Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 133/KH-UBND 2020 khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu: 133/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Dương Xuân Huyên
Ngày ban hành: 07/08/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 07 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025 (Chương trình 504); Công văn số 2457/BQP-VP ngày 10/7/2020 của Bộ Quốc phòng về việc xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2021 - 2025, nội dung như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Lạng Sơn là tỉnh biên giới nằm ở phía Bắc, có diện tích đất tự nhiên là 8.327km2, dân số khoảng 782,666 nghìn người, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài hơn 231 km. Tỉnh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Tỉnh Lạng Sơn nằm trong tuyến phòng thủ chủ yếu có nhiều lực lượng tham gia chiến đấu, hệ thống công sự, trận địa, hệ thống vật cản trong thế trận phòng thủ của ta tương đối vững chắc. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn còn để lại nhiều di chứng, hậu quả nặng nề và nhiều vụ tai nạn thương tâm cho người dân do bom mìn gây ra làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khu vực ô nhiễm bom mìn tập trung chủ yếu ở các chốt chiến đấu, điểm cao biên giới, đường giao thông, ga tàu hỏa, bến xe và các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội… Mật độ ô nhiễm bom mìn tương đối dầy đặc với số lượng lớn theo kết quả điều tra khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên địa bàn tỉnh năm 2013 còn khoảng 38.508,68ha ô nhiễm bom mìn.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 các cấp các ngành và tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các quyết định, quy định của cấp trên về thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt việc lồng ghép công tác khắc phục hậu quả bom mìn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, trong đó ưu tiên thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ cho các lĩnh vực dãn dân, di dân ra biên giới, sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn một số khó khăn đó là:

1. Do lượng bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại rất lớn, trên diện tích rộng, đa dạng, phức tạp và trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế, nên để làm “sạch” toàn bộ diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn cần phải có sự đầu tư rất lớn về kinh phí, công sức và thời gian.

2. Hiện nay hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh có thực hiện công tác rà phá bom mìn, nhưng đều sử dụng kinh phí của dự án. Một số chủ dự án chưa phối hợp với cơ quan quản lý để thực hiện công tác rà phá bom mìn, một số dự án đầu tư xây dựng vẫn tổ chức thực hiện riêng lẻ, thậm chí chồng lấn lên các vùng đất đã được rà phá bom mìn trước đó, gây ra sự chồng chéo, lãng phí không cần thiết.

3. Nguồn lực đầu tư cho hoạt động rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh được huy động khá lớn, nhưng cách sử dụng nguồn lực còn phân tán, chưa được tập trung quản lý, điều phối để phát huy hiệu quả cao và duy trì tính bền vững.

II. KẾT QUẢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện được nhiều dự án rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, cụ thể như sau:

- Dự án rà phá bom mìn, vật nổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến biên giới Việt - Trung (Chương trình 120) trên địa bàn 4 huyện biên giới: Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Đình Lập. Diện tích: 62 ha. Kinh phí: 7.398 triệu đồng.

- Dự án rà phá khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (Chương trình 504) trên địa bàn huyện Tràng Định, Văn Lãng. Diện tích:

944 ha. Kinh phí: 38.232 triệu đồng.

- Các dự án rà phá bom mìn, vật nổ phục vụ xây dựng các công trình dân dụng, giao thông trên địa bàn tỉnh. Diện tích: 522,3 ha. Kinh phí: 20.892 triệu đồng.

Tổng diện tích rà phá bom mìn, vật nổ giai đoạn 2016 - 2020: Rà phá được 1.466,3 ha; hủy 15 quả bom, 3.500 quả mìn, vật nổ các loại. Kinh phí đầu tư: 66.522 triệu đồng.

III. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, địa phương nhằm thu hẹp diện tích ô nhiễm bom mìn, khắc phục cơ bản hậu quả của bom mìn sau chiến tranh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn bảo đảm an toàn cho Nhân dân, giúp đỡ hiệu quả nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng, cam kết thực hiện đúng pháp luật về thực hiện các dự án rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 1, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tập trung rà phá, thu gom, tiêu hủy hoặc vô hiệu hóa các loại bom mìn khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, nhằm giải phóng đất đai, khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn tính mạng tài sản của Nhân dân.

