BỘ
NGOẠI GIAO
*******
Số:
57/2004/LPQT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2004
|
Chương trình trao đổi văn hóa giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa
nhân dân Băng-la-đét có hiệu lực từ ngày 22 tháng 3 năm 2004./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Anh
|
CHƯƠNG TRÌNH
TRAO ĐỔI VĂN HÓA GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN BĂNG-LA-ĐÉT GIAI ĐOẠN
2004-2007
1. Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét
(dưới đây gọi tắt là “hai Bên”), với mục đích tăng cường quan hệ hữu nghị và
phát triển hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao,
báo chí và căn cứ theo Hiệp định Văn hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét, ký tại Đắc-ca
ngày 10 tháng 3 năm 1997, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác
lâu dài trên lĩnh vực văn hóa thông qua Chương trình trao đổi văn hóa này.
I. TRAO ĐỔI
GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT
2. Hai Bên sẽ trao đổi dữ
liệu, tài liệu, tạp chí xuất bản định kỳ và các xuất bản phẩm trên lĩnh vực
giáo dục.
3. Hai Bên sẽ khuyến
khích hợp tác giữa các trường đại học và các học viện sau đại học giữa hai nước
cũng như nghiên cứu chung và các hội thảo trao đổi thông tin và xuất bản phẩm.
4. Hai Bên sẽ khuyến
khích trao đổi các giáo sư, giáo viên, sinh viên và kỹ thuật viên giữa hai nước
để học tập tại các Viện Đại học, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy.
5. Hai Bên sẽ khuyến
khích việc học ngôn ngữ, văn học, lịch sử… của mỗi nước.
6. Hai Bên sẽ trao đổi
các suất học bổng cho nghiên cứu cao cấp, giáo dục kỹ thuật, dạy nghề và công
nghệ thông tin. Các chi tiết sẽ được quyết định qua kênh ngoại giao.
7. Hai Bên sẽ mở rộng hợp
tác song phương trên các lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, dạy nghề và công nghệ
thông tin.
II. TRAO ĐỔI
VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT
8. Hai Bên sẽ khuyến
khích tổ chức các triển lãm tranh, đồ thủ công mỹ nghệ, sách và ảnh tại mỗi nước
trong thời gian 1 hoặc 2 tuần. Các chi tiết sẽ được quyết định sau khi đàm phán
giữa hai Bên.
9. Hai Bên sẽ khuyến
khích các chuyến viếng thăm của các chuyên gia văn hóa với mục đích trao đổi
kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn. Các chi tiết sẽ được quyết định
thông qua đàm phám giữa hai Bên.
10. Hai Bên sẽ thông báo
cho nhau về các chương trình văn hóa và nghệ thuật của mỗi nước và khuyến khích
các chuyến viếng thăm của các nghệ sĩ và nhà văn.
11. HaiHa``H Bên sẽ khuyến kích hợp tác giữa các viện bảo
tàng, các thư viện và các cơ quan lưu trữ của hai nước.
12. Hai Bên sẽ khuyến
kích trao đổi các đoàn văn hóa nghệ thuật biểu diễn, giới thiệu văn hóa dân
gian.
13. Hai Bên sẽ khuyến
kích việc dịch các tác phẩm văn học từ ngôn ngữ của mỗi nước.
III. THANH
NIÊN, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
14. Hai Bên sẽ khuyến
khích sự tham gia của mỗi Bên trong những sự kiện thanh niên quốc tế được tổ chức
tại nước mình. Các chi tiết sẽ được những cơ quan hữu quan quyết định.
15. Hai Bên sẽ thúc đẩy
tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau qua trao đổi các đoàn đại biểu
thanh niên và chương trình thanh niên, bao gồm những khóa đào tạo và khảo sát học
tập cho thanh niên và những viên chức làm công tác phát triển thanh niên. Các
chi tiết sẽ được quyết định thông qua đàm phán giữa hai Bên.
16. Hai Bên sẽ khuyến
khích hợp tác giữa những đội thể thao và cơ quan, tổ chức thể thao của hai nước.
17. Hai Bên sẽ khuyến
khích hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Hai Bên cũng sẽ thúc đẩy hợp tác trực tiếp
giữa các cơ quan du lịch tương ứng của hai nước.
IV. BÁO CHÍ,
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN
18. Hai Bên sẽ khuyến
khích các tổ chức phát thanh truyền hình của mình trao đổi các chương trình
phát sóng. Việc trao đổi về nguyên tắc có tính chất cho - tặng. Các chi tiết sẽ
được quyết định thông qua đàm phán.
19. Hai Bên sẽ khuyến
khích hợp tác giữa các đài phát thanh, truyền hình và cơ quan thông tin của hai
nước.
20. Hai Bên sẽ khuyến
khích trao đổi các tạp chí định kỳ, sách và xuất bản phẩm thuộc lĩnh vực báo
chí.
21. Hai Bên sẽ thông báo
cho nhau các chương trình văn hóa nghệ thuật song phương và quốc tế và khuyến
khích các chuyến thăm lẫn nhau của các nghệ sỹ, nhà báo, nhà trí thức, nhà sáng
tác và viên chức thông tin báo chí công cộng.
V. ĐIỀU KHOẢN
CHUNG VÀ ĐIỀU KHOẢN TÀI CHÍNH
22. Chương trình này sẽ
không loại trừ các hoạt động và các chuyến viếng thăm khác đã được hai Bên đề
nghị và thỏa thuận từ trước thông qua kênh chính thức.
23. Các hoạt động và trao
đổi văn hóa sẽ được thực hiện trong phạm vi khả năng tài chính của hai Bên.
24. Mọi sự sắp xếp giữa
Bên cử đoàn và Bên đón đoàn sẽ được thảo luận và nhất trí trong từng trường hợp
cụ thể, thông thường được áp dụng theo các điều khoản sau:
A. Bên cử đoàn sẽ thông báo cho
Bên đón đoàn các thông tin về chuyến công tác của các cá nhân và các nhóm, tối
thiểu 2 tháng trước khi đoàn khởi hành. Bên đón đoàn sẽ khẳng định trong vòng một
tháng tính từ thời điểm được thông báo.
B. Bên cử đoàn sẽ chịu chi phí
đi về trên hành trình quốc tế cho người và hàng triển lãm, Bên đón đoàn sẽ chịu
chi phí ăn, ở, đi lại trong nước và dịch vụ y tế trong trường hợp khẩn cấp.
25. Chương trình này được
ký tại Đắc-ca ngày 22 tháng 3 năm 2004, thành 2 bản, mỗi bản bằng tiếng Việt,
tiếng Bang-la và tiếng Anh. Các văn bản đều có giá trị như nhau. Tuy nhiên,
trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng
làm căn cứ. Chương trình này có hiệu lực từ ngày ký tới ngày 31 tháng 12 năm
2007. Trong trường hợp không thể gia hạn Chương trình này trước ngày nêu trên,
Chương trình này sẽ có hiệu lực cho đến khi một chương trình mới về trao đổi
văn hóa được ký kết.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN BĂNG-LA-ĐÉT
THỨ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Mu-đa-bi Hô-sên Châu-hu-ri
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN
Lê Tiến Thọ
|