ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
|
Số:
87/BC-UBND
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2010
|
BÁO CÁO
CÔNG
TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO, GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ
Thực hiện Công văn số 3987/UBND-TH ngày
04/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc báo cáo phục vụ Hội nghị giao ban
quận, huyện, thị xã quý II/2010; UBND Thành phố báo cáo công tác đảm bảo an sinh
xã hội, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách 6 tháng đầu năm 2010 như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI, HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO, GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ.
1. Công tác lao động việc làm, hỗ
trợ lao động mất việc làm
Ước 6 tháng đầu năm, toàn Thành phố
đã giải quyết việc làm cho khoảng 68.000 người/135.000 người, đạt 50,37% kế hoạch
năm; xét duyệt 766 dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm với số tiền
75.800 triệu đồng, tạo việc làm mới cho 5.500 lao động.
Tiếp tục triển khai cho lao động bị
mất việc làm vay vốn từ nguồn 108,5 tỷ đồng Thành phố bổ sung để chi đảm bảo an
sinh xã hội năm 2009.
UBND Thành phố phê duyệt Chương trình
giải quyết việc làm TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015; Đề án về cơ chế chính sách
hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với đối tượng chính sách xã hội giai đoạn 2010 –
2015; Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 về Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
các doanh nghiệp nhà nước.
Đã giao Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố xây dựng Qui trình hướng dẫn liên
ngành về bảo hiểm thất nghiệp; Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên
truyền các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện hiệu quả chính sách
về bảo hiểm thất nghiệp.
Phối hợp giải quyết 5 vụ đình công trong
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Hoàn thành phương án lao động cho 17/37
doanh nghiệp sắp xếp chuyển đổi sở hữu, đạt 45,9%.
2. Công tác đào tạo nghề
Ước tính 6 tháng đầu năm 2010, các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 75.000 lượt
người, đạt 53,57% kế hoạch năm.
Triển khai tổ chức Hội thi Tay nghề
Thành phố năm 2010. Kết quả có 12 giải nhất, 24 giải nhì, 54 giải ba và 72 giải
Khuyến khích. Tổ chức ôn luyện cho các thí sinh chuẩn bị tham gia Hội thi Tay nghề
Quốc gia. Tổ chức Hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm Thành phố năm 2010. Kết quả
có 5 giải nhất, 9 giải nhì, 8 giải ba và 12 giải khuyến khích.
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Thành phố và ban
hành Kế hoạch xây dựng đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”.
Phối hợp với các ngành Thành phố triển
khai xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực lao động nông thôn Hà Nội
đến năm 2020.
3. Công tác thực hiện chính sách
với Người có công
Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và giải quyết
chế độ ưu đãi người có công cho 14.255 trường hợp.
Triển khai Kế hoạch tổ chức kỷ niệm
63 năm ngày Thương binh liệt sĩ và 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Kết quả đến
tháng 6/2010:
- Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp đạt 5.428
triệu đồng, đạt 32,12%
- Hỗ trợ xây, sửa nhà cho gia đình người
có công gặp khó khăn về nhà ở: Kế hoạch là 600 nhà, trong đó 50 nhà chung cư
thuộc sở hữu nhà nước hỗ trợ bằng hình thức cho thuê hoặc bán trả góp với giá
ưu đãi, 550 căn xây dựng từ nguồn huy động đóng góp và ngân sách quận, huyện.
Đã thực hiện xây, sửa được 269/550 nhà, đạt 48,9% kế hoạch.
- Chỉ đạo các quận, huyện triển khai
rà soát hộ nghèo thuộc diện người có công để có biện pháp xóa nghèo. Kết quả
đến tháng 6/2010 đã hỗ trợ giảm nghèo 81 hộ/376 hộ, đạt 21,5% so với yêu cầu.
Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền
hình Hà Nội triển khai kế hoạch truyền hình trực tiếp buổi giao lưu, biểu dương
các cá nhân, đơn vị tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh liệt sĩ
và 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Phối hợp với Hội Cựu chiến binh Thành
phố thực hiện Kế hoạch đón 1000 mẹ VNAH, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng
lao động dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
4. Công tác bảo trợ xã hội
UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch,
quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng BTXH.
Chỉ đạo các quận, huyện thực hiện tốt
công tác tặng quà Tết cho người nghèo, kết quả đã có 117.396 lượt hộ nghèo được
nhận quà tết, với tổng kinh phí trên 23 tỷ 500 triệu đồng. Tổ chức kiểm tra
tình hình tặng quà Tết, qua kiểm tra và báo cáo, các quận, huyện đã hoàn thành
tặng quà hộ nghèo trước Tết Nguyên đán, đảm bảo đúng đối tượng, không để xảy ra
tiêu cực.
