ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15157/KH-UBND
|
Đồng Nai,
ngày 30 tháng 12 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
ỨNG
PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM
2020
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số
33/2013/QH13 ngày
19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày
04/7/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày
24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch
tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày
12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án Quy hoạch tổng
thể lĩnh vực Ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 4491/KH-UBND
ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch ứng
phó sự cố cháy nổ
đường ống dẫn dầu, khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 với các nội dung sau:
Phần I
MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
Trong quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh và sử dụng xăng, dầu, khí tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do rò rỉ
hoặc sẽ gây ra cháy nổ thời gian qua cho thấy ở nước ta các sự cố xăng, dầu,
khí xảy ra ngày càng tăng về số lượng các vụ việc và mức độ thiệt hại ngày càng
lớn, có những vụ cháy nổ xăng, dầu, khí đã thiêu rụi toàn bộ kho tàng, thậm chí
nhiều vụ sự cố xăng, dầu, khí đã gây thiệt hại về người.
Với những tính chất nguy hiểm của
xăng, dầu, khí như trên nên hoạt động xăng, dầu, khí luôn đi liền với nguy cơ xảy
ra sự cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến sức khỏe
con người, tải sản vật chất và môi trường. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực
nói trên và thực hiện Quyết định 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 và Kế hoạch số
4491/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố
cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí là
thật sự cần thiết,
không bị động, tránh những nguy cơ đáng tiếc, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất
khi xảy ra sự cố cháy nổ.
II. MỤC ĐÍCH
1. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối
hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả
khi có sự cố cháy nổ đường ống dẫn
dầu, đường ống dẫn khí xảy ra.
2. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị
xây dựng và triển khai kế hoạch hành động riêng theo nhiệm vụ được phân công.
3. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề
xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết
bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ.
4. Ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu các
thiệt hại tới mức thấp nhất người và tài sản đối với sự cố cháy nổ
đường ống dẫn dầu, đường ống
dẫn khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5. Nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu
đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí và các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi
cá nhân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu,
đường ống dẫn khí.
6. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị
triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng
phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy nổ đường ống dẫn dầu, đường
ống dẫn khí xảy ra.
II. YÊU CẦU
1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều
hành là Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai.
2. Phát huy mọi nguồn lực, theo phương
châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại
chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư,
phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
3. Tích cực, chủ động phòng ngừa,
thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy
điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên
tai, thảm họa xảy ra ảnh hưởng đến đường ống dẫn dầu, khí người chỉ huy cao nhất
hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó
Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của
các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu. Tất cả các lực lượng
phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn đều phải tuân thủ sự chỉ huy thống nhất của
chỉ huy hiện trường.
5. Trong trường hợp vượt quá khả năng
của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trung tâm Phòng tránh và
Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận,
các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.
6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các
ban ngành, các cấp và nhân dân trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng
cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được
huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu
hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phần II
TỔNG
QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ VÀ NGUYÊN NHÂN CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU,
KHÍ
I. ĐẶC TÍNH CỦA XĂNG,
DẦU, KHÍ
Xăng, dầu diesel, dầu hỏa và khí
(LPG/LNG/CNG), khí thấp áp (NG) là những sản phẩm dễ cháy nổ khi tiếp
xúc với ngọn lửa trần ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Dầu nhờn là hóa chất
không thuộc phân loại dễ cháy nổ nhưng sẽ cháy, không thuộc phân loại nguy hiểm
trong khi cung cấp và vận chuyển.
1. Đặc tính hơi xăng, dầu
Hơi xăng dầu (gồm xăng, dầu hỏa, dầu
diesel) khuyếch tán trong không khí ở một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp nguy hiểm
cháy, nổ. Hơi xăng dầu bắt cháy ở nhiệt độ thấp. Điểm chớp cháy của xăng là -43°C,
điểm chớp cháy của dầu diesel là 55°C, điểm chớp cháy của dầu hỏa là 38°C. Do vậy
ở bất ký điều
kiện khí hậu nào ở nước ta, xăng dầu đều bay hơi và có khả năng tạo thành hỗn hợp
nguy hiểm cháy, nổ. Khả năng cháy lan rất lớn với vận tốc lan truyền cực nhanh,
vận tốc cháy lan của xăng dầu là 20 - 30 m/phút, vận tốc cháy hoàn toàn rất lớn
có thể đạt từ 2 - 2,7 kg/m2
phút, nhiệt lượng tỏa ra rất lớn. Do xăng dầu có ngậm nước trong quá trình chế
biến nên khi cháy xảy ra sẽ bị sôi trào và bắn tung làm cho diễn biến của đám
cháy càng phức tạp. Nhiệt độ ngọn lửa của xăng dầu là 1.100 - 1.200°C, xăng dầu
khi cháy tỏa ra một nhiệt lượng lớn từ 7.500 - 11.000 Kcal/kg do vậy lượng nhiệt
này sẽ nung nóng vật liệu xung quanh dẫn đến cháy lớn. Khi cháy
tỏa ra nhiều khói đen đậm đặc
và khí độc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động trực tiếp làm việc tại
chỗ, môi trường và cộng đồng xung quanh.
2. Đặc tính khí đốt hóa lỏng -
Liquefied Petrolium Gas (LPG)
LPG là khí không màu, không mùi (được
thêm mùi để dễ phát hiện khi bị rò rỉ), nhiệt độ ngọn lửa từ 1890°C đến 1935°C, nhẹ
hơn nước nhưng nặng hơn không khí,
LPG thường được chiết nạp vào các chai sử dụng tại các hộ gia đình.
Khí LPG ở nhiệt độ lớn hơn 0°C
trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG
bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 01 lít LPG thể lỏng
hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi. Vận tốc bay hơi của LPG rất nhanh, dễ
dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nổ. Tỉ trọng
LPG nhẹ hơn so với nước là: Butane từ 0,55 - 0,58 lần, Propane từ 0,5 - 0,53 lần;
Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển,
gas nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần. Do đó, hơi
LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi
trũng, những hang hốc của kho chứa,
bếp... Nhiệt độ
của LPG khi cháy rất cao từ 1890°C -1935°C, có khả năng đốt cháy và nung nóng
chảy hầu hết các chất.
3. Đặc tính khí thiên nhiên hóa lỏng -
Liquefied Natural Gas (LNG)
LNG là khí không màu, không mùi, không
độc hại và không có tính chất ăn mòn, có nhiệt độ ngọn lửa vào khoảng
2340°C và nhẹ hơn
không khí. Thành phần chủ yếu là metan (khoảng 95%) và một lượng nhỏ các khí
khác.
