Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 45-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 09/04/1962 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 1962 

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC VÀ TỔ CHỨC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở NÔNG THÔN

I

Thi hành nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 3 và Chỉ thị số 8 của Ban Bí thư, nhiều cấp, nhiều ngành đã hiểu công tác văn hóa dỡ phiến diện hơn trước và đã bắt đầu chỉ đạo công tác văn hóa trong quần chúng cụ thể hơn. Cán bộ trong ngành văn hóa có nhiều chuyển biến mới. Công tác văn hóa đã gắn với sản xuất và đời sống hơn trước. Phong trào văn hóa quần chúng đã phát triển tương đối rộng, ở miền núi và nơi thiên chúa giáo tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã có một số nơi làm tốt.

Tuy nhiên, hoạt động văn hóa chưa được thường xuyên, còn nhiều tính chất cổ động hơn là tính chất giáo dục sâu sắc và xây dựng con người mới. Nội dung, hình thức còn nghèo và chưa thật sát với tâm lý và đặc điểm của nông dân, của các đối tượng khác nhau, của đồng bào thiên chúa giáo và các dân tộc miền núi, nên sức giáo dục chưa mạnh và chưa thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của quần chúng.

Nguyên nhân vì nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành về công tác văn hóa chưa toàn diện đúng mức, chưa thấy được công tác văn hóa là công tác giáo dục con người toàn diện, nên thường tách rời công tác văn hóa với công tác tư tưởng và với sản xuất. Đến nay vẫn còn  một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, huyện, và nhất là ở xã còn cho công tác văn hóa là chưa cần thiết, chưa thấy rõ công tác văn hóa có tác dụng rất lớn thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Ngành văn hóa nói chung cũng chưa quán triệt đầy đủ nhiệm vụ giáo dục và xây dựng con người mới, nhiệm vụ phục vụ sản xuất phục vụ nông dân lao động, nên chưa thật quyết tâm hướng tất cả về cho cơ sở đem văn hóa và văn nghệ gắn chặt với sản xuất và đời sống. Việc đào tạo bỗi dưỡng cán bộ tuy coi là khâu chính nhưng làm được còn ít, còn chậm; trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ của cán bộ còn thấp. Kinh nghiệm tốt, điển hình tốt, chưa được phổ biến rộng rãi. Công tác nghiên cứu còn yếu, do đó chưa mở rộng và nâng cao được phong trào tiến lên mạnh mẽ.

II

Thi hành nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5, nhiệm vụ công tác văn hóa trong nông dân là phải dùng mọi vũ khí văn hóa của Nhà nước, tập trung mọi lực lượng trong mặt trận văn hóa, hướng bộ phận lớn hoạt động về cơ sở nông thôn, thúc đẩy phong trào văn hóa quần chúng để giáo dục xây dựng con người nông dân mới về mọi mặt nhằm tích cực góp phần thực hiện: đoàn kết nông thôn, tăng cường lực lượng của hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:

1. Giáo dục sâu sắc 4 quan điểm gắn chặt với tinh thần nghị quyết Trung ương lần thứ 5. Chú trọng giáo dục lòng yêu nước, lấy tinh thần kháng chiến mà bồi dưỡng ý chí phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Tăng cường việc phổ biến thời sự, chính sách, tuyên truyền những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin cho cán bộ, đảng viên và xã viên.

2. Phổ biến sâu rộng những hiểu biết khoa học thường thức trong sản xuất, trong đời sống và những biện pháp kỹ thuật mới một cách thích hợp với điều kiện từng vùng và hoàn cảnh của địa phương. Phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, tiến quân mạnh mẽ vào khoa học, kỹ thuật nông nghiệp.

3. Đưa nhanh, nhiều và sâu rộng hơn nữa văn hóa tốt đẹp của dân tộc và của thế giới đến quần chúng, phát động mạnh mẽ phong trào văn nghệ quần chúng và tổ chức nghỉ ngơi có văn hóa cho nông dân. Giáo dục khiếu thẩm mỹ mới và hướng dẫn cách ăn, mặc ở, thể dục, vệ sinh, giữ gìn sức khỏe.

