UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/CT-UBND
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2009
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong những năm qua, công tác
phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được Thành ủy, HĐND, UBND
thành phố đặc biệt quan tâm, trong đó đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy, như. Chỉ thị số 32
CT/TU ngày 04 tháng 3 năm 1998 của Thành ủy, Nghị quyết số 12 và số 18 của HĐND
thành phố, Chỉ thị số 21/2000/CT-UB ngày 20 tháng 12 năm 2000 của UBND thành phố
về tăng cường các biện pháp giải quyết tụ điểm về ma túy; Chỉ thị số 16/CT-UB
ngày 07 tháng 6 năm 2005 của UBND thành phố về chấn chỉnh các hoạt động tiêu
cực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố ..., do
đó, công tác phòng, chống ma túy của thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng trên các mặt công tác; vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền,
các ngành, đoàn thể đã được nâng lên và có sự phối hợp đồng bộ, qua đó đã phát
huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị cùng tham gia; công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đã được đẩy mạnh, các lực lượng chức
năng đã triệt xóa, bóc gỡ được nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm về ma túy. Công
tác cai nghiện tập trung được thành phố quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng hệ
thống Trung tâm giáo dục lao động xã hội để đưa số người nghiện vào Trung tâm
quản lý, cai nghiện, học nghề, lao động, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo
an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Tuy nhiên, tình hình tệ nạn ma
tuý trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm ma túy ngày càng tinh vi; hàng năm phát sinh thêm nhiều người nghiện ma
túy; các tụ điểm ma túy tuy đã được giải quyết nhưng một số địa bàn công cộng,
khu vực giáp ranh còn tiềm ẩn nguy cơ hình thành, phát sinh "điểm nóng",
phức tạp về tệ nạn ma túy. Trước tình hình đó, ngày 26 tháng 3 năm 2008, Bộ
Chính trị đã có Chỉ thị số 21 CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, Thành ủy Hà Nội
đã ban hành Chỉ thị số 29 CT/TU ngày 18 tháng 4 năm 2008 triển khai thực hiện
Chỉ thị của Bộ Chính trị trên địa bàn Hà Nội. Ngày 11 tháng 11 năm 2008, Thủ
tướng Chính phủ có Chỉ thị số 32/2008/CT-TTg về việc tổ chức triển khai thi
hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy.
Để triển khai thực hiện các chỉ
thị của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thành ủy Hà Nội, trên cơ sở kết quả đã đạt
được và những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đồng thời, làm
chuyển biến về nhận thức cũng như hành động trong mỗi đảng viên, cán bộ, công
chức, viên chức và nhân dân tích cực tham gia phòng, chống ma túy, làm giảm
tình hình tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, UBND thành
phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, quận, thành
phố trực thuộc, các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma
túy, mại dâm các cấp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường thực hiện các
biện pháp phòng ngừa, đấu tranh giải quyết tệ nạn ma túy trên địa bàn xã,
phường, thị trấn trong tình hình mới, với những nội dung, yêu cầu sau:
1. Thường xuyên quán triệt các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của thành phố đến từng cán bộ chủ
chốt, từng đảng viên nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống ma túy và coi đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương, đơn vị mình.
2. Từng bước hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp quy về phòng, chống ma túy của thành phố, trước mắt, các Sở,
ngành, cơ quan Thường trực rà soát các văn bản pháp quy cũng như cơ chế chính
sách về phòng, chống ma túy mà thành phố đã ban hành, đồng thời, xây dựng và
ban hành văn bản mới để chỉ đạo tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công
tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới.
3. UBND các quận, huyện, thành
phố trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học,
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và Thủ trưởng cấp trên
nếu để xảy ra tệ nạn ma túy phức tạp trên địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm
quản lý, gây bức xúc dư luận, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 21 CT/TW ngày 26
tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 29 CT/TU ngày 18 tháng 4 năm
2008 của Thành ủy Hà Nội.
4. Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng
hóa hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy,
trong đó coi trọng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tuyên truyền bằng hình ảnh trên Đài Truyền hình; tập trung tuyên truyền
trực tiếp cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, người có nguy cơ cao,
người nghiện ma túy ở cộng đồng, trong các trung tâm ... nhằm làm giảm người
nghiện mới.
