Hỗ trợ các làng nghề xây dựng website giới thiệu, trang giao dịch thương mại điện tử; tăng cường hỗ trợ công tác quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tổ chức bình chọn xếp hạng, đánh giá phân loại uy tín, chất lượng các cửa hàng, cửa hiệu, làng nghề, nghệ nhân... xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, sản phẩm có chất lượng cao.

5.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Tập trung đầu tư, hỗ trợ các làng nghề truyền thống có tiềm năng, lợi thế phát triển CNVH thông qua các chương trình đào tạo, hoặc liên kết với chuyên gia quốc tế để nâng cao năng lực sáng tạo, hướng đến thị trường quốc tế.

- Hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm các làng nghề truyền thống; Gắn kết chương trình phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch văn hóa.

- Nghiên cứu thúc đẩy hình thành Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP tầm quốc gia tại Thủ đô và đầu tư, phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm và phát triển CNVH tại các quận, huyện, thị xã.

5.5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và công chúng về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các quyền liên quan với các sản phẩm thông tin và truyền thông. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát phòng, chống việc xâm hại sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả với các sản phẩm thông tin và truyền thông. Hướng dẫn triển khai ứng dụng CNTT thiết lập hệ thống báo cáo xâm hại bản quyền trực tuyến.

5.6. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, điểm đến du lịch gắn với di sản văn hóa, công trình kiến trúc, làng nghề có chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Hình thành tuyến du lịch đường thủy của Thành phố và các vùng lân cận. Tổ chức các sự kiện thường niên về du lịch, Lễ hội quà tặng du lịch, cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm quà tặng, sản phẩm lưu niệm có chất lượng mang đậm nét văn hóa truyền thống.

- Xây dựng mô hình các làng nghề du lịch đồng bộ với quy hoạch, cung cấp đầy đủ các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, đa dạng các hoạt động trải nghiệm, gắn kết chặt chẽ trong các vùng du lịch trọng điểm của Thủ đô.

- Thúc đẩy triển khai các công trình, dự án hạ tầng phát triển du lịch; hình thành một số cụm du lịch trọng điểm, giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc.

- Tăng cường mở rộng thị trường, kết nối hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế trong việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch văn hóa. Tham gia và tổ chức các chương trình xúc tiến giới thiệu điểm đến, hội chợ du lịch quốc tế nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa và các loại hình du lịch thế mạnh của Thủ đô.

5.7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Rà soát, bố trí quỹ đất tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và các khu vực phát triển đô thị, các đô thị vệ tinh để xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, du lịch, Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP tầm quốc gia, Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội, Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật quốc gia, Tổ hợp thể thao đẳng cấp quốc tế...; Ưu tiên quy hoạch quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất thuộc diện phải di dời ra khỏi khu vực nội đô lịch sử để xây dựng các công trình công cộng phục vụ tái thiết đô thị, phát triển bền vững.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc phát huy năng lực sáng tạo hình thành các công trình kiến trúc tiêu biểu, điển hình trong khu vực, có tính ứng dụng cao thể hiện được sự giao lưu quốc tế trên cơ sở tiếp nối các giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

5.8. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Thành phố chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng Chương trình ký kết hợp tác, Kế hoạch xúc tiến, xây dựng sản phẩm và hợp tác, liên kết, phát triển các lĩnh vực ngành CNVH Thủ đô.

- Từng bước hình thành, phát triển cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trên địa bàn Thành phố, ở trong và ngoài nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng có tính kết hợp giữa tính dân tộc và quốc tế.

5.9. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì thực hiện Xây dựng hệ sinh thái truyền thông chuyên biệt về CNVH với các sản phẩm nghe nhìn chất lượng cao.

5.10. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, các không gian công cộng trong phát triển kinh tế đô thị; gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan, lịch sử, bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống và cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Bảo tồn, phục hồi không gian kiến trúc cảnh quan đô thị một số khu vực, tuyến phố có đặc trưng văn hóa đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng về CNVH, khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân mở rộng các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CNVH, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, giá trị cao, hấp dẫn thị trường.

- Thúc đẩy hình thành Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các quận, huyện, thị xã.

5.11. Các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNVH

Tăng cường kết nối, hướng dẫn hội viên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, chủ động mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hình thành các sản phẩm mới trong các lĩnh vực CNVH.

6. Thu hút và hỗ trợ đầu tư

6.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Hà Nội tập trung vào công trình, dự án lớn (Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP tầm quốc gia, Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội, Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật quốc gia, Tổ hợp thể thao đẳng cấp quốc tế...), các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, hình thành hệ thống quảng trường, không gian văn hóa nghệ thuật... phục vụ phát triển CNVH.

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thực hiện các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành CNVH sẵn có lợi thế, tiềm năng. Phát triển mạng lưới doanh nghiệp văn hóa, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực CNVH; đa dạng hóa các mô hình đầu tư, đặc biệt mô hình hợp tác công tư; khuyến khích hình thành và phát triển các loại quỹ đầu tư trong lĩnh vực văn hóa.

