ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 130/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 18 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Thông tư số
06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số
650/QĐ-LĐTBXH ngày 21/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025;
xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
91/TTr-SLĐTBXH ngày 08/8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án
Truyền thông về giảm nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn
2021-2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp của
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau
đây gọi tắt là Chương trình) nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội
góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; truyền
thông cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình về các tấm gương điển hình,
sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội,
khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân
và cộng đồng.
2. Yêu cầu
a) Xác định công tác giảm nghèo bền vững
là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và mang tính nhân văn sâu sắc.
b) Truyền thông về công tác giảm
nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật và được triển khai
sâu rộng từ tỉnh đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết
thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của môi địa phương, cơ sở; phát
huy được sự sáng tạo của mọi tầng lớp Nhân dân.
c) Truyền thông về công tác giảm
nghèo phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành nắm vững, hiểu rõ
các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách, chương
trình giảm nghèo để thực hiện đúng, kịp thời và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng truyền thông
Người dân, cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho
nhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên các địa bàn huyện nghèo, xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, cán bộ làm công tác giảm
nghèo các cấp.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện
a) Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn
toàn tỉnh.
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến
năm 2025.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, GIẢI
PHÁP
1. Nội dung thực
hiện
a) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện
chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giảm
nghèo và công tác huy động, nguồn lực đóng góp cho công tác giảm nghèo bền vững;
b) Tình hình thực hiện giảm nghèo đa
chiều trên các lĩnh vực; những kinh nghiệm trong sản xuất, gương điển hình về
giảm nghèo bền vững.
c) Phổ biến, định hướng cho người dân
tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc
làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục,
nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và
bình đẳng giới.
d) Về quản lý
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
đ) Tập trung tuyên truyền những mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình và các nội dung nhằm cụ thể
hóa Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm
2030, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Kế hoạch số
16/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2030. Trong đó, chú trọng các nội dung sau:
- Chiến lược giảm nghèo chuyển từ đầu
tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu; tập trung đầu
tư trọng tâm, trọng điểm vào các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo và đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển
của người dân.
- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa
chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải
quyết vấn đề nghèo đói cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc,
mọi chiều thiếu hụt; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng
thu nhập cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo.
- Đối với địa bàn nghèo, thực hiện mục
tiêu từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ sở tập trung,
lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; lấy phát
triển kinh tế là trọng tâm để giảm nghèo bền vững; chú trọng triển khai các dự
án giảm nghèo nhằm hình thành vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực
phát triển.
- Đối với hộ nghèo, đổi mới phương thức
hỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tài sản, hiện
vật hoặc tiền; từng bước xóa bỏ chính sách cho không. Chú trọng đào tạo kỹ năng
nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp
với nhu cầu thị trường lao động.
e) Đổi mới, thúc đẩy hiệu quả, chất
lượng thực hiện phong trào thi đua “Quảng Ngãi vì người nghèo - Không để ai bị
bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy
nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng
đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
g) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất
là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn
kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Truyền
thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động
sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ
của nhà nước và xã hội.
h) Thực hiện các chương trình truyền
thông, vận động người dân vùng nghèo, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo hiểu
rõ, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tiếp cận và thụ hưởng
các chính sách, cơ chế giảm nghèo, an sinh xã hội; chuyển đổi phương thức canh
tác, sản xuất theo hướng khoa học, phát triển chuỗi giá trị, tăng cường gắn kết
quân dân, gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận lòng dân,
quốc phòng và an ninh nhân dân.
i) Tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng
đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng đất nước phồn vinh, củng
cố niềm tin của Nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
2. Hình thức
thông tin, tuyên truyền
a) Thông tin, tuyên truyền trên báo
chí, xuất bản phẩm: Sản xuất các tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm truyền
thông khác có nội dung về công tác giảm nghèo đa chiều, bao gồm các ấn phẩm,
chuyên trang, chuyên mục trên các sản phẩm báo chí; đối thoại chính sách trên
báo hình, báo nói, báo điện tử; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về
giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở.
b) Thông tin, tuyên truyền qua các
hình thức: Sân khấu hóa; sản xuất, phát hành, đăng tải các sản phẩm truyền
thông khác (tờ rơi, sổ tay, video clip,
chương trình phát thanh, truyền hình).
c) Thực hiện các nội dung truyền
thông tại các buổi sinh hoạt cộng đồng có chủ đề về công tác giảm nghèo và
tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động thông tin lưu động ở cơ sở, ưu
tiên thực hiện trên đài truyền thanh xã.
d) Tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ
biến cho hộ nghèo về chính sách giảm nghèo, kinh nghiệm, gương điển hình về giảm
nghèo tại cộng đồng dân cư.
