Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 134/KH-UBND 2017 triển khai nâng cao chỉ số xếp hạng thực hiện quyền trẻ em Hà Giang

Số hiệu: 134/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Trần Đức Quý
Ngày ban hành: 10/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Hà Giang, ngày 10 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NÂNG CAO CHỈ SỐ XẾP HẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Căn cứ Quyết định số 1496/QĐ-LĐTBXH, ngày 16/10/2015 của Bộ Lao động - TB&XH, về việc tổ chức xếp hạng địa phương về thực hiện quyền trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 1178/QĐ-LĐTBXH , ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động - TB&XH, về việc công bố kết quả xếp hạng các tỉnh, thành phố về thực hiện quyền trẻ em năm 2014 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 871/QĐ-UBND , ngày 13/5/2013 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em Hà Giang giai đoạn 2013 -2020;

Căn cứ Kết luận số 141/TB-UBND, ngày 3/5/2017 của UBND tỉnh về việc thông báo kết luận phiên họp Thường trực UBND tỉnh tháng 4 năm 2017.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số xếp hạng thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ SỐ XẾP HẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM NĂM 2015

I. Đặc điểm tình hình

Hà Giang là tỉnh miền núi, phía cực bắc của Tổ quốc, Hà Giang có 10 huyện và 01 thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, có 2.071 thôn bản và tổ dân phố. Dân số trung bình năm 2016 là 820.076 người, trong đó trẻ em từ 0 đến 16 tuổi là 272.265 trẻ (chiếm 33,2 % dân s toàn tỉnh). Toàn tỉnh có 67.297 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,75%; hộ cận nghèo 22.324 hộ, chiếm tỷ lệ 48,39%.

II. Thực trạng kết quả chỉ số xếp hạng thực hiện quyền trẻ em

1. Mức độ đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện quyền trẻ em

1.1. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tổng chi ngân sách của tỉnh trong năm 2015 là 4,1% (405.173/9.865.000 triệu đồng), đạt 1,67 điểm/10 điểm.

1.2. Cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã thuộc ngành Lao động - TB&XH và cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản tính trên 1.000 trẻ em là 0,95‰ đạt 1,64 điểm/10 điểm.

2. Đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em

2.1. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 20.0‰, đạt 5.27 điểm/10 điểm.

2.2. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 30.0‰, đạt 5.56 điểm/10 điểm.

2.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 22,1%, đạt 1,61 điểm/10 điểm.

2.4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là 34,2%, đạt 2,33 điểm/10 điểm.

3. Đánh giá mức độ bảo vệ trẻ em

3.1. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tính trên tổng số trẻ em là 3,3% (8.590 trẻ), đạt 7,15 điểm/10 điểm.

3.2. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tính trên tổng số trẻ em là 11,2% (29.325 trẻ), đạt 5,97 điểm/10 điểm.

3.3. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp trên tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 85% (7.300 trẻ), đạt 8,08 điểm/10 đim.

3.4. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp trên tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 73,2% (21.468 trẻ), đạt 7,59 điểm/10 điểm.

3.5. Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại (tình dục, bạo lực, lao động trẻ em) được hỗ trợ, can thiệp tính trên tổng số trẻ em bị xâm hại, là 22,4% (43/192 trẻ), đạt 3,02 điểm/10 đim.

3.6. Tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích (kể cả mắc và chết) tính trên 10.000 trẻ em là 18.3 (480 trẻ), đạt 8,93 điểm/10 điểm.

3.7. Tỷ lệ trẻ em trẻ em sống trong gia đình hộ nghèo trên tổng số trẻ em là 7,1% (56.242 trẻ), đạt 3,96 đim/10 điểm.

4. Đánh giá mức độ bảo đảm sự tham gia của trẻ em

4.1. Tỷ lệ trẻ em được hỏi ý kiến, được tham vấn qua các kênh khác nhau tính trên 10.000 trẻ em là 96,4 (2.525 em), đạt 1,08 điểm/10 điểm.

4.2. Tỷ lệ trẻ em được tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ, hoặc nhóm trẻ em trong năm tính trên 10.000 trẻ em là 354 (9.271 trẻ), đạt 1,32 điểm/10 điểm.

