ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 161/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 7 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
VẬN ĐỘNG
NGUỒN LỰC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ EM CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày
17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội
hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2019-2025”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án vận động nguồn
lục xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số
và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019- 2025 với những nội dung như
sau:
I. MỤC TIÊU
Vận động các nguồn lực xã hội để hỗ
trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm:
- Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh
dưỡng của trẻ em thông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em
lứa tuổi mầm non, tiểu học.
- Hỗ trợ trẻ em được tham gia hoạt động
văn hóa, vui chơi, giải trí.
- Hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng
cường công tác truyền thông, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
2. Vận động,
hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ
thực hiện Kế hoạch. Thường xuyên cung cấp cho các nhà tài trợ kế hoạch, nhu cầu
cần hỗ trợ của các địa phương.
3. Điều
phối việc hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và
miền núi về khám chữa bệnh, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học;
vui chơi, giải trí cho trẻ em; đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi.
4. Tăng
cường công tác quản lý nhà nước trong vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc
biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực
hằng năm. Điều phối, vận động và lồng ghép sử dụng các nguồn lực một cách công
khai, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các số, ngành, các cấp.
- Đa dạng hóa nguồn lực, phương thức
hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận,
phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm
tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của các địa phương
và đối tượng hưởng lợi.
5. Kịp thời
động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện Kế hoạch.
III. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1. Vận động từ các cơ quan, tổ chức,
các doanh nghiệp, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước,
các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các hoạt động của Kế hoạch.
2. Ngân sách nhà nước hàng năm của
các sở, ngành, đoàn thể, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước
phục vụ chi cho công tác quản lý, điều phối thực hiện Kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn các địa phương
đánh giá nhu cầu của trẻ em; điều phối việc vận động nguồn lực và triển khai hỗ
trợ trẻ em.
b) Chủ trì triển khai các hoạt động
truyền thông, vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch; xây dựng mạng lưới các nhà
tài trợ hỗ trợ thực hiện.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực và điều phối việc hỗ trợ trẻ em.
d) Chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận
động nguồn lực tương ứng với các hoạt động chủ yếu của kế hoạch; Tổng hợp các
nguồn lực huy động từ các tổ chức và số trẻ em được hỗ trợ của Kế hoạch.
e) Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc
triển khai thực hiện; tổ chức đánh giá hằng năm và tổng kết việc thực hiện Kế
hoạch; biêu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực
trong việc vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc
vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì hướng dẫn việc sử dụng các cơ sở giáo dục cho trẻ em tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí; phối hợp Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn triển khai hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em tại
các lớp học, điểm trường, trường mầm non, trường tiểu học theo chức năng của
ngành.
3. Sở Y tế: Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng, phối hợp thực hiện
việc đánh giá nhu cầu về dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em.
4. Sở Văn hóa và Thể Thao: Chủ trì tham mưu triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi
giải trí phù hợp với từng lứa tuổi và đặc điểm vùng miền.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan vận động các nguồn lực
xã hội để thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Tài chính: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phí đúng
mục đích, theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định hiện hành.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng; xây dựng chương
trình, kế hoạch và dành thời lượng, chuyển mục, chuyển trang hợp lý để tuyên
truyền thực hiện kế hoạch vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt
khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
8. Ban Dân tộc: Chủ động triển khai, vận động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch
đề ra; phối hợp các địa phương trong việc đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ
em. Tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em để nâng cao nhận thức về xóa bỏ tục tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống; giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thông tốt đẹp của dân tộc.
9. Các Sở, ngành có liên quan: Tùy theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện của đơn vị, chủ động phối hợp
và tham gia vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn
thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh phối hợp với cơ quan liên quan triển
khai vận động nguồn lực hỗ trợ đồ ấm và các hỗ trợ khác; hàng năm sử dụng một
phần Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng
dân tộc thiểu số và miền núi. Định kỳ hàng năm thông tin kết quả vận động nguồn
lực về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
11. Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh,
Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn và các tổ chức khác
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình: Phối hợp tham gia thực hiện Kế hoạch
thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó
khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Định kỳ hàng năm thông tin kết quả
vận động nguồn lực về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh.
12. UBND huyện Nam Đông, A Lưới,
Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà:
a) Căn cứ nội dung Kế hoạch này và
tình hình thực tế tại địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực
hiện trước ngày 25/7/2019; bố trí kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, điều phối
thực hiện kế hoạch tại địa phương
b) Hằng năm, xây dựng kế hoạch, vận động
nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ triển khai thực hiện; đánh giá, đề xuất nhu
cầu cần hỗ trợ về khám chữa bệnh, dinh dưỡng, vui chơi, giải trí, đồ ấm mùa
đông cho trẻ em thuộc đối tượng của Kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, đánh giá
và định kỳ hằng năm gửi báo cáo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và nội dung Kế hoạch này,
UBND huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, các sở,
ban, ngành, đoàn thể liên quan chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện
tại đơn vị, địa phương; định kỳ trước ngày 30/11 hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết
quả thực hiện thông qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm
đôn đốc, báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình triển khai thực
hiện Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện, các vướng
mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động TBXH;
- CT. PCT Nguyễn Dung;
- Các đơn vị nêu tại Mục IV;
- CVP, PCVP KGVX;
- Lưu VT, XH;
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|