|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
06/1998/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Gia Khiêm
|
Ngày ban hành:
|
23/01/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 06/1998/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 1998
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH
TRẠNG TRẺ EM LANG THANG, TRẺ EM BỊ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG
Sau 5 năm thực
hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã có tiến bộ cả về nhận
thức và tổ chức thực hiện. Tuy vậy, số lượng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng
sức lao động gia tăng đang là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. Đây là những đối
tượng có nguy cơ cao bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội. Sự gia tăng này một phần
là do các nguyên nhân kinh tế - xã hội : tình trạng thiếu việc làm, thất học, sự
tăng khoảng cách giầu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức trong một số gia đình...;
mặt khác cũng do sự phối hợp và tập trung giải quyết của các ngành, các cấp có
liên quan chưa đúng mức, đồng bộ và có hiệu quả.
Để thực hiện tốt
hơn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nghị quyết kỳ họp thứ 10 ngày 25
tháng 11 năm 1996 của Quốc hội khóa IX, Nghị quyết số 05/CP ngày 11 tháng 01
năm 1997 của Chính phủ, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và hưởng ứng
tuyên bố của các Hội nghị Quốc tế ở Stockhom, Oslo nhằm thực hiện mục tiêu ngăn
ngừa, giải quyết có hiệu quả và giảm nhanh số lượng trẻ em lang thang, trẻ em bị
lạm dụng sức lao động vào năm 2000, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1 - Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội soạn thảo và trình Chính phủ trong quí I năm 1999 Nghị định hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động chưa thành niên; chủ
trì, phối hợp với ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan liên
quan xây dựng đề án ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ
em bị lạm dụng sức lao động và trình Thủ tướng Chính phủ trong quí III năm
1998; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật Lao động liên quan đến lao động chưa thành niên.
2 - Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu
điều chỉnh chế độ học phí, xây dựng chính sách khuyến học thích hợp đối với học
sinh nghèo, đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và những vùng có khó
khăn và trình Thủ tướng Chính phủ trong quí III năm 1998; mở rộng hình thức
giáo dục thích hợp nhằm thu hút hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đến lớp và được
phổ cập tiểu học.
3 - Bộ Y tế chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe
trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, biên giới,
vùng có khó khăn.
4 - Bộ Văn
hóa-Thông tin chủ trì, phối hợp với Ủy ban Thể dục Thể thao, ủy ban Bảo vệ và
chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng chính
sách và tổ chức nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, thể chất lành mạnh cho
trẻ em; xây dựng đề án về các cơ sở tập luyện, bồi dưỡng năng khiếu, vui chơi
cho trẻ em ở cộng đồng, ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn và trình Thủ tướng
Chính phủ trong quí III năm 1998.
5 - Bộ Nội vụ
chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
tăng cường công tác quản lý hộ khẩu ở xã, phường, đặc biệt chú ý quản lý, kiểm
tra những tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động trẻ em để phát hiện và xử lý kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật; bổ sung mục tiêu và biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn trẻ em làm trái pháp luật vào chương trình phòng chống tội phạm.
6 - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có kế hoạch
cân đối ngân sách cho công tác ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang
thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.
7 - Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam chủ trì, phối hợp với
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng
chính sách bảo vệ và giúp đỡ trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động
báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 1998; tăng cường công tác truyền
thông, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách này; chủ trì, phối hợp
với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa-Thông tin và các
cơ quan liên quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội xây dựng kế hoạch, tổ chức
thí điểm các mô hình hoạt động và tăng cường vận động các nguồn lực trong và
ngoài nước, các tổ chức nhân đạo, từ thiện góp phần hỗ trợ công tác ngăn ngừa
và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động và
báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quí II năm 1998; hoàn thiện Chương trình hành
động bảo vệ đặc biệt trẻ em và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm
1998; phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng kế hoạch, tổ
chức vận động các thành viên của Mặt trận tham gia thực hiện chủ trương của Đảng
: toàn dân chăm sóc, bảo vệ trẻ em, phấn đấu hạn chế trẻ em lang thang, trẻ em
bị lạm dụng sức lao động thông qua phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc
sống mới ở khu dân cư''; phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
tổ chức nghiên cứu và phổ biến kiến thức về gia đình và vai trò, vị trí của các
thành viên trong gia đình, trong cộng đồng.
