BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
59/BC-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2010
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG
ĐỐI VỚI 62 HUYỆN NGHÈO 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2010
Tiếp theo các báo cáo tình hình và
kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
các huyện nghèo quý I/2010 và các báo cáo tháng 4, 5/2010; Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 30a 6 tháng đầu
năm 2010 như sau:
I. TÌNH HÌNH VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
1. Công tác chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương
1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành của
Thủ tướng Chính phủ:
- Về việc bổ sung huyện nghèo được
hưởng cơ chế, chính sách của Nghị quyết 30a: Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ
đạo đồng ý huyện Vũ Quang – tỉnh Hà Tĩnh (Công văn số 293/TTg-ĐP ngày 11/2/2010
của Thủ tướng Chính phủ), huyện Đắk Glong – tỉnh Đắk Nông (Thông báo số
60/TB-VPCP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ) được hưởng các cơ
chế, chính sách huyện nghèo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và giao Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng
Chính phủ đề xuất bổ sung một số huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị
quyết 30a. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã gửi văn bản xin ý
kiến các Bộ, sẽ tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2010.
- Ngày 02 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định 421/QĐ-TTg bổ sung thành viên, nhiệm vụ của Ban
chỉ đạo các chương trình giảm nghèo để thực hiện thêm nhiệm vụ của Chương trình
giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a.
1.2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của
các Bộ, ngành Trung ương:
- Ngày 08/4/2010, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số 46/2010/TT-BTC quy định quản lý, thanh toán, quyết toán vốn
đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của
các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Như vậy, thực hiện Nghị
quyết của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo chức năng,
nhiệm vụ được giao, đến nay các Bộ, ngành đã tập trung xây dựng và ban hành 14
văn bản, gồm: 9 Thông tư và Thông tư liên tịch, 5 Công văn hướng dẫn, đôn đốc
các địa phương thực hiện.
- Trong quý I/2010, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội – Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, đã xây dựng kế hoạch
và phân công các thành viên tiến hành đợt kiểm tra tình hình triển khai thực hiện
Nghị quyết của các địa phương. Trong tháng 4-5/2010, 7/8 Bộ, Cơ quan (Bộ Xây dựng
chưa đi kiểm tra) được giao nhiệm vụ làm Trưởng đoàn công tác liên ngành đã
hoàn thành công tác kiểm tra, có báo cáo về cơ quan thường trực.
- Nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả
công tác thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết 30a, ngày 06 tháng 5 năm 2010, Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội đã khai trương Trang thông tin điện tử về thực
hiện Nghị quyết 30a.
- Ngày 07 tháng 5 năm 2010, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp về khắc phục một số vướng mắc
trong thực hiện Nghị quyết 30a trên lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó đề nghị các
chính sách hỗ trợ khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng trong Nghị quyết 30a sẽ được bố
trí vốn theo nguồn đầu tư phát triển từ Dự án 5 triệu ha rừng và chủ đầu tư các
dự án về lâm nghiệp theo Dự án 661 trực tiếp quản lý nguồn kinh phí này để trả
cho các hộ nhận khoán, không cấp qua huyện.
2. Một số kết
quả cụ thể:
2.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất:
- Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc,
bảo vệ rừng: có 18 huyện của 7 tỉnh (Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Bắc
Kạn, Kon Tum, Lâm Đồng) đã giao khoán 247.589 ha rừng cho các hộ, cộng đồng dân
cư quản lý.
- Có 08 huyện: Mường Ảng (Điện
Biên); Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang);
Pác Nặm (Bắc Kạn); Sơn Động (Bắc Giang) đã thực hiện hỗ trợ lần đầu 4.790 ha giống
cây trồng rừng sản xuất cho các hộ dân.
- Khai hoang tạo nương cố định:
797,3 ha.
- Phục hóa: 701,41 ha.
- Tạo ruộng bậc thang: 559 ha.
- 41.969 hộ được vay với số vốn
376.030 triệu đồng với lãi suất 0% để phát triển sản xuất.
- 8.064 hộ được hỗ trợ làm chuồng
trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản với kinh phí 8.064 triệu
đồng.
- Các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Thanh
Hóa, Nghệ An, Quảng Bình đã thực hiện hỗ trợ 2.844 tấn gạo cho hộ nghèo ở thôn,
bản giáp biên giới.
