|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1971/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
27/10/2010
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1971/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2010
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN TỘC THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội về công tác dân tộc.
Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước
phát triển toàn diện, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh
(bình quân từ 4 - 5%/năm); đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc
thiểu số được cải thiện rõ rệt; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và củng cố;
nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được quan tâm giải quyết; sự nghiệp
giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tích cực; hệ thống
chính trị được củng cố một bước, đội ngũ cán bộ dân tộc được quan tâm đào tạo bồi
dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân tộc.
Tuy nhiên, vùng dân tộc và miền
núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức, đó là: trình độ dân trí, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng
đều, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực còn rất thấp; tỷ lệ đói nghèo vùng đồng
bào dân tộc còn cao (nhiều nơi tỷ lệ hộ nghèo trên 50%); chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế; cơ sở hạ tầng chậm
phát triển và chưa đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, thông tin và
các hạ tầng cấp thiết yếu khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn
chậm, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sức cạnh tranh thấp và đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn.
Công tác dân tộc là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Để tiếp tục thực hiện
có hiệu quả công tác dân tộc, huy động cao nhất mọi nguồn lực để phát triển
kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và ổn định xã hội, nâng cao mức sống của đồng
bào vùng dân tộc và miền núi thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương triển
khai thực hiện các công việc sau đây:
1. Tiếp tục chỉ đạo
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và Kết luận số 57-KL/TW ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Chính trị về công tác dân tộc; các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Chương trình
hành động cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi; tổng
kết các chính sách, chương trình, dự án kết thúc năm 2010, trên cơ sở đó nghiên
cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho
vùng dân tộc và miền núi, cho đối tượng là người dân tộc thiểu số, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015; đồng
thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách,
chương trình, dự án; chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện
các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn;
3. Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; quy hoạch phát triển
sản xuất, chế biến gắn với quy hoạch dân cư và quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
đồng thời đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo
ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao;
b) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác…) cho phù hợp với
từng địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương; xây dựng các biện
pháp cần thiết để tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và
kinh tế tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển;
c) Tập trung phát triển nguồn nhân
lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ có trình
độ cao đẳng, đại học cho các chức danh chủ chốt cấp xã vùng dân tộc và miền
núi; đồng thời có chính sách đãi ngộ về nhà ở, điều kiện làm việc cho cán bộ và
sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp đến công tác tại vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt là chính sách thu
hút đối với con em đồng bào các dân tộc tốt nghiệp và cán bộ có trình độ cao về
chuyên môn về công tác tại địa phương; đổi mới hình thức đào tạo nghề, nhanh
chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
d) Cùng với việc hỗ trợ của Trung
ương, chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp và tổ chức lồng ghép các nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn để
thực hiện đầu tư hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường chỉ đạo phối
hợp giữa các ngành, các cấp bám sát thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc
của đồng bào ngay từ cơ sở, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn, nhất là các địa bàn xung yếu, biên giới và hải đảo.
