UBND
TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
767/TC-GCS
|
Đà
Lạt, ngày 22 tháng 07 năm 2005
|
HƯỚNG DẪN
NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC CẤP PHÁT, THANH QUYẾT TOÁN TIỀN TRỢ GIÁ,
TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA, TRỢ CƯỚC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DANH MỤC THỰC HIỆN
HÀNG CHÍNH SÁCH MIỀN NÚI NĂM 2005
Căn cứ Quyết định số 913/QĐ-UB
ngày 26/4/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt phương án triển khai thực
hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển năm 2005; Quyết định số
111/2005/QĐ-UB ngày 19/5/2005 V/v điều chỉnh mức trợ cước vận chuyển các mặt
hàng trong chỉ tiêu thực hiện chính sách miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Văn bản số 2817/UBND ngày 28/6/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v đơn giá, mức trợ
giá và địa chỉ cung ứng giống cây trồng thuộc chỉ tiêu 2005 và các quy định hiện
hành của Trung ương và Địa phương về thực hiện chính sách miền núi.
Sau khi trao đổi và thống nhất với các ngành liên quan, Sở Tài chính Lâm Đồng
hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục cấp phát, lập hồ sơ thanh quyết toán tiền trợ
giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, trợ cước tiêu thụ sản phẩm từ nguồn kinh phí
thực hiện chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
1.
Hàng hóa trong danh mục trợ giá, trợ cước vận chuyển phải bán đúng giá quy định
của cấp có thẩm quyền (theo công thức khống chế giá tối đa hoặc theo mức giá
quy định cụ thể) tại các cửa hàng, quầy hàng của đơn vị được giao nhiệm vụ thực
hiện chính sách miền núi tại trung tâm xã, cụm xã.
Đối tượng, địa
bàn, định mức cấp phát hàng hóa, địa bàn thu mua hàng nông sản trong danh mục
thực hiện chính sách miền núi năm 2005 thực hiện theo quy định tại Quyết định số
913/QĐ-UB ngày 26/4/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Các đơn vị được
giao nhiệm vụ thực hiện bán vật tư, hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển,
thu mua hàng nông sản trong danh mục trợ cước tiêu thụ sản phẩm phải thông báo
và niêm yết công khai danh mục hàng hóa, định lượng, mức giá bán lẻ tại điểm
bán hàng, đối tượng được mua hàng hóa có trợ giá trợ cước vận chuyển; đối tượng
và giá thu mua hàng nông sản được trợ cước tiêu thụ sản phẩm của Nhà nước để
nhân dân và các cơ quan chức năng biết, giám sát việc thực hiện.
2.
Hồ sơ và thủ tục thanh quyết toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển gồm có:
- Báo cáo kết quả
thực hiện theo từng mặt hàng, ghi rõ chỉ tiêu được giao, kết quả thực hiện về số
lượng và giá trị; số kinh phí đề nghị được thanh quyết toán do Thủ trưởng và Kế
toán trưởng đơn vị ký;
- Hóa đơn mua
hàng, hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán (các hồ sơ này phải là bản gốc, sau
khi kiểm tra hồ sơ cơ quan Tài chính sẽ chuyển trả cho đơn vị lưu giữ chứng từ
gốc theo quy định hiện hành và cung cấp cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu);
- Bảng tổng hợp
danh sách cung ứng hàng hóa:
+ Đối với hàng
được trợ cước vận chuyển và trợ giá giống cây lương thực: Phải có chữ ký của
người mua hàng và phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc bằng chứng chứng minh số
hàng đó đã cung ứng theo đúng giá bán và đối tượng quy định tại địa bàn xã;
+ Đối với mặt
hàng muối i ốt: Không phải lập danh sách người mua mà chỉ cần lập bảng kê bán
hàng hàng ngày tại từng điểm bán lẻ do nhân viên bán hàng hoặc đại lý kê khai
được Thủ trưởng cấp trên trực tiếp xác nhận;
+ Đối với trợ
giá giống cây trồng dài ngày, hồ sơ thanh toán bao gồm: Danh sách các hộ nhận
cây giống (Trong đó ghi rõ số tiền được Nhà nước trợ giá); biên bản nghiệm thu
sau 1 – 2 tháng trồng, ghi rõ số lượng cây giống giao lúc đầu, số cây sống và
phát triển bình thường tại thời điểm kiểm tra, có chữ ký của chủ hộ, chính quyền
địa phương sở tại và các thành viên trong đoàn nghiệm thu.