2.2. Công tác xóa nhà dột nát cho hộ
nghèo:
Đến hết tháng 6/2010, về cơ bản các
huyện đã hoàn thành công tác xóa 74.951 nhà dột nát cho hộ nghèo, đạt tỷ lệ
100%. Tuy nhiên, sau khi các huyện nghèo rà soát lại số hộ nghèo cần được hỗ trợ
nhà ở (do Chính phủ đồng ý bổ sung thị trấn huyện nghèo được hưởng chính sách
theo QĐ 167/2008/QĐ-TTg , tách hộ, thiên tai …) thống kê ban đầu tới thời điểm
này cho thấy số lượng nhà ở phát sinh cần hỗ trợ trong năm 2010 là trên 3.000
nhà.
2.3. Hỗ trợ xuất khẩu lao động:
Đến tháng 6/2010 đã triển khai công
tác xuất khẩu lao động tại 52 huyện của 18 tỉnh (02 tỉnh Cao Bằng, Lai Châu
chưa triển khai thực hiện).
Đến nay đã có trên 6.200 lao động ở
các huyện nghèo thuộc 18 tỉnh đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng
6.000 lao động trúng sơ tuyển. Sau khi sơ tuyển, các doanh nghiệp đã phối hợp với
địa phương tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho
4.500 lao động và đã tổ chức cho trên 2.300 lao động đã xuất cảnh, số lao động
còn lại hiện đang chờ làm thủ tục xuất cảnh khoảng trên 1.000 lao động.
2.4. Luân chuyển cán bộ, thu hút
trí thức trẻ tình nguyện:
Tính đến nay, tất cả các huyện đã lập
Đề án và đang tiến hành các thủ tục bố trí nguồn cán bộ luân chuyển, trong đó
đã có 04 huyện: Ba Bể, Pác Nặm (Bắc Kạn); Kon Plong (Kon Tum); Bác Ái (Ninh Thuận)
thực hiện luân chuyển, tăng cường 70 cán bộ từ tỉnh, huyện về đảm nhận các vị
trí chủ chốt, giữ các vị trí công tác chuyên môn kỹ thuật tại các xã; vận động,
thu hút 132 trí thức trẻ tình nguyện tham gia các Tổ kỹ thuật giúp xã triển
khai các nhiệm vụ trong Nghị quyết 30a.
2.5. Kết quả Doanh nghiệp giúp đỡ
huyện nghèo:
Theo báo cáo của 20/42 Doanh nghiệp
nhận giúp đỡ huyện nghèo, trong năm 2010, các Doanh nghiệp cam kết giúp đỡ các
huyện nghèo được phân công với tổng kinh phí hơn 420 tỷ đồng. Các doanh nghiệp
tiếp tục hỗ trợ các huyện nghèo xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, gia đình chính
sách còn lại; hỗ trợ cơ sở hạ tầng như xây trường học, lớp bán trú dân nuôi,
nhà giáo viên; nhà văn hóa, cầu dân sinh; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, học
sinh diện cử tuyển, trang thiết bị giáo dục, đào tạo …
Tuy nhiên, ở nhiều huyện việc phối
hợp với doanh nghiệp để triển khai cụ thể còn chậm, thiếu chủ động, có nhiều lý
do trong đó có việc các huyện phải tập trung chỉ đạo và chuẩn bị cho Đại hội Đảng
các cấp.
2.6. Kết quả giải ngân các nguồn vốn
thực hiện Nghị quyết 30a:
Hầu hết các tỉnh phân bổ xong vốn
thực hiện Nghị quyết 30a (cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) về cho các huyện theo
mức thông báo của Trung ương trong quý I, riêng Phú Thọ đến hết tháng 4/2010 vẫn
chưa có Quyết định phân bổ vốn sự nghiệp năm 2010 cho huyện Tân Sơn.
Các huyện nghèo sau khi nhận được vốn
đã lập kế hoạch, lập danh sách các hạng mục công trình đầu tư và triển khai thực
hiện, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư phát triển năm 2010; hầu hết các dự án
đầu tư đang được triển khai thực hiện, nhiều huyện đã giải ngân được 60-70% vốn
đầu tư.
3. Đánh giá
chung
3.1. Mặt được:
- Nhìn chung, nếu năm đầu tiên do vừa
phải hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành vừa triển khai thực hiện chương trình
nên còn có những khó khăn, vướng mắc thì đến nay công tác chỉ đạo, điều hành và
thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a của các huyện nghèo đã đi vào nề nếp.