4. Bài trừ mê tín dị đoan, tệ tục xã hội, những thói quen xấu, tính cực xây dựng nếp sống mới trong sinh hoạt xã hội và gia đình một cách thích hợp.

5. Ra sức giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp thời trước, các công trình kiến trúc và điêu khắc đẹp đẽ, các sách vở, tài liệu chữ hán, chữ nôm, các nghề mỹ nghệ.

Để bảo đảm thực hiện tốt những việc trên, phải nắm chắc những phương châm trong Chỉ thị số 08/CT-TU và các phương pháp công tác chính sau đây:

1. Phải nắm thật vững, nội dung tư tưởng của các hoạt động văn hóa là nhằm giáo dục, đào tạo con người toàn diện, phải gắn chặt với sản xuất và đời sống của nông dân xã viên, phải thích hợp với nguyện vọng nông dân và đặc điểm nông thôn.

2. Phải kịp thời và hết sức cổ vũ cái mới, lấy điển hình việc tốt, người tốt trong sản xuất và đời sống để giáo dục quần chúng và làm lan rộng ra.

3. Phải rất coi trọng việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương cả về nội dung và hình thức để giáo dục, động viên sản xuất và làm cơ sở xây dựng văn hóa mới.

4. Đặc biệt chú ý phương pháp giáo dục trực quan dễ hiểu, tai nghe, mắt thấy và so sánh cái cũ với cái mới, so sánh những cái mới với nhau.

Những phương pháp công tác kể trên đối với các dân tộc miền núi và đồng bào thiên chúa giáo lại càng cần thiết.

III

Căn cứ vào những chuyển biến mới và những khó khăn còn tồn tại ở nông thôn, căn cứ vào yêu cầu nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho nông dân trong giai đoạn hiện nay, phương hướng phát triển công tác văn hóa ở nông thôn trong thời gian trước mắt là:

Cùng với đà củng cố, phát triển hợp tác xã, phát triển sản xuất, cần đầy mạnh và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động văn hóa quần chúng ở các đơn vị sản xuất, dần dần quy tụ các hoạt động văn hóa quần chúng vào câu lạc bộ và thư viện làm trung tâm hoạt động, lấy hợp tác xã thôn làm cơ sở xây dựng câu lạc bộ và thư viện  là chính. Đồng thời ở đội sản xuất hay hợp tác xã nhỏ hiện nay, cũng có thể tổ chức câu lạc bộ nhỏ để hoạt động được thường xuyên, thuận tiện và sát với quần chúng hơn.

Điều kiện quy tụ các hoạt động văn hóa quần chúng vào câu lạc bộ là: hợp tác xã tương đối được củng cố, sản xuất phát triển, có một số cơ sở hoạt động văn hóa nhất định, có một số cốt cán tích cực, được Đảng ủy lãnh đạo chặt chẽ và Đoàn thanh niên lao động tham gia.

Tổ chức câu lạc bộ phải sát với tình hình thực tế, tránh hình thức, không có nội dung thực tế.

Phương châm hoạt động chủ yếu của câu lạc bộ và thư viện là phải dựa vào những phần tử tích cực, thâm nhập vào tổ, đội sản xuất, mở rộng những hoạt động văn hóa bao gồm các hoạt động nhỏ, nhẹ có định kỳ và không có định kỳ, thích hợp với mọi hoàn cảnh như thích ứng với thời vụ sản xuất, với tâm lý, nguyện vọng và thì giờ của nông dân.

Những nơi đã có câu lạc bộ thì phải tích cực củng cố, nâng cao chất lượng, phối hợp thật tốt giữa tuyên truyền chính trị với phổ biến khoa học, kỹ thuật, thể dục, vệ sinh và văn nghệ, đặc biệt chú ý tổ chức các tổ nghiên cứu và phổ biến khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất. phải thực hiện từng bước dự thảo quy tắc về câu lạc bộ nông thôn của Bộ Văn hóa.

