UBND
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
06/SLĐTBXH-TBLS
|
Đà
Nẵng, ngày 18 tháng 12 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ CON CỦA HỌ
Thực hiện Nghị định
số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (sau đây gọi tắt là Nghị định
32/NĐ-CP) và Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20 tháng
11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có
công với cách mạng và con của họ (sau đây gọi tắt là Thông tư Liên tịch số
16/TTLT). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng hướng dẫn và giải quyết
chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và
con của họ như sau:
I.
ĐỐI TƯỢNG:
Thực hiện theo
khoản 1 mục 1 của Thông tư Liên tịch số 16/TTLT. Riêng đối với người tham gia
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại điểm b, khoản 1 mục I quy định: Chỉ
giải quyết chế độ ưu đãi học sinh, sinh viên cho con bị dị dạng, dị tật đang hưởng
trợ cấp hàng tháng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
II.
CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Phạm vi áp
dụng: Thực hiện theo khoản 2 mục I của Thông tư Liên tịch số 16/TTLT. Ngoài
ra hướng dẫn thêm một số nội dung sau đối với học sinh, sinh viên đang học tại
các cơ sở đào tạo:
1.1. Giải quyết
chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ theo học hệ
chính quy tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở đào tạo học
liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng
lên đại học.
1.2. Con của người
có công với cách mạng thuộc đối tượng hưởng trợ cấp đang học tại cơ sở đào tạo
và đang hưởng trợ cấp nhưng vì lý do nào đó không hoàn thành hết khóa học, nghỉ
học, chuyển sang học 01 trường khác (không có giấy thuyên chuyển của nhà trường)
giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi cụ thể như sau:
- Học sinh, sinh
viên chuyển sang học trường khác mà đã nhận trợ cấp ưu đãi được 01, 02… năm học
hoặc nhận kỳ I năm học trước đó. Khi giải quyết chế độ ưu đãi đối với trường mới,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ giải quyết kể từ năm thứ 02, 03… hoặc
từ học kỳ II của năm học tiếp theo (không giải quyết những năm; học kỳ đã nhận
trợ cấp).
1.3. Học sinh,
sinh viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định sau khi tốt nghiệp được
hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng trợ cấp hàng tháng đang hưởng (căn cứ vào chứng
nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp).
1.4. Học sinh,
sinh viên đang học tại các trường thuộc công an, quân đội quản lý nếu không hưởng
lương hoặc sinh hoạt phí khi đang học thì vẫn được hưởng chế độ ưu đãi, nhưng
phải có giấy xác nhận của trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học.
1.5. Học sinh,
sinh viên đang học tại các lớp chính quy tập trung nhưng ngoài chỉ tiêu kinh
phí Nhà nước tại các trường công lập mà được nhà trường xác nhận thuộc diện
ngoài chỉ tiêu thì được hưởng chế độ ưu đãi như đối với học sinh, sinh viên học
ở các trường ngoài công lập.
+ Cần lưu
ý thêm một số điểm sau:
- Các câu hỏi và
đáp từ câu 135 đến câu 149 về chính sách, chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo
tại trang 117 đến trang 120 của tài liệu hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
tháng 11/2006 được xem như là hướng dẫn.
- Trường hợp người
có công với cách mạng đã từ trần, nơi chi trả trợ cấp trước khi người có công từ
trần xác nhận vào đơn xin hưởng trợ cấp ưu đãi học sinh, sinh viên.
- Đối với trường
hợp sinh viên học liên thông (hoàn thiện kiến thức) lên trình độ cao hơn từ
trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học nhưng không liên tục, sẽ được giải
quyết chế độ ưu đãi khi sinh viên có đơn trình bày (có mẫu kèm theo) và có xác
nhận của địa phương (chỉ giải quyết những trường hợp chưa có việc làm tiếp tục
đi học).
- Đối với các
trường liên kết đào tạo: Giữa trường với trường, giữa trường với trung tâm, khi
lập thủ tục đề nghị cấp sổ ưu đãi học sinh, sinh viên phải có xác nhận của trường
chịu trách nhiệm cấp bằng tốt nghiệp.
- Những học
sinh, sinh viên được các hội khuyến học cử đi du học nước ngoài (có quyết định
và danh sách), trước khi du học các học sinh, sinh viên này học tại các trung
tâm ngoại ngữ trên toàn quốc thì vẫn được giải quyết chế độ ưu đãi học sinh,
sinh viên. Sau khi kết thúc khóa học thì thôi hưởng chế độ ưu đãi, cụ thể:
+ Đối với học
sinh thì giải quyết như học viên học tại các trường nghề (nếu có khóa học từ 01
năm trở lên).
