Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 57/2010/SL-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổ chức di cư quốc tế Người ký: Nguyễn Thanh Sơn, William Lacy Swing
Ngày ban hành: 19/08/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

 

Số: 57/2010/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010

 

Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức di cư quốc tế, ký tại Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2010. Có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2010./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh Nguyệt

 

HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC DI CƯ QUỐC TẾ

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới đây được gọi là Chính phủ Việt Nam và Tổ chức Di cư quốc tế, dưới đây được gọi là IOM, bày tỏ sự quan tâm chung nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa thông qua việc xây dựng một thỏa thuận mới cho sự hợp tác hiện tại và tương lai;

Nhắc lại Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và IOM ký ngày 26/9/1991;

Thừa nhận những thành công và đóng góp quan trọng của quá trình hợp tác hiệu quả giữa Chính phủ Việt Nam và IOM trong việc giải quyết những vấn đề di cư ở Việt Nam từ khi ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và IOM năm 1991;

Xét rằng Việt Nam là quốc gia thành viên của IOM từ ngày 27/11/2007;

Nhận thấy rằng IOM, trong khuôn khổ Hiến chương của tổ chức này và với tính chất là tổ chức phi lợi nhuận, tùy thuộc vào các phương tiện sẵn có của các nước, các tổ chức quốc tế, bao gồm các đối tác của IOM trong Nhóm Việt Nam của Liên Hợp quốc, tiến trình Một Liên Hợp quốc và các bên khác, sẵn sàng hợp tác với Chính phủ Việt Nam để đẩy mạnh quá trình phát triển của Việt Nam;

Chính phủ Việt Nam và IOM đồng ý và thỏa thuận những điều dưới đây:

Điều I

IOM sẽ:

1.1. Thực hiện các chương trình về di cư vì mục đích phát triển hướng tới di cư an toàn và trật tự, đồng thời tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của người di cư (sau đây gọi tắt là “các chương trình hợp tác”), phù hợp với Hiến chương của mình, những quyết định có liên quan của các Cơ quan điều hành, các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam, và tùy thuộc vào khả năng tài chính với sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Cụ thể, IOM sẽ:

1.1.1. Nâng cao năng lực cho Chính phủ Việt Nam trong quản lý di cư; hỗ trợ hành chính và kỹ thuật cho việc xây dựng chính sách di cư bền vững; cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật liên quan đến di cư và hợp tác kỹ thuật trong quản lý di cư, phòng chống buôn bán người; thông tin di cư; hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt

Nam tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý di cư;

1.1.2. Thúc đẩy di cư lao động từ Việt Nam; phối hợp nghiên cứu để mở rộng thị trường lao động, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ cho người lao động và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của họ ở nước ngoài;

1.1.3. Cung cấp các dịch vụ di cư và hỗ trợ các hoạt động di cư cho công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam;

1.1.4. Trợ giúp hồi hương tự nguyện và trật tự cho công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam;

1.1.5. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cho người hồi hương về Việt Nam và từ Việt Nam;

1.1.6. Triển khai các chương trình về thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực di cư;

1.1.7. Thực hiện các chương trình sức khỏe di cư, di cư và biến đổi khí hậu, phòng chống và đối phó thiên tai, di cư và phát triển; và

1.1.8. Thực hiện các chương trình khác được cả hai Bên cho là cần thiết.

1.2. Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhận được sự ủng hộ cần thiết về tài chính, kỹ thuật và hành chính của các quốc gia thành viên IOM, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác để thực hiện các chương trình mà IOM có kế hoạch thực hiện và được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.

1.3. Cử một Trưởng phái đoàn tại Hà Nội đại diện cho IOM trong mọi hoạt động thuộc khuôn khổ của việc thực hiện Hiệp định này.

1.4. Thông báo thường xuyên cho cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam về các hoạt động triển khai tại Việt Nam. Cung cấp báo cáo hàng năm về các chương trình đang được triển khai và kế hoạch hoạt động của năm sau.

