Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 188/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Đặng Minh Thông
Ngày ban hành: 18/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 09 năm 2023.

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ EM TỰ KỶ VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2021-2030; Quyết định 1618/QĐ-UBND ngày 17/6/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030.

Trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 4126/SLĐTBXH-BTXH ngày 31/08/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội nhất là gia đình, cộng đồng, tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

2. Yêu cầu

Chính sách đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí phải được triển khai đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, các hoạt động hỗ trợ bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

- 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến dưới 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm.

- 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

- 80% trẻ khuyết tật tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

- 100% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; thu hút ít nhất 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục thể thao; 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.

- 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế.

- 60% gia đình có người tâm thần, 60% gia đình có trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- 80% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở và cộng đồng được nâng cao nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

- 80% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông, nâng cao nhận thức về Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng

1.1 Nội dung truyền thông

Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng như: Luật Người khuyết tật; Luật Trẻ em và các Nghị định, chính sách liên quan đến người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí.

1.2. Hình thức truyền thông

Thực hiện biên tập, thiết kế in ấn và phát hành các sản phẩm truyền thông hướng kỹ năng chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỹ, người rối nhiễu tâm trí (tài liệu tuyên truyền, sổ tay, tờ rơi, pano, băng rôn…).

- Thực hiện chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh phát trên hệ thống Đài truyền thanh xã, phường trên địa bàn tỉnh.

- Truyền thông, hướng dẫn phương pháp chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần tại gia đình cho gia đình đối tượng và cộng tác viên công tác xã hội

- Thông tin tuyên truyền lồng ghép về Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên các chuyên trang, chuyên mục phù hợp.

1.3. Đối tượng truyền thông:

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

- Cán bộ, công chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Quần chúng nhân dân, người chăm sóc người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí ….

2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội

- Tập huấn hướng dẫn các kỹ năng phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác gây ra; giúp người khuyết tật hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò trách nhiệm của mình hòa nhập vào đời sống xã hội.

- Các kỹ năng điều trị tâm lý, về y học dành cho bệnh nhân tâm thần; phương pháp bảo vệ sức khỏe, giảm các nguy cơ dẫn đến tình trạng sang chấn tâm lý, tinh thần; xây dựng lối sống lành mạnh cho các gia đình và giới trẻ;

- Các kỹ năng, phương pháp chăm sóc cho gia đình có người thân bị động kinh, rối loạn tâm thần.

- Vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, tạo điều kiện giúp đỡ về tinh thần, vật chất cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, hỗ trợ để các cơ sở phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người bệnh tâm thần có điều kiện thuận lợi làm tốt công tác này.

- Tập huấn kỹ năng, phương pháp chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cho cộng tác viên, các hội đoàn thể và gia đình đối tượng; Hướng dẫn nhận biết và xử trí những rối loạn tâm thần thường; Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn tự kỷ; Thực hành áp dụng kỷ luật tích cực trong quản lý học sinh và tổ chức sinh hoạt lớp theo hướng kỷ luật tích cực cho giáo viên và học sinh trong lĩnh vực giáo dục.

3. Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí

Tăng cường các hoạt động trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa thể thao cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

1.3. Trợ giúp y tế:

Thực hiện nhiệm vụ phát hiện sớm người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí thông qua các hoạt động:

- Tập huấn kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng, cho bệnh nhân tâm thần và người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng

- Hướng dẫn nhận biết và xử lý những rối loạn tâm thần thường

- Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn tự kỷ.

2.3. Trợ giúp giáo dục:

Triển khai thực hiện chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; tổ chức hội thảo phát hiện sớm trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí; tập huấn về phát hiện sớm học sinh có dấu hiệu tự kỷ, rối nhiễu tâm trí; tập huấn hướng dẫn dạy học, tổ chức dạy học lồng ghép cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ, trợ giúp giáo dục trẻ em tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.

3.3. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí đạt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng, trị liệu và cung cấp dịch vụ công tác xã hội

3.4. Triển khai mô hình cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; mô hình cung cấp dịch vụ hoạt động trị liệu, gồm: trị liệu tâm lý, vật lý trị liệu, giáo dục, lao động trị liệu và phục hồi chức năng xã hội, công tác xã hội cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí và phối kết hợp điều trị y tế phù hợp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh.

4. Công tác kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình, các chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng tại các huyện, thị xã, thành phố, các Cơ sở bảo trợ xã hội.

5. Học tập chia sẻ kinh nghiệm

Học tập chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Từ ngân sách nhà nước hàng năm phân bổ cho các sở, ban, ngành có liên quan, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công liên quan đến hoạt động công tác xã hội năm 2024 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối tổng hợp chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính thẩm định bố trí kinh phí theo quy định.

- Từ đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

(Kèm theo bảng dự toán kinh phí)

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

Các Sở, ngành, địa phương báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/11/2024.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; Phối hợp tổ chức việc chăm sóc giáo dục và phục hồi chức năng tại các cơ sở của ngành: triển khai thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách về người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng, cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng và trong các cơ sở trợ giúp xã hội; Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí; Hướng dẫn các kỹ kỹ năng cho phụ huynh, người chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đoàn thể triển khai lồng ghép thực hiện các chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện tự kỷ và rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp các cơ sở y tế có liên quan thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên, học viên bị tự kỷ, rối nhiễu tâm trí và mắc bệnh tâm thần.

4. Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí và vận động các nguồn lực hỗ trợ phát triển cho các chương trình, dự án về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

6. Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng Nhân dân tham gia trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

8. Các Sở, ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cho cán bộ, công chức và người lao động, quan tâm trợ giúp xã hội đến người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình./.


Nơi nhận:
- Cục BTXH - Bộ LĐTBXH (b/c);
- TTr-TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Sở, ban ngành, Hội, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Thông

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 188/KH-UBND ngày 18/09/2023 thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


204

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.127.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!