|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Báo cáo 35/BC-UBDT công tác dân tộc nhiệm kỳ 2011 2016 2016 2020
Số hiệu:
|
35/BC-UBDT
|
|
Loại văn bản:
|
Báo cáo
|
Nơi ban hành:
|
Uỷ ban Dân tộc
|
|
Người ký:
|
Hà Hùng
|
Ngày ban hành:
|
11/03/2016
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 35/BC-UBDT
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 03
năm 2016
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN TỘC NHIỆM KỲ 2011 - 2016 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ
CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Bước vào nhiệm kỳ 2011 - 2016 trong bối cảnh thế giới mất ổn định ở nhiều khu vực (các nước vùng Vịnh, Trung Đông,
Châu Âu, Đông Bắc Á....), tranh chấp trên biển Đông diễn biến phức tạp. Trong nước, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng giữ vững, kinh tế đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng; sau 10 năm thực hiện
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2001-2010, nước ta đã
ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước vào nhóm nước đang phát triển có thu
nhập trung bình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bị suy thoái, Chính phủ phải ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày
24/02/2011 đề ra giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát nhằm
thắt chặt chính sách tiền tệ, chi tiêu công. Bên cạnh đó, các thế lực phản động, thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân
chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để âm mưu chống phá cách mạng nước ta, diễn biến phức tạp xảy
ra chủ yếu ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại
biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) toàn quốc lần thứ nhất (năm 2010), đồng thời
quán triệt chủ trương, đường lối của
Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, trọng tâm là Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 7
tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, sự chỉ đạo điều hành của Thủ
tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc
(UBDT) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân tộc (CTDT) nhiệm kỳ 2011 - 2016 tập trung
tham mưu đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, đảm bảo ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền
núi (DT&MN); tích cực chủ động triển khai các nhiệm vụ
của Ủy ban và chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt CTDT,
chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về kế hoạch phát triển
KT-XH 05 năm 2011 - 2015.
Kết quả thực hiện CTDT nhiệm kỳ 2011
- 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm kỳ 2016 - 2021 như
sau:
Phần thứ nhất
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC NHIỆM KỲ 2011 -2016
I. THỰC HIỆN CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
1. Chỉ đạo xây dựng
các đề án, chính sách dân tộc nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng,
Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công
tác dân tộc
Bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng,
Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Ủy ban
chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động CTDT của
UBDT khóa XIII nhiệm kỳ 2011 - 2016, Chương trình hành động thực hiện Nghị định
số 05/NĐ-CP về CTDT; Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược CTDT đến năm 2020; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện các giải pháp
phát triển KT-XH hằng năm... Các chương trình đã được cụ thể hóa bằng các đề án, chương trình,
chính sách cụ thể qua các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về lĩnh vực CTDT, các
quyết định phê duyệt đề án, CSDT.
UBDT chủ động tham mưu cho Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát toàn diện hệ thống
CSDT, đồng thời Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban tổ chức các buổi làm việc trực
tiếp với Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan (Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nội vụ, Y tế) về rà soát CSDT, ban hành thông báo kết luận đánh giá CSDT hiện
hành và thống nhất đề nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách thực hiện tại
vùng DT&MN. Tham mưu tổ chức buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với UBDT
và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về rà soát, thực hiện CSDT, ban hành Chỉ
thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CTDT, trên cơ sở đó các
Bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình hành động thực hiện.
Trong 05 năm 2011 - 2015, UBDT chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành đã nghiên cứu xây
dựng, sửa đổi bổ sung 52 đề án chính
sách, trong đó đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 28 đề án, chính sách và
được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành 22 đề án, chính sách; 07 đề án chính sách đang tiếp tục hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ. Một số đề án tạm dừng xây dựng hoặc đã hoàn thành nhưng
chưa được ban hành do không phù hợp thời điểm hoặc có nội
dung trùng lặp với chính sách của các Bộ, ngành khác. (Phụ lục số 01: Các đề
án chính sách do UBDT nghiên cứu, xây dựng
giai đoạn 2011 - 2015).