+ Đối với sinh
viên thì vẫn giải quyết chế độ ưu đãi như trước khi sinh viên được cử đi học du
học và hỗ trợ học phí như các trường ngoài công lập.
- Những trường hợp,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra quyết định cấp sổ và giải quyết trợ cấp
đối với học viên, sinh viên đang học tại các trường Trung cấp. Nay các trường
này nâng lên trường cao đẳng, Sở không ra quyết định mới. Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội căn cứ vào xác nhận của trường giải quyết chế độ theo hệ
học viên, sinh viên đang học (trung cấp hay cao đẳng) và lập danh sách gửi về Sở
để lưu hồ sơ và quản lý.
2. Chế độ ưu
đãi: Thực hiện theo Mục II của Thông tư Liên tịch số 16/TTLT và Nghị định
32/NĐ-CP.
+ Trợ cấp hàng
tháng: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo được
trợ cấp 12 tháng trong năm.
+ Hỗ trợ học phí:
Theo thời gian thực học và chi cùng với thời điểm chi trợ cấp hàng tháng:
- Học tại các cơ
sở giáo dục thời gian thực học là 09 tháng.
- Mức hỗ trợ học
phí tại các cơ sở giáo dục: Theo Quyết định số 4352/1998/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của
Ủy ban nhân dân thành phố quy định mức thu học phí trong các trường công lập.
Tùy theo nhóm mà mức học phí các trường khác nhau (học phí các lớp 10, 11, 12
các trường công lập cùng mức).
- Học tại các cơ
sở đào tạo thời gian thực học là 10 tháng.
III.
THỦ TỤC HỒ SƠ:
1. Hồ sơ ưu
đãi giáo dục, đào tạo:
- Tờ khai đề nghị
cấp sổ ưu đãi (mẫu số 01 ƯDGD) có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ
quan đang quản lý và thực hiện chế độ.
- Bản sao giấy
khai sinh (có công chứng).
- Giấy báo nhập học
(photo) hoặc xác nhận của trường.
- Bản sao một
trong các giấy tờ chứng nhận đối tượng người có công (giấy chứng nhận TB; người
hưởng chính sách NTB; Bệnh binh, thân nhân liệt sĩ…).
- Bản sao hộ khẩu
thường trú (chỉ thực hiện đối với thương binh đang công tác hưởng trợ cấp tại
các phòng Lao động – TBXH hoặc do cơ quan công an, quân đội trực tiếp quản lý
và chi trả trợ cấp) .
* Riêng đối với
các sinh viên học liên thông ngoài các hồ sơ như trên cần bổ sung:
- Bằng tốt nghiệp
trước khi liên thông
- Giấy báo nhập
học (photo) hoặc xác nhận của trường; giấy xác nhận của chính quyền địa phương
đối với các trường hợp học liên thông không liên tục.
2. Thủ tục và
quy trình lập, quản lý đối tượng hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo
2.1. Thủ tục
và quy trình lập hồ sơ ưu đãi giáo dục, đào tạo:
a. Người có công
với cách mạng hoặc con của họ thuộc diện được hưởng ưu đãi sau khi lập hồ sơ đầy
đủ theo quy định tại điểm 1, mục III của hướng dẫn. Hồ sơ nộp cho Ủy ban nhân
dân xã, phường thông qua tổ liên thông 01 cửa (đối với các địa phương đã thực
hiện liên thông 01 cửa) hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận,
huyện.
b. Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội:
- Kiểm tra hồ sơ
đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, đối chiếu với hồ sơ của người có công thuộc
phạm vi quản lý và chi trả, lập 02 bản danh sách đề nghị cấp sổ ưu đãi giáo dục,
đào tạo (mẫu số 02-ƯĐGD) kèm theo hồ sơ ưu đãi giáo dục, đào tạo gửi Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội (phòng Thương binh – Liệt sĩ và Người có công).
c. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
Kiểm tra hồ sơ,
xét duyệt danh sách đề nghị cấp sổ; Ra quyết định và cấp sổ ưu đãi giáo dục,
đào tạo cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi. Chuyển sổ ưu đãi giáo dục,
đào tạo kèm quyết định cấp sổ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.2. Quy
trình, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo:
- Theo định kỳ
chi trả ưu đãi giáo dục và đào tạo hàng năm. Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng
chế độ ưu đãi xuất trình Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo để cơ sở giáo dục, đào tạo
nơi đang học xác nhận, ký tên, đóng dấu vào sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo làm căn
cứ thực hiện chế độ ưu đãi.
- Trường hợp học
sinh, sinh viên bị thu hồi chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo thì Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội làm thủ tục dừng chế độ và thông báo để cơ sở giáo dục,
đào tạo nơi học sinh, sinh viên đang theo học biết và gửi danh sách về Sở.