4. Khí nén thiên nhiên - Compressed
Natural Gas (CNG)
CNG là khí không màu, không mùi, có
nhiệt độ ngọn lửa khoảng 1950°C và nhẹ hơn không khí. Thành phần chủ yếu của CNG gồm
các hydrocarbon, trong đó metan có thể chiếm đến 95%, etan chiếm 5%
đến 10% cùng một lượng nhỏ propan, butan và các khí khác.
5. Khí thấp áp - Natural Gas (NG)
Khí thấp áp NG là hỗn hợp khí trong đó
thành phần chủ yếu các phân tử
khí hydrocarbon nhẹ như metan chiếm tỷ lệ lớn nhất có thể đến 85%, Etan 10% và
một phần nhỏ khí hydrocarbon
nặng trên pentan. Ngoài ra, khí còn chứa một phần khí không hydrocarbon như: CO2, N2
và rất ít khí H2S. NG là loại nhiên liệu dễ bắt cháy, khi khí rò rỉ ra môi
trường bên ngoài kết hợp với không khí ở tỷ lệ phù hợp sẽ tạo thành hỗn hợp khí cháy,
dưới tác động của nguồn nhiệt sẽ bắt cháy.
NG là khí không màu, không mùi, khi
thoát ra ngoài không khí sẽ bay lên trên và thường tạo thành các đám mây khí, gặp ngọn
lửa trần có thể bắt cháy ngay và lan truyền rất nhanh; NG có màu sương trắng,
không độc hại, tuy nhiên, nếu hít phải một lượng lớn có thể bị ngạt; Hàm lượng
lưu huỳnh trong khí gần như không đáng kể (S < 0,2%), không chứa các chất độc
như chì và đặc tính cháy hết nên không tạo ra muội than, không tạo ra khí
co độc hại; Khi cháy nhiệt độ đạt đến 1.900 đến 1950°C, có khả năng nung chảy hầu
hết các cấu kiện
kim loại/chất, nhiệt trị của ngọn lửa tỏa ra đạt tới 12.000 KCal/kg.
II. TỔNG QUAN VỀ HỆ
THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ
Trên địa bàn tỉnh không có nhà máy hoạt
động sản xuất, pha chế các sản phẩm xăng dầu, khí. Trên địa bàn tỉnh chỉ có các
doanh nghiệp kinh doanh mua bán xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, chiết nạp khí dầu
mỏ hóa lỏng vào chai.
Hiện tại chỉ có hệ thống đường ống
cung cấp khí của Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam, Công
ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ. Hệ thống đường ống này nhận khí từ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp khí cho các khách hàng ở các khu công nghiệp: Phú Mỹ, Mỹ Xuân thuộc
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu và cung cấp khí cho các khách hàng tại
khu công Gò Dầu thuộc huyện Long Thành, các khu công nghiệp tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai.
III. NGUYÊN NHÂN RÒ RỈ,
CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ
- Rò rỉ tại bể chứa: Bể chứa chôn ngầm
dưới lòng đất với thời gian dài, lớp bảo vệ có thể bị bong tróc hoặc bị ăn mòn
dẫn đến không thể bảo vệ tốt thành bể như lúc ban đầu, khi đó nước ngầm thấm
vào thành bể không có lớp bảo vệ, làm thành bể bị ăn mòn hóa học cục
bộ, dẫn đến hiện tượng bể chứa bị thủng,
xăng dầu rò rỉ ra lòng đất.
Xăng dầu không hòa tan trong nước theo mạch nước ngầm thấm nhanh vào môi trường
xung quanh gây ra ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và có thể gây cháy nổ.
- Rò rỉ đường ống công nghệ: chủ sở hữu không thực
hiện kiểm tra, kiểm định, duy tu sửa chữa thường xuyên đường ống dẫn dầu, khí;
các gioăng tại các khớp nối, gioăng của mặt bích, các van bồn, van hệ thống đường
ống,... không được kiểm tra, thay thế định kỳ; hệ thống đường ống chôn ngầm dưới
lòng đất bị ăn mòn,... dẫn đến xăng, dầu, khí trong đường ống bị rò rỉ ra môi
trường bên ngoài.
- Sự cố cháy, nổ từ các công trình lân
cận cháy lan đến hệ thống đường ống.
- Sự cố do đường ống bị nứt gãy do các
tác động của ngoại lực bên ngoài:
+ Sự cố do các hoạt động gần hoặc giao
cắt tuyến ống dẫn khí của
các nhà thầu xây dựng, dân sinh sống và làm việc gần công trình khí: tác động của
ngoại lực bên ngoài đến đường ống dẫn khí khi thi công xây dựng gần tuyến ống dẫn khí
(máy đào, máy xúc,...);
+ Sự cố đường ống dẫn khi bị nứt gãy
do các phương tiện giao thông có tải trọng lớn đi qua;
+ Sự cố sạt lở đường ống do cấu tạo địa
chất không ổn định hoặc do ảnh hưởng của các công trình ngầm gần hoặc giao cắt
tuyến ống dẫn
khí;
+ Sự cố do các hành động phá hoại, khủng
bố;
+ Sự cố do thiên tai: lụt, bão, sét
đánh,..
- Không chấp hành nghiêm quy định về an toàn
như: hệ thống chống sét đánh thẳng, hệ thống tiếp đất cảm ứng không đảm bảo kỹ
thuật.
Phần III
GIAI
ĐOẠN PHÒNG NGỪA CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ
I. CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN
1. Hình thức tuyên truyền
- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng
kiến thức, hội nghị tuyên truyền về cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí, kỹ năng tổ chức ứng
phó, triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó
cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí.
- Phối hợp với chủ sở hữu các đường ống
dẫn dầu, dẫn khí, bồn chứa tuyên truyền công tác bảo vệ hành lang đường ống dẫn
dầu, dẫn khí, bồn chứa.
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông
tin điện tử.
- Tuyên truyền nơi công cộng bằng các
bảng hướng dẫn, tờ bướm.
2. Cơ quan chỉ đạo chính
Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT-TKCN), Ban Chỉ đạo phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh
(PCCC-CNCH).
Các huyện, thành phố (cấp huyện): UBND
huyện, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện.
Các xã, phường, thị trấn (cấp xã):
UBND xã, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.
3. Bố trí các lực lượng tuyên truyền
3.1. Sở Công Thương
- Nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn
thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu,
khí và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương và của UBND tỉnh có
liên quan đến công tác ứng phó sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, đường
ống dẫn khí.
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền kiến thức vô
nguy cơ và mức độ ảnh hưởng do cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí gây ra.
- Xác định các khu vực nguy cơ ảnh hưởng
và mức độ ảnh hưởng do cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí gây ra.
- Đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện xây dựng, thực hiện kế hoạch chi tiết về phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả do cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí gây ra.