4. Các Bộ, ngành,
cơ quan Trung ương:
a) Ủy ban Dân tộc rà soát, đánh giá
trình độ phát triển các khu vực (I, II, III) vùng dân tộc và miền núi; nghiên cứu
sửa đổi, điều chỉnh tiêu chí phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ
phát triển; đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương
trình, dự án nhằm phát triển toàn diện, nhanh và bền vững kinh tế - xã hội vùng
dân tộc và miền núi, đặc biệt đối với vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai,
biến đổi khí hậu, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011 -
2015 và những năm tiếp theo; xây dựng chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ làm
công tác dân tộc; kiện toàn hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến
địa phương; xây dựng, củng cố, hoàn thiện bộ máy, cơ sở vật chất Viện Dân tộc,
Trường Cán bộ Dân tộc để làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất chính
sách và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu,
đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư đặc thù cho vùng dân tộc và miền
núi; xúc tiến đầu tư và vận động các nước, tổ chức quốc tế giúp vùng dân tộc và
miền núi, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, ưu
tiên phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi và thông tin…);
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn vốn
thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi; tăng cường
kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả
các nguồn vốn;
d) Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện
chính sách khuyến công cho các vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên phát triển
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp, thương mại,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thị trường nông thôn vùng dân tộc và miền núi
đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn vùng dân tộc và miền núi đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020; xây dựng các cơ chế, chính sách tăng cường liên kết giữa:
nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn vùng dân tộc và miền núi; chính sách giao đất, giao và khoán rừng ổn
định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản để
bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả, bền vững; xây dựng, đổi mới cơ chế chính sách
nhằm tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm thôn, bản; nhanh chóng thay đổi
tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, phát triển kinh tế hàng hóa đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu và hội nhập quốc tế;
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy
mạnh thực hiện các đề án cải tạo hệ thống dự báo thiên tai và biến đổi khí hậu,
chú trọng tập trung cho vùng thường bị ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ, lũ
quét, lũ ống, thời tiết khắc nghiệt trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi;
g) Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy
việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến trong
việc triển khai chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi;
h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội có giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a và các dự án giảm nghèo của
Chính phủ; xây dựng chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động
riêng cho người dân tộc thiểu số;
i) Bộ Nội vụ có giải pháp phát triển
nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi
việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các ngành, các địa
phương, nhất là đối với cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc có số dân dưới
10.000 người; xây dựng quy chế quản lý sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp trở
về phục vụ tại địa phương, chính sách đãi ngộ về tiền lương và phụ cấp cho cán
bộ công tác tại vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt đối với cán bộ làm công tác dân
tộc lâu năm, cán bộ có trình độ chuyên môn cao và cán bộ luân chuyển công tác
có thời gian ít nhất 5 năm tại vùng dân tộc, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn;
k) Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu,
đề xuất sửa đổi chính sách cử tuyển theo hướng phân cấp cho các địa phương đăng
ký nhu cầu đào tạo về số lượng và ngành nghề, áp dụng đối với tất cả các dân tộc
sống ở vùng khó khăn; chính sách học liên thông giữa hệ nội trú bậc Trung học
cơ sở với hệ nội trú bậc Trung học phổ thông, trường dạy nghề, cao đẳng và đại
học; chính sách đặc thù đối với học sinh, sinh viên là con em đồng bào các dân
tộc có số dân dưới 5.000 người ở vùng đặc biệt khó khăn;
l) Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư
cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế từ tuyến xã đến phòng khám đa
khoa khu vực và bệnh viện huyện; nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ trực tiếp
đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn đi khám, chữa bệnh, nhất
là các dân tộc có số dân dưới 5.000 người nhằm hạn chế tình trạng giảm mức
sinh, mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc và miền núi; tăng
cường nguồn nhân lực y tế cho vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt ở vùng khó
khăn và đặc biệt khó khăn;
m) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về công tác văn hóa đối với
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới; chỉ đạo các địa phương
nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở; đẩy mạnh
giao lưu văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, đẩy mạnh phong trào
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh trong
vùng dân tộc và miền núi;
n) Bộ Công an tăng cường các biện
pháp giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiên quyết đấu
tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc,
tôn giáo để chống phá sự nghiệp phát triển đất nước; xóa bỏ tệ nạn ma túy và
các tệ nạn xã hội khác ở vùng dân tộc và miền núi;
o) Bộ Quốc phòng thực hiện tốt nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giúp dân
xóa đói giảm nghèo, chú trọng đầu tư xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, đảm bảo
an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia, nhất là các địa bàn xung yếu, khu vực
biên giới, hải đảo;
p) Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác
quốc tế, hoạt động ngoại giao nhân dân với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc
biệt đối với các nước trong khu vực và láng giềng; tuyên truyền chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; thúc đẩy
hợp tác song phương và đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác dân tộc;
q) Bộ Thông tin và Truyền thông
tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng các phương thức
phù hợp với từng vùng, từng dân tộc và bằng tiếng các dân tộc thiểu số Việt
Nam; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
thông tin cho vùng dân tộc và miền núi;
r) Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Ngân
hàng Chính sách xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên
quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng áp dụng cho
các đối tượng ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.
