Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 628/HD-UBND Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Quang Nhất
Ngày ban hành: 06/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 628/HD-UBND

Phú Yên, ngày 06 tháng 03 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 13/01/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;

UBND tỉnh Phú Yên ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Kết luận số 51-KL/TƯ, ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X); Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 10/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí;

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và đại bộ phận nhân dân để tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh, trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh thành nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đi vào nề nếp, coi đây là nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng, cần chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên và thực hiện có hiệu quả;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp, sĩ quan, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện hướng dẫn này.

II. QUY ĐỊNH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI

A. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI

a) Tổ chức việc cưới và đăng ký kết hôn:

1. Việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch và các qui định pháp luật khác có liên quan.

2. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật. Nam phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên và đủ các điều kiện khác do pháp luật quy định mới được kết hôn, phải đi khám sức khoẻ, làm xét nghiệm HIV, ma tuý và thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức đăng ký và trao Giấy chứng nhận kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân và gia đình. Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn là một nghi lễ mang tính pháp lý, thừa nhận đôi bên nam nữ chính thức trở thành vợ chồng. Lễ trao giấy kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chủ trì.

b) Các yêu cầu bắt buộc trong lễ trao giấy kết hôn:

1. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, trang trí phòng đăng ký kết hôn phải sạch sẽ, trang trọng, phù hợp với nội dung, có Quốc kỳ và hoa; việc tổ chức đăng ký kết hôn phải đúng thủ tục pháp luật.

2. Mọi người dự lễ phải ăn mặc trang trọng, lịch sự, nghiêm túc.

3. Sau khi được cấp giấy kết hôn, việc tổ chức hay không tổ chức lễ cưới là hoàn toàn tuỳ ý của đôi vợ chồng mới và gia đình; không ai được đòi hỏi ép buộc bằng bất cứ hình thức nào.

c) Tổ chức việc cưới và đăng ký kết hôn:

1. Việc cưới cần được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh theo phong tục truyền thống; các thủ tục chạm ngõ, lễ hỏi được thực hiện tùy theo điều kiện và phong tục từng nơi, từng dân tộc, được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm không bày đặt nghi thức rườm tà, đòi hỏi lễ vật; không cưới tảo hôn, không tổ chức cưới phô trương hình thức, trục lợi mang tính "bán cỗthu tiền.

2. Lễ cưới liên hoan mừng hạnh phúc lứa đôi, gia đình hai bên nên tổ chức gọn, nhẹ trong một ngày; thời gian tổ chức tiệc cưới không làm ảnh hưởng đến thời gian lao động của Nhà nước; địa điểm tổ chức lễ cưới do hai gia đình lựa chọn: ở nhà riêng, nhà văn hoá, hội trường cơ quan, nhà hàng, khách sạn; trường hợp phải sử dụng hành lang đường phố để tổ chức lễ cưới thì phải được phép của Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

3. Nếu tổ chức tiệc mặn, mừng hạnh phúc đôi lứa chỉ nên tổ chức trong phạm vi họ hàng, láng giềng gần gũi và bạn bè, đồng nghiệp thân thiết. Việc tổ chức cần tiết kiệm và phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không uống rượu say, không dùng thuốc lá trong đám cưới.

4. Trang trí lễ cưới cần hài hoà, lịch sự; trang phục cô dâu, chú rể phải phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc; khuyến khích cô dâu mặc áo dài dân tộc Việt Nam hoặc trang phục của từng dân tộc.

5. Âm nhạc dùng trong lễ cưới phải lành mạnh, vui tươi, khuyến khích sử dụng âm nhạc dân tộc, các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa; âm lượng vừa phải, thời gian mở nhạc không trước 6 giờ sáng và quá 22 giờ đêm.

6. Khuyến khích một số hình thức tổ chức lễ mừng cưới:

- Dùng hình thức Báo hỷ thay cho mời dự lễ cưới, tiệc cưới;

- Tổ chức tiệc trà thay cho tổ chức tiệc mặn tại gia đình, ở nhà văn hoá hoặc các trung tâm dịch vụ khác;

- Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;

- Cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội đứng ra tổ chức lễ cưới cho cán bộ công nhân viên, hội viên của đơn vị mình;

- Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa ở Đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ hoặc trồng cây lưu niệm ở các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương trong ngày cưới.

B. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG

a) Tổ chức việc tang:

Tổ chức việc tang phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; khi gia đình có người chết phải báo cáo kịp thời cho chính quyền xã, phường, thị trấn làm thủ tục khai tử.

b) Trách nhiệm tổ chức lễ tang:

1. Địa phương có người chết, phải thành lập Ban tang lễ để lo việc tang đúng với quy định của Nhà nước; Ban tang lễ gồm: Đại diện Chính quyền địa phương; Trưởng thôn, bản, tổ dân phố, hội người cao tuổi, các tổ chức đoàn thể quần chúng và đại diện gia đình tang chủ.

2. Ban tang lễ có nhiệm vụ: Cùng gia đình người chết lo tổ chức tang lễ, cử hành các nghi thức, hỗ trợ giải quyết các chế độ (nếu có), vận động gia đình tổ chức việc tang tiết kiệm, bỏ các hủ tục lạc hậu, hành vi mê tín dị đoan.

3. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo đúng phong tục truyền thống.

c) Quy định tổ chức lễ tang:

1. Thời gian khâm niệm người chết được tiến hành trong khoảng thời gian từ 04 đến 06 giờ sau khi người chết đó tắt thở.

2. Thời gian quàn người chết tại nhà không để quá 24 giờ đối với vùng thấp và 48 giờ đối với vùng cao; trường hợp người mắc các bệnh truyền nhiễm phải được chôn cất trong thời gian không quá 12 giờ.

3. Không khuyếch đại nhạc tang qua tăng âm ảnh hưởng đến sinh hoạt của thôn, buôn, tổ dân phố. Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

4. Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

5. Đồ lễ trong lễ tang tuỳ theo tình cảm và quan hệ của người viếng với gia đình tang chủ, viếng người chết chỉ nên thắp một thẻ hương và chia buồn cùng tang chủ. Hạn chế viếng bằng vòng hoa, các bức trướng để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh môi trường.

6. Vận động nhân dân xoá bỏ mọi nghi lễ mất vệ sinh ở các đám tang vùng các dân tộc miền núi, như phúng viếng bằng thức ăn hoặc ăn uống xung quanh nơi quàn xác người chết; bỏ hủ tục người chết ở trong nhà quá 48 tiếng để thực hiện các nghi lễ lạc hậu.

7. Vận động nhân dân xoá bỏ các tục như lăn đường, chống gậy, chia của cho người chết, tục gọi hồn, yểm bùa, rắc vàng mã, tiền âm phủ, tiền giấy trên đường khi đưa tang và các hình thức mê tín dị đoan khác.

8. Các nghi thức cúng 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, giỗ mãn tang, chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

C. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG LỄ HỘI

a) Tổ chức lễ hội:

1. Khuyến khích tổ chức các lễ hội truyền thống dân gian, trò chơi mang giá trị văn hoá tinh thần của địa phương nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tổ chức những lễ hội mới như: Hội Văn hoá - Thể thao- Du lịch các dân tộc, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, Tết Độc lập (QK 2/9)… với những hình thức phong phú, hấp dẫn để thu hút đông đảo nhân dân.

2. Không được phục hồi các lễ hội mê tín, lạc hậu. Các lễ hội này chỉ được phục dựng khi đưa vào nội dung bảo tồn, nghiên cứu văn hoá do cơ quan Nhà nước chỉ đạo thực hiện trong một thời gian nhất định.

3. Tổ chức, cá nhân, khi tổ chức lễ hội, phải thực hiện các quy định sau:

- Nghi thức lễ hội phải được thực hiện trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc;

- Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ Quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội;

- Không bán vé vào dự lễ hội.

4. Địa phương có lễ hội: Phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và xin cấp phép tổ chức lễ hội (theo hướng dẫn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Thời gian tổ chức lễ hội không quá 03 ngày; nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, hội chợ…trong khu vực lễ hội thì được phép bán vé. (giá vé theo quy định của ngành Tài chính).

5. Đảm bảo trật tự an ninh trong lễ hội; không đốt pháo, đốt và thả đèn trời; ứng xử, giao tiếp có văn hoá trong các hoạt động lễ hội; giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan lễ hội.

6. Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh…; lưu hành các ấn phẩm phản động, đồi trụy.

7. Không đốt vàng mã trong khu vực lễ hội.

b) Tổ chức các lễ hội khác

1. Tổ chức lễ đón nhận Huân chương, danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước cho các tập thể, cá nhân và các ngày lễ kỷ niệm của chính quyền địa phương chỉ tổ chức một lần, một địa điểm; đối với các cơ quan khối Đảng, đoàn thể tổ chức tại văn phòng cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân các cấp và tại cơ quan; không tổ chức đón tiếp mang tính hình thức, phô trương các phần thưởng và danh hiệu.

2. Lễ khởi công các công trình, lễ khánh thành công trình, lễ đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước có ý nghĩa xã hội thiết thực. Cần tổ chức trang trọng, nghi lễ, nội dung ngắn gọn, có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần tự hào và ý thức giáo dục, tránh lạm dụng hình thức gây lãng phí, tốn kém.

3. Những ngày lễ có tính gia đình như: Mừng thọ, sinh nhật, mừng nhà mới, giỗ chạp…phải đảm bảo các yếu tố động viên, khích lệ sự tiến bộ, không lợi dụng để phô trương, trục lợi, gây lãng phí tốn kém; việc tổ chức chỉ trong phạm vi gia đình, dòng họ và láng giềng thân thích.

4. Giao cho Hội người cao tuổi các cấp tổ chức chúc thọ, mừng thọ trên địa bàn dân cư. Thời gian tổ chức vào dịp Tết cổ truyền đầu xuân mới hoặc ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10) hàng năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tiếp tục phổ biến vận động; kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; định kỳ hằng năm tổng kết báo cáo về Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ VHTTDL.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ vào kế hoạch hướng dẫn của UBND tỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội của địa phương; hằng năm sơ kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ VHTTDL.

Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện quy định về việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phổ biến, động viên cán bộ, công chức, viên chức người lao động; cán bộ chiến sỹ LLVT gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình và cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm quy định theo hướng dẫn này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ( báo cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh ( báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh ( chỉ đạo);
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh PY;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
- Ban Văn hoá –Xã hội HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (thực hiện);
- UBND các huyện, TX, TP ( thực hiện);
- Chánh, phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, TH, TTCB, VX (Lc).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Quang Nhất

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 628/HD-UBND ngày 06/03/2013 về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn Tỉnh Phú Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.529

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.192.185
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!