ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 207/KH-UBND
|
Quảng Bình, ngày
20 tháng 02 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM
2023
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH NĂM 2022
1. Xây dựng, ban hành các văn bản
triển khai thực hiện Chương trình
Căn cứ hệ thống các văn bản triển khai, hướng dẫn,
chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương về triển khai thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025,
cùng với việc xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ
cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tỉnh đã ban hành các văn
bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh một cách kịp thời, đầy đủ và phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương nhằm triển khai một cách đồng bộ công tác giảm
nghèo.
Trong năm 2022 đã ban hành nhiều văn bản, cụ thể
như sau: Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh: 01 văn bản; Nghị quyết của HĐND tỉnh:
10 văn bản; Quyết định của UBND tỉnh: 11 văn bản; Kế hoạch của UBND tỉnh : 5
văn bản; Văn bản của sở Lao động: 5 văn bản.
(Chi tiết các văn
bản đã ban hành tại Phụ lục 1, kèm theo)
2. Thành lập, hoạt động của Tổ
công tác thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững
Căn cứ Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về
việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, ngày 16/6/2022, Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 4001/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Tổ
Công tác Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2021-2025. Ngày 18/7/2022, Tổ công tác đã ban hành Quyết định số
4876/QĐ-TCT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ Công tác Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025. Tổ
Công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG
về cơ chế, chính sách và phương hướng, nhiệm vụ giải pháp có liên quan đến
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2021-2025; tham mưu Ban Chỉ
đạo đôn đốc các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng,
hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành
chương trình, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình
thực hiện chương trình.
3. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo năm 2022
a) Tỷ lệ nghèo đa chiều trên phạm vi toàn tỉnh:
9,76%; tổng số hộ: 25.105 hộ, trong đó:
- Tổng số hộ nghèo: 12.855 hộ; chiếm tỷ lệ 5,0% tổng
số hộ dân cư.
- Tổng số hộ cận nghèo: 12.250 hộ; chiếm tỷ lệ
4,76% tổng số hộ dân cư.
b) Tỷ lệ nghèo đa chiều theo khu vực thành thị:
3,29%/ tổng số hộ dân cư khu vực thành thị; tổng số hộ: 1.804 hộ. Trong đó:
- Tổng số hộ nghèo khu vực thành thị là 791 hộ; chiếm
tỷ lệ 1,44% tổng số hộ dân cư khu vực thành thị.
- Tổng số hộ cận nghèo khu vực thành thị là 1.013 hộ
chiếm 1,85% tổng số hộ dân cư khu vực thành thị.
c) Tỷ lệ nghèo đa chiều theo khu vực nông thôn:
11,52%/tổng số hộ dân cư khu vực nông thôn; tổng số hộ: 23.301 hộ. Trong đó:
- Tổng số hộ nghèo khu vực nông thôn là 12.064 hộ;
chiếm tỷ lệ 5,96% tổng số hộ dân cư khu vực nông thôn.
- Tổng số hộ cận nghèo khu vực nông thôn là 11.237
hộ chiếm 5,56% tổng số hộ dân cư khu vực nông thôn.
d) Phân theo nhóm hộ dân tộc thiểu số
- Số hộ nghèo DTTS là 4.045 hộ, chiếm tỷ lệ 31,47%
tổng số hộ nghèo;
- Số hộ cận nghèo DTTS là 1.249 hộ, chiếm tỷ lệ
10,2% tổng số hộ cận nghèo.
e) Phân theo nhóm hộ không có khả năng lao động
- Số hộ nghèo KCKNLĐ là 5.656 hộ, chiếm tỷ lệ 44% tổng
số hộ nghèo;
- Số hộ cận nghèo KCKNLĐ là 3.403 hộ, chiếm tỷ lệ
27,78% tổng số hộ cận nghèo.
g) Phân theo nhóm hộ có đối tượng người có công
với cách mạng
- Số hộ nghèo có đối tượng NCC là 90 hộ, chiếm tỷ lệ
0,7% tổng số hộ nghèo;
- Số hộ cận nghèo có đối tượng NCC là 145 hộ, chiếm
tỷ lệ 1,18% tổng số hộ cận nghèo.
h) Phân theo nhóm hộ khác
- Số hộ nghèo đối tượng khác là 3.064 hộ, chiếm tỷ
lệ 23,84% tổng số hộ nghèo;
- Số hộ cận nghèo đối tượng khác là 7.452 hộ, chiếm
tỷ lệ 60,84% tổng số hộ nghèo.