Sơ kết công tác trợ giúp người nghèo
năm 2009 và triển khai Kế hoạch Trợ giúp người nghèo năm 2010.
Chỉ đạo, đôn đốc các quận, huyện thực
hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo:
Trợ cấp xã hội theo Nghị định 67/CP
cho 29000 đối tượng với mức trợ cấp là 250.000 đ/người/tháng; trợ cấp cho 11.250
người già yếu, ốm đau, người bị bệnh hiểm nghèo với mức trợ cấp là 200.000
đ/người/tháng.
Hoàn chỉnh thủ tục cấp thẻ BHYT cho
324.864 người nghèo, đối tượng BTXH và người cao tuổi.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở. Năm 2010, toàn TP sẽ xây dựng 3.263 nhà với tổng kinh phí gần
48 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương đã thẩm định cho xây dựng 2.931 nhà (trong
đó có 1.566 nhà đang xây, 1.079 nhà đã xây xong, 286 nhà chưa khởi công), 326
nhà được thẩm định.
Xây dựng phương án cứu trợ và đảm bảo
đời sống năm 2010; Kế hoạch hỗ trợ phục hồi thu nhập của các hộ nghèo, hộ dân
tộc thiểu số, hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tổn thất trên 10% diện tích đất
là nguồn thu nhập chính thuộc Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Bằng các giải pháp trên, số hộ nghèo
giảm 6 tháng đầu năm 2010 là 10.120 hộ, đạt 45% kế hoạch năm.
Tổ chức các hoạt động nhân ngày Người
tàn tật VN như: đi thăm tặng quà 14 đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy nghề, sản
xuất kinh doanh cho người khuyết tật; phối hợp với Hội Bảo trợ người tàn tật và
trẻ mồ côi tổ chức Hội nghị biểu dương người bảo trợ và người tàn tật tiêu biểu
TP năm 2010.
Xây dựng và triển khai Kế hoạch rà soát
người tâm thần, lang thang, có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng.
Chỉ đạo Đội Trật tự xã hội số 1 và 2
kiểm tra, tập trung, tiếp nhận, nuôi dưỡng và quản lý người lang thang xin ăn,
người tâm thần lang thang. Kết quả từ đầu năm đến nay đã tập trung 460 lượt người
lang thang xin ăn. Làm thủ tục tiếp nhận 85 đối tượng BTXH vào nuôi dưỡng tại
các Trung tâm BTXH của TP.
5. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ
em
Phối hợp với huyện Thanh Trì tổ chức
thành công Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em năm 2010”. Đôn đốc các quận,
huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhân Tháng hành động
vì trẻ em.
Tổ chức tuyên truyền về chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đơn vị công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em: Chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 1/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Kế hoạch 56/KH-UBND ngày 21/4/2010 của UBND TP
về thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô đối với công tác bảo vệ chăm sóc
trẻ em dưới hình thức khẩu hiệu treo tại các trục đường chính, phối hợp với các
cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động
vì trẻ em.
Triển khai kế hoạch thực hiện chương
trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2010 tới 29 quận, huyện.
Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội và các Sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND TP phê duyệt đề án thành
lập Trung tâm công tác xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
6. Công tác phòng chống tệ nạn xã
hội
UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch
phòng chống mại dâm, Kế hoạch công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn Hà
Nội năm 2010.
Tổng kết, trao giải thưởng cho tập
thể và cá nhân đạt giải trong cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống ma túy và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy.
Đôn đốc các quận, huyện, thị xã báo
cáo và tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định 52/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm;
tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng
CP về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010.
Tiếp tục duy trì hoạt động của 111 CLB
sau cai B93 thuộc 29 quận, huyện, thị xã. Đẩy mạnh các hoạt động của Đội hoạt
động xã hội tình nguyện tại các xã, phường, thị trấn.
Tính đến 15/5, các Trung tâm GDLĐXH
của Thành phố tiếp nhận 1.429 người nghiện vào cai nghiện ma túy, trong đó cai bắt
buộc: 1.326/3.300 người – đạt 40,18% kế hoạch, cai tự nguyện: 103/500 người –
đạt 20,6% kế hoạch; Trung tâm GDLĐXH số II tiếp nhận, quản lý và chữa trị 108/300
gái bán dâm và gái bán dâm nghiện ma túy – đạt 36% kế hoạch; cai nghiện tự
nguyện tại gia đình và cộng đồng cho 77/400 người – đạt 19,25% kế hoạch; 2 cơ
sở cai nghiện ma túy tự nguyện là Bạch Đằng và Nhân Hòa đã cai cắt cơn cho 967
người.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI
NĂM 2010
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tiếp tục phối hợp với các Ngành, đoàn thể và các quận, huyện để triển khai thực
hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ của Ngành được HĐND, UBND giao; triển
khai thực hiện tốt chỉ đạo của Thành ủy về công tác chăm sóc hỗ trợ người nghèo,
gia đình người có công, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Tập
trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Công tác lao động – việc làm
Đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện thực
hiện các chỉ tiêu giải quyết việc làm và vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc
làm 6 tháng cuối năm 2010.
