Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 110/CP Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 22/07/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 110/CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 1964

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢM BỚT DÂN SỐ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hội đồng Chính phủ, trong Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 27-5-1964, sau khi nghe tiều ban dân số thành phố báo cáo về công tác giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội đã nhận định:

Công tác giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội đã được chính thức đặt ra từ tháng 7 năm 1963, nhưng mấy tháng đầu còn là thời kỳ chuẩn bị, bước vào quý IV/1963 mới thật sự bắt tay vào việc thực hiện mà tính đến cuối tháng 4-1964 đã đưa được 45.827 người không cần thiết ở Hà Nội về các địa phương khác, đồng thời hạ thấp tỷ lệ tăng từ ngoài vào hàng năm từ 3,1% xuống 2,2% (25.091 người) và đã giảm tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm từ 3,8% xuống 3,3%. Đó là một cố gắng của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội, của một số Bộ, ngành ở Trung ương và một số tỉnh trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Chính phủ (số 103-CP ngày 8-7-1963) về việc giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội.

Việc thực hiện chủ trương giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội vừa qua tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng với kết quả nói trên, vẫn thể hiện rõ mặt tích cực của nó. Chẳng những nó đã giúp Hà Nội bước đầu giải quyết khó khăn trong việc quản lý thành phố, mà còn giúp các ngành ở Trung ương kiểm tra tình hình sử dụng và điều động nhân lực, góp phần vào việc quản lý biên chế và quản lý các mặt công tác khác, sắp xếp lại trường sở hợp lý hơn. Đồng thời, qua các đợt đưa dân Hà Nội về các địa phương khác đã thấy rõ khả năng thực tế để thực hiện chủ trương này (chẳng những có khả năng đưa dân Hà Nội đi làm nghề thủ công, mà còn có rất nhiều khả năng đưa dân Hà Nội đi làm nông nghiệp hoặc vừa làm nông nghiệp vừa phát triển các ngành nghề khác).

Tuy nhiên, công tác giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội hiện còn gặp một số khó khăn về phương hướng và đối tượng vận động đi, về chính sách và biện pháp cụ thể, cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời thì công tác này mới tiến triển tốt.

Từ nhận định trên, Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ quyết định những việc dưới đây nhằm thúc đẩy công việc giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội phát triển mạnh hơn nữa.

I- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG VẬN ĐỘNG ĐI

Trước hết, phải nhận rõ vấn đề giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội là một công tác rất quan trọng để thực hiện chủ trương làm giảm bớt nhân khẩu phi nông nghiệp và phân bố điều hoà sức lao động giữa vùng đồng bằng và miền núi mà Trung ương Đảng và Chính phủ đã đề ra. Vì vậy, chúng ta phải tiến hành công tác này với một tinh thần thật tích cực và hết sức khẩn trương.

Trong hai năm 1964 - 1965, phải đưa đi khỏi thành phố Hà Nội từ 150.000 đến 200.000 người. Đi đôi với việc đưa những người không cần thiết ở Hà Nội đi các địa phương khác cần hết sức hạn chế việc đưa người từ các địa phương khác về thành phố Hà Nội (phấn đấu hạ thấp tỷ lệ tăng từ ngoài vào hàng năm xuống 1%), đồng thời phấn đấu hạ thấp tỷ lệ tăng tự nhiên của năm 1964 xuống cao nhất là 3% và 1965 cao nhất là 2,5%.

Về đối tượng vận động đi, có hai loại: nhân dân thành phố và người trong khu vực Nhà nước.

- Đối với nhân dân thành phố: chủ yếu là những người không có công ăn việc làm, việc làm không ổn định, làm việc trong các ngành nghề không có tiền đồ ( trong số này có cả gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội).Đối với thợ thủ công, vận động cả một số người có công việc làm ổn định, có kỹ thuật theo yêu cầu của các tỉnh.

- Đối với người trong khu vực Nhà nước:

+ Ngoài việc chuyển các trường trung cấp kỹ thuật, trung cấp nghiệp vụ (trừ các trường nghệ thuật hiện nay của Bộ Văn hoá, trường hiện nay của các đoàn thể vì sự cần thiết phải để ở Hà Nội), cần chuyển cả một số trường cao đẳng, một số cơ quan không cần thiết ở Hà Nội và điều chuyển một số xí nghiệp đang thiếu việc làm hoặc quá xa nơi cung cấp nguyên liệu đến những nơi dự định mở những xí nghiệp tương tự và những nơi có nhiều nguyên liệu.