Trường hợp
mua giống cây trồng dài ngày (như giống chè cành, giống cây điều) của các cơ sở
sản xuất cây giống đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn, thì chứng từ để quyết toán là Hóa đơn do cơ quan Thuế phát
hành (cơ sở sản xuất cây giống làm đơn đề nghị UBND cấp xã xác nhận là dân của
địa phương, có sản xuất cây giống, sau đó đến Chi cục Thuế mua hóa đơn để làm
chứng từ thu tiền của người mua cây giống – Giống cây trồng thuộc mặt hàng
không phải nộp thuế giá trị gia tăng). Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với
các Phòng nông nghiệp và PTNT hoặc Trung tâm Nông nghiệp tổ chức ươm cây giống
để cung ứng theo chương trình trợ giá.
- Các đơn vị được
giao nhiệm vụ thu mua hàng nông sản theo chỉ tiêu được trợ cước tiêu thụ sản phẩm
của nông dân, phải lập bảng kê mua hàng trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của người
bán nông sản, khối lượng mua và giá thu mua, có chữ ký của người bán và xác nhận
của chính quyền địa phương sở tại.
- Các đơn
vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách miền núi có thể lập hồ sơ đề nghị cấp
kinh phí theo từng đợt triển khai hoặc theo từng quí. Thời gian thanh toán đợt
sau cùng (trong thời gian chỉnh lý ngân sách Địa phương) chậm nhất trước
ngày 15/2/2006 để các cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ quyết toán và cấp phát
kinh phí.
3.
Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển, trợ cước tiêu thụ sản phẩm; chi phí lưu thông
và phương pháp xác định giá bán lẻ tối đa: Theo các phụ lục đính kèm.
Trong quá trình
thực hiện trợ cước vận chuyển, các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng
các mặt hàng chính sách miền núi thực hiện theo nguyên tắc tại Quyết định số
1818/QĐ-UB ngày 19/6/2001 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt mức trợ cước vận
chuyển mặt hàng phân bón hóa học từ chân hàng Trung ương đến trung tâm xã, cụm
xã khu vực II, III trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Nếu đơn vị có phương tiện tự
vận chuyển hàng hóa hoặc thuê phương tiện vận chuyển thực tế thấp hơn mức cước
vận chuyển theo quy định thì phần chênh lệch chi phí vận chuyển (nếu có) đơn vị
được hạch toán vào thu nhập của đơn vị theo quy định hiện hành.
Các đơn vị làm
trái với các quy định trên đây sẽ không được thanh toán tiền trợ giá, trợ cước
vận chuyển.
Trong quá trình
thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc có những vấn đề phát sinh mới đề
nghị các đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để được xem xét
giải quyết cụ thể./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Dân tộc;
- Sở NN và PTNT;
- Sở DL-TM; Hội nông dân tỉnh;
- Các Cty: DVNN, CPTM, CPDVTM, Công ty Chè;
- TT hỗ trợ nông dân tỉnh;
- Phòng NN&PTNT (hoặc Trung tâm NN) các huyện, TX, TP;
- Phòng TCKH các huyện, TX, TP;
- GCS, TCDN, TTra;
- Lưu VT.
|
GIÁM
ĐỐC
Nguyễn Hữu Phụng
|
PHỤ LỤC SỐ 1
ĐƠN GIÁ, MỨC TRỢ GIÁ VÀ ĐỊA CHỈ CUNG ỨNG GIỐNG CÂY TRỒNG
THUỘC CHỈ TIÊU TRỢ GIÁ NĂM 2005
(Kèm theo Văn bản số 767/TC-GCS ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Sở Tài chính
Lâm Đồng)
1. Danh mục
giống cây trồng được trợ giá trong năm 2005: Thực hiện theo Văn bản số
420/NN&PTNT ngày 15/3/2005 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng
V/v danh mục giống cây trồng được trợ giá năm 2005.