3.2. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn
và các quy định về PCCC - CNCH.
3.3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở,
ngành liên quan tổ chức tuyên truyền kiến thức về nguy cơ và phương án xử lý
môi trường do rò rỉ, cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí gây ra.
3.4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các mạng điện thoại di động tổ
chức phát tin nhắn đến khách hàng khi có tin cháy nổ đường ống dẫn
dầu, khí khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3.5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Đưa kiến thức cháy nổ đường ống dẫn dầu,
khí và hướng dẫn xử lý tình huống khi có cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí xảy ra
vào chương trình ngoại khóa cho học sinh
tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông.
3.6. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, địa phương, đơn vị liên quan phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu
khi bị nạn.
3.7. Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải,
Ban Quản lý các khu công
nghiệp
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương
và các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất
hướng xử lý, giải quyết các công trình thuộc thẩm quyền quản lý có đường ống dẫn
dầu, dẫn khí xuống cấp, không an toàn trước khi xảy ra cháy nổ.
3.8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân ở các khu vực có công trình thủy
lợi, vùng hạ du các đập, hồ chứa nước, rừng mà có đường ống dẫn dầu, dẫn khí đi qua các biện
pháp ứng phó khi cháy nổ đường ống dẫn dầu, dẫn khí xảy ra gây ảnh hưởng đến an
toàn đập, hồ chứa nước, rừng.
3.9. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh huyện, UBND cấp xã, các tổ chức đoàn
thể thực hiện công tác tuyên truyền.
Bố trí cán bộ sẵn sàng tham
gia tuyên truyền.
4. Chủ sở hữu các đường ống dẫn dầu, dẫn
khí
Nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố,
đảm bảo ổn định cho sản xuất, các bộ phận trong chủ sở hữu các đường ống dẫn dầu,
khí luôn luôn đảm bảo việc thực
hiện các biện pháp sau:
4.1. Đối với thiết bị
- Ban hành các quy trình vận hành, bảo
dưỡng sửa chữa
cho thiết bị, các quy trình kiểm soát an toàn nhà thầu, cấp giấy phép làm việc.
- Thực hiện công tác kiểm tra,
kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa đường ống
định kỳ,
- Các thiết bị phụ trợ của như van an
toàn, đầu dò khí, đầu dò lửa, đầu dò khói,.., được kiểm tra, kiểm định đầy đủ
theo quy định.
- Có kế hoạch bảo dưỡng thực hiện thường
xuyên hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo định kỳ đối với tất cả
các thiết bị công nghệ và phụ trợ (đường ống, van...)
- Thiết bị giám sát mức có
tín hiệu cảnh báo hiển thị được bảo
trì, kiểm định định kỳ.
- Hệ thống báo động khẩn cấp
luôn trong tình trạng sẵn sàng, thiết bị của hệ thống này được kiểm soát và bảo
trì định kỳ phù hợp.
- Thực hiện tốt kế hoạch bảo trì máy
móc, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Hạn chế tối đa xe cộ ra
vào khu vực trạm khí, nếu có xe ra vào phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an
toàn như tốc độ, vị trí đỗ xe, biện pháp phòng chống cháy nổ...
- Định kỳ tổ chức huấn luyện, kiểm tra
kiến thức về vận hành, an toàn.
- Trang bị Hệ thống phát hiện cháy, rò
rỉ khí và cảnh báo bao gồm:
+ Các đầu dò lửa, dò khói, dò khí cháy
được bố trí tại các trạm khí; Các loại đèn, còi báo động;
+ Các nút nhấn khẩn cấp và Hệ thống
theo dõi điều khiển tự động tại phòng điều khiển: cô lập, dừng thiết bị và kích
hoạt Hệ thống nước làm mát và nước chữa cháy trong trường hợp phát hiện có
cháy.
- Trang bị Hệ thống chữa cháy đầy đủ,
tuân thủ theo các quy định, quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
- Thiết bị xử lý sự cố,
phương tiện bảo hộ chuyên dùng khi có sự cố được bảo quản, bảo trì phù hợp, kiểm tra để luôn
sẵn sàng.
4.2. Các biện pháp phòng chống cháy nổ
chung
Tại các cửa hàng bán lẻ, cơ sở cung cấp xăng dầu,
khí phải có các biển hiệu cảnh báo, quy trình vận hành chiết nạp và tuyên truyền
về công tác phòng chống cháy nổ; cam mốc, biển báo báo hiệu hành lang an toàn
đường ống dẫn dầu, khí.
Sử dụng vật liệu chống cháy: xây dựng
các hạng mục công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy; bố
trí đường đi trong dự án bảo đảm xe cứu hỏa tiếp cận được công trình khi xảy ra
sự cố.
Khi vào khu vực sản xuất, toàn bộ điện
thoại di động, bật lửa, thiết bị
gây đánh lửa khác được bảo vệ thu giữ. Có camera theo dõi các trạm khí trung
tâm, trạm khí khách hàng.
Các hệ thống báo cháy, phương tiện
phòng cháy chữa cháy, các đầu dò khói, dò khí chảy, dò lửa tại các trạm khí thường
xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo phát hiện kịp thời những rò rỉ và nguy cơ
cháy nổ.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy được kiểm
tra mỗi đầu tuần. Quá trình kiểm tra
có checklist và mọi ghi nhận bất thường sẽ được xử lý.
Các hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện,
hệ thống chống sét, nơi sử
dụng lửa, phát sinh nhiệt thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng bảo đảm an toàn về
phòng cháy và chữa cháy;
Hệ thống giao thông, cấp nước, thông
tin liên lạc phục vụ chữa
cháy tại cơ sở luôn được duy trì theo đúng quy định.
4.3. Hệ thống chống sét
- Lắp cột chống sét đánh thẳng (loại
kim thu, quả cầu) tại các khu
vực trong trạm khí, dầu.
- Hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích
tụ.
- Kiểm tra hệ thống chống sét định kỳ.
4.4. Phòng cháy các thiết bị điện
- Kiểm tra định kỳ điện trở cách điện
của các thiết bị điện định kỳ.
- Lắp đặt hệ thống cầu dao tự động ngắt
nguồn điện cung cấp vào thiết bị khi xảy ra chạm chập.
4.5. Nâng cao ý thức phòng cháy chữa
cháy đến cán bộ công
nhân viên, các công việc triển khai cụ thể như sau:
Hàng năm tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy cho các bộ công nhân viên và các hộ
dân xung quanh công trình khí.
Xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng
ngừa ứng phó sự rò rỉ, cháy nổ và an toàn vệ sinh lao của doanh nghiệp xây dựng
bao gồm công tác diễn tập.