Những nơi chưa có đủ điều kiện trên thì cần đẩy mạnh những hoạt động văn hóa nhỏ, nhẹ trong quần chúng, tạo điều kiện tiến lên tổ chức câu lạc bộ.

Cần chú trọng xây dựng và giúp đỡ, hướng dẫn các câu lạc bộ, tủ sách, thư viện của trẻ em; giúp đỡ việc xây dựng vườn trẻ về mặt văn hóa, nghệ thuật.

Hoạt động câu lạc bộ cần dùng nhiều hình thức linh hoạt, nhưng từng lúc phải tập trung vào một số vấn đề quan trọng nhất và còn yếu nhất trong sản xuất và đời sống để giáo dục và gây một tác động lớn nhất trong xã viên. Trong khi phục vụ cho yêu cầu trước mắt, cần chú ý đúng mức đến những yêu cầu lâu dài nhằm xây dựng con người mới toàn diện và xây dựng nền văn hóa mới.

Ở huyện, thị trấn, thị xã cũng cần xây dựng dần các cơ sở văn hóa và tổ chức câu lạc bộ, thư viện trung tâm để làm mẫu mực và hướng dẫn các hoạt động ở xã. Năm 1962 mỗi tỉnh cần làm thí điểm ở một, hai nơi.

Cần nâng cao chất lượng các loại sách, in đẹp, dễ đọc, giá rẻ; cần hướng dẫn sách "nên đọc" về các loại, đối với các ngành, nghề khác nhau, cho các đối tượng khác nhau. Đặc biệt coi trọng vận động quần chúng nhất là cán bộ lãnh đạo xã, hợp tác xã, đội sản xuất, đảng viên, đoàn viên thanh niên đọc báo (nhất là báo Đảng, báo Đoàn, báo khoa học thường trực, báo công nghiệp) đọc các sách khoa học kỹ thuật cần thiết cho nông nghiệp. Mở rộng công tác xuất bản, lưới bán sách, báo và lưới truyền thanh ở các địa phương.

Hệ thống thư viện và câu lạc bộ phải tuyên truyền giới thiệu sách báo cho người đọc.

Các cán bộ khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, thầy giáo, thầy thuốc cần dành thì giờ về nông thôn trình bày, giải đáp các vấn đề về sản xuất nông nghiệp, về đời sống và vận động nhân dân thực hiện, đồng thời thu thập những sáng kiến, kinh nghiệm của quần chúng.

Điện ảnh phải tăng thêm nhiều loại phim thời sự, tài liệu, phim khoa học, nhất là phim phổ biến khoa học, kỹ thuật nông nghiệp và những kinh nghiệm điển hình tiến tiến. Chú trọng sản xuất phim chuyện, phim hoạt họa về đề tài nông thôn. Đặc biệt chú ý phát triển máy đèn chiếu và phim đèn chiếu rộng rãi ở khắp các xã. Tổ chức thêm các đội chiếu bóng lưu động ở miền núi và nơi thiên chúa giáo.

Việt Nam Thông tấn xã cần cung cấp kịp thời tin và ảnh cho nông thôn để tuyên truyền và triển lãm.

Các ngành nghệ thuật phải tăng cường phục vụ nông dân nhất là nơi có nhiều khó khăn, và những vùng sản xuất quan trọng. Các văn nghệ sĩ cần đi sâu vào nông thôn, hợp tác xã hơn nữa để tạo ra những tác phẩm miêu tả nông thôn mới tốt hơn và giúp cho sinh hoạt văn nghệ quần chúng phát triển. Tích cực hướng dẫn khai thác vốn văn nghệ tốt đẹp của địa phương, khuyến khích, nâng cao và phổ biến những sáng tác tốt của quần chúng. Nâng cao chất lượng các đoàn nghệ thuật địa phương và các đội nghệ thuật nghiệp dư. Hướng chính là bồi dưỡng những mầm non sáng tác và biểu diễn trong nông dân, đào tạo và cung cấp cán bộ văn nghệ cho địa phương.