6.2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để khai thác, phát huy những tiềm năng, giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô phục vụ phát triển CNVH lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

- Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng ngành Nghệ thuật biểu diễn Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển CNVH; đề án hình thành các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, xây dựng sản phẩm văn hóa có thương hiệu, chất lượng cao của Thủ đô; đề án phát triển, quảng bá di sản văn hóa Ẩm thực Hà Nội; hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn hoạt động đáp ứng yêu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của Nhân dân Thủ đô.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành nghiên cứu đề xuất Thành phố xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo của Thành phố; các công trình văn hóa, thể thao mới có tính biểu tượng đặc sắc của Thủ đô.

- Phối hợp với UBND các quận huyện, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thủ đô, ưu tiên loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống và di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, di sản Tư liệu đã được UNESCO ghi danh. Triển khai một số dự án, đề án quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích thuộc đơn vị quản lý.

- Phối hợp với các ngành, địa phương hỗ trợ tạo các “Không gian sáng tạo” “Không gian văn hóa” trở thành các địa điểm trải nghiệm, giới thiệu, thực hành ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa.

6.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải tập trung trong làng nghề.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ giao đất, thuê đất để thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án phát triển CNVH Thủ đô.

6.4. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa và Thể thao: Tham mưu, lập danh mục dự án báo cáo Thành phố kêu gọi đầu tư phát triển trong lĩnh vực du lịch như: các tổ hợp cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp, thương hiệu quốc tế; đầu tư xây dựng điểm dừng chân, không gian nghệ thuật, điểm du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch, giới thiệu, trưng bày, quảng bá...

6.5. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Huy động mọi nguồn lực, thu hút đầu tư, chỉnh trang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, hoàn thành các cơ sở vật chất phục vụ phát triển CNVH Thủ đô: hệ thống công viên, vườn hoa, quảng trường...

6.6. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan triển khai các dự án, kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Cổ Loa.

6.7. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Quy hoạch và bố trí quỹ đất, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho các dự án phát triển CNVH của địa phương, trong đó ưu tiên bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề, các điểm du lịch văn hóa, vui chơi, giải trí, nghệ thuật biểu diễn, kết hợp phố - không gian đi bộ, điểm mua sắm, thiết chế văn hóa, công viên văn hóa, công viên tại từng khu vực dân cư, trang trại sinh thái...

- Triển khai một số dự án, đề án quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để khai thác, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, phát triển ngành CNVH gắn với du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, phát triển ngành CNVH sẵn có lợi thế, tiềm năng của địa phương; Ưu đãi, kêu gọi đầu tư vào các ngành CNVH tạo cơ hội phát triển tại địa phương.

6.8. Các Hiệp hội, doanh nghiệp đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNVH

Xây dựng các sản phẩm văn hóa có chất lượng cao, đề xuất đầu tư dự án xây dựng các công trình văn hóa mới, các Trung tâm sáng tạo, Trung tâm văn hóa nghệ thuật... mở rộng liên doanh, liên kết để tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực CNVH.

7. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế

7.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao có quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế. Tiếp tục duy trì, phát huy việc tổ chức các hoạt động gặp gỡ, giao lưu văn hóa, đăng cai các sự kiện văn hóa, thể thao quốc tế tại Thủ đô trở thành các sự kiện thường niên, có uy tín trong khu vực, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ, các tổ chức văn hóa nghệ thuật, những cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNVH có uy tín trong nước và trên thế giới.

- Tăng cường sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa của Hà Nội ở trong và ngoài nước.

- Phối hợp khai thác hiệu quả nguồn lực của các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố. Mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.

7.2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tổ chức Hội chợ giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội kết hợp thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nghệ nhân, thợ giỏi; giới thiệu sản phẩm OCOP tại các hội chợ trong và ngoài nước.

7.3. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả ngoại giao văn hóa lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển CNVH gắn với các sự kiện ngoại giao, thông qua các hoạt động của đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở các nước.

- Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại văn hóa, hợp tác với các địa phương, cơ quan, các tổ chức của Trung ương và quốc tế trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giao lưu, tiếp thu kinh nghiệm phát triển CNVH của các nước, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong nước và phát huy những kinh nghiệm trong phát triển CNVH Thủ đô.

7.4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Thành phố chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Xác lập thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực CNVH Thủ đô, xây dựng các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại quốc gia, giới thiệu tại các hội chợ quốc tế, liên hoan du lịch quốc tế và các hoạt động quốc tế khác;

- Chủ động kết nối, mở rộng mạng lưới và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các thành phố có kinh nghiệm, các quốc gia uy tín trong phát triển CNVH, hợp tác trong các lĩnh vực Hà Nội có lợi thế.

7.5. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Tuyên truyền về phát triển CNVH, các sản phẩm văn hóa, các di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô, các khu sinh thái kết hợp với công tác thông tin đối ngoại.

- Thông qua hoạt động đón đoàn vào, tổ chức đoàn ra và các hoạt động giao lưu Nhân dân giới thiệu thông tin, quảng bá về văn hóa truyền thống, tiềm năng phát triển CNVH của Thủ đô đến với các đối tác, bạn bè quốc tế.