2. Định mức
và đối tượng được trợ giá giống cây trồng:
a) Định mức
trợ giá:
- Giống cây
lương thực: không quá 02 ha/hộ;
- Giống điều
ghép, chè cành, chè ghép cành, chè chất lượng cao, dâu lai và măng điền trúc:
không quá 01 ha/hộ;
b) Đối tượng
được trợ giá:
- Đối với giống
cây lương thực (lúa, bắp): là nông dân có diện tích đất canh tác tại các xã thuộc
khu vực II, khu vực III và 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên;
- Đối với giống
Chè cành, giống Dâu tằm: là các hộ nông, công nhân có nhu cầu trồng mới, cải tạo,
chuyển đổi giống chè và dâu nuôi tằm phù hợp với quy hoạch;
Riêng đối với hộ
đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích đất canh tác tại các xã thuộc khu vực
III và các thôn, buôn vùng III thuộc các xã khu vực I, II nếu có nhu cầu trồng
giống chè chất lượng cao (chỉ áp dụng cho chè cành trong vùng quy hoạch trồng
chè), thì được hỗ trợ 100% giá giống cây chè (với định mức hỗ trợ tối đa là 0,5
ha/hộ);
- Đối với giống
Điều: Là nông dân có nhu cầu chuyển đổi và cải tạo vườn điều tại các huyện: Đạ
Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm và Đam Rông;
- Đối với giống
măng điền trúc: là các hộ nông có nhu cầu trồng mới phù hợp với quy hoạch tại
huyện Bảo Lâm và Đam Rông;
Riêng đối với hộ
đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích đất canh tác tại các xã thuộc khu vực
III và các thôn, buôn vùng III thuộc các xã khu vực I, II nếu có nhu cầu trồng
giống chè chất lượng cao (chỉ áp dụng cho chè cành trong vùng quy hoạch trồng
chè), thì được hỗ trợ 100% giá giống cây chè (với định mức hỗ trợ tối đa là 0,5
ha/hộ);
Để sớm phát huy
hiệu quả của việc chuyển đổi và chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng theo chính
sách trợ giá, trợ cước vận chuyển của Nhà nước. Các đơn vị được giao nhiệm vụ
thực hiện cần tổ chức bình xét từ cơ sở, chọn lựa số nông hộ được hưởng hàng
năm một cách phù hợp, không nên chia đều, dàn trải.
3. Đơn giá
giống cây trồng tại vườn ươm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Thực hiện theo
Văn bản số 2817/UBND ngày 28/6/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v đơn giá, mức
trợ giá và địa chỉ cung ứng giống cây trồng thuộc chỉ tiêu trợ giá năm 2005.
- Điều ghép: 6.500 đ/cây;
- Chè cành, chè ghép TB14, LD97,
LDP1, LDP2: 600 đ/bầu cành;
- Chè cành chất lượng cao (Tứ Quý,
Kim Tuyên, Thúy Ngọc): 800 đ/bầu cành;
- Dâu lai: 120 đ/cây;
- Măng điền trúc: 15.000 đ/cây;
Đây là đơn giá tối
đa áp dụng cho cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm để giao cho đơn vị cung ứng
hoặc nông dân theo chính sách trợ giá hoặc theo chính sách hỗ trợ giống cây trồng
của Nhà nước.
4. Mức trợ
giá tính theo mật độ chuẩn (đã bao gồm chi phí vận chuyển, hao hụt để
đưa cây giống đến giao cho nông dân tại địa bàn xã):
- Lúa giống (tối đa 140 kg/ha lúa
chọn lọc; 120 kg/ha lúa cạn; 50kg/ha lúa thuần): 2.500 đ/kg;
- Ngô giống các loại (tối đa 15
kg/ha): 5.000 đ/kg;
- Điều ghép (tối đa 208 cây/ha):
7.500 đ/cây;
- Chè cành TB14, LD97, LDP1 và LDP2
(tối đa 9.000 cây/ha): 300 đ/bầu cành;
- Chè chất lượng cao: Tứ quý, Kim
tuyên – OLong 27 và Thúy Ngọc – OLong 29 (15.000 cây/ha): 400 đ/bầu cành;
- Dâu lai (tối đa 42.000 cây/ha):
150 đ/cây;
- Măng điền trúc (tối đa
500cây/ha): 8.000 đ/cây
5. Địa chỉ
cung ứng giống:
- Đối với
giống cây lương thực: Công ty dịch vụ nông nghiệp, trung tâm Nông nghiệp
huyện Cát Tiên liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc trực tiếp nhập khẩu giống để ký
hợp đồng mua giống, đưa về các địa bàn được phân công cung ứng cho nông dân.
- Đối với
giống Điều ghép: Các cơ sở sản xuất cây giống do Trung tâm khuyến nông
tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật tại huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh
và huyện Cát Tiên và đã được Sở Nông nghiệp - PTNT Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp các cơ sở ươm giống trong tỉnh không đủ lượng cây giống để cung ứng
thì được phép mua ngoài tỉnh, nhưng phải được Sở Nông nghiệp & PTNT thỏa
thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
- Đối với
giống măng điền trúc: các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng có
cây giống đảm bảo chất lượng, có tư cách pháp nhân và đã được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng của cơ quan có thẩm quyền; đồng
thời nơi cung ứng giống phải có cam kết đảm bảo chất lượng cây giống sau khi
cung ứng trong một thời gian nhất định cho các hộ được đầu tư.
