- Phối hợp
với ngành y tế thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2017 - 2025, đã triển khai thực hiện 9/9 huyện, thành phố, thông qua
10 cuộc hội nghị và 49 lớp tập huấn để tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm
sóc và tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thu hút 32.328 người tham dự.
Năm 2021 có 48.275 người cao tuổi được khám, điều trị bệnh và được sự chăm
sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Người cao tuổi được lập hồ sơ quản lý sức
khỏe 14.496 người đạt 43% kế hoạch năm. Số lượt người cao tuổi khám, chữa bệnh
ít nhất 01 lần/năm là 48.275 người, đạt 31% so với kế hoạch năm. Người cao tuổi
được tiếp nhận các thông tin, kiến thức bảo vệ sức khỏe để tự bảo vệ và tự chăm
sóc là 93.485 người đạt 21% kế hoạch. Nhằm sớm phát hiện bệnh tật để kịp chữa
trị, tránh lây nhiễm với tổng kinh phí thực hiện chăm sóc sức khỏe khoảng 1,8 tỷ
đồng/năm.
1.4.
Về chăm sóc sức khỏe người có công
Hàng năm,
thực hiện công tác chăm lo sức khỏe cho đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh,
tỉnh đã tổ chức định kỳ mỗi năm 03 chuyến tham quan tại Thủ đô Hà Nội, với kinh
phí địa phương 1,626 tỷ đồng/năm và 04 chuyến điều dưỡng tập trung tại Thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, với tổng kinh phí 1,119 tỷ đồng/năm (trong đó: Kinh
phí trung ương 799 đồng, kinh phí địa phương 320 triệu đồng). Thực
hiện điều dưỡng tại gia đình cho 7.947 đối tượng, với tổng kinh phí 8,821 tỷ đồng.
1.5. Về
công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai và mô hình cai nghiện
- Công
tác cai nghiện ma túy
+ Cai
nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng: trong giai đoạn 2016 -
2020, thực hiện chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng
đồng, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Tỉnh Cà Mau hiện có 01 đơn vị thành lập Tổ
công tác cai nghiện ma túy là thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tổ công tác gồm
12 thành viên, trong đó: Phó Chủ tịch Ủy ban thị trấn là tổ trưởng; Phó trưởng
công an thị trấn, cán bộ văn hóa - xã hội, Đội trưởng đội công tác xã hội tình
nguyện, Trưởng trạm y tế, Bí thư đoàn thanh niên và Trưởng 6 khóm là thành
viên, theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ
chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
+ Cai
nghiện tại Cơ sở Cai nghiện ma túy: Cà Mau có một cơ sở cai nghiện ma
túy đa chức năng, được giao quản lý và sử dụng tổng diện tích là 28,2 ha, diện
tích đã xây dựng là 26.000 m2. Trong những năm qua, đã tập trung đầu
tư nâng cấp, mở rộng Cơ sở cai nghiện. Đến nay các hạng mục xây dựng đã hoàn
thành, đưa vào sử dụng, với sức chứa đến 500 học viên. Giai đoạn 2016 - 2020,
Cơ sở Cai nghiện ma túy Cà Mau quản lý cai nghiện tổng số 1.872 học viên (1.433
học viên bắt buộc và 439 học viên tự nguyện), phần lớn sử dụng ma tuý tổng
hợp. Công tác lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy
đảm bảo đúng quy trình theo quy định của pháp luật.
- Công
tác quản lý sau cai nghiện
+ Quản lý
sau cai tại cộng đồng: sau khi học viên chấp hành xong thời gian cai
nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy, học viên được Cơ sở bàn giao cho gia
đình và chính quyền địa phương nơi người cai nghiện cư trú đến tiếp nhận. Sau
khi tiếp nhận, chính quyền địa phương phân công cán bộ phối hợp với gia đình
kèm cặp, quản lý giáo dục, giúp đỡ. Giai đoạn 2016 - 2020, Cơ sở cai nghiện ma
túy cho về tái hòa nhập cộng đồng cho 1.056 học viên cai nghiện.
+ Quản lý
sau cai tại Cơ sở cai nghiện ma túy: do tình hình thực tế tại Cơ sở cai
nghiện ma túy, thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nên thời gian qua chưa thể
thực hiện được chức năng quản lý sau cai tại Cơ sở cai nghiện ma túy.