Huấn luyện định kỳ hàng năm cho toàn
thể cán bộ công nhân viên.
Định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện
nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (nội bộ và thuê ngoài) cho cán bộ quản lý, lực
lượng vận hành, bảo vệ và phòng cháy nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng
phòng chống cháy nổ.
II. CÔNG TÁC DIỄN TẬP
1. Nội dung diễn tập
- Huấn luyện sử dụng thành thạo các
phương tiện, trang thiết bị.
- Diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn
và khắc phục hậu quả theo các tình huống.
- Diễn tập các biện pháp bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng
tình hình để
phá hoại, chiếm đoạt tải sản của Nhà nước và nhân dân khi xảy ra sự cố cháy nổ
đường ống dẫn dầu, khí.
2. Cơ quan chỉ đạo
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
- Chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm
quyền, triển khai các biện pháp ứng phó.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ
trì, tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị.
- Chỉ đạo việc tổ chức diễn tập theo
khu vực nội dung tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh, trong
đó chú trọng đến các địa phương có đường ống dẫn dầu, dẫn khí đi qua nhằm xử lý
nhuần nhuyễn các
tình huống giả định tùy theo tính chất, quy mô.
- Chỉ đạo về huy động và sử dụng các
trang thiết bị, cơ sở vật chất trong công tác diễn tập.
3. Bố trí lực lượng diễn tập
3.1. UBND cấp huyện, cấp xã
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh, Công an tỉnh
và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức diễn tập sơ tán dân, bố trí địa điểm sẵn sàng đối
với những sự cố từ cấp II trở lên (được phân cấp ở phần IV).
3.2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Bộ CHQS
tỉnh)
- Bố trí lực lượng tham gia diễn tập sơ tán dân đối với những
sự cố từ cấp II trở lên.
- Chủ trì huấn luyện cho lực lượng trực
tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết
bị hiện có.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Y tế, Tỉnh đoàn và Hội chữ thập đỏ tỉnh diễn tập, sơ tán dân trong khu vực
ven biển vào đất liền trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần mạnh
đến nguy hiểm, diễn tập cứu hộ, cứu nạn những người bị thương, tìm kiếm, phòng
dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
3.4. Công an tỉnh
- Tổ chức diễn tập, đảm bảo
giao thông, an ninh trật tự nhằm ứng phó có hiệu quả đối với từng tình huống được
giả định. Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ
năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức xây dựng phương án cứu nạn,
cứu hộ; phối hợp với nhiều lực lượng của Cảnh sát PCCC&CHCN tỉnh thực tập
phương án cứu nạn, cứu hộ
trong trường hợp sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn
nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khác theo chức năng
nhiệm vụ của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
3.5. Chủ sở hữu đường ống dẫn
dầu, khí
- Tổ chức diễn tập theo các tình huống
giả định đã nêu trong kế hoạch/biện pháp ứng phó sự cố tại doanh nghiệp đã được
các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.
- Sau khi diễn tập phải có tổng kết và
đánh giá về thời gian, phương
thức, phương án ứng phó để từ đó hoàn thiện quy trình ứng phó và sự phối hợp của các đơn
vị, cơ quan chức năng.
Phần IV
KẾ
HOẠCH ỨNG PHÓ CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ
I. PHÂN CẤP CÁC SỰ CỐ
ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ
Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của
các trường hợp sự cố đường ống dẫn dầu, khí có thể xảy ra, phương án ứng phó được lập
tương ứng với xăng, dầu và khí
1. Phân cấp sự cố đường ống dẫn
xăng, dầu
Phương án ứng phó được lập tương ứng với 3 cấp độ như sau:
- Cấp cơ sở (cấp 1): Trường hợp sự
cố nhỏ không gây nguy hại nhiều đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các
tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh
nghiệp chịu trách nhiệm huy động nguồn lực ứng cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố
cấp cơ sở) và thực hiện các biện pháp xử lý.
Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình
huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:
+ Rò rỉ nhỏ tại bể chứa, đường ống
công nghệ, bộ phận bầu bơm của cột bơm. Xăng dầu không hòa tan trong nước theo
mạch nước ngầm thấm nhanh vào môi trường xung quanh gây ra ô nhiễm môi trường đất,
nguồn nước ngầm và có thể gây cháy nổ.
+ Tràn đổ khi nhập, xuất xăng dầu ra
môi trường bên ngoài nhưng không
gặp nguồn nhiệt.
+ Cháy nhỏ ở những vị trí xa khu vực
đường ống công nghệ, bộ
phận bầu bơm của cột bơm, bồn chứa;
+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng,
nhà xe được phát hiện kịp thời dễ dàng khống
chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;
+ Sét đánh gần khu vực kho không gây
cháy;
+ Cháy nổ nhỏ ở các
đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh
hưởng đến kho xăng dầu.
- Cấp khu vực (cấp 2): Trường hợp
sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi
trường. Để có thể kiểm
soát các tình huống này và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố cấp cơ sở cần phải
có sự phối hợp, chỉ đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có lực
lượng, phương tiện sẵn có gần kề
khu vực xảy ra sự cố và Lực lượng ứng phó sự cố cấp tỉnh dưới sự chỉ đạo của
Ban chỉ đạo
PCCC-CNCH và Ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh. Khi xảy ra sự cố các đơn vị tham gia
thực hiện công việc ứng phó theo Cơ chế phối hợp và trách nhiệm chung của các
cơ quan quản lý tham gia Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh được xây dựng trên
đây.
Các tình huống sự cố cấp khu vực bao gồm
các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:
+ Do nhân viên tại cửa hàng không chấp
hành nghiêm quy định về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn nhiệt, sơ suất bất cẩn
gây cháy trong khu vực cửa hàng kinh doanh.
+ Rò rỉ lớn từ bồn chứa, đường ống công nghệ
và hậu quả là một lượng lớn xăng dầu thoát ra trong nền đất;
+ Sự cố cháy nổ từ việc hút thuốc của
khách hàng đến mua xăng dầu (kể cả nhân viên bán hàng), từ các công trình lân cận
cháy lan đến cửa hàng.
+ Cháy gần bồn chứa, đường ống công
nghệ, cột bơm có nguy cơ cháy lan vào các khu vực đó;
+ Cháy nổ lớn tại khu vực lân
cận kho hoặc cửa hàng có nguy cơ cháy lan sang vào kho hoặc cửa hàng.
+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho hoặc
cửa hàng;
+ Đâm va xe bồn chở xăng dầu vào kho
hoặc cửa hàng;
- Cấp quốc gia (cấp 3): Sự cố cháy nổ
cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các tỉnh, thành và có tác động
đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo PCCC-CNCH và Ban chỉ đạo
PCTT-TKCN tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời
báo cáo để Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối
hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức ứng phó.
Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao
gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:
+ Cháy nổ trong các kho xăng dầu lớn
và có nguy cơ lan truyền sang các công trình, khu dân cư trong vùng.
+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn xăng
dầu từ các kho xăng dầu lớn do hậu quả của thiên tai không kiểm soát được.
Phân cấp tình
huống sự cố đường ống dẫn dầu,
khí
2. Phân cấp sự cố đường
ống dẫn khí
- Cấp cơ sở (cấp 1): Trường hợp sự
cố nhỏ không gây nguy hại lớn
đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện
pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động nguồn lực ứng cứu
của đơn vị (đội ứng phó sự cố cấp cơ sở) và thực hiện các biện pháp xử lý.
Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình
huống sau hoặc mức độ
tương tự các tình huống sau:
+ Rò rỉ khí nhỏ từ các mối nối đường ống,
bồn chứa với các thiết bị, các rò rỉ nhỏ từ gioăng đệm trên các máy bơm, máy
nén khí mà mắt thường có thể phát hiện hoặc phải dùng bọt xà phòng mới phát hiện
được;
+ Xì chai LPG đang nạp hoặc đã nạp;
+ Tuột ống mềm nối với súng nạp, ống mềm
nạp cho xe bồn nhưng
không bắt lửa.
+ Gãy ống hàng lỏng, hơi kích thước nhỏ dưới 2”
không kèm theo cháy;
+ Va quệt xe bồn, xe chở bình trong
khu vực kho nhưng không gây cháy nổ;
+ Cháy nhỏ ở những vị trí
xa khu vực đường ống công nghệ, bồn chứa;
+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng,
nhà xe, trên bãi trống được phát hiện kịp thời dễ dàng khống chế bằng
các dụng cụ chữa cháy cầm tay;
+ Sét đánh gần khu vực kho không gây
cháy;
+ Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh
chưa trực tiếp ảnh hưởng đến kho.
+ Công nhân bị bỏng lạnh, choáng do
khí.
- Cấp khu vực (cấp 2): Trường hợp
sự cố gây nên những mối
nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm
soát các tình huống này và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố cấp cơ sở cần phải
có sự phối hợp, chỉ đạo
ứng cứu của chính quyền địa phương,
các đơn vị có lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố và Lực lượng ứng
phó sự cố cấp tỉnh dưới sự chỉ đạo của
Ban chỉ đạo PCCC-CNCH và Ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh.
Các tình huống sự cố cấp khu vực bao gồm
các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:
+ Rò rỉ lớn trên đường ống
nhập hay trên bồn như: Xì bồn do van an toàn hỏng, gãy ống nhập... và hậu quả
là một lượng lớn khí thoát ra không khí;
+ Cháy gần bồn, đường ống công nghệ,
trạm bơm, trạm nạp chai có nguy cơ cháy lan vào các khu vực đó;
+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho;
+ Đâm va xe bồn, xe chở bình vào hệ thống
công nghệ của kho;
+ Cháy nổ từ bên ngoài sát tường kho
có nguy cơ cháy lan sang
kho.
+ Công nhân bị thương nặng hay tử vong
do tai nạn lao động hay do tiếp xúc LPG.
- Cấp quốc gia (cấp 3): Sự cố
cháy nổ cấp quốc gia là sự cố vượt
quá khả năng ứng
phó của các tỉnh, thành và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo
PCCC-CNCH và Ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Ủy
ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức ứng phó.
Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao
gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:
+ Cháy nổ bồn chứa gas và có nguy cơ
lan truyền sang sang các công trình, khu dân cư trong vùng.
+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn khí từ các bồn
do hậu quả của thiên tai không kiểm soát được.
II. CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG
PHÓ SỰ CỐ THEO TỪNG CẤP ĐỘ SỰ CỐ CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẦU, KHÍ
Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của
các trường hợp sự cố có thể xảy ra, phương án ứng phó được lập tương ứng
với 3 cấp độ như sau:
1. Phương án ứng phó khi sự cố ở mức cấp cơ sở
(cấp 1)
Sự cố cháy nổ xảy ra ở cơ sở, sự cố
không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản, môi trường, sản xuất và
kinh tế, như tình huống
cháy nổ bên ngoài kho
xăng dầu, khí gas. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử
lý tại chỗ. Trong trường hợp này chủ cơ sở phải tổ chức chỉ huy lực lượng của Đội
ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở để triển khai thực hiện việc ứng cứu kịp thời. Cơ sở
chịu trách nhiệm huy động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý nói trên.
Trường hợp sự cố cháy nổ vượt quá khả
năng của cơ sở, nguồn lực tại chỗ không đủ khả năng tự ứng cứu thì chủ cơ sở phải
kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh. Chủ cơ sở xảy ra sự
cố cháy nổ chịu trách
nhiệm chỉ huy hiện trường.
2. Phương án ứng phó khi sự cố ở mức cấp khu
vực (cấp 2)
Trường hợp sự cố cháy nổ gây nên những
nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để kiểm soát được
các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu bằng lực lượng
ứng cứu của các đơn vị cơ sở còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ ứng cứu
của các lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố và Lực lượng ứng
phó sự cố cấp tỉnh. Các cơ quan tham gia ứng phó thực hiện theo nội dung Cơ chế
phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý tham gia Lực lượng ứng phó sự cố
cháy nổ cấp tỉnh tại
Mục II Phần V.
Trong trường hợp sự cố vượt quá khả
năng ứng cứu của cơ sở thì Ban chỉ đạo ứng
phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh tổ chức ứng cứu theo kế hoạch, đồng thời đề xuất huy
động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các khu vực trong tỉnh và phối hợp các tỉnh
tiếp giáp.
3. Phương án ứng phó khi sự cố ở mức
cấp cấp quốc gia (cấp 3)
Trường hợp sự cố cháy, nổ gây nên mối
nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng
gây thiệt hại toàn bộ công trình (chết người, cháy lớn, nổ lớn...). Tình huống
này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp
hơn do không kiểm soát được và phát triển theo xu hướng ngày càng xấu đi nghiêm
trọng. Khi mức độ nguy hiểm vượt quá khả năng ứng phó của Ban chỉ đạo ứng phó sự
cố cháy nổ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh kịp thời báo cáo để Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, Chính phủ và các các cơ quan liên quan phối
hợp tổ chức ứng phó. Trong thời gian chờ chỉ đạo từ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và
các cơ quan trung ương, Lực lượng ứng phó sự cố cấp tỉnh phải triển khai ứng
phó theo theo nội dung Cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý tham
gia Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh tại Phần V dưới đây.