4. Kết quả thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu
- Số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển:
04 xã;
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%: 103/151 xã, chiếm
68,2%/ tổng xã toàn tỉnh;
- Giảm 3.820 hộ nghèo (đạt 45,9% chỉ tiêu giai đoạn,
theo kế hoạch giai đoạn giảm 8.3258 hộ); giảm 1.483 hộ cận nghèo so với đầu kỳ
(đạt 21,6% chỉ tiêu giai đoạn, theo kế hoạch giai đoạn giảm 6.865 hộ);
- 4/4 (100%) xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, liên kết
vùng, phục vụ dân sinh...;
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức;
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,
hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp,
cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ việc làm;
- 71,5% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ
trợ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi
còn 15,46%;
- Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học
đúng độ tuổi: 92,8%;
- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 73%
hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 41,7% hộ nghèo, hộ cận
nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh;
- Chiều thiếu hụt về thông tin: 57% hộ nghèo, hộ cận
nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông.
5. Kết quả thực hiện các dự án
thành phần của Chương trình
5.1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 31.520 triệu đồng
(ĐTPT: 29.000 triệu đồng; vốn SN: 2.520 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 26.400 triệu đồng (ĐTPT:
24.000 triệu đồng; vốn SN: 2.400 triệu đồng)
+ Ngân sách địa phương: 5.120 triệu đồng (ĐTPT:
5.000 triệu đồng; vốn SN: 120 triệu đồng).
Các địa phương đã đăng ký các danh mục, dự án đầu
tư, hồ sơ liên quan và đang triển khai thực hiện các công trình.
5.2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển
mô hình giảm nghèo
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 11.554 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 10.672 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 882 triệu đồng.
Đến nay các địa phương và đơn vị sử dụng vốn đang
triển khai thực hiện nhưng chưa thực hiện giải ngân nguồn vốn được vì liên quan
đến một số văn bản, cơ chế thực hiện theo quy định tại Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và các Thông tư, văn bản hướng dẫn của
các Bộ, ngành liên quan.
5.3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải
thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 4.987 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 4.617 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 370 triệu đồng.
Đến nay các địa phương và đơn vị sử dụng vốn đang
triển khai thực hiện nhưng chưa thực hiện giải ngân nguồn vốn được vì liên quan
đến các văn bản hướng dẫn, cơ chế thực hiện theo quy định tại Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và các Thông tư, văn bản hướng dẫn của
các Bộ, ngành liên quan.
b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
Năm 2022, tỉnh Quảng Bình không được giao kinh phí
thực hiện Tiểu dự án này.
5.4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp,
việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp
vùng nghèo, vùng khó khăn
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 6.354 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 5.844 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 510 triệu đồng.
Triển khai hỗ trợ đào tạo nghề cho 59 lớp đào tạo
nghề, cho 2.029 người lao động tham gia học nghề với kinh phí hỗ trợ là 5.342
triệu đồng.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 113 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 106 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 7 triệu đồng.
Các địa phương có xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển đang triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người lao động đi làm việc
ngước ngoài theo hợp đồng.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 3.140 triệu đồng (vốn
ĐTPT: 845 triệu đồng; SN: 2.295 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.956 triệu đồng (vốn ĐTPT:
845 triệu đồng; SN: 2.111 triệu đồng)
+ Ngân sách địa phương: 184 triệu đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đầu tư mua sắm
trang thiết bị tại trung tâm với kinh phí 845 triệu đồng; các địa phương, đơn vị
sử dụng vốn đã triển khai thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết
quả đã thu thập thông tin của 462.498 người lao động trên địa bàn, kinh phí thực
hiện 2.012 triệu đồng.
5.5. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về
thông tin
a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 2.608 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.852 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 756 triệu đồng.
Với nguồn kinh phí đã phân bổ, các sở ngành, địa
phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho
cán bộ thông tin và truyền thông cho hơn 1.630 đại biểu tham gia; đồng thời,
các địa phương đang triển khai nâng cấp, làm mới đài truyền thanh cho các xã
thuộc khu vực III trên địa bàn.
b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 478 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 439 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 39 triệu đồng.