- Kết quả
thực hiện các mô hình cai nghiện: mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều
trị nghiện và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng” trên địa bàn phường 4,
thành phố Cà Mau. Giai đoạn từ 2016 đến nay đã tư vấn cho trên 500 lượt người
nghiện và gia đình người nghiện ma túy chọn biện pháp cai nghiện ma túy phù hợp;
phối hợp với các ban, ngành đoàn thể phường, tiếp nhận và quản lý, giáo dục,
giúp đỡ, tư vấn nghề cho người sau cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Nhân rộng thêm 01 “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng
đồng” trên địa bàn thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình. Mô hình đã đầu tư và
hoàn thiện về cơ sở vật chất và thành lập Ban Chủ nhiệm mô hình vào cuối năm
2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên mô hình mới được ra mắt
vào tháng 7 năm 2020.
1.6.
Về phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
- Hiện
nay, toàn tỉnh có 06 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó:
+ Có 03
cơ sở trợ giúp xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
gồm: Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần và Cơ sở Cai
nghiện ma túy.
+ Có 03
cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, gồm: Làng trẻ em SOS, Trung tâm nuôi
dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái và Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi
Hưng Phước.
- Các cơ
sở có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý các đối tượng yếu thế cần sự trợ
giúp như: người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, các đối tượng cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
Tổng số đối tượng ở các cơ sở hiện nay là 1.315 đối tượng, trong đó: trẻ em là
313 trẻ, người cao tuổi là 47 người, người tâm thần là 355 người và 600 đối tượng
cai nghiện ma túy (bắt buộc và tự nguyện).
2.
Khó khăn, tồn tại
2.1.
Về người khuyết tật
- Người
khuyết tật còn mặc cảm trong việc tham gia vào các hoạt động trợ giúp cho người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh như: chính sách hỗ trợ dạy nghề, chính sách an
sinh xã hội, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công cộng,… nhiều người còn chưa
thật sự cố gắng để vượt qua khiếm khuyết, hòa nhập cùng cộng đồng và khẳng định
bản thân.
- Việc cải
tạo kết cấu hạ tầng giao thông và tỷ lệ phương tiện đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật
về giao thông tiếp cận cho người khuyết tật chưa đảm bảo do cần có nguồn kinh
phí đầu tư lớn và thời gian để thực hiện.
2.2.
Về lĩnh vực trẻ em
- Phần lớn
cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã, phường đều là kiêm nhiệm nên việc quản lý, nắm
thông tin, tình hình trẻ em chưa được bao quát, kịp thời, nhất là trong việc
can thiệp, trợ giúp các em bị bạo lực, bị xâm hại chưa có dấu hiệu giảm. Việc
trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chủ yếu vào nguồn vận động... Nhận thức của
gia đình và cộng đồng còn hạn chế, các kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, bản thân trẻ chưa thật đầy đủ.
- Công
tác tuyên truyền, vận động, phối hợp trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa chặt
chẽ, chưa đi vào chiều sâu, công tác chỉ đạo chưa được thường xuyên và liên tục.
2.3.
Về người cao tuổi
- Một số
ít địa phương công tác Hội kết quả chưa cao, công tác phối hợp các đơn vị có
liên quan đôi lúc chưa hiệu quả và việc thành lập quỹ phát huy vai trò người
cao tuổi theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ triển khai còn chậm,
lãnh đạo công tác Hội hầu hết là người có tuổi cao, sức khoẻ yếu, đi lại khó
khăn.
- Do tình
hình dịch bệnh nên công tác tuyên truyền, vận động, các câu Lạc bộ tổ chức sinh
hoạt chưa được thường xuyên, liên tục.
2.4.
Về cai nghiện ma túy
Theo số
liệu thống kê, tính đến ngày 15/12/2021, trên địa bàn toàn tỉnh có 2.088 người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, dự báo trong thời gian tới, đối tượng bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy sẽ tiếp tục gia
tăng. Từ đó, Cơ sở cai nghiện ma túy sẽ gặp khó khăn về cơ sở vật chất và trang
thiết bị để phục vụ cho công tác cai nghiện phục hồi.
II.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1.
Mục tiêu chung
- Củng
cố, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ sở chăm sóc sức
khỏe lao động - xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cung cấp dịch vụ
của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm đảm bảo cho các đối tượng
thụ hưởng được tiếp cận nhanh, kịp thời các dịch vụ y tế phù hợp theo hướng
toàn diện, liên tục và hiệu quả.
- Lồng
ghép các hoạt động tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chăm sóc y tế, phục hồi chức
năng kết hợp với các hoạt động trợ giúp xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm và phát triển
bền vững.
2.
Mục tiêu cụ thể
2.1.
Đến năm 2025
- Tối thiểu
50% cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm
sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng.
- Tối thiểu
01 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 70% hoạt
động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã.
- Từng bước
đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của
ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.2.
Đến năm 2030
- 80% cơ
sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma tuý bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức
khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng.
