ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 196/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 15 tháng 06
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-BVHTTDL ngày 10/4/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; văn bản số 2070/BVHTTDL-GĐ
ngày 16/5/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn báo cáo tổng
kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; UBND tỉnh Lào Cai xây dựng
Kế hoạch tổng kết trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm
đánh giá thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, khó khăn, nguyên nhân,
bài học kinh nghiệm... qua đó đề xuất các giải pháp làm cơ sở hoàn thiện hệ thống chính sách và triển khai
thi hành pháp luật về phòng, chống bạo lực trong thời gian tới.
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể,
cá nhân điển hình, tiên tiến có thành tích xuất sắc trong
triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Việc tổng kết 10 năm thi hành Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo khách quan, toàn diện, hiệu quả.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố có thể tổ chức hội nghị (chuyên đề,
kết hợp với các hội nghị khác) hoặc không tổ chức hội nghị
nhưng phải xây dựng báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình theo quy định.
II. PHẠM VI, NỘI
DUNG
1. Phạm vi:
Đánh giá việc triển khai thi hành và
tác động của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành từ khi có hiệu lực
(ngày 01/7/2008) đến hết tháng 6/2018.
2. Nội
dung:
- Công tác xây dựng, ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng dẫn nhằm
triển khai các văn bản của Trung ương về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa
phương.
- Việc thực hiện các chính sách của
Nhà nước đối với công tác phòng, chống
bạo lực gia đình.
- Tác động của công tác phòng, chống bạo lực gia đình đến tình hình kinh tế - xã hội
của địa phương trong thời gian qua.
- Thực trạng tình hình bạo lực gia
đình tại địa phương, hậu quả, nguyên nhân.
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kinh phí hằng năm và nguồn nhân lực
thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hoạt động hợp tác quốc tế trong công
tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm; biểu dương, khen
thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia
đình.
- Những hạn chế, bất cập trong các
quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn
bản quy phạm pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung
nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật và giải pháp thực hiện công tác phòng, chống bạo lực
gia đình trong thời gian tới.
III. THỜI GIAN TỔNG
KẾT:
1. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh, các huyện, thành phố: Tổ chức tổng kết xong và gửi
báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trước ngày
10/7/2018.
2. UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 13 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian, địa điểm: Dự kiến tổ chức vào tháng 8/2018 tại thành phố Lào Cai (có giấy mời
riêng).
- Thành phần: Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các đoàn thể tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban ngành, lực
lưỡng vũ trang trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo UBND, Phòng Văn
hóa và Thông tin các huyện, thành phố;
đại diện lãnh đạo một số xã, phường, thị trấn; đại diện các tập thể, cá nhân
tiêu biểu trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung chương trình:
+ Văn nghệ chào mừng;
+ Phát biểu khai mạc của lãnh đạo
UBND tỉnh;
+ Trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết
10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và
phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới;
+ Báo cáo tham luận của các sở,
ngành, các địa phương, đại diện tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác
phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực
gia đình;
+ Tuyên dương, khen thưởng các tập thể,
cá nhân tiên tiến, điển hình.
+ Bế mạc Hội nghị.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì chuẩn bị nội dung và
các điều kiện cần thiết tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai:
+ Tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo
của UBND tỉnh tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
+ Xây dựng chương trình, dự thảo giấy
mời, in ấn tài liệu, chuẩn bị bài phát biểu khai mạc cho lãnh đạo tỉnh.
+ Chuẩn bị hội trường, trang trí
khánh tiết, bữa cơm tổng kết Hội nghị.
+ Bố trí người dẫn chương trình Hội
nghị.
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa
phương, cá nhân chuẩn bị bài tham luận trình bày tại Hội nghị.
+ Đón tiếp và bố trí ăn, nghỉ cho đại biểu Trung ương (nếu có), đại biểu không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham dự Hội nghị.
+ Xây dựng chương trình văn nghệ và
tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực gia đình biểu diễn phục
vụ Hội nghị.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa
phương xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi
đua - Khen thưởng tỉnh) hướng dẫn, hoàn thiện
thủ tục, hồ sơ khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
- Lập dự toán kinh phí tổ chức Hội
nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn đối tượng, hướng dẫn
hồ sơ khen thưởng, tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng
Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Công bố quyết định khen thưởng tập
thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính:
- Thẩm định dự toán kinh phí tổ chức
Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Xây dựng Báo cáo đánh giá kết quả bố
trí kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất,
kiến nghị.
4. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh:
Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:
- Công tác xây dựng, ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng dẫn nhằm
triển khai các văn bản của Trung ương về phòng, chống bạo lực gia đình; trọng
tâm là Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 14/6/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2010 - 2020.
- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm
vụ theo Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh
Lào Cai triển khai Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia
đình tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
- Những hạn chế, bất cập trong các
quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật;
đề xuất, kiến nghị.
- Các nội dung khác (theo phụ lục 01 gửi kèm).
5. UBND
các huyện, thành phố:
- Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm
thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (theo đề cương và phụ lục 02 gửi kèm).
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Sở Nội vụ lựa chọn các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong
công tác phòng, chống bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Trên đây là Kế hoạch tổng kết 10 năm
thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai; yêu cầu
các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành
phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- CT, PCT2;
- Các sở, ban,
ngành: Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Tài chính, Lao động -
Thương binh và Xã hội, Y tế, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền
thông, Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện
Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các Đoàn
thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh, Cổng
TTĐT tỉnh Lào Cai;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thể
|
PHỤ LỤC 01
NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH
LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 196/KH-UBND
ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT
|
Tên cơ quan đơn
vị
|
Nội
dung
|
1
|
Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn
|
Kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới…
|
2
|
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
|
Kết quả công
tác tuyên truyền, giáo dục, khuyến
khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình, hôn nhân và gia đình. Kết quả tổ chức
các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; kết quả phối hợp
với các cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình.
|
3
|
Công an tỉnh
|
Kết quả công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trong lực lượng công an nhân dân. Thống
kê số lượng vụ bạo lực gia đình được cơ quan thụ lý giải
quyết (trong đó nêu rõ số vụ phải xử lý hình sự).
|
4
|
Tòa án nhân dân tỉnh
|
Thống kê số vụ
án hôn nhân và gia đình có nguyên nhân do bạo lực gia đình được thụ lý và xét xử. Kết quả áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết
định của Tòa án nhân dân.
|
5
|
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
|
Đánh giá vai trò của Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật
liên quan đến các vụ án bạo lực gia đình. Thống kê những
vụ án bạo lực gia đình do ngành kiểm sát đã tham gia kiểm sát từ năm 2008 đến
nay.
|
6
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Đánh giá kết quả lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Kết quả hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân
bạc lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
|
7
|
Sở Y tế
|
Kết quả phòng, chống bạo lực gia
đình trong hoạt động hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở
khám, chữa bệnh. Thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình. Thực thi chính sách bảo hiểm
y tế đối với nạn nhân bạo lực gia
đình.
|
8
|
Sở Thông tin và và Truyền thông
|
Kết quả công tác thông tin, tuyên
truyền chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
|
9
|
Sở Tư pháp
|
Kết quả công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình. Tổng hợp đánh giá tình hình trợ giúp pháp
lý cho nạn nhân bạo lực gia đình.
|
10
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Đánh giá việc lồng ghép các kiến thức
phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học theo chỉ
đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết quả lồng ghép kiến
thức phòng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường và các
cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
|
11
|
Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh
|
Kết quả công tác tuyên truyền pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền, biểu dương
những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho công tác
phòng, chống bạo lực gia đình.
|
ĐỀ
CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
(Kèm
theo Kế hoạch số: 196/KH-UBND
ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Lào Cai)
ỦY BAN NHÂN DÂN
………………..
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày tháng năm 2018
|
BÁO
CÁO
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Nêu đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
của địa phương như Dân số, số hộ gia đình, quy mô gia đình, tốc độ tăng trưởng kinh
tế hằng năm, đầu tư của địa phương cho lĩnh vực gia đình hàng năm (2008 - 2018)
so sánh với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Đánh giá về tình hình di dân, mất cân
bằng giới tính khi sinh, bất bình đẳng giới, tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã
hội và những yếu tố xã hội khác có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình bạo lực gia đình và thực thi pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) của địa phương.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT
VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2018
Nguồn thông tin: tổng hợp từ số liệu theo Quyết định số 238/QĐ-BVHTTDL
ngày 20/01/2009 về ban hành tạm thời Bộ chỉ số đánh giá về PCBLGĐ và Phiếu thu thập chỉ số PCBLGĐ; Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011; Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL ngày 29/12/2017; Báo cáo
sơ kết 5 năm triển khai thi hành Luật PCBLGĐ gia đình; Báo
cáo tổng kết tình hình thực hiện Kế
hoạch hành động PCBLGĐ giai đoạn 2008 - 2015; số liệu từ các cuộc điều tra do địa
phương thực hiện (nếu có),...
1. Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành thi hành Luật
Làm rõ tính kịp thời; tính khả thi;
những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng, ban hành và triển
khai văn bản.