+ Chuyển về các địa phương khác những cán bộ, công nhân viên chức thừa trong biên chế, những cán bộ, công nhân, viên chức muốn lên công tác ở các tỉnh miền núi.

Về hướng đi.

- Hướng chủ yếu là đưa người lên miền núi và trung du làm nông nghiệp, đồng thời, tuỳ theo yêu cầu và điều kiện kinh tế và tự nhiên của địa phương, có thể làm nông nghiệp là chủ yếu, hoặc vừa làm nông nghiệp vừa làm thủ công nghiệp và các nghề khác; cũng có nơi có thể làm thủ công nghiệp là chủ yếu nhưng hình thức và quy mô phải phù hợp vơí điều kiện nguyên liệu và tiêu thụ của địa phương trong việc đưa dân lên miền núi và trung du, lấy hình thức xen kẽ với dân địa phương là chính, lập thành hợp tác xã độc lập là phụ. Cần dành ưu tiên về địa bàn và đất đai cho dân Hà Nội (cho đi đề các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Bắc, Lạng Sơn, Yên Bái). Đối với những người Hà Nội vốn có quan hệ với dân địa phương từ trước, nay họ tự liên hệ với nhau để đi theo hình thức xen ghép, cần hết sức khuyến khích và bảo đảm cho họ được hưởng các chính sách đã ban hành, và cũng không giới hạn việc đi này chỉ ở trong 5 tỉnh nói trên.

- Hướng đưa dân về quê cũ nhằm thực hiện chủ trương đầu tư thêm lao động vào một đơn vị diện tích canh tác cũng cần được coi trọng. Trừ những nơi bình quân ruộng đất quá thấp và ở đó đang vận động người đi khai hoang cần được xem xét kỹ, còn nói chung các địa phương phải tiếp nhận những người sinh quán ở địa phương mình đã ra Hà Nội, nay muốn trở về địa phương cũ, nhất là đối với những gia đình cán bộ, công nhân, viên chức. Đối với những phần tử phức tạp, cũng cần đưa về quê cũ để có điều kiện quản lý chặt chẽ và giúp đỡ họ cải tạo tốt hơn.

- Hướng quan trọng nữa là đưa dân Hà Nội đi tham gia lao động ở các công trường, nông trường, lâm trường. Mỗi khi các ngành tuyển dụng người cho các công trường, nông trường, lâm trường, cần nhận người do Hà Nội cung cấp, dù lúc đầu họ chưa quen với công việc, năng suất lao động có thấp chút ít.

II - MẤY CHÍNH SÁCH CỤ THỂ

1. Đối với những người đi tham gia phát triển kinh tế và văn hoá ở miền núi và những người trở về quê cũ.

Để chiếu cố đặc điểm của dân thành phố, tạo điều kiện giúp dân thành phố đỡ gặp khó khăn trong khi đi tham gia phát triển kinh tế và văn hoá ở miền núi hoặc về quê cũ, ngoài việc áp dụng 12 chính sách khai hoang đã ban hành, Hội đồng Chính phủ quy định thêm những điểm cụ thể sau đây:

a) Về lương thực:

- Đối với những người dân thành phố đi khai hoang xen kẽ vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở địa phương họ từ lúc đi đến vụ thu hoạch đầu tiên mà họ đã có tham gia sản xuất và được hợp tác xã chia lương thực, Nhà nước cung cấp tiêu chuẩn từ 16 đến 18 kg một tháng cho những người lao động, còn trẻ em thì cung cấp theo tiêu chuẩn của trẻ em. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, nếu được Uỷ ban hành chính xã hay ban quản trị hợp tác xã sản xuất nông nghiệp chứng nhận họ đã tích cực lao động sản xuất nhưng số lương thực mà hợp tác xã điều hoà cho họ không đủ ăn đến vụ thu hoạch thứ hai thì Nhà nước sẽ cung cấp cho họ những tháng thiếu ăn theo tiêu chuẩn nói trên. Từ sau vụ thứ hai, Nhà nước không cung cấp theo tiêu chuẩn này nữa. Nếu còn thiếu ăn, Nhà nước sẽ bán lương thực như đối với xã viên thiếu ăn trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