Phần V
GIAI
ĐOẠN ỨNG PHÓ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. BẢO ĐẢM
THÔNG TIN LIÊN LẠC
- Sẵn sàng phối hợp ứng phó, kịp thời
triển khai khắc phục hậu quả do sự cố gây cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí và tìm
kiếm cứu nạn; hạn chế đến mức thấp nhất
những tổn thất về người và tài sản.
- Hệ thống tổ chức, phân công nhiệm vụ
hoạt động của các cơ quan liên quan, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
khi có tình huống sự cố cháy nổ xảy ra; xác định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực
lượng tham gia ứng phó và xác định chủng loại phương tiện, trang thiết bị phục
vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo sự thống nhất đầu mối chỉ đạo hoạt động ứng
phó với sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn khí trên địa bàn tỉnh.
II. LỰC LƯỢNG ỨNG PHÓ
SỰ CỐ CHÁY NỔ
Khi có đám cháy nhỏ xuất hiện, lực lượng
tham gia ứng cứu tại chỗ của chủ đường ống triển khai thực hiện ngay các phương án ứng
phó sự cố tại cơ sở nhằm khống chế
đám cháy không để đám cháy phát triển lớn và lan rộng, cô lập và dập tắt đám
cháy. Trường hợp xảy ra đám cháy nhỏ, lực lượng tham gia ứng cứu tại chỗ của cơ
sở kinh doanh là quan trọng nhất trong việc cô lập và dập tắt đám cháy không
cho đám cháy phát triển thành vụ nổ.
Khi đám cháy phát triển lớn mà lực lượng
ứng cứu tại chỗ không khống chế được hoặc đám cháy chuyển sang trạng thái nổ,
doanh nghiệp phải báo cáo và mời Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh.
Để công việc ứng phó sự cố cháy nổ hiệu
quả phải xây dựng và hình thành được 02 lực lượng ứng phó sự cố để phối hợp
hỗ trợ lẫn nhau như sau:
1. Đội ứng
phó sự cố cháy nổ cơ sở
Đội ứng phó sự cố cháy nổ
cơ sở do Chủ doanh nghiệp thành lập và chịu sự điều hành của Chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết
bị ứng cứu sự Cố cháy nổ ở mức độ tương ứng với khả năng xảy ra sự cố do cơ sở
minh gây ra, xây dựng
phương án ứng cứu sự cố tại chỗ
và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng cứu sự cố theo sự điều động của
Ban chỉ đạo ứng phó
sự cố cháy nổ cấp tỉnh. Nhiệm vụ của Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở:
Trách nhiệm của Đội ứng phó sự cố cháy
nổ cơ sở:
- Trực và sẵn sàng ứng cứu sự cố cháy
nổ tại cơ sở mình. Tham gia ứng cứu sự cố cháy nổ chung khi được yêu cầu.
- Khi xảy ra sự cố Đội ứng phó sự cố
cháy nổ cơ sở là thành phần chính xử lý sự cố. Những người lao động trong doanh nghiệp có
trách nhiệm hỗ trợ Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở theo sự điều hành của Lãnh đạo doanh
nghiệp.
- Tham mưu cho Lãnh đạo cơ sở các
phương án phòng ngừa, dự báo sự cố, dự báo diễn biến và các biện
pháp khắc phục hậu quả do sự cố cháy nổ gây ra đối với con người và môi trường.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các
hoạt động trong cơ sở mình thực hiện qui định về phòng chống cháy nổ liên quan
đến sự cố cháy nổ. Xây dựng phương án, tham mưu cho Ban lãnh đạo công tác giữ
gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố cháy nổ cho các cán bộ, công nhân
viên của cơ sở.
Trường hợp Đội ứng phó sự cố cháy nổ
cơ sở không khống chế và dập tắt đám cháy, Lãnh đạo doanh nghiệp phải mời Lực
lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh để nhờ
hỗ trợ.
2. Lực lượng ứng
phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh
Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh gồm: Ủy
ban nhân dân tỉnh, Sở Công
Thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Lực lượng hỗ trợ: Trong trường hợp xảy
ra cháy nổ lớn trên diện rộng, ngoài các Đơn vị thuộc lực lượng ứng phó sự cố
cháy nổ cấp tỉnh trên đây còn phải có sụ tham gia hỗ trợ của các đơn vị sau:
UBND xã (phường), Trung tâm y tế xã (phường), Công an cấp huyện, Bệnh viện cấp huyện.
- Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công
an tỉnh là lực lượng được trang bị đầy đủ trang thiết bị để ứng phó sự cố cháy
nổ, cấp cứu người bị nạn;
là lực lượng chỉnh quyết định biện pháp ứng cứu và triển khai
phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Khi tiếp nhận thông tin sự cố từ cơ sở,
Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ điều động các trang thiết bị và các
chiến sĩ tại đơn vị đưa đến nơi xảy ra sự cố. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân khi
tham gia cứu hộ, cứu nạn đều chịu sự chỉ đạo và điều hành của Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH.
- Bệnh viện tỉnh: khi tiếp nhận thông
tin sự cố (từ cơ sở xảy ra sự cố hoặc từ các cơ quan: Công an tỉnh, Bệnh xá xã,
Bệnh viện tuyến huyện), Bệnh viện tỉnh sẽ điều động xe cứu thương, y bác sĩ đến
khu vực xảy ra sự cố cháy nổ và
thực hiện công tác sơ cứu, cứu chữa, cấp cứu người bị nạn, đưa người bị nạn đi
về Bệnh viện tỉnh.
- Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an
tỉnh tổ chức chốt chặn các ngã đường, sơ tán người trong khu vực nguy hiểm.
- Lực lượng hỗ trợ: thực hiện sơ tán,
di dời người (kể cả tài sản nếu thấy cần thiết). Trong đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
là lực lượng có nhiều nguồn nhân lực để hỗ trợ sơ tán, di dời người và tài sản,
đây là lực lượng hỗ trợ tốt nhất khi có tình huống sự cố lớn vì có nguồn nhân lực,
trang thiết bị vận tải kể cả xe cứu
thương, nhân viên có chuyên môn cấp cứu (quân y).
3. Cơ chế phối hợp và
trách nhiệm của các cơ quan quản lý tham gia Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp
tỉnh
Để Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp
tỉnh hoạt động có sự chỉ
đạo, tỉnh Đồng Nai thành lập Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ xăng dầu, khí cấp tỉnh (sau đây gọi
là Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ cấp tỉnh) trực thuộc Ban Chỉ huy PCTT -
TKCN với cơ cấu tổ chức như sau:
3.1. Chức năng
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ kho
xăng dầu, khí
gas cấp tỉnh được thành lập nhằm phối hợp các Lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ cấp
tỉnh, chỉ đạo thống nhất các hoạt động ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí
gas khi có tình huống cháy
nổ xảy ra vượt quá khả năng ứng cứu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố cháy nổ kho
xăng dầu, khí gas cấp tỉnh hoạt động dưới sự điều phối của UBND tỉnh.