4.3. Tỷ lệ trẻ em tham gia các vào các sự kiện trong tháng hành động vì trẻ em trong năm tính trên tổng số trẻ em là 10% (26.249 trẻ), đạt 1,89 đim/10 điểm.

4.4. Tỷ lệ trẻ em được tham gia vào các sự kiện nhận quà nhân dịp Tết Trung thu tính trên tổng số trẻ em là 36% (95.563 trẻ), đạt 3,84 điểm/10 điểm.

5. Đánh giá mức độ bảo đảm sự phát triển của trẻ em

5.1. Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi là 97,6% (55.931 trẻ), đạt 9,76 điểm/10 điểm.

5.2. Tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi là 98,1% (84.817 trẻ), đạt 8,57 điểm/10 điểm.

5.3. Tỷ lệ trẻ em đi học THCS đúng độ tuổi là 74,5 % (39.585) trẻ, đạt 4,52 đim/10 điểm.

5.4. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở là 89,6% (11.080 trẻ), đạt 7,75 điểm/10 điểm.

5.5. Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi dành cho trẻ em do cấp xã, phường thị trấn quản lý đạt 5,12 % (10/195 xã, phường), đạt 1,46 điểm/10 điểm.

Tổng hợp kết quả xếp hạng các tỉnh, thành phố thực hiện quyền trẻ em năm 2015. Kết quả tính chỉ số tổng hợp PCRI, Hà Giang đạt 4,03/10 điểm, xếp thứ 63 trong tổng số 63 tỉnh, thành trong cả nước.

III. Một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

1. Tồn ti, hn chế

- Các cấp, các ngành, các đoàn thể, cộng đồng, người dân chưa thực sự quan tâm tới việc thực hiện quyền trẻ em; trẻ em chưa được hưởng đầy đủ các quyền của mình, việc tiếp cận với thực hiện quyền trẻ em còn nhiều hạn chế;

- Công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc thực hiện quyền trẻ em chưa được nhịp nhàng, chưa chặt chẽ;

- Chưa tạo dựng được môi trường sống an toàn và thân thiện cho trẻ em; môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại và vi phạm pháp luật;

- Cán bộ làm công tác Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện kiêm nhiệm, cấp xã thường xuyên thay đổi, cán bộ cộng tác viên ở thôn, bản không được b trí nên việc cập nhật thông tin trẻ em từ cơ sở đảm bảo thực hiện quyn trẻ em còn nhiều hạn chế;

- Các huyện, thành phố hiện có nhà thiếu nhi, nay đã xuống cấp, trang thiết bị vui chơi còn thiếu, công tác quản lý lỏng lẻo, chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em (dịp hè mở các lớp năng khiếu). Các xã, phường, thị trấn chưa có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em. Nhà văn hóa, sân chơi cho trẻ em còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, v,v,...;

- Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em rất hạn hẹp, chưa được quan tâm.

2. Nguyên nhân

- Hà Giang là một tỉnh miền núi, giao thông đi lại không thuận lợi, trình độ dân trí, nhận thức, điều kiện kinh tế của người dân còn gặp nhiu khó khăn, nên s trẻ em suy dinh dưỡng, số trẻ em sống trong hộ nghèo, trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em còn nhiều hạn chế; quỹ đất để xây dựng các đim vui chơi cho trẻ em thiếu, v,v,... nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quyền trẻ em;

- Cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, cấp xã kiêm nhiệm, chưa có đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thôn, bản;

- Nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa được bố trí, nên việc triển khai các chương trình, kế hoạch gặp nhiều khó khăn, công tác truyền thông giáo dục, đào tạo tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân để phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chưa được quan tâm chú trọng;

- Việc tạo lập môi trường thân thiện, với các điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Nhà văn hóa, sân chơi cho trẻ em thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, v,v,…;

- Công tác truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp chưa thường xuyên, chưa được quan tâm chú trọng dẫn đến việc thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở gặp nhiều bất cập.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ XẾP HẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Mục tiêu chung

Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tt hơn các quyn của trẻ em và đảm bảo thực hiện các quyn của tr em. Từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng. Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.