- Đối với những người dân thành phố đi khai hoang tập trung( hợp tác xã độc lập),từ lúc đi đến vụ thu hoạch đầu tiên, Nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn từ 16 đến 18 kg một tháng cho những người lao động, còn trẻ em thì cung cấp theo tiêu chuẩn của trẻ em. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, nếu được Uỷ ban hành chính xã chứng nhận là hợp tác xã đã tích cực lao động sản xuất mà vẫn thiếu ăn, Nhà nước sẽ cung cấp những tháng thiếu ăn theo tiêu chuẩn nói trên. Nhưng sau một năm, kể từ lúc đến phải tự túc ít nhất 30%, sau hai năm phải tự túc hoàn toàn. Sau đó, nếu còn thiếu ăn thì tuỳ theo khả năng, Nhà nước sẽ bán lương thực cho họ như đối với nông dân địa phương thiếu ăn. Trường hợp hợp tác xã nào đến sản xuất ở vùng đất đai mà được Uỷ ban hành chính tỉnh đồng ý cho làm cây công nghiệp hoặc chăn nuôi là chính sau khi cân đối lương thực, Nhà nước sẽ cung cấp phần thiếu ăn theo tiêu chuẩn đối với những người trồng cây công nghiệp và chăn nuôi tập trung. Nông dân có trách nhiệm bán sản phẩm cho Nhà nước và Nhà nước sẽ trả theo giá khuyến khích từ 3 đến 5 năm đầu.

- Đối với những người dân thành thị làm nghề thủ công được Uỷ ban hành chính tỉnh của địa phương đồng ý cho lên làm thủ công ở thị xã, thị trấn để phục vụ cho nhu cầu của địa phương, thì được Nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn đối với những người làm nghề thủ công.

- Đối với những người dân thành phố trở về quê cũ tham gia sản xuất nông nghiệp, từ lúc đi đến vụ thu hoạch đầu tiên mà họ đã có tham gia lao động sản xuất và được hợp tác xã chia lương thực, Nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn từ 15 đến 18 kg một tháng cho những người lao động, còn trẻ em thì cung cấp theo tiêu chuẩn của trẻ em. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, nếu được Uỷ ban hành chính xã hay ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp chứng nhận họ đã tích cực lao động sản xuất nhưng số lương thực mà hợp tác xã điều hoà cho họ không đủ ăn đến vụ thu hoạch thứ hai, Nhà nước sẽ cung cấp cho những tháng thiếu ăn theo tiêu chuẩn nói trên. Từ sau vụ thu hoạch thứ hai, Nhà nước sẽ không cung cấp theo tiêu chuẩn này nữa. Nếu còn thiếu ăn, Nhà nước sẽ bán lương thực như đối với xã viên thiếu ăn trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Những người đi khai hoang hoặc về quê cũ thường lo lắng nhiều về vấn đề lương thực, vì vậy trước khi đưa dân thành phố đi, Uỷ ban hành chính và Sở Lương thực thành phố Hà Nội cùng Tổng cục Lương thực phải chuẩn bị chu đáo các thủ tục cần thiết với Uỷ ban hành chính và Ty Lương thực tỉnh nhận người, (như cho biết tên tuổi, số người đưa đi, làm phiếu chuyển lương thực, v.v....) để đảm bảo cung cấp lương thực cho họ theo đúng chính sách đã nói ở trên.

b) Cho vay vốn

Chính sách cho vay vốn được áp dụng theo những điều quy định trong 12 chính sách giúp đỡ đồng bào đi khai hoang, nhưng cần được vận dụng thích hợp với đặc điểm của dân Hà Nội đi khai hoang (phần đông không có vốn liếng). Trong việc cho vay để giúp họ giải quyết những khó khăn về tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt chủ yếu thì có rộng rãi hơn và đối với những người thiếu quá nhiều có chiếu cố về thời gian phát đất hoang và khi họ đã biến đất hoang thành đất trồng trọt thì Nhà nước có thể xét trợ cấp cho họ một phần khoản chi phí khai phá đất hoang.

Đối với những người về quê cũ nếu xét thấy gia đình quá túng thiếu Nhà nước cho vay một số vốn để giúp họ giải quyết những khó khăn trong bước đầu để sản xuất (góp cổ phần cho hợp tác xã, mua sắm tư liệu sản xuất để làm thêm kinh tế phụ gia đình...).