Với nguồn kinh phí đã phân bổ, các sở ngành, địa
phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức
và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo; đồng
thời đã xây dựng, tổ chức thực hiện 2 chương trình phát thanh, 02 phóng sự truyền
thông về giảm nghèo bền vững; đăng nhiều tin, bài tuyên truyền; sửa chữa, lắp đặt
mới các cụm pano tuyên truyền trên địa bàn; cấp hơn 170 băng rôn tuyên truyền.
5.7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát,
đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương
trình
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 3.081 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.837 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 244 triệu đồng.
Với kinh phí đã phân bổ, các sở, ngành, địa phương
được sử dụng nguồn kinh phí đã triển khai thực hiện các hoạt động, cụ thể: Đã tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác giảm nghèo, đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã
hội, bình đẳng giới với 68 lớp cho hơn 5.850 đại biểu; đồng thời các địa phương
cũng đã tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong tỉnh.
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
- Tổng nguồn vốn thực hiện: 1.636 triệu đồng (vốn
SN), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.506 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 130 triệu đồng.
Với kinh phí đã phân bổ, các sở, ngành, địa phương được
sử dụng nguồn kinh phí đã tổ chức xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá năm 2022
thực hiện Chương trình. Cụ thể: Cấp tỉnh đã thành lập 01 Đoàn, tiến hành giám
sát, đánh giá tại các huyện, thị xã, thành phố; cấp huyện: 8/8 đơn vị đã xây dựng
kế hoạch và triển khai giám sát, đánh giá trên địa bàn. Ngoài ra, cấp huyện đã
hỗ trợ các xã, thị trấn một phần kinh phí để in ấn, phôto cấp phiếu và tổ chức
điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2022.
6. Kết quả thực hiện các chính
sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo
a) Kết quả thực hiện các chính sách giảm
nghèo thường xuyên
- Chính sách bảo hiểm y tế: Đã cấp 29.844 thẻ
BHYT cho đối tượng nghèo; 25.036 thẻ BHYT đối tượng cận nghèo; 56.252 thẻ cho hộ
làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; 17.621 thẻ BHYT cho người
sống tại vùng đặc biệt khó khăn. Qua hoạt động cấp thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ
khám chữa bệnh đã tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng
tháng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, góp phần giảm bớt khó
khăn cho bản thân và gia đình.
- Chính sách trợ giúp pháp lý: Thực hiện
TGPL cho 291 lượt người; trong đó có 44 người thuộc hộ nghèo và 26 người dân tộc
thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tổ chức
Hội nghị truyền thông pháp luật về TGPL tại 03 điểm cho hơn 262 lượt người tham
gia; Tổ chức 01 Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về TGPL cho 91 đại biểu
là cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn
thể, người có uy tín, đại diện các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trên địa
bàn xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch...
- Chính sách hỗ trợ tiền điện: Toàn tỉnh đã
có 16.657 lượt hộ nghèo hỗ trợ tiền điện, với kinh phí hỗ trợ 49.000 đồng/hộ/tháng.
- Các chính sách, hỗ trợ khác: Ngân sách địa
phương hỗ trợ cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho 16.657
hộ nghèo với kinh phí 16.657 tỷ đồng.
b) Kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội
hỗ trợ giảm nghèo
Năm 2022, toàn tỉnh có 2.770 lượt hộ nghèo được vay
vốn với tổng số vốn vay 205.391 triệu đồng; có 3.025 lượt hộ cận nghèo được vay
vốn với tổng số vốn vay 240.488 triệu đồng; có 2.938 lượt hộ mới thoát nghèo được
vay vốn với tổng số vốn vay 234.725 triệu đồng; có 524 lượt hộ học sinh, sinh
viên vay vốn với tổng số tiền 28.214 triệu đồng; có 7.286 lượt cho vay giải quyết
việc làm với số tiền 13.589 triệu đồng...
Việc được sử dụng nguồn vốn vay từ chương trình cho
vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã dần thay đổi tâm lý trông chờ,
ỷ lại, giúp hộ nghèo chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng
hóa, vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. Hàng nghìn hộ nghèo nhờ vốn vay
ưu đãi đã biết tổ chức sản xuất và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần
thoát nghèo bền vững. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên có
ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cơ hội học tập cho HSSV, giúp cho HSSV có
hoàn cảnh khó khăn có điều kiện trang trải các chi phí trong học tập, sinh hoạt;
giúp hộ nghèo giảm bớt được sức ép và nỗi lo về điều kiện tài chính chu cấp cho
con em trong suốt quá trình học tập, giúp các em có cơ hội vươn lên thực hiện ước
mơ học tập của mình để cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
a) Kết quả đạt được
Mặc dù do đại dịch bệnh Covid - 19 nên điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua không thật sự thuận lợi, hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đời sống của một bộ
phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp,
các ngành từ tỉnh đến địa phương, công tác giảm nghèo của tỉnh đã được tổ chức
triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả ghi nhận.
Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người
dân về công tác giảm nghèo bền vững đã được nâng lên và có chuyển biến rõ rệt;
mục tiêu giảm nghèo trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Các hộ nghèo, hộ cận
nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.
Mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước.
Kết quả giảm nghèo năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
được 1,52% so với đầu kỳ, có hơn 3.800 hộ thoát nghèo, vượt chỉ tiêu theo kế hoạch
đề ra (giảm 1,5%). Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện
đáng kể, hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới chỉ chiếm 5,2% so với tổng số hộ
nghèo.
Các địa bàn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ
nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp
cận thông tin. Đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một
bộ phận người nghèo, đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát
nghèo.
b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Chính sách giảm nghèo vẫn còn tình trạng vừa
trùng lặp vừa dàn trải, phân tán với mức hỗ trợ thấp... đã làm giảm tính hiệu
quả của các chính sách. Còn nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp nên chưa tạo được
ý thức chủ động của các cấp và người dân, làm phát sinh tư tưởng ỷ lại của các
cấp và của bản thân người nghèo, xu hướng nhiều địa phương, huyện, xã và người
dân muốn vào danh sách đối tượng hộ nghèo để được hưởng lợi các chính sách trợ
giúp vẫn còn nhiều.
- Việc giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương và vốn
đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện chương trình của tỉnh vẫn chưa đảm bảo
đúng tiến độ của Trung ương đề ra vì địa phương phải thực hiện các quy trình,
thủ tục xây dựng, trình Hội đồng nhân dân các cấp quyết định và nhiều thủ tục
khác dẫn đến chậm ban hành văn bản, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
- Phần lớn hộ nghèo tỉnh Quảng Bình vẫn chủ yếu tập
trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hộ không có khả năng lao động;
chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường,
việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và cơ
quan chủ quản chương trình có lúc chưa chặt chẽ nên quá trình tổng hợp, báo
cáo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình còn chưa chủ động về
tiến độ. Đặc biệt là do năm đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia giảm nghèo bền vững do đó, công tác phối hợp giữa các sở, ngành liên quan
còn lúng túng, chồng chéo trong việc giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng văn bản
hướng dẫn, nghị quyết, quyết định... quy định các nội dung, định mức thực hiện
các dự án, tiểu dự án thực hiện Chương trình.
2. Bài học kinh nghiệm
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của
người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự
vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.
- Cập nhật, bám sát các văn bản hướng dẫn của cấp
trên, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều gắn
với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo mức sống tối thiểu tăng dần và khả
năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; ban hành chính sách hỗ
trợ có điều kiện, tăng cường chính sách tín dụng cho người nghèo.
- Cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự
điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững.
- Phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự
án, nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ
đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
- Xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa
phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp
phù hợp, đúng hướng, giúp người nghèo, xã nghèo, xã khó khăn vươn lên thoát
nghèo.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mô hình giảm
nghèo với phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách
làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản
xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm; tổ chức sơ, tổng
kết kịp thời.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc thực hiện chương trình của các cấp, các ngành nhằm phát hiện những hạn
chế, thiếu sót để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nhằm nâng cao hiệu quả tối đa
trong việc thực hiện Chương trình.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH NĂM 2023
1. Mục tiêu, chỉ tiêu
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tương ứng với
giảm 2.045 hộ/12.855 hộ, số hộ nghèo còn lại là 10.810 hộ; hộ cận nghèo 0,5%
tương ứng với giảm 1.285 hộ/12.248 hộ, số hộ cận nghèo còn lại là 10.963 hộ.
(Chi tiết giao chỉ
tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo Phụ lục 2 đính
kèm)
- 80% xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%;
- 100% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, liên kết vùng, phục
vụ dân sinh...;
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức;
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,
hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp,
cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ việc làm;
- 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ
trợ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi
còn 12%;
- Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học
đúng độ tuổi: 97%;
- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90%
hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% hộ nghèo, hộ cận
nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh;
- 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận
sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet;
- 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận
thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm
truyền thông.