- Đối với
giống chè cành và chè cành chất lượng cao: Trung tâm nghiên cứu cây
công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng; các hộ sản xuất kinh doanh giống chè chất
lượng cao và chè cành tại các huyện Bảo Lâm, Lâm Hà, thị xã Bảo Lộc và Thành phố
Đà Lạt đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất kinh doanh giống chè chất lượng cao và chè cành năm 2005.
- Đối với
giống dâu lai F1 – Sa nhị luân, Quế ưu 12, Quế ưu 62: Do Tổng Cty Dâu tằm
tơ Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm giống Nông – Lâm nghiệp Lâm Đồng
(thuộc Viện nghiên cứu Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên) cung ứng.
Các đơn vị cung ứng
giống cây trồng cho nông dân trong chỉ tiêu được trợ giá phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước và nông dân về chất lượng giống do đơn vị mình cung ứng, phải bồi
thường cho nông dân những thiệt hại do chất lượng cây giống không bảo đảm tiêu
chuẩn hoặc không hướng dẫn kỹ thuật theo quy định của Ngành Nông nghiệp cho
nông dân./.
PHỤ LỤC SỐ 2
MỨC TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Văn bản số 767/TC-GCS ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Sở Tài chính
Lâm Đồng)
1. Đối với
khối lượng nông sản đã thu mua từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/5/2005: Thực
hiện theo các văn bản sau đây:
- Quyết định số
13/QĐ-UB ngày 27/01/2003 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v mức trợ cước vận chuyển
tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi và bắp hạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Văn bản số
1287/UB ngày 07/4/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v mức trợ cước vận chuyển
tiêu thụ SP bắp hạt trên địa bàn 4 xã vùng Loan Đức Trọng;
- Văn bản số
2533/UB ngày 23/7/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v mức trợ cước vận chuyển
tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi và bắp hạt.
2. Đối với
khối lượng nông sản đã thu mua từ ngày 01/6/2005 trở đi: Thực hiện theo
Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 19/5/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v điều
chỉnh mức trợ cước vận chuyển các mặt hàng trong chỉ tiêu thực hiện chính sách
miền núi địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể như sau:
Đơn
vị: Đồng/tấn
ĐỊA
BÀN
|
Mức
cước áp dụng từ ngày 01/01/2005 đến 31/5/2005
|
Mức
cước áp dụng từ ngày 01/6/2005 trở đi
|
1. Sản phẩm chè búp tươi:
|
|
|
- Xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc
Tân, Lộc Phú – huyện Bảo Lâm
|
475.000
|
442.000
|
- Xã Lộc Bắc, Lộc Bảo – huyện Bảo
Lâm
+ V/c từ Lộc Bắc, Lộc Bảo về đến
NM sơ chế Lộc Bắc
+ V/c từ NM Chè Lộc Bắc ra TX Bảo
Lộc
|
191.500
156.000
|
206.000
173.000
|
2. Bắp hạt:
+ Gia Bắc
+ Sơn Điền
+ Đinh Trang Thượng
+ Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Tà
Hine
+ Đầm Ròn, Đạ Tông, Đạ Long, Đưng
K’Nớ
|
189.000
236.000
237.000
151.000
420.000
|
199.000
252.000
254.000
157.000
373.000
|
PHỤ LỤC SỐ 3
MỨC TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN MẶT HÀNG DẦU HỎA VÀ MUỐI IỐT TỪ
ĐỊA ĐIỂM MUA HÀNG ĐẾN TRUNG TÂM XÃ, CỤM XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Văn bản số 767/TC-GCS ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Sở Tài chính
Lâm Đồng)
A. Mức trợ cước
vận chuyển cho khối lượng hàng hóa đã cung ứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ
ngày 01/01/2005 đến ngày 31/5/2005: Áp dụng mức giá tại Quyết định số
35/2002/QĐ-UB ngày 15/3/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v quy định mức trợ cước
vận chuyển từ trung tâm huyện đến xã, cụm xã đối với mặt hàng muối iốt và dầu hỏa
trong chỉ tiêu thực hiện chính sách miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Mặt hàng dầu
hỏa: Nhận hàng tại kho xăng dầu tại trung tâm huyện của Công ty vật tư tổng
hợp tỉnh Lâm Đồng. Các Công ty cổ phần Thương mại nhận và vận chuyển dầu hỏa đến
cấp không thu tiền cho các đối tượng theo quy định được Nhà nước trợ cước vận
chuyển từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, cụm xã được áp dụng như đối với mức
cước vận chuyển muối i ốt (khối lượng được tính bằng tấn).
