ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09 CT/UB
|
Đà
Nẵng, ngày 15 tháng 03 năm 1982
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC
KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT THÀNH TÍCH KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CHO
NHÂN DÂN, CÁN BỘ VÀ CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Trong sự nghiệp kháng
chiến giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch gần 30 năm
đồng bào trong tỉnh, đồng bào cả nước đã kiên cường đấu tranh chống địch trụ
bám sản xuất đóng góp sức người, sức của phục vụ kháng chiến, làm nên sự nghiệp
to lớn, cùng với đồng bào trong cả nước đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc cả nước đi lên xã hội chủ
nghĩa.
Để tỏ lòng biết ơn
và quý trọng của Đảng, Chính phủ và Mặt trận đối với những gia đình, nhân dân,
cán bộ và chiến sĩ các lực lượng vũ trang (người còn sống cũng như người đã
khuất), đã cống hiến xuất sắc vào sự nghiệp cao cả đó;
Để động viên mọi
địa phương, mọi ban, ngành, mọi người trong tỉnh, đoàn kết phấn khởi thi đua xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, lập công
mới trong sự nghiệp đánh bại âm mưu bành trướng bá quyền của tập đoàn phản động
Trung quốc;
Thực hiện điều lệ
khen thưởng thành tích chống Mỹ cứu nước của Hội đồng Nhà nước, nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông tư của Hội đồng Bộ trưởng về việc tiến hành
khen thưởng thành tích chống Pháp tại các tỉnh phía Nam và chỉ thị số 05/CTTW
ngày 9-3-1982 của Thường vụ tỉnh ủy.
Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định tiến hành tổng kết khen thưởng đồng thời trong
toàn tỉnh cả hai chính sách “Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ” các cấp các ngành trong tỉnh cần nắm vững các đối tượng và
tiêu chuẩn khen thưởng sau đây, để có biện pháp thực hiện cụ thể nhằm đảm bảo
cho được yêu cầu “công ít khen thấp công nhiều thì khen cao, không công không
khen, không bỏ sót người có công, không khen những người không có thành tích”,
khen đến đâu tổ chức phát huy đến đó, tạo cho được khí thế đồng khởi thi đua ở
cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
I. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG
CHỦ YẾU ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG:
Sự nghiệp kháng chiến
giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, đối tượng chủ yếu để xét khen
thưởng là:
1. Cán bộ, chiến
sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội và công an.
2. Cán bộ, công nhân
viên chức Nhà nước, cán bộ các đoàn thể, công nhân quốc phòng và thanh niên
xung phong.
3. Cán bộ xã, phường
và tự vệ, dân quân du kích.
4, Những người không
phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến.
Đối với thành tích
trong kháng chiến chống Pháp, chỉ xét khen thưởng cán bộ và chiến sĩ ở lại miền
Nam và cán bộ chiến sĩ vào Nam từ năm 1962 trở về trước chưa được khen thưởng ở
miền Bắc.
II. TIÊU CHUẨN
ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG:
A. Cán bộ, chiến
sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, các đoàn
thể, công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong, cán bộ xã, phường, thôn,
ấp, tự vệ và dân quân du kích, căn cứ vào thời gian tham gia kháng chiến và
thành tích đóng góp của từng người, ở mỗi vùng khác nhau đã liên tục và tích cực
công tác đến ngày 30-4-1975 đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ, đến ngày
20-7-1954 đối với công cuộc kháng chiến chống Pháp và trong quá trình tham gia
ấy cho đến nay không vi phạm sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng.
B. Những người không
phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến sẽ xét theo các tiêu
chuẩn sau đây:
- Đã tham gia hoạt
động chiến đấu như đấu tranh vũ trang, làm nòng cốt đấu tranh chính trị, vận
động binh sĩ địch, đi liên lạc hoặc làm cơ sở liên lạc, làm công tác mật giao,
chuyển đưa vũ khí, tài liệu, tin tức cho kháng chiến, di dân công phục vụ chiến
trường, đảm bảo giao thông liên lạc, bảo vệ nuôi nấng cán bộ, bộ đội, thương
binh, tàn trữ vũ khí, chôn cất Liệt sĩ…
Ủng hộ của cải vật
chất cho kháng chiến.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
Từ sau khi đất nước
hoàn toàn giải phóng đến nay, tỉnh ta đã thực hiện chính sách khen thưởng gia
đình có người thân thoát ly và tổng kết thành tích chống Mỹ cứu nước, khen thưởng
theo chỉ thị 31/CT/UB ngày 25-4-1979 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được cấp ủy và
chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, phát hiện được nhiều tình hình phức tạp
và có rút được một số kinh nghiệm về tổ chức thực hiện, xử lý các trường hợp
khó khăn bồi dưỡng nhiều nghiệp vụ cho một số cán bộ huyện, xã biết làm công
tác này. Song đây là một cuộc kháng chiến lâu dài mang tính chất hủy diệt, tình
hình chính trị diễn biến phức tạp, cán bộ cũ, quần chúng cách mạng hy sinh tổn
thất quá lớn. Vì vậy trong khi triển khai chính sách khen thưởng này cần phải
thận trọng:
1. Các ngành các
cấp ra sức phát huy thuận lợi, tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các đoàn
thể nghiên cứu kỹ và dự kiến những biện pháp để khắc phục khó khăn, giải quyết
đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo công bằng hợp lý, có tình, đúng thời
gian quy định của Trung ương là từ 2 đến 4 năm phải hoàn thành ở cơ sở.