3.2. Nhân sự
Thành phần chính của Ban chỉ đạo ứng phó
sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí gas cấp tỉnh bao gồm các thành viên kiêm
nhiệm được cử ra từ các cơ quan ban ngành của tỉnh, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Chủ
tịch UBND - Trưởng ban.
- Sở Công Thương - Phó Giám đốc - Phó
trưởng ban thường trực.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN - Phó trưởng ban thường trực.
- Công an tỉnh - Phó Giám đốc - Phó
trưởng ban.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Chỉ huy
trưởng
- Sở Tài nguyên và Môi trường - Phó Giám đốc
- Sở Y tế - Phó Giám đốc
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Chủ tịch
3.3. Nguyên tắc hoạt động
- Trưởng ban - Phó Chủ tịch UBND tỉnh:
+ Lãnh đạo, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của
Ban chỉ đạo.
+ Chủ trì và kết luận các cuộc họp của
Ban chỉ đạo.
+ Quyết định những vấn đề thuộc phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.
- Phó Trưởng ban Thường trực - Phó
Giám đốc Sở Công Thương:
+ Giúp Trưởng ban trực tiếp điều phối
các hoạt động chung của Ban chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện quá
trình ứng phó sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí; kho xăng dầu, khí.
+ Kiểm tra, báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo
về sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành và các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai ứng phó sự cố cháy nổ đường ống
dẫn dầu, khí; kho xăng dầu,
khí.
- Phó Trưởng Ban - Phó Giám đốc Công
an tỉnh:
+ Nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các lực
lượng cảnh sát PCCC & CNCH, cảnh sát giao thông,... tham gia vào công tác ứng
phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas
khi được sự chỉ đạo của Trưởng ban.
+ Chỉ đạo lực lượng công an PCCC và
CNCH xây dựng kế hoạch cụ thể về quy trình Phòng cháy chữa cháy và công tác tìm
kiến cứu nạn cứu hộ đối với các tình huống cụ thể.
+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và
thiết bị ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí cho các cán bộ tham gia khắc phục sự cố và cứu
nạn cứu hộ.
- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
có nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ huy động và chỉ đạo các lực
lượng lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác ứng phó sự cố cháy
nổ kho xăng dầu, khí gas khi được sự chỉ đạo của Trưởng ban.
+ Tổ chức lực lượng tham gia ứng phó sự
cố cháy nổ kho xăng dầu, khí gas.
+ Quyết định những vấn đề thuộc phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.
+ Chỉ đạo lực lượng quân sự xây dựng kế
hoạch cụ thể công việc khắc phục sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí đối với các
tình huống cụ thể.
+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và
thiết bị ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng
dầu, khí cho
các cán bộ tham gia khắc phục sự cố.
- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi
trường:
+ Nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng ban giải
quyết các hậu quả của sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí; kho xăng dầu, khí
gây ảnh hưởng đến môi trường.
+ Thực hiện giám sát, kiểm tra môi trường
làm việc và môi trường xung quanh khu vực xảy ra sự cố trước khi doanh nghiệp
tiến hành tái hoạt động.
- Chủ tịch UBND cấp huyện:
Nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực trên địa
bàn tại địa phương tham gia vào công tác ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu,
khí gas khi được sự chỉ đạo của Trưởng ban.
Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện sơ tán
dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng đến các địa điểm an toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cố,
đồng thời chặn các tuyến đường nhỏ.
- Phó Giám đốc Sở Y tế
Nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan y tế của tỉnh
hỗ trợ ứng phó sự cố cháy nổ kho xăng dầu, khí, đặc biệt là công tác cấp cứu,
điều trị nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố; Huy động lực lượng, phương tiện cùng
các trang thiết bị y tế đến hiện trường, sẵn sàng cứu chữa khi có thương vong xảy
ra. Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện huyện bố trí xe cứu thương thường
trực ở khu vực sự cố và sẵn sàng tiếp nhận người bị nạn trong quá trình ứng phó
sự cố.
* Quy trình thông tin liên lạc
- Người phát hiện sự cố phải báo cáo
ngay cho Lãnh đạo doanh nghiệp, để Lãnh đạo doanh nghiệp điều động Đội ứng phó sự
cố cháy nổ cơ sở triển khai ứng phó, xử lý sự cố. Tại nơi xảy ra sự cố, Lãnh đạo doanh
nghiệp lập tức triển khai theo kế hoạch, biện pháp ứng phó của đơn vị đã xây dựng;
người trực tiếp chỉ huy sự cố phải nhanh chóng khoanh vùng, cô lập nơi xảy ra sự
cố, đảm bảo an toàn tránh xảy ra sự cố dây chuyền và thông báo cho các hộ dân ở
xung quanh. Trường hợp Đội ứng phó sự cố cháy nổ cơ sở không khống chế và dập tắt
đám cháy, Lãnh đạo doanh nghiệp lập tức báo cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH
theo số điện thoại 114. Cung cấp các thông tin về:
+ Vị trí xảy ra sự cố.
+ Số lượng và chủng loại xăng dầu, khí
gas của kho chứa.
+ Tình trạng hiện tại: rò rỉ, tràn đổ,
cháy nổ.
+ Số nạn nhân quan sát được.
Trường hợp có người bị nạn, Lãnh đạo doanh
nghiệp phải gọi cho Bệnh viện tỉnh theo số điện thoại 115 để cấp cứu kịp thời
người bị nạn.
- Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thông
báo cho Thường trực Ban chỉ đạo là Sở Công Thương đồng thời điều động lực lượng
có mặt tại hiện trường, tiến hành khoanh vùng vùng cách ly. Thực hiện công tác
cứu hộ, sơ tán người và tài sản tại khu vực xung quanh nằm trong khu vực cách
ly tính từ nơi xảy ra sự cố, triển khai phương án chữa cháy.
- Sở Công Thương có trách nhiệm thông
tin đầy đủ cho Trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo để triển khai kế
hoạch ứng cứu.Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh
trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác ứng
phó sự cố tại hiện trường. Các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chức
năng của ngành
và nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này, đảm bảo an toàn cho cán bộ, công
nhân khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban chỉ
đạo yêu cầu. Trường hợp sự cố lớn và phức tạp, Sở Công Thương có trách nhiệm
thông báo và tham vấn ý kiến Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ
Công Thương hoặc đề nghị hỗ trợ khi cần thiết.