Tổ chức dạy vẽ, dạy hát, múa, ngâm thơ cho quần chúng. Hướng dẫn kiến trúc và mỹ thuật trang trí, tăng cường sản xuất hàng mỹ nghệ thực dụng, tranh, tượng... bán giá rẻ cho nông dân.

Ngành bảo tàng, triển lãm cần tổ chức bảo tàng, triển lãm lưu động. Hướng dẫn công tác triển lãm kỹ thuật, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, xây dựng bia kỷ niệm, nhà lưu niệm, bảo tàng nhỏ.

Nói chung, các hoạt động văn hóa cần đặc biệt dành những điều kiện cụ thể và phương tiện tốt nhất cho thiết nhi; phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nâng cao trình độ về mọi mặt cho phụ nữ.

Cũng theo phương hướng chung nói trên, ở miền núi cần chú ý thêm mấy điểm, cụ thể là:

- Tiếp tục nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa và ý thức xây dựng tổ quốc chung của các dân tộc, chú trọng giác dục tinh thần đoàn kết, bình đẳng tương trợ giữa các dân tộc, khắc phục mọi biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Không ngừng nâng cao ý thức cảnh giác và tinh thần kiên quyết đấu tranh với bọn phản cách mạng.

- Đẩy mạnh phong trào học tập văn hóa kết hợp với công tác phổ biến sâu rộng và vận động thực hiện những biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiền tiến, những hiểu biết khoa học, vệ sinh thường thức (chú ý kết hợp với cuộc vận động tiêu diệt bệnh sốt rét), đẩy lùi những tệ tục mệ tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới.

- Tích cực khai thác, phát triển nâng cao vốn văn hóa, văn nghệ tốt đẹp của các dân tộc và tiếp thu, sáng tạo thêm những hình thức mới hơn nữa.

Về mặt tổ chức, ở miền núi cũng cần dần dần từng bước tiến tới tổ chức câu lạc bộ và thư viện ở những nơi có đủ điều kiện, trước hết nên làm ở vùng thấp, tình hình chính trị tốt và dân ở tương đối tập trung, nhất là ở các nông trường và các nơi khai hoang.

Trước mắt, cần tăng mạnh các hoạt động văn hóa của Nhà nước, phối hợp các ngành tổ chức các đội văn hóa lưu động đi vào xóm, bản, dùng các hình thức thích hợp, hấp dẫn, dễ xem, dễ nghe, dễ hiểu, và dễ đến các nơi rẻo cao, biên giới. Các lực lượng văn hóa của quân đội, công an vũ trang, xí nghiệp, công, nông trường, hợp tác xã khai hoang, cần giúp cho phong trào văn hóa địa phương.

Khâu chính là tích cực bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho các dân tộc, nhất là cán bộ huyện, xã, cán bộ vùng cao và cung cấp nhiều cán bộ nghiệp vụ, nghệ thuật cho các địa phương miền núi.

Chú trọng xây dựng các cơ sở vật chất và tăng thêm phương tiện cho các hoạt động văn hóa nhiều hơn nữa (đội chiếu bóng, đội  nghệ thuật, máy thu thanh...).

Bộ văn hóa cần có hội nghị chuyên đề về công tác văn hóa miền núi.

Ở nơi thiên chúa giáo cần đẩy mạnh cac hoạt động văn hóa trong quần chúng, nâng cao lòng yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa, đưa tư tưởng tiến bộ đến với quần chúng, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật thường thức, khuyến khích quần chúng ham tìm hiểu các mới, ham học hỏi, yêu lao động, thích khoa học; đồng thời làm cho quần chúng giáo dân hiểu rõ hơn chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Chính phủ; phá tan mọi âm mưu của đế quốc và tay sai, nhất là của Mỹ - Diệm, lợi dụng giáo hội để chống cách mạng.