2. Mục tiêu c thể

2.1. Mục tiêu 1: Mc độ đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện quyền trẻ em

- Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, để bố trí kinh phí đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (đảm bo mi năm tăng từ 1% trở lên trong tổng chi ngân sách thường xuyên của tỉnh đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em);

- 100% các thôn, bản, tổ dân ph trên địa bàn toàn tỉnh có cộng tác viên (kiêm nhiệm) làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2.2. Mục tiêu 2: Mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 24‰ (mỗi năm giảm 1,92‰);

- Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 45‰ (mỗi năm giảm 1,36‰);

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) xuống còn 18% (mi năm giảm 0,9%);

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) xuống còn 32% (mỗi năm giảm 0,6%).

2.3. Mục tiêu 3: Mức độ bảo vệ trẻ em

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tính trên tổng số tr em xuống còn 3%;

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tính trên tổng số trẻ em xuống còn 5%;

- Tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp trên tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lên 95%;

- Tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp trên tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt lên 90%;

- Tăng tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, lao động trẻ em được hỗ trợ, can thiệp tính trên tổng số trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực lên 85%;

- Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích (kể cả mắc/chết) tỉnh trên 10.000 trẻ em xuống còn 15;

- Giảm tỷ lệ trẻ em sống trong gia đình hộ nghèo trên tổng số trẻ em xuống còn 15%.

2.4. Mục tiêu 4: Mức độ bảo đảm sự tham gia của trẻ em

- Tăng tỷ lệ trẻ em được hỏi ý kiến, được tham vấn qua các kênh khác nhau, tính trên 10.000 lên 1.500;

- Tăng tỷ lệ trẻ em được tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ, hoặc nhóm trẻ em, tính trên 10.000 trẻ lên 2.000;

- Tăng tỷ lệ trẻ em tham gia vào các sự kiện trong Tháng hành động vì trẻ em hàng năm, tính trên tổng số trẻ em lên 80%;

- Tăng tỷ lệ trẻ em được tham gia vào các sự kiện nhận quà nhân dịp Tết Trung thu 15/8 âm lịch, tính trên tổng số trẻ em lên 85%.

2.5. Mục tiêu 5: Mức độ bảo đảm sự phát triển của trẻ em

- Tăng tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi lên 98%;

- Tăng tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi lên 98%;

- Tăng tỷ lệ trẻ em đi học THCS đúng độ tuổi lên 85%;

- Tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở là 92%;

- Phấn đấu 100% các huyện, thành phố có nhà thiếu nhi đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em;

- Tăng tỷ lệ các xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em do cấp xã, phường, thị trấn quản lý đạt 62%.

3. Đối tượng và phạm vi

Trẻ em từ 0 tuổi đến dưới 16 tuổi; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền của trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hiện quyền trẻ em

- Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Trẻ em, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng các tin bài, phóng sự ngắn phát trên kênh truyền hình về các vấn đề liên quan đến thực hiện quyền trẻ em;

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động xã hội tham gia thực hiện quyền của trẻ em. Tổ chức các sự kiện truyền thông cho trẻ em và thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Triển khai các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em: Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em; truyền thông bằng băng zôn, khẩu hiệu, cờ phướn, nhân bản tờ rơi, áp phích, v,v,... về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại các xã, tại các trường học về thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em, các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Lồng ghép nội dung truyền thông về thực hiện quyền trẻ em vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp, các ngành, đơn vị. Mở rộng các hình thức tư vấn trực tiếp và tư vấn cộng đồng, phát triển hoạt động đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em theo số máy 18001067 của Cục Trẻ em (Bộ Lao động - TB&XH) và s máy 18001282 của tỉnh Hà Giang, đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trẻ em.

2. Nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Lao động - TBXH cấp huyện, cấp xã và đội ngũ Trưởng thôn, bản, cộng tác viên, tình nguyện viên về các văn bản Luật, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thực hiện quyền của trẻ em. Đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về thực hiện quyền của trẻ em, các kỹ năng làm việc với trẻ em.

3. Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em

3.1. Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp

- Củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội các cấp, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Củng cố mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở, bằng hình thức giao thêm nhiệm vụ cho cộng tác viên dân số và y tế thôn, bản kiêm nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở.