Quản lý chặt chẽ công tác rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật và theo quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Triển khai xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh.

b) Hoàn thành chương trình, kế hoạch khảo sát diện tích ô nhiễm bom mìn, thông tin về nạn nhân bom mìn trên địa bàn toàn tỉnh đưa vào quản lý theo quy định.

c) Quán triệt cho các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về công tác rà phá bom mìn khi thực hiện xây dựng các công trình dự án trên địa bàn tỉnh.

d) Triển khai thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung ưu tiên các địa phương có mật độ ô nhiễm bom mìn cao tại 5 huyện biên giới và các khu vực bị đánh phá ác liệt.

đ) Thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục cộng đồng bằng các phương tiện truyền thanh, hình ảnh và video clip… tại các huyện còn xảy ra tai nạn bom mìn theo kết quả điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên địa bàn tỉnh.

e) Khắc phục triệt để hậu quả bom mìn giai đoạn 2021 - 2025 tồn tại sau chiến tranh nhằm hạn chế hậu quả, loại bỏ tác động, ảnh hưởng của bom mìn, khôi phục hoạt động bình thường ở khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn.

IV. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH

1. Thời gian thực hiện

Thời gian bắt đầu thực hiện khắc khục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh từ 2021 - 2025: có kế hoạch cụ thể từng dự án và các hạng mục xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

2. Phạm vi hoạt động Kế hoạch

Trên tất cả các khu vực bị ô nhiễm bom mìn thuộc địa bàn tỉnh ưu tiên rà phá những khu vực có nhiều bom mìn, khu vực bị ô nhiễm nặng và những dự án xây dựng cơ bản để bảo đảm tiến độ và an toàn cho công trình.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH KẾ HOẠCH

1. Công tác quán triệt, quản lý điều hành

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 213/QĐ-BCĐ504 ngày 11/4/2017 của Ban Chỉ đạo 504 và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, quy chế quản lý điều hành thực hiện các chương trình, dự án rà phá bom mìn, quy chế tiếp nhận và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình, dự án có hiệu quả, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Tổ chức quản lý và sử dụng có trọng tâm, trọng điểm các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả việc khắc phục ô nhiễm bom mìn, sự tác động và hậu quả bom mìn sau chiến tranh, bảo đảm ổn định đời sống, an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kịp thời triển khai các văn bản của cấp có thẩm quyền về quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

2. Triển khai thực hiện công tác rà phá bom mìn sau chiến tranh

Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu cần rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh, thực hiện rà phá khắc phục hậu quả bom mìn phải có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên các địa bàn có diện tích, mật độ ô nhiễm bom mìn cao trên địa bàn tỉnh (5 huyện biên giới) nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian, bảo đảm tiến độ và hiệu quả.

Cân đối bố trí nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp để tiến hành khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

3. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục

Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục cộng đồng…nằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam và các thỏa hiệp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

VI. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Chỉ tiêu thực hiện Kế hoạch

- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn và rủi ro:

Để ngăn chặn, tiến tới nhanh chóng giảm thiểu tới mức tối đa các vụ tai nạn thương tâm do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra và triển khai có hiệu quả yêu cầu của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp cấp bách sau:

+ Nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị (Cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chức năng các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân.

+ Phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật và các hình thức xử lý vi phạm về thu gom, mua bán, tàng trữ, cưa cắt, sử dụng trái phép bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

+ Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, dự án rà phá bom mìn, ưu tiên cho các khu vực ô nhiễm bom mìn nặng, gắn với việc bảo đảm an toàn cho Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nghiên cứu đề xuất các mô hình phối hợp, lồng ghép để hỗ trợ nạn nhân bom mìn; ưu tiên nâng cấp các trạm y tế quân dân y kết hợp tại vùng sâu, vùng xa, vùng ô nhiễm bom mìn nặng để cứu chữa kịp thời nạn nhân khi xảy ra tai nạn do bom mìn.

- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn:

+ Diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn giai đoạn 2021 - 2025 giảm xuống thấp nhất (khoảng 70%) để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

+ Quản lý diện tích đất đai đã được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn chặt chẽ, thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu về bom mìn sau chiến tranh sát với tình hình thực tế.

- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn:

+ Diện tích đất đại được sử dụng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn là hoạt động cụ thể bằng các trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng nhằm kiểm tra tình trạng ô nhiễm bom mìn trên khu vực được xác định.

+ Thu thập thông tin, đánh giá mức độ ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh để có biện pháp khắc phục xử lý đạt 100% kế hoạch.

- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn:

+ Hằng năm tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh về phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh nhằm cung cấp kiến thức về các loại bom mìn, tác hại của bom mìn, có biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện phòng tránh tai nạn bom mìn và quy định của pháp luật.