Trong các đề án, CSDT đã ban hành
giai đoạn 2011 - 2015 có nhiều đề án, chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với vùng DT&MN: Lần đầu
tiên, nước ta có Nghị định về CTDT (Nghị định số
05/2011/NĐ-CP), là văn bản QPPL cao nhất, làm căn cứ từng
bước xây dựng, ban hành Luật Dân tộc. Cũng lần đầu tiên, CTDT nước ta có Chiến lược CTDT (Quyết định số 449/QĐ-TTg
ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ)
và hệ thống chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực CTDT. Chiến lược CTDT đã cụ thể hóa
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về CTDT
qua việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; đây là định hướng quan trọng về xây dựng
CSDT, bước đầu khắc phục tình trạng ngắn hạn, tư duy nhiệm
kỳ của giai đoạn trước. Việc tiếp tục thực
hiện Chương trình 135 (Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ) hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới,
xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát
triển KT-XH vùng DT&MN, được các nước, các tổ
chức quốc tế đánh giá cao và nhân
dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
2. Công tác quản
lý, chỉ đạo thực hiện các chính sách dân
tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc và miền núi
2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chính sách
UBDT đã xây dựng, ban hành 23 Thông
tư (Phụ lục số 02: Danh mục các Thông tư) và hàng trăm văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn các địa phương thực hiện chính sách do UBDT chủ trì quản lý. Hằng năm, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện CSDT, tổ
chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng
kết CTDT và thực hiện các CSDT. Tham gia góp ý, trả lời văn bản của các Bộ, ngành, địa phương về thực hiện
CTDT. Tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm về lĩnh vực CTDT. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà
soát, xác định thôn, bản ĐBKK, phân định xã khu vực I, II,
III theo Quyết định 30/2012/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Ban hành Quyết định số 447/QĐ-UBDT và Quyết định số 68/QĐ-UBDT công
nhận 18.282 thôn ĐBKK, 1.871 xã khu vực I, 1.301 xã khu vực II và 2.068 xã khu
vực III vùng DT&MN giai đoạn 2012-2015 thuộc 50 tỉnh,
làm cơ sở để hoạch định, xây dựng, ban hành, thực hiện CSDT trên cả nước. Tham
mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2405/QĐ-TTg phê duyệt danh sách
2.331 xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu của
49 tỉnh và ban hành Quyết định số 582/QĐ-UBDT, Quyết định
số 130/QĐ-UBDT phê duyệt 3.509 thôn ĐBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135
năm 2014 - 2015. Lãnh đạo Ủy ban, các Vụ,
đơn vị trực thuộc tổ chức gần 200 đoàn đi cơ sở
nắm tình hình CTDT và kiểm tra việc thực hiện CSDT. Chủ
trì và tham gia hơn 20 đoàn công tác liên ngành (Ban Chỉ đạo TW về giảm nghèo bền vững, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc
hội, Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ LĐ-TBXH...) đi kiểm tra chương trình giảm nghèo tại các địa phương; phân định 3
khu vực, các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, y tế, giáo dục...
tại các xã ĐBKK, huyện nghèo của 52 tỉnh
vùng DT&MN. Phối hợp với UNDP, Đại sứ quán Ai Len, UNICEF kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án có nguồn vốn ODA hỗ trợ... Qua công tác kiểm
tra và nắm tình hình đã phát hiện một số bất cập trong lĩnh vực CTDT và thực hiện CSDT, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn
cho các địa phương trong quá trình thực hiện.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, UBDT đã
tổ chức sơ kết 03 năm, 05 năm thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP; tổng kết 05
năm thực hiện Chỉ thị 06/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào
DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ
thị 06/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - trật tự đối với vùng đồng
bào Chăm trong tình hình mới; tổng kết các CSDT giai đoạn 2011 - 2015, sơ kết
chính sách cấp không thu tiền một số ấn phẩm báo chí vùng DT&MN theo Quyết
định 2472/QĐ-TTg và sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược CTDT đến năm 2020...