3.2. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục dinh dưỡng, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và tr em giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã được Tỉnh phê duyệt, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em;

- Tập trung ưu tiên các hoạt động phòng, chống thiếu Vitamin A, sắt, Iod, thiếu máu, suy dinh dưỡng tại các địa bàn khó khăn, tại nơi có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao theo hướng mở rộng đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, kết hợp tẩy giun theo định kỳ;

- Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai; triển khai thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con dưới 2 tuổi kết hợp với truyền thông, giáo dục dinh dưỡng tại các thôn, bản; phục hồi dinh dưỡng bằng các chế phẩm dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng.

3.3. Bảo vệ trẻ em

- Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, phòng ngừa hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, ngược đãi, trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị tai nạn thương tích, v,v,...;

- Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật nặng; trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, ngược đãi, lao động nặng nhọc, v,v,...; xây dựng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

3.4. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Tổ chức Diễn đàn trẻ em: Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn hàng năm. Diễn đàn trẻ em được tổ chức tại cơ sở các xã, phường, thị trấn, tại các huyện, thành phố. Tổ chức cho trẻ em tham gia các trò chơi, giao lưu văn nghệ, tham quan; trẻ em thảo luận nhóm để đưa ra các khuyến nghị, thông điệp; trẻ em tham gia giao lưu với đại diện lãnh đạo các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước, các t chc chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;

- Tổ chức tham vấn ý kiến của trẻ em thông qua các kênh như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phiếu hỏi, điện thoại di động, tổng đài tư vấn và Internet. Nội dung tham vấn ý kiến trẻ em về các văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em, môi trường, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, phòng chống tai nạn thương tích, hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, các vấn đề về kinh tế, xã hội.

- Xây dựng Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em: Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em là tổ chức được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của trẻ em, do trẻ em chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trẻ em. Tổ chức tập huấn kỹ năng tổ chức điều hành hoạt động câu lạc bộ, kỹ năng giao lưu, liên hoan các câu lạc bộ; câu lạc bộ các cấp hoặc các nhóm trẻ, trong đó câu lạc bộ cấp xã, phường như câu lạc bộ quyền trẻ em hay các cấp trường học (như đội tuyên truyền măng non); ở cấp huyện/tỉnh như (câu lạc bộ phóng viên nhỏ), không bao gồm các câu lạc bộ năng khiếu trong các nhà thiếu nhi có thu tiền.

- Tổ chức triển khai Tháng hành động vì trẻ em; thăm hỏi tặng quà nhân Tháng hành động vì trẻ em, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6; Tết trung thu 15/8 âm lịch; Tết nguyên đán cho trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.

3.5. Sự phát triển của trẻ em

Huy động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà tài trợ, Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, huy động nguồn lực từ cộng đồng để sửa chữa, nâng cấp, hỗ trợ mua sắm trang, thiết bị vui chơi cho trẻ em. Chỉ đạo các ban, ngành tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn huyện, thành phố. Tu sửa, chỉnh trang sân trường học, hỗ trợ các thiết bị vui chơi, xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục, thể thao cho trẻ em trên địa bàn các xã, phường, thị trấn.

4. Thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Thực hiện tốt Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em; Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Triển khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Chương trình hành động vì trẻ em Hà Giang, giai đoạn 2013 - 2020; Chương trình bảo vệ trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định 34/2014/QĐ-TTg về quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, giai đoạn 2014 - 2020;

- Thực hiện các chính sách phúc lợi cho trẻ em theo hướng mở rộng đối tượng trẻ em được hưởng lợi trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông và thực hiện quyền trẻ em. Xây dựng và nhân rộng một số mô hình dịch vụ xã hội dành cho trẻ em.

5. Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội, gia đình, cộng đồng và người dân tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, gia đình, cộng đồng, xã hội, nhà trường có trách nhiệm tham gia thực hiện các quyền của trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ em chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các hoạt động xã hội khác phù hợp với lứa tuổi;

- Các cấp, các ngành, đơn vị, các tổ chức đoàn thể kêu gọi huy động nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, viện trợ, các cá nhân, cộng đồng và người dân đóng góp hỗ trợ nhằm tăng nguồn lực để thực hiện tt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Tuyên truyền vận động phát triển Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp để tăng nguồn lc thực hiện quyền trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

6. Công tác kiểm tra, giám sát

- Giám sát, đánh giá thực hiện quyền trẻ em trong thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng và tổ chức xã hội;

- Giám sát, đánh việc việc thực hiện các Chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành, các đoàn thể đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

2. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về thực hiện quyền trẻ em của chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đối với trẻ em.

3. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quyền trẻ em; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

5. Huy động nguồn lực từ sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, viện trợ, Quỹ bảo trợ trẻ em, nguồn xã hội hóa cho việc thực hiện kế hoạch.

6. Quan tâm đầu tư bố trí kinh phí cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị để thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.

7. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị chủ động tích cực thực hiện quyền trẻ em tất cả các lĩnh vực như: Y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, học tập, vui chơi giải trí, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quyền tham gia của trẻ em ở các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Diễn đàn trẻ em, Câu lạc bộ trẻ em, liên hoan gặp mặt trẻ em, tổ chức các hội nghị, hội thảo có trẻ em tham gia.

8. Củng cố đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở, bằng việc lồng ghép, giao thêm nhiệm vụ cho cộng tác viên dân số, cán bộ y tế thôn, bản, tổ dân phố kiêm nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

9. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, huy động nguồn lực từ cộng đồng để sửa chữa, nâng cấp nhà thiếu nhi cấp huyện. Tu sửa, chỉnh trang các sân trong hệ thống trường học làm sân chơi cho trẻ em; hỗ trợ trang, thiết bị cho điểm vui chơi dành cho trẻ em. Duy trì hệ thống thư viện tại các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, các trường học để trẻ em tham gia hoạt động văn hóa đọc tại cộng đồng; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp Lễ, Tết, v,v,...; xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ các nguồn:

- Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố;

- Huy động từ sự đóng góp của doanh nghiệp, hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ, cá nhân và các nguồn lực hợp pháp khác.

- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức,Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp.

2. Tổng kinh phí giai đoạn 2017 - 2020 là: 57.363.000.000 đồng

Trong đó:

- Ngân sách tỉnh cấp: 5.500.000.000 đồng;

- Cấp huyện: 51.863.000.000 đồng. Trong đó:

+ Ngân sách huyện: 20.486.000.000 đ

+ Quỹ bảo trợ trẻ em, nguồn xã hội hóa: 31.350.000.000 đ

( biểu tổng hợp dự toán kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Căn cứ vào nội dung kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện;

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi thực hiện quyền trẻ em và thực hiện các mục tiêu liên quan đến bảo vệ trẻ em;

- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Hà Giang tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo kế hoạch;

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được UBND tỉnh phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020;

- Tổ chức truyền thông, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Lao động, Thương binh và xã hội các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyn trẻ em;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, định kỳ báo cáo theo quy định.

2. S Y tế

- Phối hợp tuyên truyền và thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, xây dựng các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em do ngành quản lý;

- Thực hiện các chương trình về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, giai đoạn 2016 - 2020, chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- T chức thực hiện các mục tiêu của kế hoạch về giáo dục cùng với việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về giáo dục và đào tạo và các chương trình, kế hoạch của ngành;

- Chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc tuyên truyền về quyền, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm công dân, kỹ năng sống trong chương trình giáo dục của các cấp học, bậc học phù hợp với từng lứa tuổi trẻ em;

- Phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức triển khai bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách đoàn, đội trong trường học về xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với thực hiện quyền trẻ em: Tổ chức Diễn đàn trẻ em, tổ chức các Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em...; lồng ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù hp với cấp học, trình độ đào tạo và năng lực, sự phát triển của trẻ em.

4. Sơ Nội vụ: Tham mưu kiện toàn củng cố đội ngũ cộng tác viên thôn, bản; giao thêm nhiệm vụ cho cộng tác viên dân số, cán bộ y tế thôn, bản, t dân phố kiêm nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tổ chức mở các lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức làm công tác Lao động, Thương binh và xã hội cấp huyện, xã.

5. Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch

- Xây dựng các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em do ngành quản lý; chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của chương trình về văn hóa, vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất cho trẻ em; quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch cho trẻ em; Phối hợp với Sở lao động - TB&XH tổ chức các hoạt động truyền thông;

- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa thông tin và Du lịch các huyện, thành phố phối hợp với Phòng Lao động - TB&XH, lồng ghép tổ chức mở các lớp học bơi, dạy bơi cho trẻ em và hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em Tiểu học, Trung học cơ sở; tổ chức các lớp năng khiếu khác phù hợp với từng lứa tuổi cho trẻ em.