8 - Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Bảo vệ và
chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia hướng dẫn các Đài địa phương,
các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến
thức về pháp luật, về chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ em, về quyền và bổn phận của trẻ em, về trách nhiệm của các cấp, các
ngành, gia đình và cộng đồng, về phương pháp giáo dục con trong gia đình, về
các gương người tốt việc tốt trong công tác ngăn ngừa và giải quyết tình trạng
trẻ em lang lang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.
9 - Ủy ban Quốc gia vì
sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội đẩy mạnh công tác vận
động tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật đến từng gia đình, từng người
dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc quản lý, giáo dục
các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em gái, với những
người chưa thành niên, tránh cho họ phải bỏ nhà đi lang thang hoặc phải làm
thuê sớm. Công tác này cần phải làm thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra phong
trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
10 - Vấn đề ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng
sức lao động phải là một trong các mục tiêu của chương trình kinh tế-xã hội của
địa phương được thể hiện một cách cụ thể thông qua các chương trình xóa đói giảm
nghèo, giúp nhau làm kinh tế gia đình, Ngân hàng phục vụ người nghèo,... tạo điều
kiện giúp các gia đình khó khăn thóat khỏi đói, nghèo. ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm vững tình
hình trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động để có kế hoạch, biện
pháp giải quyết đồng bộ, hiệu quả; tham gia chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các
cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư'' và
"Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan"; phối hợp với Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để duy trì và phát triển các tổ hòa giải ở thôn, bản,
ấp, tổ dân cư vận động hạn chế tình trạng ly hôn, giúp hàn gắn hạnh phúc gia
đình.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và hàng năm báo cáo kết quả với Thủ tướng
Chính phủ./.
Chỉ thị 06/1998/CT-TTg về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thanh, trẻ em bị lạm dụng sức lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMEN
-----
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No. 06/1998/CT-TTg
|
Hanoi, January
23, 1998
|
DIRECTIVE THE STRENGTHENING
OF THE TASK OF PROTECTING CHILDREN, PREVENTING AND TACKLING THE PROBLEM OF
STREET CHILDREN AND CHILD LABOR ABUSE After five years of implementation of the Law on
Child Protection, Care and Education, the protection, care and education of
children, particularly those in difficult circumstances, has seen progress in
terms of perception, organization and implementation results. However, the
increasing numbers of street children and labor-abused children are posing a
burning social problem today. They are the subjects highly vulnerable to social
evils. The above-mentioned situation is partly attributed to such
socio-economic reasons as unemployment, illiteracy, increasingly widened gap
between the rich and the poor, moral degradation in some families...; and also
partly to the improper, incomprehensive and ineffective coordination among
various branches and levels as well as the lack of their concentrated efforts
in addressing this problem. In order to better implement the Law on Child
Protection, Care and Education, the Resolution of the November 25, 1996 tenth
session of the IXth National Assembly, Resolution No. 05-CP of January 11, 1997
of the Government and the United Nations Convention on the Rights of the Child
and in response to the declarations of the international conferences in
Stockholm and Oslo aiming to fulfill the goal of effectively preventing,
solving and rapidly reducing the numbers of street children and labor-abused
children by the year 2000, the Prime Minister hereby gives the following
instructions: 1. The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall draft and submit to the Government by the end of March
1998 a decree guiding the implementation of a number of Articles of the Labor
Code regarding under-age labor; assume the prime responsibility and coordinate
with the Vietnam Committee for Protection and Care of Children and the
concerned agencies in drawing up plans for preventing and tackling the problem
of street children and labor-abused children then submit them to the Prime
Minister by the end of May 1998, study and formulate a policy on the protection
and support of street children and labor-abused children, then report it to the
Prime Minister by June 1998, intensify the inspection and supervision of the
implementation of the Labor Code relating to under-age labor and the handling
of violations thereof. 2. The Ministry of Education and Training shall
assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and
the concerned agencies in studying a school-fee regime and formulating a
study-promotion policy suitable to poor pupils in deep-lying, remote,
mountainous and island areas and difficult areas before submitting them to the
Prime Minister by the end of the second quarter of 1998; develop proper
educational forms so as to attract all school-age children into classes to finish