1.5. Không cho phép người nước ngoài thuộc biên chế thường trú của IOM tham gia vào các hoạt động có sinh lời hoặc các hoạt động khác không liên quan đến chương trình hoạt động của IOM theo Hiệp định này và không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của IOM.

1.6. Chỉ sử dụng các văn phòng của IOM tại Việt Nam vào những mục đích của Hiệp định này. Bảo đảm rằng mọi hoạt động của các văn phòng này được thực hiện phù hợp với tôn chỉ và mục đích của IOM, quy định của pháp luật hiện hành có liên quan của Việt Nam và quy định của Hiệp định này.

Điều II

Chính phủ Việt Nam sẽ:

2.1. Cho phép IOM lập Phái đoàn đại diện tại Việt Nam với trụ sở Phái đoàn đặt tại Hà Nội và Văn phòng chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh). Biên chế của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh sẽ bao gồm người nước ngoài và công dân Việt Nam. Trưởng Phái đoàn đại diện và Trưởng Văn phòng chi nhánh là người nước ngoài. Số lượng nhân viên của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh sẽ được Chính phủ Việt Nam chấp thuận trên cơ sở thỏa thuận giữa hai Bên theo nhu cầu thực tế.

2.2. Ủy nhiệm Bộ Ngoại giao làm cơ quan đầu mối trong quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và IOM về mọi vấn đề liên quan đến Hiệp định này.

Bộ Ngoại giao và IOM sẽ tiến hành các cuộc họp định kỳ hàng năm để kiểm điểm các chương trình đã thỏa thuận và khuyến nghị sửa đổi cần thiết về nội dung và cách thức thực hiện các chương trình đã được đề cập.

2.3. Dành cho IOM các quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như cơ quan đại diện của các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc tại Việt Nam. Cụ thể:

2.3.1. IOM, bất động sản và tài sản của IOM được hưởng quyền miễn trừ tố tụng dưới bất kỳ hình thức nào. Bất động sản và tài sản của IOM được miễn trừ khám xét, trưng dụng, trưng thu, tịch thu hoặc bất kỳ hình thức can thiệp nào khác theo quy định của pháp luật liên quan tới việc thi hành án, bất kể bằng biện pháp, hành pháp, hành chính, tư pháp hay lập pháp.

2.3.2. Trụ sở của IOM là bất khả xâm phạm. Chính phủ Việt Nam, trong khả năng có thể, sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trụ sở của IOM tại Việt Nam.

2.3.3. Hồ sơ lưu trữ của IOM và nói chung tất cả các tài liệu của hoặc do Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam nắm giữ là bất khả xâm phạm cho dù tài liệu đó ở đâu.

2.3.4. Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam được tạm nhập khẩu, nhập khẩu hoặc mua miễn thuế tại Việt Nam và tái xuất và được đảm bảo miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và các loại phí và lệ phí theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam đối với những vật dụng nhằm phục vụ cho hoạt động của Phái đoàn đại diện và của Văn phòng chi nhánh và các vật tư, hàng hóa, thiết bị cũng như phương tiện đi lại phục vụ cho các chương trình do IOM thực hiện đã được Chính phủ Việt Nam đồng ý.

Tuy nhiên các mặt hàng nhập khẩu miễn thuế như trên sẽ không được bán lại ở Việt Nam, trừ trường hợp phù hợp với các điều kiện được thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam.

2.3.5. Phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, IOM được miễn hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) và các khoản thuế trực thu, tương tự như dành cho các cơ quan đại diện của các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam, đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng vào mục đích thực hiện các chương trình hợp tác đã được nêu tại Điều 1.1 của Hiệp định này, cũng như đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng vào mục đích hoạt động của trụ sở Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam.