6. Công an tỉnh: Phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em. Thiết lập cơ chế can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp xâm hại và bạo lực đối với trẻ em. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý hành vi xâm hại trẻ em; phòng ngừa, ngăn chặn, quản lý giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật; chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được thực hiện các quyền của trẻ em tại nơi cư trú.

7. S Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của tỉnh để tổ chức thực hiện Kế hoạch. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách cho các hoạt động của kế hoạch đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang: Xây dựng tin, bài, chuyên đề, phóng sự với thời lượng, thời gian tuyên truyền phù hợp cho các chương trình, nội dung về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em;

10. Hội chữ thập đỏ: Theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường hoạt động của các cấp Hội trong việc vận động các tổ chức, các nhà tài trợ, viện trợ, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho trẻ em Hà Giang để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.

11. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các Hội đoàn thể tỉnh với chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em. Phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, bảo đảm cho tất cả trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Thường xuyên giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Gia đình, cộng đồng, nhà trường có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em.

Đề nghị Tỉnh đoàn thanh niên phối hợp với Sở Lao động - TB&XH, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch hướng dẫn cấp cơ sở thành lập và tổ chức hoạt động cho các Câu lạc bộ trẻ em các cấp, tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

12. UBND các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Hàng năm bố trí kinh phí và chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, thành phố triển khai thực hiện quyn trẻ em đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động vì trẻ em từ ngày 01/6 đến 30/6 hàng năm và tổ chức Din đàn cho trẻ em cấp huyện, xã; đưa các mục tiêu, nội dung của kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố. Vận động nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các nhà thiếu nhi cấp huyện, điểm vui chơi cho trẻ em cấp xã trên địa bàn huyện; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, báo cáo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan.

VI. Chế độ thông tin báo cáo

1. Các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Hà Giang và Bộ Lao động - TB&XH về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Căn cứ nội dung kế hoạch, yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH;
- CT, PCT UBND tỉnh phụ trách KGVX;
- Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH);
- Các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PVP UBND tỉnh;
- Vnptioffice;
- Lưu: VT, TH, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý


BIỂU DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHỈ SỐ XẾP HẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2017-2020

(Kèm theo kế hoạch 134/KH-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

số lượng/năm

Kinh phí

Tổng kinh phí

Đơn vị thực hiện

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

Cấp tỉnh

 

 

550

950

950

850

5.500

 

I

Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức và chuyn đi hành vi thực hiện quyền trẻ em.

 

 

200

200

200

200

800

 

1

Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; phóng sự, tin, bài...

tin, bài

20

50

50

50

50

200

Sở Thông tin, truyền thông; Báo Hà Giang, Đài phát thanh truyền hình tỉnh

2

Tổ chức chiến dịch truyền thông, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về BVCSTE tại tỉnh cho 800 người tham dự;

Hội nghị

2

50

50

50

50

200

Sở Lao động - TBXH, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở thông tin truyền thông

3

Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì tr em

L

1

40

40

40

40

160

Sở Lao động - TBXH, Sở văn hóa-TT&DL, Tnh Đoàn Hà Giang

4

Tuyên truyền Tháng hành động vì tr em, tuyên truyền bằng băngzôn, khẩu hiệu

chiếc

60

30

30

30

30

120

Sở Lao động - TBXH

5

Tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em, tuyên truyền bằng cờ phướn

chiếc

200

30

30

30

30

120

Sở Lao động - TBXH

II

Triển khai các hoạt động đảm bo thực hiện Quyền tham gia của trẻ em

 

 

300

300

300

300

1.200

 

1

Triển khai các hoạt động thăm hỏi tặng quà nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1/6; tết Trung thu 15/8; Tết nguyên đán

cuộc

 

150

150

150

150

600

Sở lao động - TBXH, UBND các huyện, TP

1.1

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: 24 xã, trung tâm x 2.000.000,đ/thùng quà/xã

thùng

24

46

46

46

46

184

 

1.2

Tết Trung thu 15/8 âm lịch: 28 trường, Trung tâm x 2.000.000,đ/đơn vị

thùng

26

54

54

54

54

216

 

1.3

Tết nguyên đán hàng năm: 50 trẻ/năm x 1.000.000,đ/tr

trẻ

50

50

50

50

50

200

 