7.6. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

- Chủ động mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố trong các lĩnh vực phát triển CNVH.

- Tham gia các sự kiện văn hóa, xúc tiến trong nước và quốc tế, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các thành phố có kinh nghiệm trong phát triển CNVH trên thế giới.

7.7. Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNVH

Tích cực mở rộng hợp tác, phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối theo chuỗi giá trị với các Tập đoàn lớn trong nước và các doanh nghiệp quốc tế, chú trọng các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại Thủ đô.

8. Triển khai các sáng kiến của Hà Nội đã cam kết với UNESCO khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo

8.1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

- Xây dựng Đề án tổ chức hoạt động Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội nhằm tạo môi trường ươm mầm và nuôi dưỡng các tài năng trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo tại Hà Nội tạo hệ sinh thái phát triển các ngành CNVH.

- Triển khai dự án chuỗi chương trình truyền hình Tài năng sáng tạo Hà Nội tạo ra sân chơi cho giới trẻ và cộng đồng nói chung trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến thiết kế sáng tạo; Tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hàng năm, quảng bá lĩnh vực thiết kế sáng tạo Hà Nội, trong khu vực và trên toàn cầu; Kết nối Mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ và tạo cơ hội cho những tài năng mới trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.

- Tham gia tích cực các hội nghị, diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và toàn cầu. Tổ chức Diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo Đông Nam Á tại Hà Nội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm nhìn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” gắn với truyền thống văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến, danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

8.2. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tham mưu thúc đẩy các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, góp phần huy động nguồn lực, chuyển giao công nghệ mới. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo Đông Nam Á tại Hà Nội; tham gia hội nghị, diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo trong khu vực và toàn cầu.

8.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan

Xây dựng kế hoạch phát triển các không gian sáng tạo tại các làng nghề, tăng cường các hoạt động giao lưu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm có tính thiết kế sáng tạo, ứng dụng và thương mại cao.

8.4. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội triển khai chương trình truyền hình Tài năng sáng tạo Hà Nội, quảng bá, giới thiệu các hoạt động Hà Nội thực hiện với vai trò thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

8.5. Các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo

Chủ động triển khai, khuyến khích phát triển năng lực sáng tạo trong việc hình thành sản phẩm thiết kế sáng tạo ở các ngành công nghiệp văn hóa, không gian sáng tạo... phối hợp với cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp khi tham gia các sự kiện, hoạt động, các cuộc thi thiết kế sáng tạo của Thành phố và quốc tế.

8.6. Đề nghị các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thủ đô

Chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ phát triển Mạng lưới Thành phố Sáng tạo tại đơn vị mình; xây dựng chương trình giáo dục sáng tạo để hình thành “thế hệ trẻ sáng tạo”; tổ chức các cuộc thi để khuyến khích sinh viên phát huy khả năng sáng tạo và kết nối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực, các ý tưởng thiết kế sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và nguồn huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển CNVH trong lĩnh vực ngành được phân công.

- Là cơ quan thường trực, phối hợp Văn phòng UBND Thành phố đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển CNVH Thành phố (Ban Chỉ đạo); Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, sơ kết, tổng kết chương trình và tham mưu UBND Thành phố tổng hợp báo Thành ủy, Ban Chỉ đạo theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển CNVH trong lĩnh vực ngành được phân công. Phối hợp với đơn vị liên quan cân đối nguồn lực cho đầu tư, hoạt động theo mục tiêu, đề án, dự án, kế hoạch báo cáo Ban Chỉ đạo và UBND Thành phố theo quy định.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổng hợp tham mưu báo cáo UBND Thành phố về việc bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ được UBND Thành phố giao tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Tổ chức triển khai nội dung Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ. Chỉ đạo, định hướng hệ thống Tuyên giáo, các cơ quan báo chí Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung Nghị quyết, Kế hoạch về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên

Vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực các mục tiêu, nội dung trong Nghị quyết, Kế hoạch và giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung kế hoạch đã đề ra.

6. Các Sở, ban, ngành, đơn vị

- Tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết, Kế hoạch đến cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị nhằm thống nhất nhận thức và triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển CNVH Thủ đô.

- Xây dựng đề án, kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách được giao tại kế hoạch trình cấp có thẩm quyền ban hành. Tổ chức thực hiện kế hoạch theo phân công đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

7. UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Phát triển CNVH của đơn vị giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045; Thực hiện rà soát, phân công rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị phụ trách, chỉ đạo quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển các ngành CNVH bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; Tạo bước đột phá để phát triển CNVH trở thành ngành có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tổ chức thông tin tuyên truyền, triển khai Nghị quyết, Kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa của UBND Thành phố và địa phương tới các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ động phối hợp Sở, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan thúc đẩy công tác phát triển sản phẩm, quản lý khai thác, liên kết phát triển các ngành CNVH trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả, đề xuất kịp thời với Thành phố các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện các ngành CNVH trên địa bàn.