2. Mặt hàng
muối i ốt:
2.1. Trợ cước vận
chuyển Muối iốt từ kho của bên bán (Công ty muối III hoặc các doanh nghiệp sản
xuất muối ngoài tỉnh) về đến trung tâm các huyện: 264.560 đ/tấn;
2.2. Mức trợ cước
vận chuyển mặt hàng dầu hỏa và muối iốt từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, cụm
xã:
Đơn
vị tính: Đồng/tấn
Mức
trợ cước
|
Áp
dụng cho các xã
|
Thuộc
địa bàn
|
57.000
đ/tấn (có 25 xã)
|
- Quảng Ngãi, Đồng Nai
|
- Huyện Cát Tiên
|
- Đạ Oai, Đạ M'ri, TT Đạ M'ri, Đạ
Tồn, Hà Lâm
|
- Huyện Đạ Huoai
|
- Hà Đông, Đạ K'ho, Triệu Hải, Đạ
Lây, Hương Lâm
|
- Huyện Đạ Te'h
|
- Lộc Quảng, Lộc Ngãi
|
- Huyện Bảo Lâm
|
- Đạm B'ri
|
- Thị xã Bảo Lộc
|
- Liên Đầm, Gung Ré, Đinh Trang
Hòa, Hòa Trung, Tam Bố, Tân Nghĩa, Bảo Thuận
|
- Huyện Di Linh
|
- Ninh Gia, Tân Hội, N'Thol Hạ
|
- Huyện Đức Trọng
|
76.500
đ/tấn (có 10 xã)
|
- An Nhơn
|
- Huyện Đạ Tẻ'h
|
- Đạ Ploa, Đoàn Kết.
|
- Huyện Đạ Huoai
|
- Lộc Nam, Lộc Thành
|
- Huyện Bảo Lâm
|
- Hòa Nam, Hòa Bắc, Tân Thượng,
Gia Hiệp
|
- Huyện Di Linh
|
- Đạ Ròn
|
- Huyện Đơn Đương
|
145.000
đ/tấn (có 23 xã)
|
- Đức Phổ, Phước Cát I, Gia Viễn,
Tư Nghĩa, Mỹ Lâm, Nam Ninh
|
- Huyện Cát Tiên
|
- Mỹ Đức, Quảng Trị, Quốc Oai;
|
- Huyện Đạ Tẻ'h
|
- Lộc Đức
|
- Huyện Bảo Lâm
|
- Gia Lâm, Phúc Thọ, Hoài Đức,
Nam Ban, Đông Thanh, Liên Hà, Tân Hà
|
- Huyện Lâm Hà
|
- Tân Thành, Tà Hine
|
- Huyện Đức Trọng
|
- K’Đơn, Tu Tra, P'Ró
|
- Huyện Đơn Dương
|
- Đạ Sar
|
- Huyện Lạc Dương
|
185.000
đ/tấn (có 5 xã)
|
- Tiên Hoàng,
|
- Huyện Cát Tiên
|
- Tân Lạc
|
- Huyện Bảo Lâm
|
- Mê Linh, Đan Phượng, Phú Sơn
|
- Huyện Lâm Hà
|
205.000
đ/tấn (có 10 xã)
|
- Phước Cát II
|
- Huyện Cát Tiên
|
- Lộc Tân, Lộc Phú, Lộc Lâm
|
- Huyện Bảo Lâm
|
- Phi Tô, Tân Thanh
|
- Huyện Lâm Hà
|
- Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng
|
- Huyện Đức Trọng
|
- Đạ Chai's
|
- Huyện Lạc Dương
|
300.000
đ/tấn (có 9 xã)
|
- Lộc Bắc, Lộc Bảo;
|
- Huyện Bảo Lâm
|
- Gia Bắc; Sơn Điền, Đinh Trang
Thượng
|
- Huyện Di Linh
|
- Đạ K'Nàng, Phi Liên, Liêng Sa
Ron, Rô Men
|
- Huyện Lâm Hà
|
400.000
đ/tấn (có 3 xã)
|
- Đam Rông, Đạ Long, Đạ Tông
|
- Huyện Lạc Dương
|
450.000
đ/tấn
|
- Đưng K'Nớ
|
- Huyện Lạc Dương
|
600.000
đ/tấn
|
- Thôn 5 Cát Tiên
|
- Huyện Cát Tiên
|
45.000
đ/tấn
|
- Các xã, thị trấn còn lại và các
phường, xã thuộc TP Đà Lạt
|
- Các huyện, TX Bảo Lộc, TP Đà Lạt
|
B. Mức cước vận
chuyển cho khối lượng hàng hóa đã cung ứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ ngày
01/6/2005 trở đi: Áp dụng Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 19/5/2005 của