2

Tổ chức Diễn đàn vì trẻ em; thăm dò ý kiến trẻ em; tổ chức các câu lạc bộ cho trẻ em tại các trường học, các xã trong huyện

cuộc

 

150

150

150

150

600

Tnh Đoàn Hà Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - TBXH

1

Thuê hội trường tăng âm loa đài: 05 ngày x 3.000.000,đ

cuộc

1

15

15

15

15

60

 

2

Trang trí khánh tiết: in phông, bạt, băng zôn, khẩu hiệu, cờ giải, quà lưu niệm

cuộc

1

15

15

15

15

60

 

3

Thuê nhạc công, khớp nhạc: 05 ngày x 3.000.000,đ/ngày

cuộc

1

15

15

15

15

60

 

4

Tiền thuê dàn dựng, đạo cụ, trang phục

cuộc

1

15

15

15

15

60

 

5

H trợ tiền ăn cho trẻ: 6 trẻ x 100.000,đ/ngày x 5 ngày

trẻ

60

30

30

30

30

120

 

6

Hỗ trợ tiền ngủ cho trẻ: 50 trẻ x 200.000,đ/đêm x 4 ngày

trẻ

50

40

40

40

40

160

 

7

Hỗ trợ tiền vé xe: 50 trẻ x 2 lượt x 100.000

trẻ

50

10

10

10

10

40

 

8

H trợ cho cán bộ hướng dẫn, tập luyện

người

5

10

10

10

10

40

 

III

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà thiếu nhi cấp huyện, thành phố; 100 triệu/năm/huyện

 

 

 

1.100

1.100

1.100

3.300

 

IV

Kiểm tra, giám sát

chuyến

12

50

50

50

50

200

 

1

Xăng xe: 1.700 km x 0,2 x 18000

chuyến

12

6

6

6

6

24

 

2

Công tác phí: 4 người x 4 ngày x 100,000,đ x 12 chuyến

chuyến

12

19

19

19

19

76

 

3

Ng: 4 người x 175.000,đ x 03 đêm x 12 chuyến

chuyến

12

25

25

25

25

100

 

B

Cấp huyện

 

 

11.840,80

13.340,80

13.340,80

13.340,80

51.863,20

 

I

Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức , và chuyển đi hành vi thực hiện quyền trẻ em.

 

 

1.210

1.210

1.210

1.210

4.840

 

1

Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; phóng sự, tin, bài...

tin, bài

110

330

330

330

330

1.320

UBND huyện, TP; Trung tâm Văn hóa, thể thao và Du lịch

2

Tổ chức chiến dịch truyền thông, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về BVCSTE;

cuộc

11

330

330

330

330

1.320

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH các huyện, TP

3

Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì tr em

Lễ

11

220

220

220

220

880

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH các huyện, TP

4

Tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em, tuyên truyền bằng băngzôn, khu hiệu

chiếc

330

165

165

165

165

660

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH các huyn, TP

5

Tuyên truyền Tháng hành động vì tr em, tuyên truyền bằng cờ phướn

chiếc

1.100

165

165

165

165

660

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH các huyện, TP

II

Nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em

 

 

180,80

180,80

180,80

180,80

723,20

 

 

Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ LĐ-TBXH các cấp và cộng tác viên, tình nguyện viên tại cơ sở về BVCSTE (60 người/lớp) mỗi lớp 2 ngày

 

 

 

 

 

 

 

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH các huyện, TP; UBND các xã, Phường, Thị trấn

1

Thuê hội trường máy chiếu 02 ngày x 4 lớp x 1.000.000,đ/ngày

lớp

4

8

8

8

8

32

 

2

Tiền nước ung: 240 người x 20.000.đ x 02 ngày

người

240

9,60

9,60

9,60

9,60

38,40

 

3

Tiền văn phòng phẩm cho học viên: 240 người x 25.000,đ/người

người

240

6

6

6

6

24

 

4

Văn phòng phẩm phục vụ lớp học: 1.000.000. đ x 4 lớp

lớp

4

4

4

4

4

16

 

5

Tin phô tô tài liệu: 240 người x 25.000,đ/người

người

240

6

6

6

6

24

 

6

Hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ thôn, bản: 240 người x 100,000, đ x 02 ngày

người

240

48

48

48

48

192

 