- Những trường hợp
đã nhận trợ cấp hết khóa học, 02 tháng trợ cấp ra trường chưa nhận. Nay người
có công với cách mạng chuyển chế độ trợ cấp sang nơi ở mới (trong thành phố Đà
Nẵng), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã chi trả trợ cấp hết khóa học
giải quyết trợ cấp 02 tháng ra trường khi sinh viên bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc
giấy chứng nhận tốt nghiệp.
- Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội thu hồi sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo vào kỳ chi trả trợ
cấp cuối cùng trong khung thời gian được hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo và lập
danh sách gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Những trường hợp
chuyển cấp đối với học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục (đã được cấp sổ và
quyết định trước khi chuyển cấp). Khi có xác nhận của trường mới, Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội các quận, huyện lập phiếu báo chuyển trường (theo mẫu)
và dự toán chi trả theo trường mới gửi về Sở.
- Những trường hợp
học sinh, sinh viên đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi nhưng chưa hưởng,
nay học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp ra trường và có đơn xin hưởng. Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập thủ tục bao gồm: Đơn xin hưởng có
xác nhận của địa phương hoặc nơi chi trả trợ cấp khi học sinh, sinh viên học
năm cuối của khóa học (đối với người có công nhận chế độ tại thành phố Đà Nẵng),
giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp hoặc chứng nhận tốt nghiệp, giấy chứng nhận của
người có công và có công văn gửi Sở. Căn cứ vào công văn của Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở sẽ ra quyết định cho truy lĩnh. Riêng những trường hợp
người có công nhận chế độ ngoài thành phố Đà Nẵng có con là học sinh, sinh viên
đã tốt nghiệp ra trường nay chuyển chế độ về thành phố Đà Nẵng và có đơn xin hưởng
truy lĩnh ưu đãi học sinh, sinh viên. Ngoài những thủ tục như trên còn kèm theo
xác nhận của nơi chi trả trợ cấp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước
khi người có công chuyển chế độ về thành phố Đà Nẵng.
2.3. Thủ tục
di chuyển hồ sơ ưu đãi giáo dục và đào tạo:
a. Nơi chuyển đi
Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi chuyển đi làm giấy giới thiệu di chuyển
và xác nhận vào sổ trợ cấp ưu đãi học sinh, sinh viên đã chi trả đến hết khóa học
(đối với giáo dục) và hết học kỳ (ghi rõ đã chi trả đến tháng mấy đối với đào tạo)
chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giới thiệu về nơi ở mới.
b. Nơi chuyển đến
Tiếp nhận giấy
di chuyển của Sở, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa vào danh sách quản
lý và lập dự toán cho kỳ chi trả hoặc năm học tiếp theo.
IV.
KINH PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ:
1. Nguồn kinh
phí:
Nguồn kinh phí
thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo do ngân sách Trung ương đảm bảo.
Phương thức lập dự toán, cấp phát, quản lý, quyết toán theo Thông tư số
84/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2005 của Liên Bộ Tài chính – Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định hiện hành.
2. Phương thức
chi trả:
a. Lập dự
toán chi trả: Bộ phận chính sách và kế toán Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội quận, huyện phối hợp lập dự toán hàng năm chia ra theo hai học kỳ (có mẫu
đính kèm); gửi về phòng Chính sách Thương binh – Liệt sĩ và Người có công kiểm
tra xác nhận trước khi chuyển phòng Kế hoạch – Tài chính trình lãnh đạo Sở
thông báo dự toán và cấp phát kinh phí.
Thời gian gửi dự
toán:
+ Dự toán chi trả
học kỳ I: Vào tháng 10 hàng năm.
+ Dự toán chi trả
học kỳ II: Vào tháng 3 hàng năm.
b. Lập chứng
từ chi trả: Được thực hiện theo trình tự như sau:
+ Theo định kỳ
chi trả ưu đãi giáo dục và đào tạo: Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng chế độ
trợ cấp ưu đãi xuất trình Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo có sự xác nhận, ký tên,
đóng dấu của cơ sở giáo dục, đào tạo. Bộ phận chính sách tiến hành lập phiếu
lĩnh tiền (theo mẫu đính kèm) chuyển qua kế toán kiểm tra mức trợ cấp, đối chiếu
với danh sách dự toán chi trả đồng thời lập danh sách chi trả cho đối tượng ký
nhận theo mẫu C69HD/LĐTBXH.
+ Phiếu lĩnh tiền
được tiếp tục chuyển đến thủ quỹ để tiến hành chi trả; đối tượng được hưởng trợ
cấp ưu đãi thực hiện việc ký nhận tiền vào phiếu lĩnh tiền, thủ quỹ ký vào phần
xác nhận của người chi trả trợ cấp tại sổ ưu đãi giáo dục.
