ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/CT-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 27 tháng
8 năm 2012
|
CHỈ THỊ
V/V NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN 2012-2015
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” (sau đây viết tắt là phong trào) trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng đã có bước chuyển biến tích cực, phát triển đồng bộ và đều khắp,
thật sự trở thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Phong trào đem
lại hiệu quả thiết thực, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết
cộng đồng, dân chủ được đề cao, các lĩnh vực văn hóa - xã hội ngày càng được xã
hội hóa, cơ sở chính trị được tăng cường, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát
huy, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; phong trào đã góp
phần quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Tuy nhiên, phong trào vẫn còn những hạn chế, nhận
thức và trách nhiệm thực hiện phong trào của một số cấp ủy Đảng, chính quyền ở
một số nơi chưa sâu sắc, đầy đủ. Ban Chỉ đạo phong trào các cấp ở một số địa
phương hoạt động chưa hiệu quả. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu thực
hiện phong trào; ý thức tự giác, tự nguyện và vai trò tự quản ở nhiều cộng đồng
dân cư chưa được thực hiện và phát huy đầy đủ.
Để nâng cao chất lượng phong trào giai đoạn 2012 -
2015, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt một số
nội dung trọng tâm sau đây:
a) Tiếp tục học tập, quán triệt các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phong trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của toàn
xã hội về chủ trương, mục đích ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của phong trào.
b) Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích
toàn dân thực hiện tốt “5 nội dung” chủ yếu và “7 phong trào cụ thể”
của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; lồng ghép chặt
chẽ với chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, ma túy, mại
dâm, HIV/AIDS, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, bạo lực học đường...
c) Gắn phong trào với việc thực hiện “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Thi đua yêu nước” ở các địa
phương, cơ quan, đơn vị; xem đây là nội dung quan trọng để xây dựng nếp sống
văn minh, kỷ cương xã hội.
d) Phát huy vai trò tự quản cộng đồng, phấn đấu giữ
vững danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, xã đạt chuẩn
văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Thực hiện
nghiêm túc và công khai việc kiểm tra, bình xét, tiếp tục công nhận và rút danh
hiệu văn hóa theo quy định của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” Trung ương và tỉnh. Đẩy mạnh các phong trào xây dựng đời
sống văn hóa trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, trường
học. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo
chuyển biến tích cực về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong
việc cưới, việc tang và lễ hội.
đ) Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng các phong
trào, trước hết là củng cố nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa để
làm tiền đề đảm bảo việc bình xét, công nhận đúng tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy
định các danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt
chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị theo đúng quy chế của UBND tỉnh đã ban hành.
e) Đẩy mạnh công tác quy hoạch quỹ đất và bố trí
nguồn kinh phí hợp lý dành cho việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao
nhằm đáp ứng nhu cầu hội họp, giao lưu sinh hoạt văn hóa và luyện tập thể thao
của người dân; từng bước nâng cao đời sống tinh thần và tạo diện mạo mới về văn
hóa khắp các vùng trong tỉnh.
f) Hằng năm và theo định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình, điển hình
thực hiện tốt các nội dung của phong trào ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, trên
cơ sở hướng dẫn của các bộ, ban, ngành Trung ương nghiên cứu, hướng dẫn tiếp
tục đẩy mạnh triển khai phong trào gắn với chương trình “Xây dựng nông thôn
mới” nhằm xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn nông thôn ngày càng phát triển
toàn diện; kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chặt chẽ việc bình xét, công nhận các
danh hiệu văn hóa như “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, “Cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”,
“Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” theo quy chế của UBND tỉnh và quy
định của pháp luật phù hợp với tình hình trong giai đoạn mới. Xây dựng, trình
cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế chỉ đạo,
điều hành, phối hợp thực hiện giữa Ban Chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể quy trình công nhận, quản lý các danh hiệu văn hóa
để tổ chức triển khai thống nhất trong toàn tỉnh.
3. Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm
Đồng và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ
quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phong trào cho
nhân dân trong tỉnh; thường xuyên đưa tin, bài giới thiệu về các gương điển
hình, các mô hình tiên tiến; phản ánh những hạn chế, tồn tại trong quá trình
thực hiện phong trào.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ
trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận tăng cường công tác tuyên
truyền vận động nhân dân lồng ghép thực hiện tốt 5 nội dung chủ yếu và 7 phong
trào cụ thể của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tiếp
tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì.
5.
Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức và người lao
động tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ
chức, chỉ đạo, triển khai cuộc vận động xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
đạt chuẩn văn hóa theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “TDĐKXDĐSVH”
và Quy chế của UBND tỉnh. Gắn cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa với xây
dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
6.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư hàng năm xem xét, cân
đối đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí đầu tư thiết chế văn hóa – thể thao ở
các cấp; chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn các
địa phương bố trí kinh phí hàng năm và bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc sử
dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ủy ban
nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để xem xét giải
quyết.
Định kỳ hàng năm, các sở, ngành, địa phương báo cáo
kết quả triển khai phong trào về Ban Chỉ đạo Phong trào tỉnh. Giao Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá và định kỳ tổng
hợp báo cáo Ban Chỉ đạo phong trào Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Tiến
|