2. Huy động nguồn lực thực hiện
chương trình
- Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện
chương trình là: 107.379 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 89.888 triệu đồng (Đầu tư
phát triển: 14.970 triệu đồng; Sự nghiệp: 74.918 triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 17.491 triệu đồng (Đầu tư
phát triển: 10.000 triệu đồng; Sự nghiệp: 7.491 triệu đồng);
- Huy động tối đa các nguồn lực khác để thực hiện
Chương trình.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện Chương trình
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan
chuyên môn, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm
của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác
đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.
Hai là, Đổi mới phong trào thi đua “Cả nước
chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; Đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, mọi
tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nghèo, nhằm thay đổi nhận thức trong giảm
nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, loại bỏ tư tưởng
trông chờ vào các chính sách của Nhà nước mà phải sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ
trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu
chính đáng.
Ba là, hàng năm triển khai kịp thời, chính
xác công tác điều tra cung cầu lao động, thị trường lao động, rà soát hộ nghèo,
hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.
Bốn là, thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép
các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm, giảm nghèo
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tranh thủ các nguồn
hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho công tác giảm nghèo, tăng cường
huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của
doanh nghiệp và vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng
để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản
xuất và dân sinh. Tập trung nguồn lực thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo
việc làm, phát triển kinh tế cho các đối tượng nghèo; chăm lo cho các đối tượng
bảo trợ xã hội, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Năm là, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính
sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
để giúp họ thoát nghèo bền vững. Chú trọng hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất,
đa dạng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, các chương trình, dự án để phát triển sản xuất;
hướng dẫn hộ nghèo có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả.
Sáu là, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu
quả, mô hình sinh kế, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; triển
khai các mô hình hợp tác, liên kết với giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong
sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Khuyến khích nhà đầu tư phát triển vào nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp để tạo thêm việc làm mới cho người dân địa phương; tích cực
tham gia thị trường lao động trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; kết hợp
chặt chẽ giữa đào tạo nghề và chủ động giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Bảy là, tổ chức tốt công tác đào tạo nghề
cho người lao động ở nông thôn, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, người dân tộc thiểu số (chú trọng đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu
cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả
năng của từng người lao động); đồng thời, gắn với hoạt động vay vốn ưu đãi để
phát triển sản xuất, tạo việc làm.
Tám là, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển; phát triển thị trường lao
động, động viên người lao động tự tạo việc làm.
Chín là, thường xuyên kiểm tra, giám sát
đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách, dự án, giải pháp về đào tạo
nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung, uốn
nắn những hạn chế, bất cập, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Hàng
năm có sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án,
kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo và định hướng công tác
này cho năm tiếp theo.
VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình theo quy định.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan kịp thời tham mưu phân bổ nguồn
kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 cho các địa
phương, đơn vị.
- Chủ trì hướng dẫn các sở, ban, ngành liên quan và
địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình sau khi được UBND
tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan và địa phương hướng dẫn quy trình và tổ chức việc giám sát, đánh giá thực
hiện Chương trình.
- Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo
UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương
trình.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân
đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương cho
Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm, trình cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội và các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn
ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động
của Chương trình.
4. Các Sở, ban, ngành chủ trì dự án, tiểu dự án,
nội dung thành phần thuộc Chương trình
- Hướng dẫn triển khai các chi tiêu, nhiệm vụ và tổ
chức thực hiện nội dung thành phần thuộc chương trình được phân công chủ trì.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần của
Chương trình chủ trì theo quy định, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra ở
các địa phương được phân công; giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các nội
dung của Chương trình theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
- Báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và
sử dụng nguồn vốn được giao, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp
theo quy định.
5. Các Sở, ban, ngành tham gia thực hiện Chương
trình
Nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với
các chương trình, dự án, đề án khác được giao bảo đảm hiệu quả, không chồng
chéo.
6. Các cơ quan thông tin và truyền thông, có
trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao
và yêu cầu của Chương trình.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, thành lập, kiện toàn Tổ công tác thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại địa
phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa
bàn, bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy
động thêm các nguồn lực khác thực hiện Chương trình.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn
đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí.
- Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp và cơ
quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh
phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.
- Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức
triển khai Chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện
Chương trình trên địa bàn định kỳ, đột xuất theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo nhiệm
vụ được giao.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá
trình tổ chức triển khai Chương trình.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình năm 2023. Yêu cầu các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Bình;
- Lưu: VT, NCVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|
PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
TT
|
Hình thức văn bản
|
Cơ quan ban
hành
|
Số, ngày, tháng
ban hành
|
Tên văn bản
|
1
|
Nghị quyết
|
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
|
Số 09-NQ/TU ngày 13/6/2022
|
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030
|
2
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 23/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022
|
Ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa
phương thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình
|
3
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 35/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022
|
Ban hành quy định một số nội dung và mức hỗ trợ
nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
|
4
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 40/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022
|
Ban hành quy định cơ chế huy động các nguồn lực
khác thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình
|
5
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 70/NQ-HĐND ngày 26/7/2022
|
Phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung
ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 thực
hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
|
6
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 75/NQ-HĐND ngày 26/7/2022
|
Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách trung ương và vốn
đối ứng ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo
bền vững
|
7
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 84/NQ-HĐND ngày 09/9/2022
|
Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách
trung ương năm 2022 thực hiện CT MTQG giảm nghèo bền vững cho các đơn vị cấp
tỉnh thực hiện
|
8
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 86/NQ-HĐND ngày 09/9/2022
|
Phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp nguồn ngân sách
nhà nước hiện các Chương trình MTQG năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
9
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 29/NQ-HĐND ngày 26/7/2022
|
Ban hành quy định Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa
các CTMTQG, giữa các CTMTQG với các Chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
|
10
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 96/NQ-HĐND ngày 10/12/2022
|
Phân bổ chi tiết vốn đối ứng ngân sách địa phương
(đầu tư phát triển) giai đoạn 2021- 2025 và năm 2022 thực hiện CTMTQG giảm
nghèo bền vững và CTMTQG xây dựng nông thôn mới
|
11
|
Nghị quyết
|
HĐND tỉnh
|
Số 99/NQ-HĐND ngày 10/12/2022
|
Về phương án phân bổ nguồn vốn Ngân sách trung
ương giai đoạn 2021-2025 cho tiểu dự án 3 - Dự án 4 thuộc CTMTQG giảm nghèo bền
vững và phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2023
thực hiện 02 CTMTQG: Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới
|
12
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 1044/QĐ-UBND ngày 22/4/2022
|
Về việc Kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
|
13
|
Quyết định
|
Sở Lao động - TB&XH
|
Số 4001/QĐ-LĐTBXH ngày 16/6/2022
|
Về việc Thành lập Tổ công tác Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
|
14
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 2237/QĐ-UBND ngày 17/8/2022
|
Về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách
Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững
|
15
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 2335/QĐ-UBND ngày 29/8/2022
|
Về việc phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung
ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững cho các huyện, thị xã, thành phố
|
16
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 2576/QĐ-UBND ngày 22/9/2022
|
Phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước
thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
17
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 2660/QĐ-UBND ngày 30/9/2022
|
Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân trung
ương năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho các đơn vị
cấp tỉnh thực hiện
|
18
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 2737/QĐ-UBND ngày 10/10/2022
|
Ban hành danh mục loại dự án thuộc các Chương
trình MTQG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 được áp dụng cơ chế đặc thù trong
quản lý đầu tư xây dựng theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của
Chính phủ
|
19
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 48/2022/QĐ-UBND ngày 18/11/2022
|
Ban hành quy định nội dung và mức hỗ trợ phát triển
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
20
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 53/2022/QĐ-UBND ngày 28/11/2022
|
Ban hành quy định về cơ chế quản lý quay vòng một
phần vốn hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng
theo từng dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các
Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
|
21
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 54/2022/QĐ-UBND ngày 28/11/2022
|
Quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết
toán các nguồn vốn được lồng ghép từ nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp
pháp khác để thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2021-2025
|
22
|
Quyết định
|
UBND tỉnh
|
Số 3627/QĐ-UBND ngày 21/12/2022
|
Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
định kỳ năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
|
23
|
Kế hoạch
|
UBND tỉnh
|
Số 788/KH-UBND ngày 12/5/2022
|
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
24
|
Kế hoạch
|
UBND tỉnh
|
Số 1223/KH-UBND ngày 08/7/2022
|
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người
nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn
2021-2025
|
25
|
Kế hoạch
|
UBND tỉnh
|
Số 1723/KH-UBND ngày 20/9/2022
|
Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2022
theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 và xác định hộ làm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sổng trung bình trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
|
26
|
Kế hoạch
|
UBND tỉnh
|
Số 1864/KH-UBND ngày 06/10/2022
|
Giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa ban tỉnh Quảng
Bình
|
27
|
Kế hoạch
|
Sở Lao động TB&XH
|
Số 1409/KH-SLĐTBXH ngày 28/9/2022
|
Tập huấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ
năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 và xác định hộ làm
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
28
|
Công văn
|
Sở Lao động TB&XH
|
Số 1002/LSĐTBXH- BTTETN ngày 25/7/2022
|
Hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022
|
29
|
Hướng dẫn
|
Sở Lao động TB&XH
|
Số 1412/SĐTBXH- LĐVLDN ngày 28/9/2022.