5. Đề nghị Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và cơ
quan các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương tăng cường vận
động đồng bào các dân tộc Việt Nam đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước,
nêu cao ý thức tự lực, tự cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và các tầng
lớp nhân dân trên địa bàn; chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của những người
tiêu biển, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan
Trung ương các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này,
hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị về Ủy ban Dân tộc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và định kỳ hằng năm, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- BCĐ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Các Ngân hàng thương mại;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Directive No. 1971/CT-TTg of October 27, 2010, intensifying ethnic work in the period of national industrialization and modernization
THE PRIME MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No. 1971/CT-TTg
|
Hanoi, October 27, 2010
|
DIRECTIVE INTENSIFYING ETHNIC WORK IN THE PERIOD OF NATIONAL
INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION Over the past years, Party committees and
administrations at all levels and mass organizations from central to local
level have concentrated on directing and organizing the implementation of
ethnic work, creating an important improvement in the awareness and
responsibility of the entire political system and social consensus on this
work. The socio-economic situation in ethnic minority and mountainous areas has
seen comprehensive changes: the poverty rate of ethnic minority households has
much reduced (4-5% per year on average); material and spiritual lives of ethnic
minority people have been remarkably improved; infrastructure facilities have
been built and consolidated; more attention has been paid to houses,
residential land, production land and daily-life water; positive improvements
have been made in educational, cultural and healthcare services for the people;
the political system has been step by step consolidated; cadres in charge of
ethnic affairs have been trained, contributing to raising the effectiveness of
ethnic work. However, ethnic minority and mountainous areas,
especially deep-lying, remote, border and island areas, still face numerous
difficulties and challenges. Specifically, intellectual and development levels
of ethnic groups are uneven, and the quality of their human resources remains
very poor; the hunger and poverty rates in ethnic minority areas are still high
(over 50% in many areas); the quality and effectiveness of education, training
and healthcare are limited; infrastructure is slow to develop and incomplete,
especially transport, irrigation, electricity, communication and other
essential infrastructure facilities; economic and labor restructuring is slow,
production activities are on a small scale, unplanned and uncompetitive while
people's lives are fraught with difficulties. Ethnic work is a task of the entire Party, people,
army and political system. To effectively implement this work, mobilize to the
utmost all resources for fast and sustainable socio-economic development,
social stability and improvement of living conditions of ethnic minority and
mountainous people in the period of industrialization, modernization and
integration, the Prime Minister instructs ministries, sectors and central and
local agencies to perform the following tasks: 1. In furtherance of the Resolution of the Party
Central Committee's 7th plenum (the IXth Congress) and
the Political Bureau's Conclusion No. 57-KL/TW of November 3, 2009, on ethnic
work, to work out specific programs of action for the effective implementation
of party and state guidelines and policies on ethnic work. 2. To speedup the implementation of policies,
programs and projects in ethnic minority and mountainous areas; to review
policies, programs and projects which are completed in 2010. thereby studying
and proposing mechanisms, policies, programs and projects to provide investment
support for ethnic minority and mountainous areas and ethnic minority people,
then submit them to competent authorities for approval and organize their
implementation during 2011-2015; at the same time, lo intensify inspection and
supervision of the implementation of these policies, programs and projects; to
take the initiative in mobilizing and combining resources for the
implementation of programs and projects in areas, especially those hit by
extreme difficulties. 3. Provincial-level People's Committees: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b/ To step up economic restructuring; to renew forms
of production organization (cooperatives or cooperative groups) as suitable to
each ethnic minority area: to adopt necessary measures to develop household,
farm and collective economies in ethnic minority areas; c/ To focus on developing human resources, especially
cadres within the grassroots political system and cadres with collegial and