Dùng nhiều hình thức linh hoạt để thu hút nam nữ thanh niên và thiếu niên vào mọi hoạt động chung, gâu cho họ có một cuộc sống dần dần đổi mới, sôi nổi và lành mạnh.

Về mặt tổ chức hoạt động của công tác văn hóa quần chúng ở nơi thiên chúa giáo, cũng dần dần đi tới tổ chức câu lạc bộ và thư viện. Ở những nơi có điều kiện nên xây dựng những câu lạc bộ, thư viện và các cơ sở văn hóa khác để làm mẫu mực và mở rộng dần ra.

Trước mắt, cần tăng thêm nhiều hoạt động văn hóa Nhà nước, tổ chức đội văn hóa lưu động, trao đổi các hoạt động văn hóa giữa lương với giáo, giữa giáo với nhau, tổ chức cho đồng bào giáo dân đi thăm những xã giáo và lương tiến bộ. Tích cực tuyên truyền, vận động, thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động văn hóa chung, nhất là thanh thiếu niên, làm đà đẩy mạnh phong trào văn hóa quần chúng lên từ thấp lên cao. Tích cực giáo dục, cải tạo những hội kèn, hội trống, hội bát âm.... để phục vụ quần chúng. Chú ý ngăn ngừa những phần tử xấu lợi dụng hoạt động và tổ chức văn hóa ở cơ sở để phá hoại.

Bộ văn hóa cần mở hội nghị chuyên đề về công tác văn hóa nơi thiên chúa giáo.

IV

Để bảo đảm thực hiện các công tác nói trên, cần giải quyết tốt mấy vấn đề chính sau đây:

a) Trước hết, các cấp, các ngành phải có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo công tác văn hóa ở cấp mình và ngành mình. Việc chỉ đạo công tác văn hóa trong quần chúng ở xã phải theo nguyên tắc: "Đảng ủy lãnh đạo; chính quyền chịu trách nhiệm; hợp tác xã tổ chức, quản lý: dựa hẳn và đoàn Thanh niên lao động, lấy lực lượng thanh niên làm nòng cốt". Đảng ủy chính quyền, hợp tác xã phải nắm lấy công tác văn hóa trong quần chúng và coi đó là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiểu biết trí thức sản xuất, nâng cao chính trị, tư tưởng; phải tập hợp và sử dụng các phần tử tích cực hoạt động văn hóa, tích cực sản xuất; thống nhất các lực lượng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến khoa học, kỹ thuật, y tế, thể dục, vệ sinh, văn nghệ và các lực lượng hoạt động văn hóa khác lấy câu lạc bộ và thư viện làm trung tâm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy.

Trong Đảng ủy, chính quyền, ban quản trị hợp tác xã, đội sản xuất cần phân công một đồng chí phụ trách công tác văn hóa. Đoàn thanh niên lao động phải thực sự làm nòng cốt thúc đẩy phong trào.

Các đơn vị quân đội, công an nhân dân vũ trang, các giáo viên và học sinh, ngoài việc phải làm tốt công tác văn hóa trong đơn vị mình, cần tích cực tham gia vào việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong quần chúng ở nông thôn. Triệt để phát huy hết cơ sở của trường học và tận dụng hết lực lượng giáo viên để làm công tác văn hóa trong nhân dân.

b) Cần thống nhất tổ chức thông tin, văn hóa ở xã, huyện, tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính các cấp.

- Ở xã, lập Ban Văn hóa và thông tin xã do Ủy viên văn hóa trong Ủy ban làm Trưởng ban. Câu lạc bộ phải có một cán bộ có  năng lực làm Chủ nhiệm và ban phụ trách câu lạc bộ gồm những cốt cán tích cực hoạt động văn hóa được quần chúng tín nhiệm cử ra.