+ Kết thúc tháng
chi trả, bộ phận kế toán và thủ quỹ thực hiện việc đối chiếu giữa phiếu lĩnh tiền
và danh sách chi trả; sau khi số liệu khớp đúng kế toán tiến hành lập phiếu
chi.
+ Cuối quý (cuối
năm) kế toán tiến hành lập danh sách đối tượng chưa lĩnh trợ cấp theo mẫu
C70-HD/LĐTBXH và gửi kèm báo cáo quyết toán quý.
c. Thời gian
chi trả:
+ Đối với học
sinh học tại các cơ sở giáo dục:
- Trợ cấp một lần
và hỗ trợ học phí: được chi trả một lần vào tháng 11 hàng năm.
+ Đối với học
sinh học tại các cơ sở đào tạo:
- Trợ cấp hàng
tháng: được chi trả làm 2 kỳ trong năm.
+ Chi trả học kỳ
I và trợ cấp một lần tiền sách vở vào tháng 11 hàng năm.
+ Chi trả học kỳ
II vào tháng 4 hàng năm.
Trên đây là hướng
dẫn chế độ trợ cấp ưu đãi giáo dục và đào tạo. Đề nghị Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các quận, huyện triển khai thực hiện.
Hướng dẫn này
thay thế điểm 1 tại Công văn số 1095/SLĐTBXH-TBLS ngày 14/9/2006 của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội về việc giải quyết ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối
với các trường ngoài công lập.
Trong quá trình
triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Sở Tài chính (để biết);
- Sở GD-ĐT;
- Phòng KH-TC Sở;
- Phòng LĐTBXH quận, huyện (để thực hiện);
- Lưu: VT-TBLS.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn An
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
………,
ngày ….. tháng ….. năm ………
PHIẾU LĨNH TIỀN TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HS-SV
Trợ cấp ưu đãi Giáo dục – Đào tạo
Họ và tên học
sinh, sinh viên: .................................................................................................
Họ và tên người
có
công:.......................................................................................................
Hiện thường trú
tại:................................................................................................................
Số sổ:
................................................................ Mã hiệu:....................................................
Học lớp: …………… Học
kỳ: …………… Năm thứ: …………… Năm học: ................................
Trường:
............................................................. Hệ đào tạo:
…………… Khóa học ..............
1. Trợ cấp hàng
tháng: …………… đồng X …………… tháng = …………… đồng.
2. Trợ cấp 01 lần
đầu năm học: ..............................................................................................
3. Hỗ trợ học
phí:
..................................................................................................................
4. Truy lĩnh (nếu
có):
.............................................................................................................
5. Trợ cấp tốt
nghiệp:.............................................................................................................
Cộng:
................................................................. đồng
Đã nhận đủ số tiền:
.........................................................................................................
đồng
(Bằng chữ:
.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
)
Người
lĩnh tiền
(Ký, họ tên)
|
Thủ
quỹ
|
Kế
toán
|
Người
lập phiếu
|
Trưởng
phòng
|
Mẫu số 01-ƯĐGD
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
TỜ KHAI CẤP SỔ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC
(Kèm theo bản sao Giấy khai sinh của người
hưởng chế độ ưu đãi)
I. PHẦN KHAI
VỀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH:
Họ và tên người
có công:..................................... Là: …………… Tỷ lệ (1)
.............................. %
Sinh ngày …..
tháng ….. năm ……… Nam/Nữ
........................................................................
Nguyên quán:
.......................................................................................................................
Số hồ sơ quản lý
(do Sở ghi):
ĐA/..........................................................................................
Nơi đăng ký hộ
khẩu thường
trú:............................................................................................
Nơi đang quản lý
chi trả trợ cấp:.............................................................................................
II. PHẦN KHAI
VỀ CON CỦA ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH
Họ và tên:
........................................................... Năm sinh:
................................................
Hiện thường trú
tại: ...............................................................................................................
Đang học tại trường:
........................................... Lớp
..........................................................
Đề nghị Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội xem xét ra Quyết định cấp Sổ ưu đãi Đào tạo theo quy định.
XÁC
NHẬN
CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG HOẶC CƠ QUAN ĐANG QUẢN LÝ VÀ TRỰC TIẾP CHI TRẢ TC
Ông/bà:………………………………………
có bản khai như trên là đúng
CHỦ
TỊCH HOẶC THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)
|
……..,
Ngày ….. tháng ….. năm ………
Người khai
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
Ghi chú: (1) Nếu
là TBB ghi rõ tỷ lệ
+ Ngoài người
con kể trên tôi còn có các con sau đây:
1.
...................................................................... Học
trường ..............................................
2.
...................................................................... Học
trường ..............................................