8. Giao Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố; đề nghị Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, Hội Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Hà Nội, các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị liên quan

Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Nghị quyết của Thành ủy, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo: Hànộimới, Kinh tế đô thị, An ninh Thủ đô, các báo thuộc các đoàn thể của Thành phố phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương

Tăng cường tuyên truyền nội dung Nghị quyết, Kế hoạch; Xây dựng chuyên trang, chuyên mục... tuyên truyền, quảng bá, phục vụ phát triển CNVH Thủ đô.

Định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11) các đơn vị báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch; phản ánh khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị giải quyết, gửi về Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố
- Các Đ/c Ủy viên BTV Thành ủy;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Đảng ủy Khối: Các cơ quan Thành phố, Công nghiệp,

Đại học, Doanh nghiệp Thành phố;
- Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,

Hội nông dân Thành phố, Thành đoàn Hà Nội;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội;
- Các Quận, Huyện, Thị ủy,
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo, đài Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Sỹ Thanh

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC XÂY DỰNG CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/TU NGÀY 22/02/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND Thành phố)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Đxuất xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển CNVH trong lĩnh vực: Du lịch văn hóa, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Quảng cáo, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Thời trang.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Kế hoạch Đầu tư, Tài chính và các đơn vị liên quan

2022-2025

2

Nghiên cứu cơ chế hợp tác công - tư trong quản lý, khai thác di sản, bảo tồn, phát triển văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưởng theo hình thức hợp tác công - tư để phát triển văn hóa Thủ đô.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tài chính và các đơn vị liên quan

2023-2025

3

Đề xuất với Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quản lý, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiệm cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn của UNESCO và thế giới.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan

2022-2023

4

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, xúc tiến đầu tư, quảng bá, phát triển các loại hình CNVH.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Văn hóa và Thể thao, Tài chính

2023-2025

5

Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển CNVH trong lĩnh vực Thiết kế, Kiến trúc.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan

2022-2023

6

Bổ sung cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội thúc đẩy phát triển CNVH.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương và các đơn vị liên quan

2022-2023

7

Xây dựng cơ chế chính sách thu hút trọng dụng nhân tài trong đó có đội ngũ quản lý, trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu, văn nghệ sĩ, nghệ nhân...trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động trong lĩnh vực CNVH.

Sở Nội Vụ

Sở Văn hóa Thể thao và các đơn vị liên quan

2022-2024

8

Nghiên cứu, đề xuất chính sách sử dụng tài nguyên văn hóa, chính sách phát triển các cơ sở, loại hình văn hóa ngoài công lập, không gian sáng tạo, chính sách động viên, khuyến khích nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển CNVH.

Sở Nội Vụ

Sở Văn hóa Thể thao và các đơn vị liên quan

2022-2025

9

Xây dựng cơ chế hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng kết quả từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ; cơ chế khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực phát triển CNVH.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các đơn vị liên quan

2022-2024

 

PHỤ LỤC 02

CÁC QUY HOẠCH, ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/TU NGÀY 22/02/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND Thành phố)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Quy hoạch

 

 

 

1

Rà soát, điều chỉnh bổ sung các nội dung phát triển CNVH vào Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2030, đề xuất tích hợp đồng bộ các mục tiêu đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực phát triển CNVH vào Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan

2022-2025

2

Đề xuất các nội dung phát triển CNVH để cập nhật trong quá trình lập, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

2022-2025

3

Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển CNVH

Sở Du lịch

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc

2022-2024

II

Đề tài, Đề án, Chương trình

 

 

 

1

Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, các chỉ báo, chỉ tiêu, tiêu chí nhằm đánh giá thực trạng phát triển các ngành CNVH và cơ sở dữ liệu về ngành CNVH Thủ đô

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Khoa học và Công nghệ; Cục Thống kê TP và các đơn vị liên quan

2023-2025

2

Nghiên cứu xác định một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực, giải pháp phát triển liên kết vùng trong phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội

Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

2023-2025

3

Nghiên cứu giải pháp phát triển nền kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội

Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

2023-2025

4

Xây dựng các mô hình tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân... nhằm phối hợp đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững các ngành CNVH.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

2023-2030

5

Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quản lý, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa mới tiệm cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn của UNESCO và thế giới.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan

2022-2025

6

Đề án nâng cao chất lượng ngành Nghệ thuật biểu diễn Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển CNVH

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2025

7

Đề án hình thành các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, xây dựng sản phẩm văn hóa có thương hiệu, chất lượng cao của Thủ đô.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2025

8

Đề án bảo vệ, quảng bá, phát triển văn hóa Ẩm thực Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2024

9

Đề án hình thành các khu vực, trung tâm hoạt động văn hóa nghệ thuật của Thủ đô, Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia, các Chương trình giới thiệu tinh hoa văn hóa các Thủ đô trên thế giới và văn hóa đặc sắc các vùng miền; thúc đẩy phát triển các loại hình nghệ thuật, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành CNVH.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