university degrees, for key commune-level positions in ethnic minority and
mountainous areas; to adopt incentive policies on housing and working
conditions for cadres and graduates of universities, colleges and professional
secondary schools working in ethnic minority and mountainous areas, especially
policies to attract ethnic minority graduates and cadres with high professional
qualifications to return to work in their home localities; to renew forms of
vocational training and rapidly raise the quality of human resources for ethnic
minority areas; d/ Together with central supports, to take the
initiative in mobilizing lawful resources and combine them for socio-economic
development and effectively implementing programs, projects and policies in
localities to improve people's lives; to enhance coordination among sectors and
levels, taking into account practical conditions, in settling pressing issues
for people right at grassroots level, maintaining defense, security and social
order and safety in localities, especially in important, border and island
areas. 4. Ministries, sectors and central agencies: a/ The .Committee for Ethnic Affairs shall review and
assess development levels of regions (I, II and III) in ethnic and mountainous
areas; to amend and adjust criteria for identifying ethnic minority and
mountainous areas based on their development levels; to propose the
formulation, amendment or supplementation of mechanisms, policies, programs and
projects for comprehensive, fast and sustainable socioeconomic development in
ethnic minority and mountainous areas, especially areas hit by natural
disasters, climate change or extreme difficulties, or deep-lying and remote
areas during 2011 -2015 and beyond; to formulate specific policies for cadres
in charge of ethnic affairs; to consolidate agencies in charge of ethnic affairs
from central to local level; to build, consolidate and improve apparatuses and
physical foundations of the Institute for Ethnic Affairs and the Training
School for Ethnic Minority Cadres to facilitate them in scientific research; to
propose policies towards and train and retrain cadres of agencies in charge of
ethnic affairs; b/ The Ministry of Planning and Investment shall
study and propose specific investment mechanisms and policies for ethnic
minority and mountainous areas; to promote investment and mobilize countries
and international organizations to assist ethnic minority and mountainous
areas, especially extreme difficulty-hit areas, in socio-economic development;
to prioritize the development of infrastructure (transport, electricity,
irrigation and communication) facilities; c/ The Ministry of Finance shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Affairs and
concerned agencies in, guiding the use of funding sources for implementing
policies, programs and projects in ethnic minority and mountainous areas; to
intensify inspection and supervision to ensure proper and effective use of
funding sources; d/ The Ministry of Industry and Trade shall step up
the implementation of industrial extension policies for ethnic minority and
mountainous areas, giving priority to developing small- and medium-sized
product processing and sale enterprises, industries, trade, and services as
well as rural markets in ethnic minority and mountainous areas to meet
industrialization and modernization requirements; e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development
shall accelerate construction in ethnic minority and mountainous areas up to
new-countryside standards under the Resolution of the Party Central Committee's
7th plenum (the Xth Congress) on agriculture, farmers and
rural areas, and the national target program on building a new countryside
during 2010-2020; to formulate mechanisms and policies for increasing linkage
among the State, enterprises, scientists and farmers in agricultural and rural
development in ethnic minority and mountainous areas; and policies on land
allocation and contractual allocation of forests to organizations, households,
individuals and village/hamlet communities for effective and sustainable
protection and development; to formulate and renew mechanisms and policies to
increase village and hamlet cadres in charge of agricultural and forestry
extension; to rapidly change small-scale and unplanned production practices and
develop commodity production to meet export and international integration
requirements; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 g/ The Ministry of Science and Technology shall
promote the research, application and transfer of advanced sciences and
technologies to investment and support programs and projects in ethnic minority
and mountainous areas; h/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social
Affairs shall adopt solutions to effectively implement the Government's
Resolution No. 30a and poverty reduction projects; and formulate vocational
training, job generation and labor export programs targeting at ethnic minority
people; i/ The Ministry of Home Affairs shall adopt solutions
to develop human resources in ethnic minority and mountainous areas; study and