7

Hỗ trợ tiền ngủ cho cán bộ thôn, bản: 240 người x 150.000,đ/người/ngày x 2 đêm

người

240

72

72

72

72

288

 

8

Hỗ trợ tiền đi lại: 240 người x 2.000,đ/km x 40 km

người

240

19,20

19,20

19,20

19,20

76,80

 

9

Báo cáo viên: 02 người x 500.000,đ/buổi x 02 buổi x 4 lớp

người

2

8

8

8

8

32

 

III

Triển khai các hoạt động đảm bo thực hiện Quyền tham gia của tr em

 

 

2.200

2.200

2.200

2.200

8.800

 

1

Triển khai các hoạt động thăm hỏi tặng quà nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1/6; tết Trung thu 15/8; Tết nguyên đán

cuộc

33

1.100

1.100

1.100

1.100

4.400

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH các huyện, TP; UBND các xã, Phường, Thị trn

1.1

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: 195 xã x 2.000.000,đ/thùng quà/xã

Thùng

195

380

380

380

380

1.520

 

1.2

Tết Trung thu 15/8 âm lịch: 195 trường x 2.000.000,đ/đơn vị

Thùng

195

390

390

390

390

1.560

 

1.3

Tết nguyên đán hàng năm: 660 trẻ/năm x 500.000,đ/trẻ

trẻ

660

330

330

330

330

1.320

 

2

Tổ chức Diễn đàn vì tr em; thăm dò ý kiến trẻ em; tổ chức các câu lạc bộ cho trẻ em tại các trường học, các xã trong huyện

cuộc

11

1.100

1.100

1.100

1.100

4.400

UBND các huyện, thành phố; Phòng Lao Động - TBXH, Phòng Giáo dục và Đào tạo, huyện đoàn

2.1

Thuê hội trường tăng âm loa đài: 03 ngày x 3.000.000,đ x 11 huyện, TP

cuộc

11

99

99

99

99

396

 

2.2

Trang trí khánh tiết: in phông, bạt, băng zôn, khẩu hiệu: 15.000.000 x 11 huyện,TP

cuộc

11

165

165

165

165

660

 

2.3

Thuê nhạc công, khớp nhạc: 03 ngày x 3.000.000,đ/ngày x 11

cuộc

11

99

99

99

99

396

 

2.4

Tiền thuê dàn dựng, đạo cụ, trang phục: 10.000.000 x 11 huyện, TP

cuộc

11

110

110

110

110

440

 

2.5

Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ tập luyện, tổ chức: 550 trẻ x 100.000,đ/ngày x 10 ngày

trẻ

440

550

550

550

550

2.200

 

2.7

H trợ cho cán bộ hướng dẫn, tập luyện: 03 người x 100,000.đ x 10 ngày x 11 huyện, TP

người

3

33

33

33

33

132

 

2.8

Phục vụ, nước ung, chi khác: 4.000.000,đ x 11 huyện, TP

 

 

44

44

44

44

220

 

IV

Sửa chữa nâng cấp nhà thiếu nhi cấp huyện (hình thức xã hội hóa) mỗi năm nâng cấp 3 nhà thiếu nhi, mỗi nhà 1,5 tỷ / nhà

 

 

3.000

4.500

4.500

4.500

16.500

UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, nhà tài trợ

1

Nguồn vận động xã hội hóa 70%

nhà

3

2.100

3.150

3.150

3.150

11.550

UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, nhà tài trợ

2

Ngân sách huyện cấp 30%

sân

33

900

1.350

1.350

1.350

4.950

UBND các huyện, thành phố

V

Tu sửa chỉnh trang sân trường học lp thiết bị vui chơi cho trẻ em (hình thức xã hội hóa) mỗi huyện 03 xã/năm mỗi xã 150 triệu/ xã

 

 

4.950

4.950

4.950

4.950

19.800

UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường thị trấn, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng người dân

VI

Kiểm tra, giám sát

chuyến

100

300

300

300

300

1.200

Phòng Lao động - TBXH các huyện

 

Tổng cộng

 

 

12.390,80

14.290,80

14.290,80

14.190,80

57.363,20

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 134/KH-UBND ngày 10/05/2017 triển khai nâng cao chỉ số xếp hạng thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.056

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.174.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!