10

Đề án nghiên cứu đề xuất chuyển đổi di sản công nghiệp, biệt thự cũ, di sản đô thị... thành các di sản văn hóa mới phục vụ phát triển CNVH

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã

2022-2025

11

Đề án hình thành Trung tâm Thiết kế sáng tạo Thành phố Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2023

12

Đề án phát triển Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thành tổ hợp truyền thông đa phương tiện

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Các Sở, ngành liên quan

2022-2025

13

Hình thành các tuyến, chương trình liên kết các vùng văn hóa như Liên kết văn hóa đất tổ, cố đô (Hà Nội - Phú Thọ - Ninh Bình - Thanh Hóa - Huế...), Trung tâm văn hóa Đồng bằng Sông Hồng, Trung tâm văn hóa Việt Mường (Hòa Bình). Chương trình “Hà Nội - Huế - Sài Gòn ...

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

 

PHỤ LỤC 03

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/TU NGÀY 22/02/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND Thành phố)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNVH trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật: Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Quảng cáo, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Thời trang...

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2025

2

Xây dựng chương trình giáo dục sáng tạo trong hệ thống giáo dục Thủ đô.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành liên quan

2022-2023

3

Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch văn hóa.

Sở Du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã

2023-2025

4

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề, thợ giỏi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương và các đơn vị liên quan

2022-2025

5

Hỗ trợ nâng cao năng lực thiết kế, quảng bá cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; năng lực sáng tạo, đổi mới mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề thủ công truyền thống.

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan

2022-2030

6

Tổ chức các cuộc thi, trại sáng tác khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo và phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

II

Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ

 

 

 

1

Triển khai số hóa, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản tư liệu, tên đường phố, thông tin về Mạng lưới thành phố Sáng tạo của Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan

2022-2030

2

Nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của Thủ đô, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và phát triển du lịch.

Sở Du lịch

Các Sở, ngành đơn vị liên quan

2022-2025

3

Triển khai áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, thiết bị tiên tiến, hiện đại để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao.

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

4

Xây dựng “Mạng lưới sáng kiến Hà Nội”

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

5

Triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

6

Thúc đẩy đổi mới công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực Xuất bản, Phát thanh và Truyền hình.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành liên quan

2022-2025

III

Phát triển thị trường công nghiệp văn hóa

 

 

 

1

Tăng cường đầu tư, quản lý khai thác hệ thống các thiết chế văn hóa phục vụ phát triển CNVH, nâng cao năng lực sáng tạo của các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật

Sở Văn hóa và Thể thao

Các đơn vị liên quan

2022-2030

2

Thúc đẩy hình thành Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu sản phẩm OCOP tầm quốc gia, phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các loại hình du lịch tại các quận, huyện, thị xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ngành liên quan UBND quận, huyện, thị xã

2022-2030

3

Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm các làng nghề truyền thống

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

4

Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, điểm đến du lịch gắn với di sản văn hóa, công trình kiến trúc, làng nghề có chất lượng cao.

Sở Du lịch

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

5

Rà soát, bố trí quỹ đất tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và các khu vực phát triển đô thị, các đô thị vệ tinh để xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, du lịch, Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP tầm quốc gia, Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội, Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật quốc gia, Tổ hợp thể thao đẳng cấp quốc tế...

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị liên quan

2022-2025

6

Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng Chương trình ký kết hợp tác, Kế hoạch xúc tiến, liên kết phát triển các lĩnh vực ngành CNVH Thủ đô

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

7

Xây dựng hệ sinh thái truyền thông chuyên biệt về phát triển văn hóa

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

c Sở, ngành liên quan

2022-2030

IV

Thu hút và hỗ trợ đầu tư

 

 

 

1

Lập danh mục các công trình, dự án, các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa... thu hút đầu tư phục vụ phát triển CNVH Thủ đô

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ngành liên quan

2022-2023

2

Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Thủ đô phục vụ phát triển CNVH

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2023-2030

3

Lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển trong lĩnh vực du lịch như: các tổ hợp cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp, thương hiệu quốc tế; đầu tư xây dựng điểm dừng chân, không gian nghệ thuật, điểm du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch, giới thiệu, trưng bày, quảng bá...

Sở Du lịch

Các Sở, ngành liên quan

2022-2023

4

Chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, hoàn thành các cơ sở vật chất phục vụ phát triển CNVH Thủ đô.

Sở Xây dựng

Các Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã

2022-2030

5

Triển khai dự án, đề án quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

V

Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành liên quan

2022-2025

2

Tổ chức Hội chợ giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hội chợ quốc tế quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội kết hợp thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nghệ nhân, thợ giỏi; Giới thiệu sản phẩm OCOP

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

3

Xây dựng các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại quốc gia, giới thiệu tại các hội chợ quốc tế, liên hoan du lịch và quốc tế và các hoạt động quốc tế khác

Trung tâm XTĐTTMDL

Các Sở, ngành liên quan

2022-2030

4

Xây dựng các chương trình mở rộng hợp tác, phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối theo chuỗi giá trị với các Tập đoàn lớn trong nước và các doanh nghiệp quốc tế, chú trọng các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại Thủ đô.

Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNVH

Các Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã

2022-2030

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC LỄ HỘI, SỰ KIỆN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Kèm theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND Thành phố)

TT

Tên sự kiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Địa điểm dự kiến

Lịch dự kiến

Kinh phí

I

Các sự kiện quốc tế tổ chức tại Hà Nội

1

Đăng cai tổ chức Diễn đàn mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO khu vực Đông Nam Á

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Ngoại vụ

Ban Tuyên giáo TU, Văn phòng UBND TP, các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan, Viện VHNTQGVN.

Hà Nội

Dự kiến năm 2023 và các năm tiếp theo

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

2

Hoạt động “Giao lưu văn hóa quốc tế giữa thành phố Hà Nội với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam”

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Ngoại vụ và các Sở, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn TP Hà Nội. Mời các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam đóng trên địa bàn TP Hà Nội tham dự

Tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

3

Chương trình Lễ hội giao lưu văn hóa ẩm thực quốc tế Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Ngoại vụ và các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

4

Chương trình Lễ hội văn hóa Nhật Bản

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Ngoại vụ và các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hàng năm

ĐSQ Nhật Bản; TP Hà Nội hỗ trợ địa điểm, thủ tục và một phần kinh phí.

5

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Bộ VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

3 năm 01 lần

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

6

Các chương trình giới thiệu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các ngành CNVH giao lưu quốc tế tổ chức tại Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Ngoại vụ và các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

II

Các sự kiện của Thành phố tổ chức tại nước ngoài

1

Tham gia các Hội nghị, diễn đàn Mạng lưới trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và toàn cầu theo các chương trình của UNESCO

Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Ngoại vụ

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Các nước trong hệ thống mạng lưới các TP sáng tạo

Hàng năm

Ngân sách

2

Tham gia Hội chợ sách Frankfurt book fair tại Đức

Trung tâm XTĐTTMDL

Sở Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông và các đơn vị phối hợp

Tại TP Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức

Hàng năm

Ngân sách và xã hội hóa

3

Tham gia Hội chợ xúc tiến du lịch tại Jata Nhật Bản

Trung tâm XTĐTTMDL

Sở Ngoại vụ, Du lịch, các địa phương liên kết, tổ chức, doanh nghiệp du lịch

Tại TP Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức

Hàng năm

Ngân sách và xã hội hóa

4

Các chương trình giới thiệu, quảng bá văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các ngành CNVH của Hà Nội tại các nước trong khu vực và thế giới

Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Ngoại vụ

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Các nước trong hệ thống mạng lưới các TP sáng tạo

Hàng năm

Ngân sách và xã hội hóa

III

Các sự kiện tổ chức tại Hà Nội

1

Hội chữ Xuân

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Văn Miếu-Quốc Tử Giám, HN

Tháng 01,02 hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

2

Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

02 năm 01 lần

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

3

Liên hoan Sân khấu Thủ đô

Sở Văn hóa và Thể thao

Hội Liên hiệp sân khấu Việt Nam

Hà Nội

02 năm 01 lần

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

4

Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

5

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

6

Các hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Tháng 11 hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

7

Tổ chức các sự kiện giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao Sở Du lịch Trung tâm XTĐTTMDL

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

8

Chương trình Lễ hội quà tặng du lịch

Sở Du lịch

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

9

Lễ hội áo dài

Sở Du lịch

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

10

Lễ hội Du lịch Hà Nội

Trung tâm XTĐTTMDL

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Tháng 3 hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

11

Liên hoan Làng nghề và Phố nghề Hà Nội

Trung tâm XTĐTTMDL

Sở Văn hóa và Thể thao; Công thương và các đơn vị liên quan

Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long

Tháng 10 hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

12

Lễ tôn vinh hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Sở Công Thương

Các Sở, ngành và các đơn vị liên quan

Tại tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Tháng 11 hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

13

Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội

Sở Công Thương

Các Sở, ngành và đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

14

Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô

Sở Công Thương

Sở VHTT; các Sở, ngành, quận, huyện, đơn vị liên quan trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

15

Lễ hội trái cây

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Trung tâm xúc tiến ĐTTMDL Hà Nội

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

16

Tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP

Sở NN&PTTN

Các Sở, ngành và đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

17

Hội sách Hà Nội

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Tháng 9 hoặc 10 hàng năm.

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

18

Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic-Hanoi Concert

Tổng Công ty hàng không Việt Nam.

Sở Văn hóa và Thể thao; các Sở, ngành, đơn vị liên quan thuộc thành phố Hà Nội

Tại tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Tháng 10 hoặc 11 hàng năm

Tự bố trí kinh phí; TP Hà Nội hỗ trợ địa điểm, thủ tục liên quan.

19

Chương trình âm nhạc mùa thu Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Tháng 9 hoặc 10 hàng năm.