2. Đối với cán bộ, công nhân, viên chức và gia đình họ.

a) Để tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước tự nguyện xin thôi việc để tham gia sản xuất nông nghiệp (đi khai hoang miền núi hoặc về quê cũ), ngoài việc thi hành chế độ trợ cấp thôi việc mà Hội đồng Chính phủ đã quyết định trong hội nghị Thường vụ của Hội đồng chính phủ ngày 8-4-1964, nay quy định thêm:

Đối với những cán bộ công nhân viên chức xin thôi việc để về quê cũ làm sản xuất nông nghiệp mà hoàn cảnh gia đình quá túng thiếu, Nhà nước cho vay một số vốn để giúp họ giải quyết những khó khăn trong bước đầu chuyển sang sản xuất (góp cổ phần cho hợp tác xã mua sắm tư liệu sản xuất để làm thêm kinh tế phụ gia đình...)

b) Đối với những cán bộ thừa trong biên chế Nhà nước cần có chính sách đào tạo nghề nghiệp cho họ để tạo điều kiện cho họ chuyển sang sản xuất.

c) Đối với những cán bộ, công nhân, viên chức muốn xin chuyển công tác về địa phương hoặc xin chuyển lên công tác ở miền núi mà xét thấy không trở ngại nhiều đến công tác chung, các cơ quan phụ trách cần tích cực liên hệ với các địa phương để giải quyết cho họ và cho cả gia đình họ cùng đi. Đối với những cán bộ, công nhân, viên chức, hiện đang làm việc ở các công trường, nông trường, lâm trường, nhà máy ở các địa phương khác mà gia đình còn ở Hà Nội, thì công trường, nông trường, nhà máy đó cần thu xếp cho những gia đình họ về nơi người chồng đang làm việc.

d) Đối với những vợ con cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, hiện làm nghề tiểu thương (trừ những người đang làm việc ở các mạng lưới Mậu dịch) cần có kế hoạch tích cực giúp họ chuyển sang sản xuất, không nên để họ tiếp tục làm tiểu thương.Từ nay trở đi không cho vợ con cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội đăng ký làm tiểu thương.

3. Đới với học sinh học hết lớp 7 và lớp 10 đi tham gia lao động ở các công trường, nông trường, lâm trường

Cần có chính sách sau một thời gian lao động đào tạo các em thành những công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật để sử dụng tốt vốn văn hoá cuả các em.

Riêng đối với học sinh đã học hết lớp 10 cần có chính sách chiếu cố trong việc chiêu sinh vào các trường đại học sau một thời gian lao động sản xuất tốt.

4. Đối với những phần tử phức tạp

Để thực hiện chủ trương làm trong sạch Thủ đô, cần đưa đi khỏi Hà Nội những phần tử phức tạp. Trước mắt, cần phải đưa những phần tử có tính chất nguy hại về chính trị, bằng cách kết hợp hình thức vận động (thông qua việc vận động giảm dân số) với hình thức bắt buộc (trong trường hợp thật cần thiết).

Trừ những phần tử nguy hiểm cần tập trung cải tạo ở một nơi nhất định do Bộ Công an phụ trách, còn nói chung là đưa họ về quê quán cũ tham gia sản xuất nông nghiệp. Đối với những người không có quê cũ hay vì điều kiện đặc biệt không cho về quê cũ được. (Như đối với những người sinh quán ở thành phố, thị xã...) sẽ đưa đi lao động sản xuất ở những nơi do Bộ Công an quy định.

Cần đưa đi khỏi thành phố những phần tử lưu manh, mãi dâm, buôn lậu. Trừ những kẻ cần thiết phải tập trung cải tạo ở một nơi nhất định do Bộ Công an phụ trách còn thì cho về quê quán cũ để địa phương quản lý và cải tạo họ bằng lao động sản xuất.

Đối với những phần tử phức tạp về chính trị và những phần tử lưu manh, mãi dâm, buôn lậu. (Không kể số người phải tập trung cải tạo do Bộ Công an phụ trách) khi họ đi lao động sản xuất ở nơi do Bộ Công an quy định hoặc về quê cũ tham gia sản xuất nông nghiệp thì cho họ được hưởng các chính sách giúp đỡ những mgười đi khai hoang và về quê cũ.

Việc thực hiện chủ trương làm trong sạch Thủ đô cần tiến hành cả ở ngoài nhân dân và trong cơ quan Nhà nước.

5. Về đăng ký hộ khẩu

Để thực hiện nghị quyết của Hội đồng Chính phủ là hàng năm Hà Nội chỉ cho vào thành phố khoảng 10.000 người, trong khi chờ đợi Chính phủ ban hành điều lệ quản lý và đăng ký hộ khẩu, tạm thời thi hành một số biện pháp về đăng ký hộ khẩu ở thành phố như sau:

- Hết sức hạn chế việc cho đăng ký cư trú ở Hà Nội, việc cho đăng ký cư trú ở thành phố chủ yếu dành cho việc chiêu sinh vào các trường đại học, một số trường trung cấp kỹ thuật và trung cấp nghiệp vụ chưa đi khỏi Hà Nội và việc điều động một số cán bộ, công nhân, viên chức thật cần thiết cho một số cơ quan, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội. Đối với nhân dân xin cư trú chỉ giải quyết những trường hợp thật đặc biệt .