+ Thông qua thông tin điện tử, các phương tiện đại chúng, tổ chức hội thảo, tập huấn, diễn tập, tổ chức diễn đàn phổ biến rộng rãi về chính sách, pháp luật phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh cho các đối tượng.

- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn:

+ Nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hoặc trợ mua bảo hiểm y tế và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định.

+ Hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục, học nghề tìm kiếm việc làm cho nạn nhân bom mìn sau chiến tranh, hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh.

- Chỉ tiêu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất trong khu vực bị ô nhiễm bom mìn. Phấn đấu không còn hộ nghèo trong khu vực ô nhiễm bom mìn.

- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu: huy động tối đa các nguồn lực; nguồn ngân sách nhà nước; ngân sách địa phương; vốn viện trợ, tài trợ; vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; nguồn vốn các doanh nghiệp; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Giải pháp thực hiện Kế hoạch

- Giải pháp chính sách và cơ chế:

+ Xác định rõ cơ chế chính sách, quản lý, điều phối tập trung thống nhất phân định trách nhiệm cụ thể giữa cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện chương trình dự án, cơ quan phối hợp đối với từng hoạt động cụ thể trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

+ Phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 1 khảo sát xác định nhu cầu rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh, ưu tiên những khu vực ô nhiễm bom mìn nặng và thường xuyên xảy ra tai nạn bom mìn trong những năm gần đây (trên khu vực 5 huyện biên giới).

+ Thực hiện công tác rà phá bom mìn bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện theo cơ chế bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, bảo đảm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, các chi phí thực tế phục vụ và bồi dưỡng nhân công; công tác rà phá bom mìn bằng nguồn kinh phí vận động tài trợ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận với nhà tài trợ.

- Giải pháp nguồn vốn:

+ Chủ động vận động, huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế; sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách kết hợp với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi, nguồn vốn phi chính phủ nước ngoài và các nguồn vốn khác, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch và cơ chế điều phối thực hiện Kế hoạch của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504 cụ thể như sau:

+ Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu chiếm khoảng 40% theo khả năng cân đối kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn và hằng năm.

+ Vốn cân đối ngân sách địa phương chiếm khoảng 30%.

+ Vốn các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đầu tư chiếm khoảng 10%.

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm khoảng 20%.

- Giải pháp nhân lực:

+ Đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, cán bộ chuyên môn kỹ thuật; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rà phá bom mìn, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và hỗ trợ nạn nhân bom mìn.

+ Triển khai công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị thiết yếu để phục vụ nhiệm vụ rà phá bom mìn, tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực trong lĩnh vực này.

VII. HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH

Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh là các hoạt động nhằm hạn chế hậu quả, loại bỏ tác động, ảnh hưởng của bom mìn, khôi phục hoạt động bình thường ở khu vực ô nhiễm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Rà phá bom mìn khu vực bị ô nhiễm để vô hiệu hóa, thu gom, di dời, tiêu hủy các loại bom mìn do người dân phát hiện trong quá trình sinh hoạt, trong xây dựng các công trình và canh tác phát triển lâu dài, bền vững trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư được các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn. Quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng, chi phí đầu tư, quản lý hợp đồng, quản lý thông tin các dự án và quản lý các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.

VIII. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Quản lý, điều hành

UBND tỉnh quản lý, điều hành chung các nội dung chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan, ban, ngành tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, điều hành thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị, doanh nghiệp quân đội đến địa bàn tỉnh thực hiện công tác rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh chấp hành nghiêm túc các quy định về rà phá bom mìn và dưới sự quản lý của cơ quan chuyên môn là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, chủ đầu tư của các dự án, dưới sự điều hành của UBND tỉnh.

2. Phân công tổ chức thực hiện

a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách hằng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 1 quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động về rà phá bom mìn theo quy định của pháp luật, nghiên cứu chế tạo các trang thiết bị rà phá bom mìn. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn và vận động tài trợ.

Triển khai xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

Phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 1 khảo sát xác định nhu cầu rà phá bom mìn, tổ chức triển khai các chương trình, dự án rà phá khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh theo quy định.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành có liên quan và các huyện, thành phố xây dựng các dự án giáo dục về phòng chống tai nạn bom mìn, tuyên truyền hậu quả do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Quản lý thực hiện các dự án được giao theo quy định của pháp luật. c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Tham mưu bố trí vốn để bảo đảm thực hiện các dự án thuộc Chương trình trong kế hoạch ngân sách hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.

d) Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân và nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn tỉnh.