UBND tỉnh Lâm Đồng V/v điều chỉnh mức trợ cước vận chuyển các mặt hàng trong
chỉ tiêu thực hiện chính sách miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể
như sau:
1. Trợ cước vận
chuyển Muối iốt từ kho của bên bán (Công ty muối III hoặc các doanh nghiệp sản
xuất muối ngoài tỉnh) về đến trung tâm các huyện:
Đơn
vị tính: Đồng tấn
TT
|
Địa
bàn
|
Đơn
giá
|
TT
|
Địa
bàn
|
Đơn
giá
|
I
|
Từ Ninh Thuận về đến
|
|
II
|
Từ TP Hồ Chí Minh về đến
|
|
1
|
TT Huyện Đạ Huoai
|
265.000
|
1
|
TT Huyện Đạ Huoai
|
142.000
|
2
|
TT Huyện Đạ Te'h
|
279.000
|
2
|
TT Huyện Đạ Te'h
|
175.000
|
3
|
TT Huyện Cát Tiên
|
300.000
|
3
|
TT Huyện Cát Tiên
|
217.000
|
4
|
TT Thị xã Bảo Lộc
|
235.000
|
4
|
TT Thị xã Bảo Lộc
|
172.000
|
5
|
TT Huyện Bảo Lâm
|
245.000
|
5
|
TT Huyện Bảo Lâm
|
187.000
|
6
|
TT Huyện Di Linh
|
210.000
|
6
|
TT Huyện Di Linh
|
196.000
|
7
|
TT Huyện Đức Trọng
|
179.000
|
7
|
TT Huyện Đức Trọng
|
228.000
|
8
|
TT Huyện Lâm Hà
|
193.000
|
8
|
TT Huyện Lâm Hà
|
245.000
|
9
|
TT Huyện Đam Rông
|
312.000
|
9
|
TT Huyện Đam Rông
|
349.000
|
10
|
TT Huyện Đơn Dương
|
176.000
|
10
|
TT Huyện Đơn Dương
|
238.000
|
11
|
TT Thành phố Đà Lạt
|
191.000
|
11
|
TT Thành phố Đà Lạt
|
250.000
|
12
|
TT Huyện Lạc Dương
|
202.000
|
12
|
TT Huyện Lạc Dương
|
260.000
|
|
Bình
quân
|
232.000
|
|
Bình
quân
|
222.000
|
2. Mức trợ cước vận chuyển mặt hàng
dầu hỏa và muối i ốt từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, cụm xã:
Đơn
vị tính: Đồng/tấn
Mức
trợ cước
|
Áp
dụng cho các xã
|
Thuộc
địa bàn
|
70.000
(có 38 xã)
|
Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tư
Nghĩa
|
Huyện Cát Tiên
|
Đạ Oai, Đạ M'ri, TT Đạ
M'ri, Hà Lâm, Phước Lộc, Đạ Tồn, Đạ PLoa, Đoàn Kết
|
Huyện Đạ Huoai
|
Đạ K'ho, Hà Đông, Đạ Lây,
Hương Lâm, Triệu Hải, Đạ Pal
|
Huyện Đạ Te'h
|
Lộc Quảng, B’Lá, Lộc Ngãi,
Lộc Nam, Lộc Thành
|
Huyện Bảo Lâm
|
Đạm B'ri
|
Thị xã Bảo Lộc
|
Liên Đầm, Gung Ré, Đinh
Trang Hòa, Hòa Trung, Tam Bố, Gia Hiệp, Tân Nghĩa, Bảo Thuận, Hòa Nam, Hòa Bắc,
Tân Thượng
|
Huyện Di Linh
|
Đạ Ròn
|
Huyện Đơn Dương
|
Ninh Gia, Tân Hội, N'Thol Hạ
|
Huyện Đức Trọng
|
130.000
(có 11 xã)
|
Đức Phổ, Phước Cát I
|
Huyện Cát Tiên
|
Mỹ Đức, Quảng Trị, Quốc
Oai, An Nhơn
|
Huyện Đạ Tẻ'h
|
Gia Lâm, Phi Tô, Nam Ban,
Tân Hà
|
Huyện Lâm Hà
|
Tân Thành
|
Huyện Đức Trọng
|
170.000
(có 11 xã)
|
Gia Viễn
|
Huyện Cát Tiên
|
Lộc Đức
|
Huyện Bảo Lâm
|
Hoài Đức
|
Huyện Lâm Hà
|
K’Đơn, P'Ró
|
Huyện Đơn Dương
|
Tà Hine
|
Huyện Đức Trọng
|
Đạ Sar
|