- Tối thiểu
02 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma tuý thực hiện được ít nhất 70% hoạt
động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã.
- Đầu tư,
nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành
Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.
Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện
3.1.
Đối tượng
- Đối tượng,
phạm vi thực hiện: cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cai nghiện ma túy do ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây viết tắt là cơ sở chăm sóc sức khỏe
lao động - xã hội).
- Đối tượng
thụ hưởng: người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
3.2.
Phạm vi: kế hoạch được thực hiện
trong phạm vi toàn tỉnh.
3.3.
Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến
năm 2030, chia theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn
I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Giai đoạn
II: từ năm 2026 đến năm 2030.
4.
Nhiệm vụ, giải pháp
4.1.
Củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
- Việc củng
cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội đảm bảo hài hòa với
mạng lưới cơ sở y tế.
- Tổ chức
thống nhất cơ sở trợ giúp xã hội nhằm phát hiện sớm bệnh tật, quản lý, chăm sóc
sức khỏe ban đầu, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng cho đối tượng.
4.2.
Đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở
chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
- Phối hợp
hoạt động giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với các cơ sở y tế
của ngành Y tế trên cùng địa bàn.
- Thực hiện
quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe cho đối tượng; đồng bộ và kết nối thông tin giữa
cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với y tế tuyến huyện, tuyến Trung
ương của ngành Y tế để theo dõi, quản lý sức khỏe cho đối tượng; kết nối đối tượng
với các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm chia sẻ thông tin, cảnh
báo sức khỏe, hỗ trợ thăm khám, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh không
lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho các đối tượng.
- Tham
gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, vận động đối tượng thuộc quản
lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia bảo hiểm y tế.
4.3.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
Tập huấn
nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng về
kỹ năng, phương pháp chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng; huấn luyện kỹ
năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho các đối tượng.
4.4.
Đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ, cơ chế tài chính, nguồn lực hỗ trợ cho cơ sở
chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
- Vận
động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người cao tuổi, người khuyết tật,
trẻ em, người nghèo, các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Vận động
nguồn lực hỗ trợ các đối tượng, bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục
hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
4.5.
Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động
- xã hội
Căn cứ cụ
thể vào tình hình ngân sách trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương xem xét ưu tiên hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cho
các cơ sở trực thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như: Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh; Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần và Cơ sở cai nghiện ma
túy…
4.6.
Truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng
- Truyền
thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai
trò, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật,
người cao tuổi, trẻ em và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác…
- Phổ biến
pháp luật về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
cho cán bộ, nhân viên thuộc cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
5.
Kinh phí thực hiện
- Ngân
sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công
trung hạn hàng năm của các cơ quan, đơn vị, các hội, đoàn thể liên quan; các
chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, vốn ODA, đề án liên
quan khác; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của
các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội để thực hiện các hoạt động của
Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về
đầu tư công.
- Đóng
góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
- Chủ
trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này.
- Truyền
thông nâng cao nhận thức; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tập huấn
nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên làm công tác y tế lao động - xã hội.
- Tổ chức
thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho
cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội trên địa bàn.
- Phối hợp
với các ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo định kỳ hằng năm, báo cáo đột
xuất theo yêu cầu để gửi các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.
2. Sở Y tế
- Hỗ trợ
công tác tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế của các cơ sở chăm sóc sức khỏe
lao động - xã hội trên địa bàn và hướng dẫn thực hiện các quy định về Giấy phép
hoạt động, Danh mục kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh, Chứng chỉ hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
- Nghiên
cứu, hoàn thiện các quy định về chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm
y tế, bảo đảm cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được nằm trong
tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến các đối tượng là người có công, người
cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần sự chăm sóc đặc thù
khác được hưởng đầy đủ các chế độ về bảo hiểm y tế.
3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
Chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành,
đơn vị liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu
tư công theo Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành.
4. Sở Tài
chính
- Căn cứ
khả năng cân đối ngân sách địa phương và nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu,
tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn
việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.
5. Bảo hiểm
xã hội tỉnh
Chủ trì,
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các huyện, thành
phố đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế bằng
nhiều hình thức nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp
pháp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đối tượng yếu thế
tham gia bảo hiểm y tế.
6. Các sở,
ngành có liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch.
7. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
Đẩy mạnh
việc tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế nhằm
mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế.
Phối hợp
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan triển khai
các hoạt động của Kế hoạch này.
8. Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình
tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây
là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối
tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Yêu cầu các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện đảm bảo các nội dung, yêu cầu. Trong
quá trình triển khai, thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền,
tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến (thông qua Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề xuất)./.