5. Tập trung chỉ đạo có trọng
tâm, trọng điểm tại các địa bàn có phức tạp về tệ nạn ma túy, trong đó các Sở,
Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, quận, thành phố trực thuộc phối hợp với
lực lượng chức năng cùng cấp triển khai thực hiện đồng bộ cả 3 giải pháp: tuyên
truyền, giáo dục, phòng ngừa; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy;
tăng cường đưa người nghiện đi cai tập trung, làm tốt công tác quản lý sau cai
tại cộng đồng.
Đối với địa bàn các xã, phường,
thị trấn phức tạp về tệ nạn ma túy, hàng tháng, Ban Chỉ đạo phải báo cáo Đảng
ủy cùng cấp để tập trung chỉ đạo giải quyết. Hàng quý, Ban Chỉ đạo quận, huyện,
thành phố trực thuộc phải báo cáo Thường trực Quận ủy, Huyện uỷ, Thành ủy về
tình hình, diễn biến tệ nạn ma tuý trên địa bàn để có biện pháp chỉ đạo các cấp
ủy, chính quyền, các ngành chức năng tập trung giải quyết theo nội dung yêu cầu
tại Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của UBND thành phố.
Đối với những xã, phường, thị
trấn có địa bàn, tụ điểm ma túy phức tạp đã được giải quyết, Trưởng ban Ban Chỉ
đạo xã, phường, thị trấn đó có trách nhiệm lập kế hoạch phòng ngừa, tổ chức ký
liên kết với các đơn vị giáp ranh phát hiện và tổ chức đấu tranh giải quyết kịp
thời tệ nạn ma túy phát sinh, kiên quyết không để hình thành điểm nóng phức tạp
mới. Phấn đấu đến năm 2010, không còn địa bàn trọng điểm phức tạp về tệ nạn ma
túy.
6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các ngành trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được
phân công, phối hợp với các cấp chính quyền tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh
doanh dịch vụ văn hóa, các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc tân dược có liên
quan đến chất gây nghiện, chất hướng thần, hóa chất, tiền chất, giống cây
trồng, kiên quyết xử lý những cơ sở, cá nhân vi phạm về tổ chức sản xuất, chế
biến, kinh doanh, mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy, trồng trái phép
các loại cây có chứa chất ma túy.
7. Lực lượng Công an các cấp,
với vai trò là lực lượng chủ công, nòng cốt trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm
ma túy, tập trung chỉ đạo các lực lượng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đấu
tranh triệt xóa, giải quyết dứt điểm các tụ điểm hoạt động tội phạm về ma túy
trên địa bàn, phối hợp với các ngành, đoàn thể phát động phong trào, vận động
nhân dân tích cực tham gia phòng, chống ma túy ở cơ sở.
8. Đề nghị Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân các cấp phối hợp với các cơ quan Điều tra, tăng cường công
tác truy tố, xét xử các vụ án về ma túy, xét xử lưu động đến địa bàn dân cư, để
tăng cường công tác tuyên truyền, răn đe và phòng ngừa tội phạm ở cơ sở.
9. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc thành phố chỉ đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, phát huy vai trò của
các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện
các mô hình, chuyên đề, phong trào, cuộc vận động phòng, chống ma túy có hiệu
quả như chuyên đề "Xây đựng gia đình, dòng họ, thôn xóm, tổ dân phố, khu
phố, xã, phường, cơ quan, đơn vị, trường học không có tệ nạn ma túy" gắn
với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư".
10. Tiếp tục xã hội hóa công tác
cai nghiện, triển khai thực hiện thí điểm các hình thức, biện pháp cai nghiện
tại gia đình, cộng đồng, các đề án điều trị cai nghiện ma túy, quản lý sau cai
theo chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương; đồng thời, sơ kết, tổng kết đánh giá
hiệu quả, rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng.
11. Tiếp tục củng cố, kiện toàn
tổ chức bộ máy Ban Chỉ đạo và cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo các
cấp, đảm bảo đủ khả năng, điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong tình hình
mới.
UBND thành phố yêu cầu Thủ
trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố
trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ (tháng, quý, 6
tháng và cả năm) có báo cáo gửi về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố
(Công an thành phố - PV11) để tổng hợp chung, báo cáo Thường trực Thành ủy,
UBND thành phố theo quy định.
UBND thành phố giao Công an
thành phố - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống ma túy thành phố, theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./.