Huyện Lạc Dương
|
Đam Rông, Đạ Tông, Đạ Long,
Rô Men
|
Huyện Đam Rông
|
195.000
(có 15 xã)
|
Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng
|
Huyện Cát Tiên
|
Liêng Sa Ron, Đạ’Rsal, Phi
Liêng
|
Huyện Đam Rông
|
Mê Linh, Đan Phượng, Phúc
Thọ, Đông Thanh, Liên Hà
|
Huyện Lâm Hà
|
Tu Tra
|
Huyện Đơn Dương
|
Mỹ Lâm, Tiên Hoàng, Nam
Ninh
|
Huyện Cát Tiên
|
230.000
(có 08 xã)
|
Tân Lạc, Lộc Phú, Lộc Tân,
Lộc Lâm
|
Huyện Bảo Lâm
|
Tân Thanh
|
Huyện Lâm Hà
|
Phước Cát II
|
Huyện Cát Tiên
|
Đa Nhim, Đạ Chais.
|
Huyện Lạc Dương
|
290.000
(có 4 xã)
|
Lộc Bắc, Lộc Bảo
|
Huyện Bảo Lâm
|
Đinh Trang Thượng
|
Huyện Di Linh
|
Đạ K’Nàng
|
Huyện Lâm Hà
|
345.000
(Có 03 xã)
|
Gia Bắc, Sơn Điền
|
Huyện Di Linh
|
Đưng K’Nớ
|
Huyện Lạc Dương
|
600.000
(Có 01 xã)
|
Đồng Nai Thượng
|
Huyện Cát Tiên
|
50.000
|
Các xã, thị trấn còn lại và
các Phường, xã thuộc TP Đà Lạt, TX Bảo Lộc
|
Các huyện, TP Đà Lạt, TX Bảo Lộc
|
Ghi chú: 1/
Mức giá bán lẻ mặt hàng dầu hỏa thực hiện theo thông báo của Công ty Vật tư Lâm
Đồng tại thời điểm (là giá bán lẻ tại trung tâm huyện).
2/ Trị giá
hàng hóa cấp không thu tiền không được cao hơn mức giá bán lẻ muối iốt có trợ
cước vận chuyển tại trung tâm xã, cũm xã (tại thời điểm cấp phát).
PHỤ LỤC SỐ 4
MỨC CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ MỨC TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN MẶT
HÀNG PHÂN BÓN HÓA HỌC TỪ CHÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VỀ ĐẾN TRUNG TÂM XÃ, CỤM XÃ KHU VỰC
II, III TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Văn bản số 767/TC-GCS ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Sở Tài chính
Lâm Đồng)
I. MỨC CHI
PHÍ LƯU THÔNG:
Căn cứ Quyết định
số 30/2001/QĐ-UB ngày 28/5/2001 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt
chi phí lưu thông mặt hàng phân bón hóa học trong chỉ tiêu thực hiện chính sách
miền núi. Cụ thể:
+ Áp dụng cho khối
lượng phân bón do Công ty cổ phần Thương mại và Công ty Thương mại II thực hiện
theo khu vực được phân công: 360.000 đồng/tấn;
+ Áp dụng cho khối
lượng phân bón do Công ty Dịch vụ nông nghiệp thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh:
395.000 đồng/tấn.
Mức chi phí lưu
thông trên đây là mức bình quân tối đa, theo nguyên tắc lấy gần bù xa. Trong
quá trình thực hiện các đơn vị được quyền chủ động cân đối, điều hòa giữa các
vùng để có mức giá bán lẻ phân bón cho phù hợp, nhưng tổng chi phí lưu thông thực
tế (tính cho toàn bộ khối lượng phân bón trong chỉ tiêu được phân bổ) không được
vượt mức tối đa trên đây.