đ) Tổ chức các hoạt động, phong trào
thi đua “Quảng Ngãi vì người nghèo - Không để ai bỏ lại phía sau”, biểu dương,
khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
e) Phát động các cuộc thi về thông
tin, tuyên truyền trên báo chí và các hình thức khác nhau về công tác giảm
nghèo và an sinh xã hội bền vững.
g) Xây dựng chuyên mục về giảm nghèo
trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
3. Giải pháp
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp
và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông về Chương
trình.
b) Đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên
truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã
hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của
các hệ thống chính trị nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo bền vững.
c) Phối hợp với cơ quan truyền thông,
báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông; tổ
chức các sự kiện truyền thông, vận động xã hội, hội thảo, hội nghị; sản xuất
các tác phẩm truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử về kinh nghiệm,
sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình
vươn lên thoát nghèo.
d) Tổ chức đối thoại về chính sách giảm
nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, giải quyết các vướng mắc trong quá
trình thực hiện chính sách bằng các hình thức sáng tạo như
hội thi, trò chơi truyền hình, sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, xã, huyện thực hiện
Chương trình.
đ) Phát triển, tăng cường hoạt động Cổng
thông tin điện tử của tỉnh và địa phương về giảm nghèo; cung cấp thông tin tổng
hợp về kết quả tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tuyên truyền các
chính sách, pháp luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo đến
Nhân dân.
g) Hằng năm, tổ chức giám sát, đánh
giá tình hình triển khai thực hiện công tác truyền thông về Chương trình, lồng
ghép với công tác giám sát đánh giá thực hiện Chương trình ở một số địa phương,
đơn vị; kịp thời phản ánh, đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Tiểu dự án truyền
thông về giảm nghèo đa chiều thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch.
- Bảo đảm việc cung cấp các thông tin
cơ bản về Chương trình cho các cơ quan liên quan theo quy định.
- Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc
thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ, vốn đối ứng của địa
phương; trên cơ sở dự toán do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập để thực
hiện Tiểu dự án, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình
cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ kinh phí theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan báo chí,
xuất bản đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức, nội
dung phong phú, kịp thời; giới thiệu cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay
trong giảm nghèo bền vững.
- Triển khai hiệu quả các giải pháp về
chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông.
- Phối hợp với Hội Nhà báo tổ chức cuộc
thi tác phẩm báo chí viết về đề tài giảm nghèo.
4. Các sở,
ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo đa chiều; tuyên truyền sâu rộng về Chương trình
đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày
27/01/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của
Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.
5. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả các hoạt động truyền thông về Chương trình; tổ chức
tuyên truyền sâu rộng về Chương trình tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa
bàn.
- Bố trí nguồn lực và chỉ đạo kiểm
tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về Chương trình,
lồng ghép với nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.
- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo tình
hình thực hiện Kế hoạch truyền thông về Chương trình và gửi về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội theo quy định.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp
nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp
đỡ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; vận
động các hộ có điều kiện giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt,
sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
- Tiếp tục tổ chức hiệu quả các cuộc
vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động, phong
trào thi đua “Quảng Ngãi vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát
sinh vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền thì tổng hợp
và tham mưu UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, chỉ đạo theo thẩm
quyền./.
Nơi nhận:
- Các Bộ: Lao động -
Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCTUBND tỉnh;
- BTT UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Hội Nhà báo tỉnh;
- Đài PT và TH tỉnh; Báo Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, KTN, CBTH;
- Lưu: VT, KGVXVHTín388.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Phiên
|