2.2. Kết quả thực hiện các chính sách do Ủy ban Dân
tộc quản lý, chỉ đạo
Mặc dù với nguồn vốn NSTW còn hạn hẹp
(Phụ lục số 03: Tổng hợp nguồn vốn thực
hiện các CSDT giai đoạn 2011 - 2015), theo tổng hợp
báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương,
các chính sách do UBDT quản lý, chỉ đạo (Chương trình 135, các chính sách theo Quyết
định số: 33/2013/QĐ-TTg, 755/QĐ-TTg, 18/2011/QĐ-TTg, 29/2013/QĐ-TTg,
2472/QĐ-TTg, 54/2012/QĐ-TTg, 1672/QĐ-TTg, 102/2009/QĐ-TTg) trong 05 năm
2011-2015 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng gần 20.000 công trình cơ sở
hạ tầng, gần 1.700 tỷ đồng hỗ trợ giống,
cây, con và mua sắm máy móc trang thiết bị, công cụ phát triển sản xuất; hỗ trợ trên 6.200 ha đất sản xuất cho gần
12.000 hộ, đất ở cho gần 3.000 hộ, trên 1.000 hộ được chuộc
đất sản xuất, gần 28.000 hộ được vay vốn phát triển sản xuất, hơn 940 hộ vay vốn tạo việc làm, trên 7.000 hộ, 2.634
người được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; đưa vào sử dụng
hơn 1.140 giếng nước sinh hoạt, hỗ trợ nước sinh hoạt cho
gần 64.400 hộ; hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho hơn 32.500.000 lượt người nghèo; hoàn
thành 130 dự án ĐCĐC tập trung, 30 điểm ĐCĐC xen ghép cho gần 20.000 hộ với hơn
91.500 nhân khẩu (Phụ lục số 04: Kết quả thực hiện các chính sách do UBDT quản lý, chỉ đạo giai đoạn 2011 - 2015).
UBDT đã tích cực
phối hợp thực hiện có hiệu quả một số dự án thuộc các
chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn vùng DT&MN do Thủ tướng Chính phủ giao: Đưa thông tin về cơ sở; bình đẳng giới; phòng, chống HIV/AIDS và tệ
nạn ma túy, mại dâm; phòng chống tác hại thuốc lá; nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn; chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và các dự án hỗ trợ kỹ
thuật có nguồn vốn ODA...
Nhìn chung, các chính sách do UBDT
quản lý, chỉ đạo có hiệu quả, ít thất thoát, cùng với chính sách an sinh xã hội và các CSDT khác đã góp
phần phát triển KT-XH, xóa đói giảm
nghèo, thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn vùng DT&MN.
3. Tổng hợp tình
hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn vùng
dân tộc và miền núi
Hằng năm, UBDT chỉ đạo các Vụ, đơn vị, trong đó nòng cốt là 03
vụ Địa phương tổ chức các đoàn công tác thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình CTDT và thực
hiện CSDT trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, đời sống,
văn hóa, y tế, giáo dục trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng, chú ý những vụ việc nổi cộm về
thiệt hại do thiên tai, an ninh trật tự vùng DT&MN. Trong 05 năm 2011 -
2015, UBDT đã tổng hợp, xây dựng gần 600 báo cáo[1] định kỳ hoặc chuyên đề về tình hình vùng DT&MN, công tác chỉ
đạo điều hành, kết quả CTDT và thực hiện CSDT trả
lời kiến nghị và chất vấn của cử tri và Đại biểu Quốc hội khóa XIII; cung cấp
thông tin, báo cáo, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các Bộ, ngành có những giải
pháp chỉ đạo kịp thời không để xảy ra những điểm “nóng”,
những vụ việc nổi cộm, phức tạp, nhất là tại các vùng trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ. Trên cơ sở nắm bắt tình hình vùng DT&MN, đã tham mưu cho Thủ
tướng Chính phủ ban hành 01
Chỉ thị, tổ chức sơ kết, tổng kết 02 Chỉ thị, Nghị định về CTDT, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về CSDT, nhằm đánh giá kết quả thực
hiện, chỉ rõ những tồn tại hạn chế yếu kém, nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả CTDT nói chung và CSDT nói riêng.
Thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP về CTDT, trong năm 2014 UBDT chỉ đạo
tổ chức Đại hội Đại
biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần
thứ II: Kết quả có 363/363
huyện, 50/50 tỉnh đã tổ chức
thành công Đại hội, đảm bảo an toàn,
thiết thực hiệu quả. Đây là sự kiện chính trị - xã hội có
ý nghĩa rất sâu sắc ở các địa phương vùng DT&MN, nhất là để cấp ủy,
chính quyền địa phương bổ
sung hoàn thiện báo cáo chính trị Đại hội Đảng các
cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
4. Công tác tuyên
truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc và miền núi
UBDT thường xuyên chỉ đạo và định hướng cho các báo, tạp chí thực
hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg và 1977/QĐ-TTg về nội dung tuyên truyền Trong năm
2012 - 2015, các báo và tạp chí đã xuất bản 159,8 triệu tờ/cuốn ấn phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT; chủ động phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai
trái của các thế lực thù địch; phân tích, giải thích cho đồng
bào hiểu sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong
việc hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội,
củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, không nghe theo kẻ
xấu xúi giục, không theo tà đạo,
không gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; phản ánh tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng và các vấn đề bức xúc của
đồng bào vùng DTTS; giới thiệu những điển hình tiên tiến trên từng lĩnh vực
trong đời sống xã hội, nêu gương các già làng, trưởng bản, người tốt việc tốt; thông tin thị trường, kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
biểu dương thành tựu xây dựng nông thôn mới; xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, mê
tín dị đoan, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh với âm mưu "diễn biến
hòa bình" của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.
UBDT đã tổ chức trên 30 hội nghị, hội
thi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 3.000 đại biểu của 300 xã thuộc 60
huyện của 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những
nội dung cơ bản, thiết thực liên quan đến đời sống của đồng
bào như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, Luật Bảo vệ và phát triển rừng,
Luật Phòng chống ma túy, Luật Bầu cử, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia
đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ môi
trường, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật Giao thông...[2] Công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với phương châm kiên trì, bền bỉ, “mưa dầm thấm lâu" đã
giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, tác động mạnh mẽ đến
tư duy, tình cảm và hành động của đồng bào các DTTS.
Hằng năm, tổ chức nhiều đoàn công tác đến làm việc, thăm hỏi và chúc Tết cổ truyền dân tộc,
Tết truyền thống của một số dân tộc tại
các địa phương. Tổ chức tiếp đón 105 đoàn
đại biểu DTTS với tổng số 5.654 lượt người là đồng bào, già làng, trưởng bản, người có uy tín (4.340
lượt người), học sinh DTTS tiêu biểu đến thăm, làm việc tại
cơ quan UBDT. Tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời các địa phương bị thiên tai,
thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Định kỳ hàng năm tổ chức tuyên dương và
khen thưởng học sinh DTTS đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và đỗ thủ khoa, điểm cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Bác
Hồ với các DTTS, có sức lan tỏa lớn trong đồng bào DTTS,
góp phần thực hiện tốt Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm
gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ
đạo thành công khối 54 dân tộc tham gia điều hành Kỷ
niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám và
Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Đặc biệt năm 2014, UBDT chủ trì, phối
hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu các dân
tộc đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà
giàn DK1. Đây là chuyến đi có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, lần đầu tiên có đầy đủ đại
biểu của 54 dân tộc Việt Nam, cũng là dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền
biển, đảo Việt Nam trong cộng đồng các dân tộc.
Tăng cường công tác thông tin đối ngoại,
tuyên truyền chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước về
bảo đảm quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền của người DTTS nói riêng đến cán bộ làm CTDT và đồng bào DTTS, các cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn khách quốc tế đến thăm, đoàn báo cáo viên đặc biệt của
Liên Hợp Quốc và kiều bào về thăm quê hương; đồng thời
kiên quyết bác bỏ các luận điệu sai trái,
xuyên tạc của một số
thế lực thù địch có liên quan đến quyền của người DTTS.
5. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực công tác dân tộc
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về
CTDT với các nước, nhất là trong khu vực như Lào, Trung Quốc, Thái Lan,
Myanma... Thực hiện hiệu quả các thỏa
thuận theo chương trình hợp tác, quan hệ với nhiều nhà tài
trợ quốc tế song
phương và đa phương, các tổ chức thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ
quan Hợp tác Phát triển Australia (AusAID), Liên minh Châu
Âu (EU), Chính phủ Phần Lan, Cơ quan Hợp tác Phát triển Ai
Len (IrishAid)...
Giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ Ailen đã ký thỏa thuận hợp tác viện
trợ không hoàn lại 26,29 triệu Euro để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số
xã của 08 tỉnh thuộc
Chương trình 135. Chính phủ Phần Lan cho
vay vốn ODA gần 5,4 triệu Euro để thực hiện Dự án ứng dụng
điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam. Chính phủ Phần Lan, Ai Len và các tổ chức quốc tế UNDP, UNICEF đã tài trợ hơn 300 tỷ đồng
(quy đổi VNĐ) để thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật SM-P135, EMPCD, SEDEMA,
PRPP... Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ kỹ
thuật xây dựng Luật Dân tộc. Phối hợp với Liên hiệp các Tổ
chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức diễn đàn kêu gọi đầu tư vào vùng DTTS, các tổ chức quốc tế đã cam kết hỗ trợ trên 200
triệu đô la Mỹ. Tổ chức 05 khóa đào tạo, tập huấn cho hơn 100 cán bộ của Ủy ban Mặt
trận Lào xây dựng đất nước, cử giảng viên sang giảng dạy tại Lào đã góp phần củng
cố tình hữu nghị Việt - Lào anh em.
Qua hoạt động hợp tác quốc tế giúp UBDT tăng cường trao đổi kinh nghiệm
thực hiện CTDT và CSDT, đồng thời làm cho các nước, các tổ
chức quốc tế hiểu rõ quan điểm, đường lối CSDT của Đảng, Nhà nước ta, quan tâm
và có thiện chí hỗ trợ nguồn lực góp phần
xóa đói, giảm nghèo cho vùng đồng bào
dân tộc.
6. Công tác pháp chế, thanh
tra, phòng chống tham nhũng
6.1. Công tác pháp chế
Chủ trì soạn thảo và tham gia xây dựng,
thẩm định, ban hành 23 Thông tư, Thông tư liên tịch với các Bộ, ngành liên
quan. Tham gia góp ý dự thảo nhiều
văn bản QPPL của các Bộ, ngành; kiểm tra, rà soát 227 văn
bản các loại đảm bảo chất lượng, được các Bộ, ngành tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo văn bản.
Công tác tự kiểm tra các văn bản QPPL
do Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT ban hành
được thực hiện theo quy định; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế
đối với cơ quan CTDT cấp tỉnh; đồng thời đề nghị các Bộ,
ngành, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự kiểm tra, rà soát văn bản
QPPL liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của
UBDT, kịp thời phát hiện những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp để kiến
nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của
pháp luật. Ban hành quyết định hợp nhất đối với 06 văn bản
QPPL. Thường xuyên tiến hành rà soát văn bản QPPL về CTDT theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương và các Bộ, ngành. Trên cơ sở rà soát, xây dựng và công bố Tập hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBDT gồm: Danh mục văn bản
QPPL còn hiệu lực, danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực toàn
bộ hoặc một phần, danh mục văn bản QPPL cần thay thế
hoặc ban hành mới để phục vụ cho cơ quan, đơn vị, cá nhân tra cứu,
áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
6.2. Công tác thanh tra, phòng
chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
Trong 05 năm 2011 - 2015, UBDT tổ chức thực hiện 32 cuộc
thanh tra chuyên ngành tập trung vào việc tổ chức
thực hiện các chương trình, dự án, CSDT của các Bộ, ngành TW tại vùng DT&MN[3], 10 cuộc thanh tra hành chính về việc chấp hành
pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc UBDT. Qua thanh tra, đã phát hiện và kịp thời chấn chỉnh một số bất cập, yếu kém trong công tác quản lý
chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách vùng DT&MN và trong tổ chức thực hiện của các địa phương; đồng thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành
xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hàng năm, phối hợp với trưởng Cán bộ thanh tra Chính phủ tổ chức tập huấn
nghiệp vụ cho cán bộ Ban Dân tộc các địa phương, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả các cuộc thanh tra CSDT.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo, Luật Tiếp công dân và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Chỉ
đạo các địa phương tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo của đồng bào dân tộc ngay từ cơ sở nên không có vụ việc khiếu kiện đông người tại trụ sở UBDT. Trong 05 năm 2011 - 2015, đã tiếp 78 lượt
công dân[4] và
tiếp nhận 407 đơn[5] khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh. Đã xác minh, giải quyết kịp
thời, dứt điểm 100% số đơn thư khiếu
nại, tố cáo đúng thẩm quyền, không để xảy ra tình trạng
đơn thư tồn đọng, kéo dài.