- Ở huyện, châu lập cơ quan văn hóa và thông tin, với số biên chế thích đáng để có thể bảo đảm được nhiệm vụ. Tổ chức và số người cụ thể do thông tư của Liên bộ Văn hóa - Nội vụ quy định.

- Ở khu, tỉnh, thành, những nơi nào đã có đủ điều kiện thống nhất được cơ quan thông tin, văn hóa thì nên thống nhất. Nơi nào chưa có đủ điều kiện thì nên chuẩn bị thêm cho đủ điều kiện. Báo và Ban Biên tập đài truyền thanh của khu, tỉnh, thành, do Ban Tuyên huấn trực tiếp chỉ đạo. Việc thống nhất cơ quan thông tin và văn hóa do Ủy ban hành chính khu, tỉnh thành quyết định.

c) Cần quy định một số chế độ, tiêu chuẩn cần thiết và xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa quần chúng ở nông thôn.

Trên cơ sở hợp tác xã được củng cố, sản xuất phát triển, chính quyền và hợp tác xã cần dành một phần ngân sách xã và quỹ hợp tác xã để chi cho các hoạt động văn hóa quần chúng.

- Về ngày giờ sinh hoạt câu lạc bộ thì nên có định kỳ tùy theo hoàn cảnh sản xuất và thời vụ từng nơi cho thích hợp và phải thích hợp với các đối tượng khác nhau.

Để đỡ chi phí cho Nhà nước và hợp tác xã cần dựa vào sức dân lao động sản xuất thêm để xây dựng quỹ cho văn hóa.

- Trên cơ sở sản xuất phát triển, cần chú ý tăng thêm phương tiện hoạt động và từng bước xây dựng, củng cố cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa (câu lạc bộ, thư viện, nhà lưu niệm, hệ thống truyền thanh...) một cách thiết thực chống lãng phí tiền của và dất đai, chống phô trương hình thức.

- Mỗi cơ sở hoạt động văn hóa phải tiến tới có điều lệ, nội quy hoạt động. Người phụ trách chính trước hết phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị và cần được bồi dưỡng về văn hóa, nghiệp vụ. Bộ Văn hóa có trách nhiệm nghiên cứu và tiến hành việc này.

d) Khâu chính là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa quần chúng, chủ yếu là cán bộ văn hóa huyện, xã, hợp tác xã, cán bộ phụ trách thư viện, câu lạc bộ, văn nghệ, những phần tử tích cực và những mầm non sáng tác và biểu diễn để có đủ trình độ chính trị, văn hóa và nghiệp vụ khá. Đoàn thanh niên lao động cần tham gia tích cực vào việc này. Bộ Văn hóa và các Ủy ban tỉnh, thành, khu cần dành một số ngân sách thích đáng bảo đảm thực hiện.

Cần có biện pháp mạnh mẽ để đào tạo nhanh chóng như: phân cấp đào tạo cán bộ cho các Sở, Ty Văn hóa; mở lớp bồi dưỡng giảng viên, tổ chức các đội giảng viên lưu động về giúp các địa phương mở lớp huấn luyện, đưa cán bộ của các ngành văn hóa ở trung ương và tỉnh về cơ sở hoạt động từng thời gian để giúp đỡ và thúc đẩy phong trào.

Thực hiện chế độ quản lý cán bộ chặt chẽ theo đúng nguyên tắc của Nhà nước đã đề ra, hết sức tránh việc điều động, thay đổi cán bộ khi không thật cần thiết để chuyên môn hóa cán bộ.

Ủy ban hành chính các cấp và các ngành, đoàn thể có quan hệ đến nông thôn cần nghiên cứu kỹ, tích cực thi hành chỉ thị này.

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 



Phạm Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 45-TTg ngày 09/04/1962 về công tác và tổ chức văn hóa quần chúng ở nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.278

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.145.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!