2. Phải phát huy
quyền làm chủ tập thể của quần chúng cách mạng, tổ chức quần chúng học tập chính
sách, báo công, bình công, công khai so sánh thành tích, lấy quần chúng kết
luận mức độ khen thưởng cho từng gia đình, từng người, có sự tham gia
xác nhận của cán bộ cũ, không bỏ sót, không khen nhầm.
3. Lấy xã, phường,
cơ quan đơn vị làm cơ sở để xét và đề nghị khen thưởng UBND xã, phường, thủ
trưởng đơn vị chịu trách nhiệm triển khai và thành lập hội đồng khen thưởng ở
mỗi cấp giúp UBND huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, đơn vị sản xuất, để chỉ
đạo cụ thể.
4. Tăng cường bộ
máy thi đua các cấp, đủ số lượng và có khả năng (huyện, thị xã, thành phố bố trí
từ 5 - 7 cán bộ, ngành, ban từ 2 - 3 cán bộ, xã, phường, hợp tác xã, đơn vị sản
xuất có cán bộ chuyên trách) để giúp cấp ủy và chính quyền chỉ đạo, thực hiện
nhanh gọn dứt điểm, đúng thời gian quy định. Trước mắt các cấp cần chọn một số
cán bộ am hiểu tình hình tập trung vào công tác này để tiến hành đúng kế hoạch.
5. Ban thi đua tỉnh
chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức tập huấn cán bộ, cùng với Viện Huân chương
tổ chức điểm, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ huyện, xã, các ngành, cùng với UBND các
huyện, thị xã, thành phố tổ chức phát động, phổ biến học tập chính sách và theo
dõi xét duyệt ở cơ sở, thẩm tra, kết luận, lập danh sách báo cáo UBND tỉnh xét
trình Hội đồng Nhà nước khen thưởng. Các ngành có liên quan như: Thương binh xã
hội, văn hóa thông tin, tổ chức Ủy ban. Ty tài chính, Ngân hàng phối hợp với
Ban thi đua tỉnh tham gia chỉ đạo ở cơ sở bố trí cán bộ, giải quyết kinh phí
phương tiện tạo điều kiện để hội đồng khen thưởng các cấp triển khai. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể kết hợp tuyên truyền vận động hội đoàn
viên làm nòng cốt thực hiện ở cơ sở. Phân công cán bộ cùng với Ban thi đua cùng
cấp tổ chức thực hiện tốt.
Ủy ban nhân dân các
xã, phường, chủ nhiệm hợp tác xã, Thủ trưởng các đơn vị căn cứ chỉ thị này mà
xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi tập huấn để về tổ chức thực hiện ở đơn vị mình.
Khen thưởng thành
tích chống Pháp, chống Mỹ cho nhân dân cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang
làm việc làm phức tạp và đã qua nhiều năm, nhiều thế hệ, đối tượng rộng khối
lượng lớn, liên quan đến sinh mệnh chính trị của tập thể và từng người, là một
việc làm công phu thận trọng. Do vậy các cấp, các ngành vẫn tập trung chỉ đạo
có biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện ngay từ đầu, tập trung dứt điểm đồng
bộ trong thời gian ngắn.
Nhận được chỉ thị
này, Ban thi đua tỉnh căn cứ vào điều lệ khen thưởng thành tích chống Mỹ cứu
nước của Hội đồng Nhà nước, và các thông tư của Hội đồng Bộ trưởng, hướng dẫn
kế hoạch, cùng với UBND các địa phương, Thủ trưởng các ban, ngành kiện toàn bộ
máy thi đua thành lập hội đồng khen thưởng, tổ chức triển khai và thường xuyên
báo cáo việc thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi chỉ đạo.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH QN-ĐN
Q. CHỦ TỊCH
Phạm Đức Nam
|