ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
731/LĐ-TBXH-BTXH
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 02 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 183/2006/QĐ-UB NGÀY 26/12/2006 CỦA UBND THÀNH PHỐ
VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH 104/2003/QĐ-UB NGÀY 27/6/2003 VỀ
QUẢN LÝ NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN, SINH SỐNG NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Quyết định số
183/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ
sung một số điều của quyết định 104/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 về quản lý người
lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn Thành phố HCM; Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định này như
sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Đảm bảo thực hiện tập trung đúng
người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng (gọi tắt là đối tượng), đúng
thủ tục, và các biện pháp xử lý theo quyết định 104/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 và
quyết định số 183/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Tổ chức quản lý, chăm sóc tốt
cho đối tượng, đặc biệt đẩy mạnh các hình thức tổ chức dạy nghề, văn hóa, giới
thiệu việc làm tại các Trung tâm bảo trợ xã hội nhằm tạo điều kiện để đối tượng
hội nhập cộng đồng, tự tổ chức làm ăn ổn định cuộc sống.
3. Tổ chức phối hợp tốt với các sở,
ngành chức năng, tổ chức, đoàn thể và quận huyện thực hiện đúng nhiệm vụ được
phân công theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Về cách lập hồ sơ đối tượng
1.1. Hồ sơ đối tượng tại phường,
xã:
Sau khi phối hợp cùng công an
phường, xã đưa đối tượng về cơ quan văn phòng UBND phường, xã; Cán bộ lao động
- TB&XH phường, xã chịu trách nhiệm:
- Làm việc trực tiếp với đối tượng
và ghi biên bản tiếp xúc đối tượng (mẫu số 01/LĐ-TBXH-BTXH) có chứng kiến và
xác nhận của đại diện Công an Phường, xã.
- Phối hợp đại diện các đoàn thể
của phường, xã lập Biên bản về việc xác nhận đối tượng xã hội không nơi nương tựa
cần được giúp đỡ (theo mẫu 03/LĐ-TBXH-BTXH).
1.2. Hồ sơ đối tượng tại quận,
huyện:
- Phòng Lao động - TB&XH quận,
huyện chịu trách nhiệm: kiểm tra hồ sơ đối tượng và làm công văn đề nghị Sở Lao
động TB&XH tiếp nhận đối tượng vào cơ sở xã hội (mẫu số 04B/LĐ-TBXH-BTXH),
kèm theo hồ sơ của đối tượng do phường, xã lập (Biên bản mẫu 03/LĐ-TBXH-BTXH và
mẫu 01/LĐ-TBXH-BTXH).
- Phòng Lao động - TB&XH quận,
huyện khi bàn giao đối tượng thì kèm theo hồ sơ này cho Trung tâm Hỗ trợ xã
hội.
1.3. Hồ sơ đối tượng tại Trung tâm
Hỗ trợ xã hội:
1.3.1. Trên cơ sở hồ sơ của đối
tượng do quận, huyện gởi đến, Trung tâm Hỗ trợ xã hội tiếp tục thực hiện bổ
sung hoàn tất hồ sơ cá nhân tiếp nhận ban đầu của từng đối tượng, bao gồm:
- Lý lịch tự khai của người lang
thang (theo mẫu, có dán ảnh).
- Các giấy tờ tùy thân hoặc danh chỉ
bản của cơ quan Công an cấp (nếu không có giấy tờ tùy thân).
- Hồ sơ bệnh án, kết luận giám định
của cơ quan Y tế quận - huyện (nếu có).
1.3.2. Riêng đối với đối tượng quy
định tại điều 1, khoản 1, điểm 3 Quyết định 183/2006/QĐ-UB. Giám đốc Trung tâm
Hỗ trợ xã hội bổ sung vào hồ sơ cá nhân của đối tượng:
- Đơn xin học văn hóa, học nghề, giới
thiệu việc làm của đối tượng (theo mẫu đính kèm);
- Giấy giới thiệu của Giám đốc
Trung tâm Hỗ trợ xã hội đề nghị Giám đốc Sở quyết định tiếp nhận đối tượng vào
Trung tâm BTXH (thuộc Sở) phù hợp (theo mẫu đính kèm).
2. Về trách nhiệm tổ chức thực
hiện:
2.1. Trung tâm Hỗ trợ xã hội
2.1.1. Thực hiện tiếp nhận, lập hồ
sơ ban đầu và tổ chức quản lý, phân loại và xử lý đối tượng theo quy định.