II. MỨC TRỢ
CƯỚC VẬN CHUYỂN:
+ Đối với khối
lượng hàng hóa đã cung ứng cho nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ ngày
01/01/2005 đến ngày 31/5/2005: Áp dụng theo Quyết định số 187/2002/QĐ-UB
ngày 31/12/2002 Về mức trợ cước vận chuyển mặt hàng phân bón hóa học đến
trung tâm xã, cụm xã thuộc khu vực II, khu vực III của tỉnh Lâm Đồng.
+ Đối với khối
lượng hàng hóa đã cung ứng cho nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ ngày
01/6/2005 trở đi: Áp dụng theo Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 19/5/2005
của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v điều chỉnh mức trợ cước vận chuyển các mặt hàng
trong chỉ tiêu thực hiện chính sách miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể như sau:
TT
|
Địa
bàn
|
Mức
trợ cước vận chuyển (đ/tấn)
|
Áp
dụng từ 01/01/2005 đến 31/5/2005
|
Áp
dụng từ 01/6/2005 trở đi
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Từ
chân hàng TW về đến TT huyện
|
Từ
TT huyện về đến TT xã, cụm xã
|
Từ
chân hàng TW về đến TT huyện
|
Từ
TT huyện về đến TT xã, cụm xã
|
1
|
Đạ Huoai
|
168.000
|
126.000
|
42.000
|
186.000
|
140.000
|
46.000
|
2
|
Đạ Te'h
|
225.000
|
158.000
|
67.000
|
263.000
|
194.000
|
69.000
|
3
|
Cát Tiên
|
305.000
|
205.000
|
100.000
|
340.000
|
242.000
|
98.000
|
4
|
Bảo Lộc
|
190.000
|
152.000
|
38.000
|
210.000
|
168.000
|
42.000
|
5
|
Bảo Lâm
|
265.000
|
163.000
|
102.000
|
295.000
|
182.000
|
113.000
|
6
|
Di Linh
|
285.000
|
173.000
|
112.000
|
310.000
|
191.000
|
119.000
|
7
|
Đức Trọng
|
285.000
|
199.000
|
86.000
|
318.000
|
220.000
|
98.000
|
8
|
Lâm Hà
|
330.000
|
213.000
|
117.000
|
323.000
|
236.000
|
87.000
|
9
|
Đơn Dương
|
295.000
|
208.000
|
87.000
|
324.000
|
230.000
|
94.000
|
10
|
Đà Lạt
|
285.000
|
217.000
|
68.000
|
317.000
|
240.000
|
77.000
|
11
|
Lạc Dương
|
565.000
|
226.000
|
339.000
|
409.000
|
250.000
|
159.000
|
12
|
Đam Rông
|
-
|
-
|
-
|
510.000
|
353.000
|
157.000
|
|
Bình
quân
|
291.000
|
186.000
|
105.000
|
318.000
|
221.000
|
97.000
|
* Mức trợ cước
vận chuyển phân bón từ Nhà máy phân bón Bình Điền (tại Phi Nôm – Đức Trọng)
đến trung tâm các huyện trong tỉnh:
TT
|
Địa
bàn
|
Mức
trợ cước vận chuyển (đ/tấn)
|
1
|
Đạ Huoai
|
115.000
|
2
|
Đạ Tẻh
|
105.000
|
3
|
Cát Tiên
|
125.000
|
4
|
Bảo Lộc
|
65.000
|
5
|
Bảo Lâm
|
76.000
|
6
|
Di Linh
|
44.000
|
7
|
Đức Trọng
|
0
|
8
|
Lâm Hà
|
34.000
|
9
|
Đơn Dương
|
21.000
|
10
|
Đà Lạt
|
32.000
|
11
|
Lạc Dương
|
37.000
|
12
|
Đam Rông
|
113.000
|
- Mức trợ cước vận
chuyển trên là mức cước tối đa trên các phương tiện vận chuyển công cộng, đã
bao gồm: cước vận chuyển, phí phương tiện chờ đợi, hao hụt, bốc xếp, lệ phí
giao thông, chi phí vận chuyển do điều động hàng hóa nội bộ.
Ghi chú: Trong
trường hợp đơn vị được giao nhiệm vụ cung ứng phân bón hóa học bán phân bón cho
các Chủ dự án để đầu tư vào vùng dự án, giá giao phân bón tính theo giá bán lẻ
cho nông dân tại xã trừ tiền hoa hồng bán lẻ (mức cụ thể do 2 bên thỏa thuận
trong định mức chi phí lưu thông đã được quy định trên đây). Hai bên ký kết hợp
đồng cụ thể, ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên, trong đó Chủ dự án phải bảo đảm
giao phân bón đến tận tay nông dân trong vùng dự án./.