propose incentives to recruit and employ ethnic minority cadres in sectors and
localities, especially female cadres and cadres of ethnic minority groups with
a population of under 10.000; formulate regulations on management of students
who return to work in their home localities after graduation, salaries and
allowances for cadres working in ethnic minority and mountainous areas,
especially those who have worked for many years, cadres with high professional
qualifications and rotated cadres to work for at least 5 years in ethnic
minority, border or extreme difficulty-hit areas; j/ The Ministry of Education and Training shall study
and propose amendment to the appointment-based enrollment policy by
decentralizing localities to register their training needs in terms of both
number of students and disciplines, to be applicable to all ethnic minorities
living in difficulty-hit areas; the policy on transferability between boarding
schools of lower and upper secondary levels, vocational training schools,
colleges and universities; and specific policies for students who are children
of ethnic minority groups with a population of under 5,000 in extreme
difficulty-hit areas; k/ The Ministry of Health shall direct the increase
of investment in physical foundations and equipment for commune-level health
stations, regional general clinics and district hospitals; study and propose
policies to provide support directly for ethnic minority people in
difficulty-hit areas to have access to medical examination and treatment,
especially ethnic minority groups with a population of under 5,000, in order to
limit the birth rate reduction and gender imbalance of infants in ethnic
minority and mountainous areas; increase health workers for ethnic minority and
mountainous areas, especially in areas hit by difficulties or extreme difficulties: 1/The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall
review and propose amendments to mechanisms and policies on cultural work in
ethnic minority, mountainous and border areas; direct localities in improving
the operation of grassroots cultural institutions; step up cultural exchange,
eliminate social evils and backward practices, step up the movement "All
the people unite to build a cultured life" and build a civilized life in
ethnic minority and mountainous areas: m/ The Ministry of Public Security shall enhance
measures to maintain political stability and security and social order and
safety; resolutely fight hostile forces that abuse democracy, human rights,
ethnic affairs and religions to undermine the cause of national development;
and eliminate drug-related and other social evils in ethnic minority and
mountainous areas; n/ The Ministry of National Defense shall perform
defense and security tasks in association with economic, cultural and social
development; assist people in hunger elimination and poverty reduction,
attaching importance to the construction of defense-economic zones and
maintenance of border security and national sovereignty, especially in
important, border and island areas: o/ The Ministry of Foreign Affairs shall enhance international
cooperation and people's diplomacy with countries and international
organizations, particularly regional and neighboring countries; to disseminate
party guidelines and policies and state laws on ethnic work; promote bilateral
and multilateral cooperation on economic and cultural affairs and human
resource training and development to serve ethnic work; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 q/ The State Bank shall direct the Social Policy Bank
to assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of
Finance and concerned ministries and sectors in, reviewing and proposing
amendments to credit mechanisms and policies applicable to entities in areas
hit by difficulties or extreme difficulties. 5. The Vietnam Fatherland Front Central Committee
shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee
for Ethnic Affairs and socio-political mass organizations at all levels in.
mobilizing people of different Vietnamese ethnic groups to step up patriotic
emulation movements, raise the sense of self-help for self-improvement and
consolidate the national great unity bloc and solidarity among local people of
all strata; train and bring into play the role of typical and prestigious
persons in ethnic minority areas. 6. Ministers, heads of ministerial-level agencies,
heads of government-attached agencies and mass organizations' central agencies,
and chairpersons of provincial-level People's Committees shall organize the
effective implementation of this Directive and annually report it to the
Committee for Ethnic Affairs. The Minister-Chairman of the Committee for Ethnic
Affairs shall monitor, urge, review and annually report on the implementation
of this Directive to the Prime Minister.- PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Directive No. 1971/CT-TTg of October 27, 2010, intensifying ethnic work in the period of national industrialization and modernization
1.861
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|