- Sau quá trình ứng phó sự cố tại hiện
trường đã được xử lý an toàn, Sở Công thương báo cáo với Trưởng ban để tuyên bố
kết thúc quá trình ứng phó. Công an tỉnh tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra
sự cố; chủ cơ sở xảy có trách nhiệm báo cáo về Ban chỉ đạo nguyên nhân gây ra sự
cố, tình hình thiệt hại, kế hoạch khắc phục sự cố tại cơ sở, phương án bồi thường
thiệt hại và chi phí khắc phục sự cố. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành
công tác kiểm soát chất lượng môi trường, khắc phục sự cố môi trường, đồng thời
báo cáo cho Trưởng ban chỉ đạo khi môi trường đã trở lại trạng thái an toàn để
xem xét việc kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho người dân trở lại hoạt động
bình thường.
Phần VI
GIAI
ĐOẠN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Chỉ đạo điều động lực lượng
khắc phục hậu quả.
- Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại,
báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả, ổn định sau
tai biến do sóng thần gây ra.
2. Cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp
huyện chỉ đạo điều động lực
lượng địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
II. LỰC LƯỢNG KHẮC PHỤC
HẬU QUẢ
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chủ trì phối hợp với các sở,
ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả, ổn định nhân dân sau
khi sơ tán trở về.
2. Sở Tài nguyên
và Môi trường
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi
trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với các lực lượng, phương
tiện quan trắc đánh giá môi trường và xử lý làm sạch môi trường và khắc phục hậu
quả sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí xảy ra.
3. Công ty TNHH MTV Điện
lực Đồng Nai:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống
điện hoạt động ổn định
trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
4. Các công ty, đơn vị cấp nước
trên địa bàn:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp
nước ổn định trở lại
sau ảnh hưởng của động đất.
5. Các công ty, đơn vị thu gom
rác trên địa bàn: Thu gom, vận
chuyển rác xây dựng từ các đống đổ nát do cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí.
6. Công an tỉnh:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong công
tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình. Bảo đảm an
ninh, trật tự trong khu vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ
sập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện
việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được.
Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng
chế điều trị.
7. Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh: Tổ chức tiếp
nhận hàng, kinh phí cứu trợ, hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ
giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng cháy
nổ đường ống dẫn dầu, khí để sớm khắc phục hậu quả.
8. Sở Công Thương:
- Huy động, vận động, điều phối doanh
nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh kịp thời cung ứng hàng hoá thiết yếu (lương thực,
thực phẩm, nhiên liệu, vật tư...) đến khu vực chịu ảnh hưởng.
- Huy động lực lượng quản lý thị trường
tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực
chịu ảnh hưởng.
9. Sở Giao thông Vận
tải:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương khôi phục hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt trên địa bàn tỉnh bảo đảm hoạt động ổn định sau sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu,
khí.
10. Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả sóng thần gây ra.
11. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả
do sóng thần, khôi phục sản xuất.
12. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các
doanh nghiệp
bưu chính, viễn thông triển
khai các biện pháp phục hồi hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau sự
cố cháy nổ đường ống dẫn dầu,
khí; đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn
thông khắc phục hậu quả do sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí.
13. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Công Thương, UBND cấp huyện,
UBND cấp xã và chủ sở hữu công trình
nơi xảy ra sự cố, đề xuất, triển khai các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và
khôi phục các công trình xây dựng sau sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí.
- Chỉ đạo, kiểm tra công
tác cung cấp nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp.
14. Sở Y tế:
- Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch vụ
y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với Công an tỉnh trưng cầu
giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được.
- Tổ chức kiểm tra, giám
sát, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và nước sinh hoạt tại các
vùng trọng điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khỏe, dịch
bệnh tại cộng đồng dân cư ở
những vùng xảy
ra sóng thần hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa
nhận mất do sóng thần gây ra.
15. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo, hướng dẫn ổn định, khôi phục sản xuất
sau thiên tai; kiểm tra, chỉ đạo công tác xử lý môi trường, cung cấp nước sạch
tại khu vực nông thôn.
16. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Nắm chắc tình hình, chỉ đạo lực lượng
vũ trang cùng cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể và nhân dân tích
cực tìm kiếm, cấp cứu người bị nạn; trong điều kiện quá khả năng khẩn trương đề
nghị cấp trên có biện pháp hỗ trợ kịp thời, bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân
dân.
- Tập trung lực lượng, phương tiện cho công tác
tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn. Đưa nhân dân ở các nơi sơ tán trở về;
chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể phối hợp với nhân dân thực hiện có hiệu quả
phương châm “Bốn tại chỗ” trong việc
khắc phục hậu quả tại địa phương.
- Tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực,
thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, đặc biệt lưu ý các vùng bị
chia cắt, cô lập, lập sâu lâu ngày; quan tâm bố trí nơi ở tạm cho các gia đình
bị mất nhà cửa hoặc
bị hư hỏng nặng.
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật
tư; chăm sóc, điều trị người bị thương; thăm hỏi, động viên các gia đình có người
tử nạn; bảo đảm điện, nước, giao thông, viễn thông; tiêu độc, khử trùng, vệ
sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế,
giáo dục, bưu điện, thủy lợi, cơ sở sản xuất; hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất.
- Thống kê thiệt hại, tổng hợp báo
cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn
định đời sống, sinh hoạt
của người dân trên địa bàn mình quản lý.
- Tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn
nhân vô thừa nhận mất do sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí gây ra.
18. Văn phòng Thường trực Ban
chỉ huy PCTT - TKCN: Là cơ quan đầu mối tổng hợp tình
hình thiệt hại, tham mưu UBND tỉnh các biện pháp khắc phục sự cố môi trường,
khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Phần VI
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Để kế hoạch được triển khai hiệu quả,
bảo đảm tính thống nhất, rõ ràng, nhanh chóng từ khâu chỉ đạo đến khâu thực
thi, các sở, ban, liên quan căn cứ vào vai trò được nêu trong Kế hoạch này tổ
chức thực hiện như sau:
- Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, người đứng đầu các đơn vị sở hữu đường ống dẫn dầu, khí; Chủ tịch UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp xã theo chức năng nhiệm vụ được phân công chỉ đạo xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ kết
và báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh.
- Giao Sở Công Thương phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch này đến các
chủ đầu tư, chủ sở hữu, nhà thầu đường ống
dẫn dầu, khí trên địa
bàn tỉnh.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
-
Bộ
Công thương (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(b/c);
- Chủ tịch và các
PCT UBND tỉnh;
- Thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN;
- Các Sở, ban ngành
cấp tỉnh;
- Văn phòng Thường trực Ban
chỉ huy
PCTT-TKCN;
- UBND các huyện, thành phố LK và BM;
- Chánh, Phó Văn Phòng KTN,
- Lưu VT, KTN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|