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

20

Các hoạt động quảng bá, giới thiệu các lĩnh vực phát triển CNVH Thủ đô

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hà Nội

Hàng năm

Ngân sách và các nguồn xã hội hóa

 

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẢO TỒN, PHÁT HUY ĐIỂM ĐẾN DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND Thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên di tích

Địa điểm

Năm khởi công - hoàn thành

Tổng mức đầu tư (Dự kiến)

Tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo

Tổng số

Tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021-2025

Sau năm 2025

Giai đoạn 2021-2025 NS các cấp và xã hội hóa

Trong đó: Ngân sách Thành phố

NS cấp huyện

XHH 2021-2025

Giai đoạn 2021-2025

KH 2021 - 2025 đã duyệt

Trđó: KHV 2021 - 2022 đã bố trí

Nhu cầu bổ sung KH vốn trung hạn 2021-2025

KH 2021- 2025 cấp huyện cân đối

Trđó: KHV 2021 - 2022 đã bố trí

I

Di tích do Sở Văn hóa và Thể thao quản lý

 

 

265,000

238,500

135,000

135,000

 

 

135,000

 

 

 

103,500

1

Tu bổ tôn tạo di tích Nhà tù Hỏa Lò

Hoàn Kiếm

2022-2025

25,000

22,500

22,500

22,500

 

 

22,500

 

 

 

 

2

Tu bổ, tôn tạo di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đống Đa

 

240,000

216,000

112,500

112,500

 

 

112,500

 

 

 

103,500

2.1

Tu bổ điện Đại Thành

 

2023-2025

75,000

67,500

67,500

67,500

 

 

67,500

 

 

 

 

2.2

Tu bổ Khuê Văn Các

 

2023-2025

50,000

45,000

45,000

45,000

 

 

45,000

 

 

 

 

2.3

Tu bổ cổng chính Văn Miếu

 

Sau 2025

25,000

22,500

 

 

 

 

 

 

 

 

22,500

2.4

Tu bổ tường gạch vồ bao quanh di tích và Sân vườn, đường đi khu Văn Miếu

 

Sau 2025

90,000

81,000

 

 

 

 

 

 

 

 

81,000

II

Di tích do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội quản lý

 

 

5,618,636

3,918,690

3,406,202

2,922,700

2,462,608

149,494

1,390,602

907,100

800,000

 

194,400

1

Khu di tích Cổ Loa

Đông Anh

 

2,136,224

1,815,790

1,390,602

907,100

447,008

36,494

1,390,602

907,100

800,000

 

107,100

1.1

Dự án Bảo tồn phục dựng Hào, Hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa

 

2021-2023

1,480,000

800,000

800,000

800,000

800,000

 

 

 

 

 

 

1.2

Dự án Tu bổ tôn tạo cụm di tích Đền An Dương Vương, Giếng Ngọc

 

2021-2023

58,000

52,200

52,200

52,200

 

 

52,200

 

 

 

 

1.3

Dự án Dự án Tu bổ tôn tạo cụm di tích Đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu

 

2021-2023

61,000

54,900

54,900

54,900

 

 

54,900

 

 

 

 

1.4

Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại khu di tích thành Cổ Loa

 

2022-2025

301,224

271,102

271,102

 

 

 

 

271,102

 

 

 

1.5

Xây dựng công viên di sản kết hợp quảng trường và công trình công cộng tại khu di tích Thành Cổ Loa

 

2023-2025

236,000

212,400

212,400

 

 

 

 

175,906

 

36,494

 

2

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Ba Đình

 

3,482,412

2,102,900

2,015,600

2,015,600

2,015,600

113,000

 

 

 

 

87,300

2.1

Dự án bảo tồn Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu

 

2021-2025

798,000

718,200

718,200

718,200

718,200

 

 

 

 

 

 

2.2

Dự án phục dựng Điện Kính Thiên

 

2022-2026

2,210,000

1,000,000

1,000,000

1,000,000

1,000,000

 

 

 

 

 

 

2.3

Dự án Bảo tồn nhà Cục tác chiến và từng bước hoàn trả không gian Điện Kính Thiên

 

2017-2019

14,813

5,000

5,000

5,000

5,000

5,000

 

 

 

 

 

2.4

Dự án Khu trưng bày Hoàng cung Thăng Long

 

2022-2024

136,000

122,400

122,400

122,400

122,400

 

 

 

 

 

 

2.5

Chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng và hai hộ gia đình lão thành cách mạng bàn giao thuộc di tích Hoàng Thành Thăng Long

 

2015-2021

226,599

170,000

170,000

170,000

170,000

108,000

 

 

 

 

 

2.6

Giai đoạn II - Dự án Chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng và hai hộ gia đình lão thành cách mạng bàn giao

 

Sau 2025

97,000

87,300

 

 

 

 

 

 

 

 

87,300

III

Di tích do cấp quận, huyện, thị xã quản lý

 

 

2,930,023

2,234,067

1,434,962

1,292,765

432,000

 

860,765

133,415

39,050

8,782

799,105

1

Quần thể khu di tích danh thắng Hương Sơn

Mỹ Đức

 

973,957

827,360

407,060

407,060

252,000

 

155,060

 

 

 

420,300

1.1

Nâng cấp, mở rộng bến đò và suối Tuyết Sơn, xã Hương Sơn

 