2.4. Dành cho thành viên là người nước ngoài thuộc biên chế thường trú của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như thành viên là người nước ngoài thuộc biên chế thường trú của cơ quan đại diện các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

2.4.1. Tất cả viên chức và nhân viên là người nước ngoài thuộc biên chế thường trú của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam được hưởng quyền miễn trừ xét xử, theo quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, đối với mọi hành vi, bao gồm cả các hành vi bằng lời và văn bản, khi họ thi hành nhiệm vụ trên cương vị chính thức của mình.

2.4.2. Trưởng Phái đoàn, Trưởng Văn phòng chi nhánh và các viên chức hoặc nhân viên là người nước ngoài thuộc biên chế thường trú của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam được miễn thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập thường xuyên như lương, tiền thưởng hay các khoản trợ cấp khác do IOM trả.

2.4.3. Trưởng Phái đoàn, Trưởng Văn phòng chi nhánh và viên chức là người nước ngoài của IOM thuộc biên chế thường trú của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam được phép tạm nhập, nhập khẩu, mua miễn thuế tại Việt Nam và tái xuất và được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và các loại thuế khác đối với hàng phi mậu dịch như phương tiện đi lại,vật dụng gia đình và đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan của Việt Nam.

2.5. Dành cho Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam sự đối xử thuận lợi tương tự như đối với cơ quan đại diện ngoại giao của các nước tại Việt Nam liên quan đến liên lạc chính thức. Tài liệu, thư tín chính thức và các hình thức liên lạc chính thức khác của IOM không bị kiểm duyệt. Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam có quyền chuyển và nhận thư tín chính thức và các hình thức liên lạc chính thức khác thông qua giao thông viên hoặc bằng túi thư với các quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như dành cho giao thông viên ngoại giao hoặc túi thư ngoại giao.

2.6. Tạo thuận lợi và hỗ trợ cho Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam trong việc lắp đặt các phương tiện thông tin thích hợp theo quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam.

2.7. Tạo thuận lợi cho Trưởng Phái đoàn, Trưởng Văn phòng chi nhánh, viên chức và nhân viên của Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh của IOM tại Việt Nam cũng như viên chức của IOM vào Việt Nam được đi thăm các địa phương, nơi đang thực hiện các chương trình hợp tác đã được nêu tại Điều 1.1 của Hiệp định này, phù hợp với các điều kiện được thỏa thuận giữa hai Bên và những nơi khác được Chính phủ Việt Nam đồng ý.

2.8. Cho phép Phái đoàn đại diện và Văn phòng chi nhánh cũng như các viên chức là người nước ngoài thuộc biên chế thường trú của IOM tại Việt Nam được giữ các loại quỹ và mở tài khoản bằng tiền Việt Nam hoặc bất kỳ ngoại tệ nào khác tại bất kỳ ngân hàng nào được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; chuyển tiền từ các quỹ và tài khoản mở tại Việt Nam ra nước ngoài và hoán đổi tiền tệ phù hợp với các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Điều III

3.1. Hiệp định này có hiệu lực sau sáu mươi (60) ngày kể từ ngày ký và sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày nhận được văn bản chính thức của Bên này gửi Bên kia thông báo về quyết định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này.

3.2. Hiệp định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo thỏa thuận bằng văn bản của hai Bên.

3.3. Trong trường hợp chấm dứt hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định này vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi các Bên thực hiện xong mọi nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện các chương trình đã được các Bên thỏa thuận.

3.4. Mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này sẽ được hai Bên giải quyết thông qua thương lượng và trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau.

3.5. Hiệp định này thay thế Thỏa thuận đã được ký giữa các Bên ngày 26/9/1991.

Để làm bằng, đại diện được ủy quyền hợp thức của Chính phủ Việt Nam và IOM, thay mặt cho hai Bên đã ký Hiệp định này.

Làm tại Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2010 thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh; cả hai văn bản đều có giá trị như nhau./.

 

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO




Nguyễn Thanh Sơn

THAY MẶT
TỔ CHỨC DI CƯ QUỐC TẾ
TỔNG GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC
DI CƯ QUỐC TẾ




William Lacy Swing

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức di cư quốc tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.129

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.38.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!