Tuy mức độ, phạm vi áp dụng chính sách ở mỗi huyện có khác nhau do đặc điểm
riêng, nhưng hầu hết các chính sách nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đều
đã được triển khai thực hiện và đã đạt được sự chuyển biến đáng kể về đời sống
của người dân nói chung và người nghèo nói riêng ở các huyện nghèo. Tất cả 62
huyện đã hoàn thành 100% việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo với tổng số 74.951 nhà;
công tác giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tiếp tục được mở rộng; hỗ trợ sản
xuất, hỗ trợ học nghề, tìm việc làm, xuất khẩu lao động tăng khá; các chính
sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục được triển khai có hiệu quả; hạ tầng
kinh tế, xã hội các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và cải thiện rõ
rệt.
- Các Doanh nghiệp tiếp tục hưởng ứng
sự vận động của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tinh thần trách nhiệm
cao trong việc cam kết giúp đỡ huyện nghèo với nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực,
hiệu quả.
- Các tỉnh đã chỉ đạo sát sao, tăng
cường phân cấp và trao quyền chủ động cho cấp huyện, cấp xã trên cơ sở thực hiện
việc công khai, minh bạch về chính sách, mở rộng dân chủ, huy động sự tham gia
và giám sát của người dân. Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp
đã có sự phối hợp tốt trong hoạt động, chỉ đạo theo chức năng của mình. Các huyện
đã thực hiện được việc ưu tiên bố trí vốn cho các chính sách, hạng mục công
trình tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân nhằm giảm nghèo
nhanh và bền vững.
3.2. Hạn chế, tồn tại:
- Việc triển khai các cơ chế chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo
đang gặp khó khăn, do đây là loại công việc cần rất nhiều thời gian, nhân lực
và cả kinh phí để hướng dẫn người nghèo làm thủ tục, kiểm tra, xét duyệt trước
khi thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhưng ở huyện cũng như xã đều thiếu
cán bộ và không có kinh phí hoạt động, do đó so với nhóm chính sách hỗ trợ đầu
tư cơ sở hạ tầng thì đây là nhóm chính sách khó thực hiện hơn, chậm hơn.
- Tính chủ động của một số huyện và
ở nhiều xã còn hạn chế, công tác rà soát hộ nghèo thuộc diện được hưởng hỗ trợ
lương thực ở biên giới, rà soát các hộ nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng,
xác định nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi/ trồng trọt);
xác định quỹ đất khai khoang, phục hóa, trong vấn đề vận động các doanh nghiệp
hỗ trợ cho huyện … còn lúng túng hoặc chưa quan tâm đúng mức.
- Nhận thức, trách nhiệm của một bộ
phận cán bộ cấp huyện và nhất là cấp xã cũng như nhận thức của người dân về
chương trình này còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại còn nặng nề; công tác tổ
chức tuyên truyền chưa đạt yêu cầu. Sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính
trị – xã hội và quần chúng chưa thực sự rõ nét.
- Thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực
giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Phòng Bảo trợ
xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội các huyện vẫn phải đảm nhiệm, công việc tăng thêm nhiều nhưng
không được thêm người nên gặp rất nhiều khó khăn.
- Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo
từ tỉnh xuống đến huyện chưa được bố trí, ảnh hưởng rất nhiều đến triển khai
các nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện.
- Việc sử dụng kinh phí phân bổ từ
nguồn hỗ trợ của trung ương chưa đúng danh mục công trình, dự án ưu tiên, nhiệm
vụ của chương trình như:
+ Huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum dùng
kinh phí sự nghiệp để nâng mức giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng (việc này
thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển). Việc tạm sử dụng nguồn vốn 30a để khắc phục
hậu quả lũ lụt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết, nhưng tỉnh
Kon Tum chậm chỉ đạo các huyện xây dựng Đề án di dân, tái định cư để trình phê
duyệt, hoàn trả nguồn, nên huyện Tu Mơ Rông và Huyện KonPlong không có nguồn để
thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a.
+ Huyện Trạm Tấu (Yên Bái) sử dụng
1.778 triệu đồng đầu tư 02 trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
+ Huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã sử dụng
10.400 triệu đồng đầu tư Đài tưởng niệm, nghĩa trang, đường vào nghĩa trang, trụ
sở Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện.
+ Tỉnh Hà Giang: sử dụng 3.200 triệu
đồng kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng (theo quy định
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương cho các ngân hàng) …
- Chế độ thông tin, báo cáo của các
huyện, tỉnh và Doanh nghiệp còn chậm, chưa đầy đủ nội dung theo hướng dẫn báo
cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gây khó khăn cho công tác tổng hợp,
tham mưu, đề xuất với Chính phủ để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, quyết
liệt hơn nữa.