Ban hành kế hoạch, chương trình hành
động thực hiện các văn bản của Chính phủ, ý kiến Chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X)
của Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí" và các chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đến toàn thể cán
bộ công chức, người lao động đồng thời nghiêm túc triển
khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng
Đảng hiện nay”. Qua các đợt sơ kết, tổng kết trong cơ quan, đến nay chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.
Hằng năm, tiến hành rà soát các khoản
chi tiêu nhằm đảm bảo đúng quy định, góp phần phục vụ thiết
thực nhiệm vụ chính trị của Ủy ban; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, tổ chức họp trực tuyến, thực
hiện lồng ghép các đoàn công tác, điều
chỉnh các nhiệm vụ chi linh hoạt, hợp lý. Nhờ tiết kiệm chi hành chính từ năm 2011 đến nay, UBDT đã có khoản tăng thu nhập để cải thiện, nâng cao đời sống cán bộ công chức.
7. Từng bước hoàn thiện tổ chức
bộ máy và công tác cán bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước
7.1. Tăng cường tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân tộc
Bước vào đầu nhiệm kỳ, UBDT khẩn
trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định
84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 thay thế Nghị định 60/2008/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của UBDT theo đó có thêm 01 đơn vị quản lý nhà nước và văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, không còn thành viên Ủy ban kiêm nhiệm đại diện 08 Bộ ngành tham
gia, UBDT hoạt động như một bộ quản lý chuyên ngành.
Hằng năm, UBDT rà soát chức năng, nhiệm
vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của các Vụ, đơn vị. Xây dựng đề án vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức theo quy định
của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức làm cơ sở điều chỉnh và luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ công chức. Làm tốt công
tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho các đối tượng
cán bộ lãnh đạo theo Quyết định 262-QĐ/TW
của Bộ Chính trị. Để tăng
cường công tác quản lý cán bộ đi vào nền nếp, UBDT đã ban hành nhiều văn
bản quản lý: Quy chế làm việc của Ủy ban, quy chế làm việc các vụ, đơn vị, quy chế trách nhiệm người đứng đầu, hướng
dẫn công tác quy
hoạch, đào tạo, bổ nhiệm... Trong 05
năm 2011 - 2015, UBDT đã tiếp nhận 87 công chức, viên chức
(CCVC) từ các cơ quan, địa phương về công tác tại Ủy
ban; rà soát, bổ sung quy hoạch 13
cán bộ Lãnh đạo Ủy ban, 150 lượt cán bộ
lãnh đạo cấp Vụ, 109 lượt cán bộ lãnh đạo
cấp phòng; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm 02 Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm
UBDT nguồn tại chỗ, bổ nhiệm lại 04 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban bổ nhiệm 47 lãnh đạo
cấp Vụ, 44 lãnh đạo cấp phòng; bổ nhiệm lại
12 lãnh đạo cấp Vụ, 11 lãnh đạo cấp phòng; nâng ngạch và bổ nhiệm 14 chuyên viên cao cấp, 36
chuyên viên chính và 45 chuyên viên. Nhìn chung, công tác
tiếp nhận, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, đánh giá cán bộ thực
hiện đúng quy trình, quy định. Ngoài cơ quan làm CTDT, Ủy ban đã tổng hợp nắm
tình hình cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS đang
công tác tại các Bộ, ngành làm cơ sở để
hoạch định, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS thời kỳ mới.
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo,
bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về dân tộc, quản lý nhà nước
về CTDT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức UBDT, cơ quan CTDT các cấp,
cán bộ làm CTDT các bộ, ngành liên quan, cán bộ DTTS[6]. Tổng hợp giai đoạn 2011 - 2015, UBDT đã cử
39 CCVC học cao cấp lý luận chính trị, 160 lượt CCVC đi học bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và
chuyên viên cao cấp; 54 CCVC học Quốc
phòng - An ninh, 42 lượt CCVC tham gia học nâng cao trình độ, học sau đại học và hàng chục cán bộ đào tạo, bồi dưỡng theo đề án 165.
Thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày
7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng, UBDT bám sát nhiệm vụ
trọng tâm phát động phong trào thi đua hàng năm và các đợt thi đua chuyên đề, đổi mới tiêu chí bình xét, gắn kết quả công tác, mức độ hoàn thành nhiệm
vụ và kết quả thực hiện kế
hoạch CCHC với đánh giá công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức xét tặng Kỷ niệm
chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc, tặng Bằng khen của Bộ trưởng. Chủ nhiệm Ủy
ban cho cá nhân, tập thể trong và ngoài cơ quan, tổ chức quốc tế, các nước có nhiều đóng góp cho CTDT. Lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền phong tặng huân chương, danh hiệu
Chiến sỹ thi đua Toàn quốc và Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ cho các đơn vị và cá nhân theo đúng quy định[7].
7.2. Thực hiện cải cách hành chính
Do điều kiện có gần 50% số Vụ, đơn vị
phải thuê trụ sở, làm việc phân tán,
không ổn định, cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ thông tin không đáp ứng yêu cầu, nên
trong nhiều năm công tác cải cách hành chính (CCHC) của UBDT còn hạn chế. Để cải thiện chỉ số cuối
cùng trong bảng xếp hạng CCHC (PAR INDEX) của 19 Bộ, ngành năm 2013, UBDT đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, tích cực tổ chức
triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2014 - 2015: Thành lập Ban Chỉ đạo
CCHC của Ủy
ban và tổ CCHC của các Vụ, đơn vị trực thuộc; ban hành kế hoạch CCHC và
25 văn bản chỉ đạo thực hiện, trọng tâm
là kiện toàn tổ chức bộ máy, rà soát quy
hoạch, đánh giá cán bộ, sửa đổi, bổ sung các quy chế, cải cách thủ tục hành
chính; xây dựng trang CCHC trên Cổng Thông tin điện tử của
Ủy ban. Tổ chức 04 cuộc hội thảo, 01 lớp
tập huấn, 06 đoàn kiểm tra nội bộ về công tác CCHC. Ban hành quy định đánh giá,
xếp loại kết quả thực hiện công tác CCHC
của các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban. Hoàn thiện
việc niêm yết công khai đầy đủ, rõ ràng thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản
lý của UBDT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc
phạm vi chức năng quản lý của UBDT. Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, đẩy mạnh áp dụng quy trình quản lý hệ thống
chất lượng ISO 9001: 2008, sử dụng phần mềm
Hệ điều hành tác nghiệp trong quản lý nhà nước về lĩnh vực CTDT để tiết kiệm thời
gian, chi phí trong thực thi công vụ.
Đến nay, công tác CCHC tại Ủy ban đã có chuyển biến rõ rệt, nhất là về nhận
thức, những hạn chế yếu kém từ năm 2013 trở về trước bước
đầu cơ bản được khắc phục, có nội
dung đã được khắc phục hoàn toàn[8]. Kết quả chỉ số CCHC của
UBDT năm 2014 xếp hạng 16/19 đơn
vị, tăng 3 bậc so với năm 2013. Đây là tiền đề cơ sở để UBDT tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC những
năm tiếp theo.
8. Nghiên cứu
khoa học về lĩnh vực công tác dân tộc
Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản
phục vụ quản lý nhà nước về CTDT ngày càng được quan tâm đổi
mới cả về phương hướng và nội dung. Các đề tài, dự án khoa học công nghệ ngày
càng tăng về số lượng[9]
và kinh phí, nội dung bám sát nhiệm vụ quản lý nhà nước và gắn liền với thực tiễn đặt ra đối với lĩnh vực CTDT, là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, xây dựng
các CSDT, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về CTDT, cung cấp các luận
cứ, quan điểm khoa học về
CTDT phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. Hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học
của Ủy ban đều bám sát các nhiệm vụ của Chiến lược CTDT đến năm 2020 và được thực
hiện có hiệu quả. UBDT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án điều
tra cơ bản 53 DTTS, đây là sự đổi mới, làm cơ sở
khoa học và thực tiễn phục vụ hoạch định, xây dựng và đánh
giá hiệu quả thực hiện chính sách.