the primary education. 3. The Ministry of Health shall assume the prime
responsibility and coordinate with the concerned agencies in well performing
the task of child health care for children, especially those in deep-lying,
remote, mountainous, island and border areas and difficult areas. 4. The Ministry of Culture and Information shall
assume the prime responsibility and coordinate with the Commission for Physical
Training and Sports, the Vietnam Committee for Protection and Care of Children
and the concerned agencies in studying, formulating and implementing policies
to raise the cultural and spiritual life and develop a healthy constitution for
children; drawing up plans to build centers for young talent training and
fostering and children's recreation in communities, with priority given to
investment in difficult areas, then submit them to the Prime Minister by
mid-second quarter of 1998. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 6. The Ministry of Planning and Investment
shall, together with the Ministry of Finance, assume the prime responsibility
and coordinate with the concerned agencies in adequately funding the work of
preventing and tackling the problem of street children and labor-abused
children. 7. The Vietnam Committee for Protection and Care
of Children shall assume the prime responsibility and coordinate with the
concerned agencies in studying and determining the role of families and
communities in the child protection, care and education strategy, proposing
measures to protect and provide necessary support for families to fulfill this
responsibility to the society then report to the Prime Minister by November
1998, intensifying communication activities, inspecting and supervising the
implementation of these policies; assume the prime responsibility and
coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the
Ministry of the Interior, the Ministry of Culture and Information and the
concerned agencies in drawing up plans and organizing experimental activities
and intensifying the mobilization of resources inside and outside the country,
including those from humanitarian and charity organizations to support the
prevention and settlement of the problem of street children and labor-abused
children, then report them to the Prime Minister by March 1998; to finalize the
program of action for child protection to be submitted to the Prime Minister by
March 1998; to coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland
Front in drawing up plans and mobilizing its member organizations to
participate in implementing the policy: the entire people take care of and
protect children, strive to reduce the number of street children and labor-
abused children. 8. The Vietnam Television Station and the Voice
of Vietnam Radio Station shall assume the prime responsibility and coordinate
with the Vietnam Committee for Protection and Care of Children, the Ministry of
Culture and Information, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training in
guiding local stations and mass media agencies to step up the dissemination of
knowledge about law and policies concerning the task of child protection, care
and education, the children's rights and duties, the responsibilities of all
levels, branches, families and communities and the method for family education
of children, good people and good deeds in the work of preventing and tackling
the problem of street children and labor-abused children. 9. The prevention and settlement of the problem
of street children and labor-abused children must be one of the objectives of
the local socio-economic programs and concretely reflected in the programs on
hunger eradication and poverty reduction and mutual assistance in practicing the
household economy. The People's Committees of the provinces and cities directly
under the Central Government shall direct their functional agencies to
thoroughly understand the problem of street children and labor-abused children
so as to have effective and comprehensive plans and solutions; participate in
directing and organizing the fruitful implementation of the campaigns "The
entire people unite in building a new life in residential quarters" and
"Exemplary adults and good and diligent children"; coordinate with
the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and its member
organizations in maintaining and developing conciliation teams in rural and
mountainous villages, hamlets and population groups to restrict the number of
divorce cases, restore family happiness, step up the propaganda and education
of every family and every individual to observe law and raise everyone's sense
of responsibility for managing and educating family and community members,
particularly female children who should not be allowed to leave home and live
in streets or hire out their labor at early ages. The ministries, the ministerial-level agencies,
the agencies attached to the Government and the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall have to
seriously implement this Directive and annually report the results to the Prime
Minister. THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
Pham Gia Khiem
Chỉ thị 06/1998/CT-TTg ngày 23/01/1998 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thanh, trẻ em bị lạm dụng sức lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.823
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|