Phối hợp với các ngành Thành phố có
liên quan tiến hành thẩm định, tính thời gian công tác mua cổ phần ưu đãi của
người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi, xắp sếp
lại.
Chỉ đạo tổ chức các phiên giao dịch
việc làm hàng tháng đạt hiệu quả.
2. Công tác đào tạo nghề
Hoàn thiện Chương trình phát triển nguồn
nhân lực lao động nông thôn Hà Nội đến năm 2020.
Xây dựng đề án dạy nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020.
Triển khai thực hiện dạy nghề ngắn hạn
cho lao động nông thôn tại các huyện ngoại thành.
3. Công tác thực hiện chính sách
với người có công
Chỉ đạo các quận, huyện thực hiện tốt
các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Lập kế hoạch thăm hỏi, tặng quà và tổ
chức các hoạt động kỷ niệm 63 năm ngày TBLS, 1000 năm Thăng Long và Tết Nguyên
đán.
Đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các
chương trình chăm sóc đời sống, nhà ở người có công trên địa bàn Thành phố. Phấn
đấu hoàn thành chỉ tiêu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 600 nhà ở cho gia đình người
có công có khó khăn về nhà ở.
Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa (cả 3
cấp) đạt 15 tỷ đồng; phấn đấu 376/376 hộ người có công thoát nghèo trước 10/10;
đạt chỉ tiêu từ 95 – 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức
sống trung bình của dân cư nơi cư trú.
Tạo điều kiện cho con liệt sỹ, thương
binh và con người nhiễm chất độc hóa học được hỗ trợ học nghề, giải quyết việc
làm và xuất khẩu lao động.
4. Công tác bảo trợ xã hội
Đôn đốc quận, huyện tăng cường các giải
pháp hỗ trợ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm
nghèo năm 2010.
Tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, phấn đấu hoàn thành xây, sửa xong 3.263 nhà cho hộ
nghèo trước 10/10. Triển khai dự án nuôi bò sinh sản năm 2010.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
phối hợp với các sở, ngành trình Thành phố mức trợ cấp đối với cán bộ trực tiếp
làm công tác trợ giúp người nghèo, cận nghèo tại quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
Hướng dẫn việc tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội.
Hướng dẫn các quận, huyện triển khai
Nghị định 13/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/NĐ-CP về chính
sách trợ giúp các đối tượng BTXH.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
trình UBND TP phê duyệt kinh phí tặng quà cho người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên
nhân ngày Người cao tuổi Việt Nam, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
(dịp 10/10) và Tết Nguyên đán.
Tiếp tục chỉ đạo các đội trật tự xã
hội phối hợp với các quận, huyện, xã, phường tăng cường kiểm tra, tập trung
người lang thang trên địa bàn phục vụ Đại lễ và Tết.
5. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ
em
Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện
Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010; Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ
thị 55/CT-TƯ ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự chỉ đạo của các
cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức
Tết Trung thu cho trẻ em. Chỉ đạo, đôn đốc các quận, huyện triển khai quy trình
xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”.
Tiếp tục thực hiện Quyết định 65/2005/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc
hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”; Quyết
định 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tiếp nhận và
hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ
nước ngoài trở về”; Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng
trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng
nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004-2010.
6. Công tác phòng chống tệ nạn xã
hội
Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện
năm 2010. Tăng cường phối hợp liên ngành tập trung giải quyết các điểm, tụ điểm
phức tạp về mại dâm nơi công cộng.
Triển khai có hiệu quả hoạt động của
tổ công tác phối hợp liên ngành phòng chống tệ nạn mại dâm và Đội kiểm tra liên
ngành 178 trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục duy trì hoạt động của 111 CLB sau
cai B93 thuộc 29 quận, huyện, thị xã. Đẩy mạnh các hoạt động của Đội hoạt động
xã hội tình nguyện tại các xã, phường, thị trấn.
Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định
52/2006/QĐ-TTg, tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg. Xây dựng
kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND TP;
- VP Thành ủy;
- VP HĐND TP;
- Ban VH-XH HĐNDTP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- CVP, PVP Đỗ Đình Hồng;
- Các phòng CV;
- Lưu: VT, Sơn (LĐCSXH).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Văn Bình
|