|
Hướng dẫn một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp
và giải quyết việc làm cho người lao động tại các dự án và nội dung thành phần
thuộc 03 Chương trình MTQG năm 2022.
|
30
|
Hướng dẫn
|
Sở Lao động TB&XH
|
Số 1557/SĐTBXH- LĐVLDN ngày 28/9/2022
|
Hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 6 và Dự án
7 đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa
bàn tỉnh.
|
31
|
Kế hoạch
|
Sở Lao động TB&XH
|
số 1752/KH-SLĐTBXH ngày 17/11/2022
|
Giám sát, đánh giá năm 2022 thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
|
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 20/02/2023 của UBND tỉnh)
TT
|
Khu vực/Địa bàn
|
Tổng số hộ dân
cư đầu năm 2023
|
Tổng số hộ
nghèo
|
Tổng số hộ cận
nghèo
|
Số hộ nghèo đầu
năm 2023
|
Tỷ lệ (%)
|
Chỉ tiêu giảm tỉ lệ(%)
|
Số hộ giảm
|
Số hộ nghèo cuối
năm 2023
|
Tỷ lệ còn lại cuối
2023 (%)
|
Số hộ nghèo đầu
năm 2023
|
Tỷ lệ (%)
|
Chỉ tiêu giảm tỉ lệ(%)
|
Số hộ giảm
|
Số hộ nghèo cuối
năm 2023
|
Tỷ lệ còn lại cuối
2023 (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
Tổng cộng
|
257.085
|
12.855
|
5,00
|
0,80
|
2.045
|
10.810
|
4,20
|
12.248
|
4,76
|
0,50
|
1.285
|
10.963
|
4,26
|
1
|
Huyện Lệ Thủy
|
42.158
|
2.300
|
5,46
|
0,92
|
386
|
1.914
|
4,54
|
1.669
|
3,96
|
0,42
|
175
|
1.494
|
3,54
|
2
|
Huyện Quảng Ninh
|
27.779
|
1.489
|
5,36
|
0,89
|
247
|
1.242
|
4,47
|
1.497
|
5,39
|
0,57
|
157
|
1.340
|
4,82
|
3
|
TP. Đồng Hới
|
33.985
|
130
|
0,38
|
0,06
|
21
|
109
|
0,32
|
194
|
0,57
|
0,06
|
20
|
174
|
0,51
|
4
|
Huyện Bố Trạch
|
51.083
|
2.358
|
4,62
|
0,73
|
375
|
1.983
|
3,88
|
2.019
|
3,95
|
0,41
|
212
|
1.807
|
3,54
|
5
|
Thị xã Ba Đồn
|
29.543
|
587
|
1,99
|
0,28
|
83
|
504
|
1,71
|
1.298
|
4,39
|
0,46
|
136
|
1.162
|
3,93
|
6
|
Huyện Quảng Trạch
|
33.712
|
1.751
|
5,19
|
0,83
|
279
|
1.472
|
4,37
|
1.609
|
4,77
|
0,50
|
169
|
1.440
|
4,27
|
7
|
Huyện Tuyên Hoá
|
24.672
|
1.694
|
6,87
|
1,09
|
269
|
1.425
|
5,78
|
1.333
|
5,40
|
0,57
|
140
|
1.193
|
4,84
|
8
|
Huyện Minh Hoá
|
14.153
|
2.546
|
17,99
|
2,72
|
385
|
2.161
|
15,27
|
2.629
|
18,58
|
1,95
|
276
|
2.353
|
16,63
|