2. Đánh giá về công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
- Tổng hợp những hoạt động truyền thông về PCBLGĐ đã được
thực hiện.
- Đánh giá những kết quả đạt được,
khó khăn và thách thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
về PCBLGĐ.
3. Đánh giá tình hình thực hiện
chính sách của Nhà nước đối với công tác phòng, chống
bạo lực gia đình
- Đánh giá tình hình triển khai chính
sách đối với người tham gia hoạt động PCBLGĐ.
- Đánh giá việc thực hiện xã hội hóa
đối với công tác PCBLGĐ.
4. Đánh giá tình hình kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
- Công tác kiểm tra, thanh tra kể từ
khi Luật có hiệu lực thi hành đến nay. Những phát hiện trong thanh tra, kiểm
tra, giải pháp, kiến nghị đã được thực hiện.
- Công tác can thiệp và xử lý vi phạm
pháp luật về PCBLGĐ (các biện pháp xử lý, kết quả xử lý,...);
- Đánh giá việc thực hiện biểu dương,
khen thưởng đối với người tham gia hoạt động PCBLGĐ.
5. Thực trạng bạo lực gia đình
- Đánh giá thực trạng bạo lực gia
đình tại địa phương (số vụ bạo lực gia đình từ năm 2008 - 2018, chia theo địa
bàn nông thôn - thành thị, giới tính; nghề nghiệp và độ tuổi,...); đánh giá xu hướng tăng giảm theo các năm, nguyên nhân, hậu quả.
- Các biện pháp hỗ trợ và kết quả hỗ
trợ người bị bạo lực gia đình.
6. Đánh giá tác động của công tác
phòng, chống bạo lực gia đình đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
- Đánh giá những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ chính quyền, đoàn thể và cộng đồng về
PCBLGĐ kể từ khi Luật có hiệu lực thi
hành đến nay.
- Đánh giá những
thay đổi về đời sống văn hóa cơ sở kể từ khi triển khai thi hành Luật PCBLGĐ
(tình hình trật tự xã hội; mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng; vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chăm sóc người cao tuổi; bình đẳng giới; tệ nạn xã hội; ly hôn; ly thân,...).
- Đánh giá về những thay đổi về kinh tế gia đình (so sánh kinh tế của gia đình có bạo lực và
gia đình không có bạo lực; gia đình khi có bạo lực và sau
khi không còn bạo lực).
- Đánh giá về hạnh phúc gia đình,...
7. Đánh giá thực trạng nguồn lực đầu tư triển khai thi hành Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình
- Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bố trí triển
khai nhiệm vụ PCBLGĐ (cấp huyện, cấp xã). So sánh, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công tác gia đình với lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
- Tổng hợp đánh giá tình hình kinh
phí đầu tư cho lĩnh vực gia đình; PCBLGĐ hằng năm (cấp huyện, cấp xã). So sánh,
đánh giá kinh phí đầu tư cho lĩnh vực gia đình với lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch hằng năm.
8. Bài học kinh nghiệm và giải
pháp
a) Bài học kinh nghiệm
Cần nêu rõ bài học kinh nghiệm từ những
thành công, cũng như hạn chế triển khai thi hành Luật từ năm 2008 đến 2018.
b) Giải pháp
Nêu rõ giải pháp của địa phương từ
bài học kinh nghiệm giai đoạn 2008 - 2018. Giải pháp cần cụ
thể, có tính khả thi.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Đề xuất kiến nghị trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo và nội dung, hình thức,
phương thức tổ chức nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công
tác PCBLGĐ.
- Nội dung, hình thức, phương thức tổ
chức các nhiệm vụ PCBLGĐ.
- Về tổ chức bộ máy làm công tác
PCBLGĐ.
- Chính sách pháp luật về PCBLGĐ (trọng
tâm là sửa đổi, bổ sung Luật PCBLGĐ).
2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng
dẫn thi hành
Kiến
nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Luật
PCBLGĐ:
STT
|
Đề
xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
|
Điều
khoản cần sửa đổi, bổ sung
|
Nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lý
do
|
Dự
báo tác động của nội dung đề xuất sửa đổi, bổ
sung
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
Kiến
nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của văn bản hướng dẫn, quy định chi
tiết thi hành Luật
STT
|
Tên
văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật
được đề xuất sửa đổi, bổ sung
|
Điều
khoản cần sửa đổi, bổ sung
|
Nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lý
do
|
Dự
báo tác động của nội dung đề xuất sửa đổi, bổ
sung
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
3. Một
số kiến nghị khác