Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Cao Thị Hải
Ngày ban hành: 15/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Thái Bình, ngày 15 tháng 04 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 TỈNH THÁI BÌNH.

Thực hiện Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 như sau:

I. Mục tiêu của chương trình:

1. Mục tiêu tổng quát: Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn, thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước. Tập trung vào những nơi thường xảy ra tai nạn, thương tích đối với trẻ em như tại gia đình, trường học và nơi công cộng nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em, hnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích từ 1.100/100.000 trẻ em năm 2010 xuống còn 450/100.000 trẻ em.

- Giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích từ 15,8/100.000 trẻ em năm 2010 xuống dưới 11/100.000 trẻ em.

- 80% hộ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được phổ biến, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, kiến thức và kỹ năng cơ bản phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Giảm 20% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2010.

- Ít nhất 50% số trẻ em lứa tuổi tiểu học và 70% số trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở biết bơi và có kỹ năng tự cứu đuối.

- Ít nhất 80% số trẻ em sử dụng áo phao hoặc cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy.

- 100% số bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi biển Đồng Châu, huyện Tiền Hải được cấp phép bảo đảm các quy định an toàn.

- 100% số bến vận chuyển khách ngang sông, được cấp phép bảo đảm các quy định an toàn.

3. Đối tượng và phạm vi:

a. Đối tượng: Trẻ em

b. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh. Tập trung các địa phương có tỷ lệ cao về tai nạn, thương tích trẻ em và các xã đặc biệt khó khăn.

II. Các nội dung hoạt động và giải pháp chủ yếu của Chương trình:

1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tai nạn thông qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết; định hướng chủ trương, giải pháp lớn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trong đó có công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật pháp, chính sách và các quy định có liên quan đến bảo đảm an toàn nói chung và phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng.

- Thực hiện công tác phối hợp liên ngành phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đoàn thể về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Triển khai khảo sát, đánh giá trước, trong và sau khi triển khai chương trình để đánh giá kết quả hoạt động của chương trình và đề xuất can thiệp về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn tiếp theo.

2. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược truyền thông phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em

- Hàng năm tổ chức các chiến dịch truyền thông, các cuộc vận động quy mô ln về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em, phòng chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em, như chiến dịch vận động sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy; sử dụng áo phao khi trẻ em tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường thủy... Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh với chủ đề phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em với quy mô toàn quốc. Tổ chức cuộc vận động trẻ em đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông và cuộc vận động người đi xe máy, người lái xe taxi, người lái xe phương tiện công cộng cam kết đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhân dịp tháng hành động vì trẻ em.

- Nhân bản, phát hành các tài liệu ấn phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là các ấn phẩm về phòng chống đuối nước, phòng chống tai nạn, thương tích giao thông đường bộ; phòng, chống tai nạn, thương tích ngộ độc; phòng, chống tai nạn, thương tích do ngã, vì đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng ca chương trình.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học thông qua các phương tiện truyền thông sẵn có tại cộng đồng và thông qua hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi hoặc cung cấp tờ gấp cho các đối tượng của chương trình. Tuyên truyền cho trẻ em tuổi mẫu giáo và học sinh tiểu học về an toàn giao thông dưới hình thức “Vui học an toàn giao thông”.

3. Xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em

- Xây dựng và nhân rộng mô hình “Cộng đồng an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em với các hoạt động: Xác định các nguy cơ gây tai nạn, thương tích ở trẻ em tại cộng đồng; hướng dẫn cách loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích ở trẻ em tại cộng đồng; triển khai mạng lưới chăm sóc chấn thương dựa vào y tế thôn, làng, tổ dân phố tại cộng đồng; tập huấn cho mạng lưới y tế thôn, làng, tổ dân phố, cộng tác viên về chăm sóc chấn thương tại cộng đồng; hướng dẫn và ghi chép, giám sát tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em tại cộng đồng; hướng dẫn quy trình triển khai mô hình cộng đồng an toàn, công nhận cộng đồng đạt tiêu chí “Cộng đồng an toàn”; triển khai đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình; đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình “Trường học an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em với các hoạt động: Xác định các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; hướng dẫn cách loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; hướng dẫn quy trình triển khai mô hình “Trường học an toàn”, quy trình công nhận trường học đạt tiêu chí “Trường học an toàn”; triển khai đánh giá rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình; đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em với các hoạt động: Xác định các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình; hướng dẫn các gia đình cách loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình và xây dựng ngôi nhà an toàn; hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn tại gia đình; triển khai các hoạt động can thiệp loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em tại gia đình; hướng dẫn cách triển khai mô hình “Ngôi nhà an toàn”, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên cách triển khai mô hình và kỹ năng phát hiện và loại bỏ các nguy cơ gây

tai nạn, thương tích cho trẻ em trong ngôi nhà; triển khai đánh giá rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình; đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

4. Triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em.

Triển khai các hoạt động liên ngành để phòng, chống đuối nước trẻ em: Xác định các nguy cơ gây đuối nước trẻ em; triển khai hoạt động phòng ngừa đuối nước ở trẻ em thông qua hướng dẫn cách loại bỏ nguy cơ gây đuối nước trẻ em; hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; tập huấn cho giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn, tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học, sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước; hướng dẫn kỹ năng cứu đuối trẻ em; thực hiện việc cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch, các phương tiện đường thủy, các bến vận chuyển khách ngang sông, các bến tàu; xây dựng tổ tự quản trật tự an toàn giao thông đường thủy; tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên về triển khai công tác liên ngành trong phòng, chống đuối nước trẻ em.

5. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế:

- Huy động rộng rãi các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ hp tác hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế để thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

III. Kinh phí thực hiện.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các sở, ngành liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, ngoài ra các cơ quan, đơn vị, các địa phương cần tổ chức vận động nguồn lực đóng góp từ nhân dân, kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh... để thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành:

1.1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn cán bộ, theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Phối hợp tổ chức các hoạt động dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng; xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch với các chương trình hợp tác (trong nước, quốc tế) liên quan đến phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em.

1.3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu lập dự toán chi ngân sách hằng năm thực hiện cho Kế hoạch; hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.

1.4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Triển khai các hoạt động hướng dẫn đảm bảo việc quản lý học sinh trong thời gian học tại trường; triển khai các hoạt động tuyên truyền cho học sinh về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng chống đuối nước; nghiên cứu thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2014 - 2015; Xây dựng mô hình “Trường học an toàn”; tập huấn cho cán bộ y tế trường học về các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em và sơ cấp cứu.

1.5. Sở Y tế:

Lồng ghép các hoạt động phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em với các hoạt động trong Chương trình Quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích và trong xây dựng cộng đồng an toàn. Triển khai hoạt động sơ cấp cứu phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; củng cố tăng cường tổ chức, nhân lực, trang bị phương tiện vận chuyển phục vụ cấp cứu tai nạn thương tích và điều trị chấn thương cho trẻ em bị tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống TNTT trẻ em.

1.6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:

Triển khai các lp tập huấn về kỹ năng dạy bơi, cứu đuối cho cán bộ của ngành và các ngành liên quan; tiếp tục triển khai chương trình phổ cập bơi. Nhân bản các tài liệu tuyên truyền về phổ cập bơi trẻ em và cứu đuối.

1.7. Sở Giao thông Vận tải:

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ và đường thủy nội địa; triển khai Cuộc vận động “Người đi đò mặc áo phao”; thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện Luật giao thông đường bộ và đường thủy; rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật giao thông đường bộ và đường thủy nội địa.

1.8. Công an tỉnh:

Phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa; kiểm tra và xử lý vi phạm an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa; tăng cường các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đối với phương tiện chở khách. Trao đổi thông tin về tình hình trẻ em bị tai nạn giao thông.

2. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố:

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch; hàng quý tổng hợp tình hình tai nạn thương tích trẻ em vào ngày 25 của tháng cuối quý gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.

3. Đnghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:

3.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật về trẻ em, luật giao thông, xây dựng các mô hình: “Cộng đồng an toàn”, “Ngôi nhà an toàn” và “Trường học an toàn”, xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ em. Giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em và việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

3.2. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ Hội các cấp và các bậc cha mẹ; Phổ biến các quy định về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em; đưa việc xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” vào nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ của các cấp Hội.

3.3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức chiến dịch ra quân phòng, chống TNTT trẻ em; tổ chức tập huấn cho mạng lưới đoàn viên thanh niên các cấp về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trong dịp hè và cuộc thi Tuyên truyền măng non về phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên dương các thiếu niên, nhi đồng điển hình trong hoạt động cứu đuối và tham gia phong trào phòng, chống TNTT và phòng, chống đuối nước trẻ em./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Thị Hải

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 19/KH-UBND ngày 15/04/2014 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 tỉnh Thái Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.780

DMCA.com Protection Status
IP: 3.19.30.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!