- Đối với những người ở nông thôn ra Hà Nội mà hiện nay còn tạm trú chưa được đăng ký cư trú ở Hà Nội thì giải quyết như sau:

+ Đối với những trường hợp thật đặc biệt như người đang giữ vị trí quan trọng trong sản xuất, hoặc người già yếu, ốm đau không đủ sức lao động và về nông thôn không có chỗ dựa bắt buộc phải đi theo chồng, con, bố, mẹ... thì có thể chiếu cố cho đăng ký cư trú ở Hà Nội.

Đối với những người hiện đang làm những công việc Nhà nước và đoàn thể hoặc đang làm việc trong các hợp tác xã thủ công, tiểu thương... mà xét thấy không cần thiết ở Hà Nội thì vận động họ về nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp.

Các địa phương có những người đã ra Hà Nội mà không được đăng ký cư trú ở Hà Nội phải trở về nông thôn, cần gết sức giúp đỡ họ tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

- Đối với những người sinh quán ở Hà Nội đi tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc đi tham gia lao động ở các công trường, nông trương, lâm trường, nay đã mãn hạn nghĩa vụ quân sự và hết việc làm, nếu các Bộ, các ngành sắp xếp được công việc cho họ làm ở những nơi khác thì tốt hơn là họ phải trở về Hà Nội.

- Không cho đăng ký cư trú những phần tử phức tạp về chính trị và về hình sự, trốn tránh cải tạo, chạy ra Hà Nội. Từ nay trở đi, các địa phương không được cấp giấy cho những loại người này được phép di chuyển về Hà Nội để xin đăng ký cư trú ở Hà Nội.

- Đối với những tù chính trị và hình sự sinh quán ở Hà Nội, đã mãn hạn, Bộ Công an cần tìm cách giải quyết hợp lý, không nên thả họ về cư trú ở Hà Nội.

III- VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

Vấn đề giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội là một công việc rất lớn, mới mẻ và phức tạp. Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội là người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện, đòi hỏi phải có sự cộng tác chặt chẽ và tích cực của các Bộ, các ngành ở Trung ương và các Uỷ ban hành chính tỉnh có liên quan thì việc thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ (số 103-CP ngày 8-7-1963) mới đạt được kết quả mong muốn.

Vì vậy Hội đồng Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, các ngành ở Trung ương và các Uỷ ban hành chính tỉnh có liên quan như sau:

- Các Bộ, các ngành ở Trung ương phải làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công nhân, viên chức để mọi người nhận rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội và thực hiện tốt các mặt công tác có liên quan đến vấn đề giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội trong phạm vi Bộ mình, ngành mình theo đúng tinh thần Nghị quyết số 103-CP ngày 8-7-1963 của Hội đồng Chính phủ.

- Các tỉnh được phân công nhận dân Hà Nội cần có kế hoạch giúp đỡ thiết thực dân Hà Nội lên tham gia phát triển kinh tế và văn hóa ở địa phương mình. Các tỉnh có những người trở về quê cũ (kể cả phần tử phức tạp) phải có kế hoạch tiếp nhận và có kế hoạch giúp đỡ họ chóng ổn định sản xuất và sinh hoạt.

Hiện nay, tiểu ban dân số thành phố ở Trung ương do Bộ trưởng Phủ Thủ tướng làm thư ký, có đại diện Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục khai hoang và Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội tham gia, tiểu ban này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng Chính phủ đồng ý tăng thêm cán bộ giúp việc tiểu ban để công việc của tiểu ban làm được tốt hơn nữa.

Hội đồng Chính phủ nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng và cấp thiết của công việc giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội, và yêu cầu Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội, các Bộ, các ngành ở Trung ương và các Uỷ ban hành chính tỉnh có liên quan nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình ra sức làm tốt những điều đã nói ở trên, để góp phần tích cực của mình vào việc thực hiện đầy đủ và nhanh chóng nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội.

 

  

Phạm Văn Đồng

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 110/CP ngày 22/07/1964 về việc đẩy mạnh công tác giảm bớt dân số của thành phố Hà Nội do Hội đồng chỉnh phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.643

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.143.1
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!