2022-2024

53,957

48,560

48,560

48,560

42,000

 

6,560

 

 

 

 

1.2

Đền Cửa Võng

 

2022-2025

70,000

63,000

63,000

63,000

 

 

63,000

 

 

 

 

1.3

Chùa Thanh Sơn-Hương Đài

 

2022-2025

80,000

72,000

72,000

72,000

 

 

72,000

 

 

 

 

1.4

Đình Yến Vỹ (cụm di tích Chùa Hương)

 

2022-2024

15,000

13,500

13,500

13,500

 

 

13,500

 

 

 

 

1.5

Đường từ tỉnh lộ 419 đi tỉnh lộ 425 (từ Quần thể khu di tích danh thắng Hương Sơn kết nối với khu di tích Tam Chúc - Khả Phong, tỉnh Hà Nam)

 

2021-2025

288,000

210,000

210,000

210,000

210,000

 

 

 

 

 

 

1.6

Nâng cấp đường bộ tuyến Thiên Trù - Hương Tích

 

Sau 2025

125,000

112,500

 

 

 

 

 

 

 

 

112,500

1.7

Nâng cấp đường bộ tuyến Thanh Sơn - Hương Đài

 

Sau 2026

97,000

87,300

 

 

 

 

 

 

 

 

87,300

1.8

Nâng cấp đường bộ tuyến đường đi hang Sũng Sàm

 

Sau 2027

120,000

108,000

 

 

 

 

 

 

 

 

108,000

1.9

Nâng cấp đường bộ tuyến Bảo Đài - động Tuyết Sơn

 

Sau 2028

125,000

112,500

 

 

 

 

 

 

 

 

112,500

2

Tu bổ, tôn tạo di tích Đình Hạ Hiệp

Phúc Thọ

2022-2025

100,000

90,000

45,000

45,000

 

 

45,000

 

 

 

45,000

3

Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (Gồm các điểm di tích: chùa Cả, chùa Cao, nhà lưu niệm Bác Hồ, quần thể núi động Hoàng Xá, đình Thụy Khuê, đền Quán Thánh)

Quốc Oai

2022-2025

131,499

118,150

59,725

40,000

 

 

40,000

13,150

 

6,575

58,425

4

Tu bổ, tôn tạo di tích Đình So

Quốc Oai

2022-2024

44,154

39,739

39,739

33,117

 

 

33,117

4,415

 

2,207

 

5

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Kim Liên

Đống Đa

2023-2025

30,000

27,000

27,000

 

 

 

 

27,000

 

 

 

6

Tu bổ, tôn tạo di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

2018-2022

44,683

8,850

8,850

 

 

 

 

8,850

8,850

 

 

7

Tu bổ, tôn tạo di tích đền Bạch Mã

Hoàn Kiếm

2020-2022

40,080

16,000

16,000

 

 

 

 

16,000

16,000

 

 

9

Tu bổ tôn tạo và xây dựng điểm đến phục vụ du lịch tại đình Chèm, phường Thụy Phương

Bắc Từ Liêm

 

155,219

139,380

69,000

60,000

 

 

60,000

9,000

9,000

 

70,380

9.1

Tu sửa cấp thiết di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương

 

2020-2022

10,351

9,000

9,000

 

 

 

 

9,000

9,000

 

 

9.2

Tu bổ tôn tạo di tích đình Chèm và xây dựng điểm đến phục vụ du lịch, phường Thụy Phương

 

Sau 2025

144,868

130,380

60,000

60,000

 

 

60,000

 

 

 

70,380

10

Tu bổ, tôn tạo khu di tích đền Phù Đổng

Gia Lâm

2012-2022

87,000

6,000

6,000

 

 

 

 

6,000

5,200

 

 

11

Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Tây Phương

Thạch Thất

2023-2024

85,000

76,500

76,500

76,500

40,000

 

36,500

 

 

 

 

12

Tu bổ tôn tạo di tích Gò Đống Đa

Đống Đa

2022-2025

50,000

45,000

45,000

 

 

 

 

45,000

 

 

 

13

Giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu

Hoàn Kiếm

2023-2024

50,000

45,000

45,000

45,000

40,000

 

5,000

 

 

 

 

14

Tu bổ, tôn tạo di tích đình Tây Đằng

Ba Vì

2023-2025

40,000

36,000

36,000

32,000

 

 

32,000

4,000

 

 

 

15

Tu bổ, tôn tạo và xây dựng hoàn thiện các hạng mục còn lại khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng

Mê Linh

2023-2025

500,000

220,500

220,500

220,500

 

 

220,500

 

 

 

 

16

Tu bổ, tôn tạo di tích đền Hát Môn

Phúc Thọ

 

450,000

405,000

200,000

200,000

 

 

200,000

 

 

 

205,000

17

Khu bảo tồn thuộc khu vực IV khu du lịch - văn hóa Sóc Sơn

Sóc Sơn

2023-2025

148,431

133,588

133,588

133,588

100,000

 

33,588

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 217/KH-UBND ngày 12/08/2022 thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.087

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.76.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!