2.1.2. Tổ chức khám sức khoẻ cho
đối tượng người trong độ tuổi lao động để xác định còn sức khoẻ, yếu sức khoẻ
theo hướng dẫn của Phòng Y tế Sở.
2.1.3. Trong thời gian quản lý đối
tượng tại Trung tâm (15 ngày), tạo điều kiện cho đối tượng liên hệ kịp thời với
gia đình; và tiến hành giải tỏa ngay cho các đối tượng:
- Có gia đình, người thân bảo lãnh
theo quy định.
- Đối tượng xuất trình chứng minh
nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ khác.
2.1.4. Trình Giám đốc Sở Lao động
TB&XH quyết định tiếp nhận đối tượng vào các Trung tâm BTXH thuộc Sở theo
quy định.
2.1.5. Tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ
cho người ở các tỉnh bạn đến thành phố gặp khó khăn cơ nhỡ theo đúng chế độ
chính sách quy định.
2.2. Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội quận, huyện:
2.1. Tham mưu cho UBND quận, huyện:
- Có kế hoạch thường xuyên, định kỳ
chủ động chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tại địa phương, thực hiện tập
trung đối tượng lang thang trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng: chuyển giao đến
Trung tâm Hỗ trợ Xã hội thuộc Sở Lao động TB&XH hoặc các Trung tâm BTXH
theo quy định.
- Hướng dẫn các phường, xã khảo sát
nắm các hộ có đối tượng lang thang sinh sống nơi công cộng, ngăn ngừa tại địa
phương có biện pháp vận động không để người thân đi lang thang, hỗ trợ về dạy
nghề, giới thiệu, tạo việc làm cho họ tự ổn định cuộc sống.
- Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ
đối tượng từ các phường, xã, cần kiểm tra và xử lý ngay đối với những đối tượng
có chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ theo hướng:
+ Nếu xác định có địa chỉ tại Thành
phố HCM: cần nhắc nhở, và giải toả đối tượng này.
+ Nếu xác định là đối tượng thuộc
diện khó khăn cơ nhỡ, có địa chỉ tại tỉnh, thành phố khác: thì hướng dẫn họ đến
lưu trú tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội hoặc thuê nhà trọ để sau đó trở về quê,
hoặc liên hệ với người thân tại Thành phố HCM để đến cư ngụ.
2.3. Phòng Bảo trợ Xã hội
- Giúp cho Ban Giám đốc Sở theo dõi,
kiểm tra việc triển khai thực hiện quyết định 183/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 đến
quận-huyện, các Trung tâm BTXH và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và
tổng hợp, báo cáo Ban Giám đốc Sở những vấn đề trong quá trình thực hiện.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các
phương thức quản lý đối tượng tại các Trung tâm BTXH và giải pháp nhằm đưa đối
tượng hồi gia, hội nhập cộng đồng phù hợp; chủ động liên hệ phối hợp với Sở Lao
động TB&XH tỉnh, thành phố bạn để có kế hoạch chuyển giao đối tượng về địa
phương bạn.
- Phối hợp với Phòng Xã hội thuộc
Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố về việc giới thiệu các đối tượng
trong độ tuổi lao động đến học nghề, lao động và làm việc tại các cơ sở sản
xuất của Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố.
2.4. Các Trung tâm Bảo trợ xã
hội
- Tiếp nhận đối tượng lang thang
theo quy định. Thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc, tổ chức học văn hóa, học nghề,
lao động sản xuất cho đối tượng phù hợp, đặc biệt người trong độ tuổi lao động
còn đủ sức khoẻ theo đơn xin của họ.
- Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp
hồi hương, hồi gia, giải quyết việc làm cho đối tượng theo hướng dẫn của Sở; đồng
thời tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp với thực tiễn
cơ sở, nhằm từng bước tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng.
Trên đây là một số nội dung hướng
dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định số 183/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của
UBND Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 104/2003/QĐ-UB
ngày 27/6/2003 về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên
địa bàn TP HCM. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng
mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị cần kịp thời báo cáo với Sở Lao động -
TB&XH để xem xét và trình UBND thành phố quyết định.
Nơi nhận:
- UBNDTP, Đ/c Nguyễn Thành Tài PCTTT;
- Sở Nội vụ, SYT, STC, SGD-ĐT TP;
- Sở Tư pháp, Công an TP, LLTNXPTP;
- UBMTTQTP;
- VP.HĐND&UBNDTP (đ/c Cúc).
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Xê
|