đ) Các sở, ngành liên quan

Căn cứ Kế hoạch và trong phạm vi trách nhiệm của mình, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các dự án có liên quan thuộc Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

e) UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo cơ quan Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố rà soát, nắm chắc diện tích các khu vực ô nhiễm bom mìn theo số liệu điều tra, khảo sát năm 2013. Thường xuyên theo dõi kết quả rà phá bom mìn các công trình xây dựng, dân dụng, giao thông… để báo cáo điều chỉnh giảm diện tích bị ô nhiễm bom mìn. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho Nhân dân.

Cân đối bố trí ngân sách hằng năm từ nguồn của địa phương theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để đẩy nhanh các hoạt động rà phá, tiêu hủy bom mìn tại địa phương, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh).

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị có hoạt động, dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh được triển khai tại địa phương trong quá trình thực hiện để bảo đảm tiến độ, hiệu quả.

IX. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH

1. Xác định các ưu tiên

Ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện các dự án rà phá bom mìn ở những khu vực ô nhiễm bom mìn nặng như: Khu vực 5 huyện biên giới Việt Nam - Trung Quốc, các trận địa, điểm cao, ga tàu, bến bãi, đường giao thông trọng điểm và các khu trung tâm chính trị - xã hội…

2. Các dự án thuộc kế hoạch

a) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn.

Dự án, hạng mục được tiến hành điều tra, khảo sát bom mìn bằng các trang thiết bị nhằm kiểm tra tình trạng ô nhiễm bom mìn trên khu vực sau khi khảo sát, điều tra rà phá khắc phục xử lý, tiến hành lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm bom mìn báo cáo cơ quan có chức năng có thẩm quyền để xử lý.

b) Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn

Các dự án, khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại địa bàn có diện tích đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn sau chiến tranh, các dự án đầu tư là một phần của dự án đầu tư nhằm thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn phục vụ của dự án đầu tư đó.

Nhiệm vụ rà phá bom mìn, phải có chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn do Bộ Quốc phòng cấp cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện về trang thiết bị, kỹ thuật và nhân sự để thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c) Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tuyên truyền về thực trạng, hiểm họa bom mìn.

Phát huy vai trò xung kích, tích cực hưởng ứng, tham gia tuyên truyền, giáo dục kiến thức phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh cho Nhân dân hạn chế tối đa tác hại của bom, mìn tại địa phương tạo môi trường an toàn ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Không để người dân lao động bị thương vong vì bom mìn, toàn dân phải thực hiện và nâng cao kiến thức hiểu biết và phòng tránh tai nạn bom, mìn, ổn định trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng địa bàn phát triển vững mạnh toàn diện.

d) Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn

Hỗ trợ tài chính cho nạn nhân do bom mìn gây ra, hỗ trợ khi cấp cứu, cứu chữa và trợ giúp cho các nạn nhân thuộc gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị tai nạn do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Hỗ trợ học tập đối với trẻ em là nạn nhân hoặc con của nạn nhân, phục hồi chức năng, phương tiện giúp đỡ nạn nhân, học nghề, tạo điều kiện việc làm cho nạn nhân thuộc vùng ô nhiễm bom mìn trên địa bàn tỉnh.

đ) Các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, lồng ghép với các kế hoạch tái định cư cho Nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn.

Sau khi ra phá bom mìn và các vùng bị ô nhiễm tạo môi trường an toàn ổn định để phát triển kinh tế, các doanh nghiệp, các dự án được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt đầu tư trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh về kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng bị ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn bom mìn.

e) Các dự án khắc phục kế hoạch

Tỉnh có kế hoạch cụ thể triển khai đến các hạng mục, dự án các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân đầu tư trên địa bàn tỉnh, rà phá khắc phục triệt để bom, mìn vùng bị ô nhiễm và có kế hoạch xử lý tiếp theo.

X. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ QUỐC PHÒNG

1. Thường xuyên bổ sung hoàn chỉnh bộ Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

2. Hằng năm Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn để tỉnh thực hiện các dự án điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn trên địa bàn tỉnh.

3. Cho phép sử dụng lực lượng chuyên môn của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn, giải phóng đất canh tác và phục vụ xây dựng các công trình trên địa bàn./.

 


Nơi nhận:
- Trung tâm hành động bom mìn quốc gia;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phòng Công binh/BTM/QK1;
- Các sở, ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- C,PVP UBND tỉnh, các Phòng: THNC, KT, KGVX, TT TH-CB;
- Lưu: VT, (PVD).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Xuân Huyên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 133/KH-UBND ngày 07/08/2020 khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


566

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.104.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!