4. Một số đề xuất,
kiến nghị của địa phương:
- Sau khi Chính phủ ban hành Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện), đã có 11 tỉnh
đề nghị bổ sung 19 huyện trên địa bàn vào danh sách huyện nghèo hưởng cơ chế,
chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dự thảo Tờ trình, Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ và đang xin ý kiến của các Bộ, ngành để hoàn thiện
trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung huyện nghèo được hưởng cơ chế, chính sách
theo Nghị quyết 30a.
- Các địa phương đề nghị Chính phủ
tăng thêm nguồn lực thực hiện các dự án, công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; đối
với các chính sách đã ban hành như: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cần mở rộng
đối tượng thụ hưởng (toàn bộ đồng bào thuộc huyện nghèo) và tăng mức, thời gian
cho vay ưu đãi.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ
trợ nhà ở, nước sinh hoạt, nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm lên 20-30 triệu đồng/nhà.
II. NHIỆM VỤ 6
THÁNG CUỐI NĂM 2010
1. Đối với Bộ,
ngành trung ương:
1.1. Tiếp tục đôn đốc các địa
phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, dự án trên địa bàn, đẩy
nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010; hướng dẫn các địa
phương tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính có kế hoạch tổ chức tập huấn cho các địa phương về cơ chế lồng ghép và cơ
chế tài chính thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a để tạo sự thống nhất
trong tổ chức thực hiện.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương
trình ban hành tiêu chí phân bổ vốn cho huyện nghèo, trong đó quan tâm đến việc
thực hiện ổn định các chính sách thường xuyên, lâu dài để các huyện nghèo có
kinh phí tổ chức thực hiện.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ sản xuất, nhất là
chính sách đối với bảo vệ và trồng rừng, dưới dạng quy trình để địa phương thống
nhất thực hiện; Phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, hướng dẫn nguồn vốn để thực
hiện chính sách nâng mức khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng theo hướng tập trung một
đầu mối, trong cả việc lập kế hoạch và thực hiện hàng năm.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
hướng dẫn việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình chuẩn bị cho sơ
kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ.
1.2. Trong quý 4 năm 2010 Ban chỉ đạo
các chương trình giảm nghèo trung ương tiếp tục thành lập các đoàn công tác đi
kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện tại các địa phương, phục vụ
công tác sơ kết.
2. Đối với
các địa phương
- Tập trung chỉ đạo, triển khai đều
các chính sách của Nghị quyết 30a trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhất
là nguồn kinh phí sự nghiệp chi cho các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất;
Đối với các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán ngân sách năm 2009, hết năm nếu
chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hết, đề nghị chuyển nguồn sang năm 2010 để
tiếp tục thực hiện chương trình, không sử dụng nguồn 30a để bố trí cho nhiệm vụ
khác ngoài chương trình.
- Đề nghị các tỉnh chỉ đạo các huyện
tính toán nhu cầu thực hiện các chính sách ổn định, thường xuyên, lâu dài, tác
động trực tiếp đến đối tượng hộ nghèo như chính sách hỗ trợ nâng mức khoán
khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đồng thời rà soát lại nhu cầu kinh phí thực hiện các
chính sách hỗ trợ một lần như: hỗ trợ khai hoang, phục hóa, làm ruộng bậc
thang, hỗ trợ mua cây con giống, làm chuồng trại … còn lại, để chủ động đề xuất,
bố trí kinh phí thực hiện.
- Các địa phương cần khẩn trương
xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn các
cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã về công tác quy hoạch theo tiêu chí xây dựng nông
thôn mới để thực hiện nhiệm vụ hoàn thành quy hoạch theo ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn cho người dân và cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã hiểu biết và
nắm vững các nội dung chính sách của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và các văn bản
hướng dẫn của các Bộ, ngành để tổ chức triển khai, thực hiện tại địa phương có
hiệu quả.
- Triển khai hướng dẫn của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội về hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả của chương trình
chuẩn bị cho đánh giá báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 30a của địa
phương.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Thành viên BCĐ các Chương trình giảm nghèo;
- UBTWMTTQ Việt Nam;
- BCĐ: Tây Bắc, Tây Nguyên;
- Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương;
- UBND 20 tỉnh, 62 huyện thực hiện Nghị quyết 30a;
- Các Tập đoàn, TCT hỗ trợ huyện nghèo;
- Lưu: VP, BTXH.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Ngân
|