Nhằm tạo sự đột
phá về công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả CTDT
trong giai đoạn mới, UBDT đã xây dựng Chương trình khoa học
và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về
DTTS và CSDT ở Việt Nam đến năm
2030", mã số CTDT/16-20. Đây là
lần đầu tiên UBDT có chương trình khoa học cấp quốc
gia, huy động đông đảo lực lượng các nhà khoa học tham gia. Thực hiện Chỉ
thị 28/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, UBDT đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ
làm việc với các tổ chức nghiên cứu khoa học: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội... nhằm chuyển giao những kết quả
nghiên cứu phục vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các CSDT.
9. Công tác xây dựng
cơ bản
Được Thủ tướng Chính phủ quan tâm, cho phép UBDT xây dựng trụ
sở mới, năm 2010 dự án được phê duyệt nhưng do điều kiện kinh tế nước ta bị suy
thoái, ngân sách nhà nước khó khăn, phải
cắt giảm mạnh chi tiêu công nên thực tế năm 2012 công
trình trụ sở Ủy ban mới chính thức thi
công, dự kiến hết đến năm 2017 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Nhằm tăng cường cơ sở vật chất phục vụ
hoạt động, UBDT đã chủ trương xây dựng
lại Nhà khách Dân tộc theo hình thức liên kết
đầu tư (do không
được NSNN cấp vốn). Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn nên đến nay mới ký hợp đồng liên kết và phê duyệt dự án đầu tư, đã tổ chức
động thổ, khởi công và dự kiến hoàn thành năm 2017.
II. PHỐI HỢP VỚI
CÁC BỘ, NGÀNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC
Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về CTDT và Quyết định 449/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược CTDT đến năm 2020, các Bộ, ngành đã triển khai rà soát các
CSDT để sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, yếu kém gửi UBDT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đến nay đã
có 16 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương xây dựng
Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược CTDT đến năm 2020. Một số Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, đề xuất
xây dựng mới nhiều đề án, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển
KT-XH vùng DT&MN[10].
Trong giai đoạn 2011 -2015, các Bộ, ngành đã nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 81 chính sách
có liên quan đến vùng DT&MN (Phụ lục số
05: Danh mục các đề án, chính sách thực hiện tại vùng
DT&MN do các Bộ, ngành chủ trì xây dựng giai đoạn 2011 - 2016).
Nhiều chính sách hỗ trợ vùng DT&MN do các Bộ, ngành chủ trì quản lý, chỉ đạo đã và
đang thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm 2011 - 2015, kết quả thực hiện 15 Chương trình mục tiêu quốc
gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nước sạch và vệ sinh môi trường...)
cùng với các chính sách, chương trình
dự án khác (NQ 30a, chính sách hỗ trợ nhà
ở, kiên cố hóa trường, lớp học, cử tuyển, hỗ trợ học sinh DTTS, bảo
hiểm y tế, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chính sách đối với học sinh thuộc
16 dân tộc dưới 10.000 người...) đã góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, tiếp tục làm thay đổi
bộ mặt vùng DT&MN.
Các Bộ, ngành phối hợp với UBDT trong việc xây dựng CSDT, ban hành các Thông tư, Thông tư liên tịch, hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc quá trình thực hiện chính
sách. Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính phối hợp với UBDT xác định
nguồn vốn còn thiếu của
các chương trình, chính sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc
hội phê duyệt và huy động nguồn vốn ODA từ các đối tác phát triển. Các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tích cực
phối hợp với UBDT trong việc đôn đốc,
kiểm tra, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương thực hiện CTDT; ban hành nhiều chương
trình công tác, kế hoạch cụ thể nhằm tham mưu có hiệu quả giải quyết những vấn đề nổi cộm như: Di cư tự
do, giao đất giao rừng cho dân, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, công tác cán
bộ và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã tổ chức kiểm tra, khảo
sát và xây dựng báo cáo chuyên đề tổng kết đánh giá tình hình và kết quả
thực hiện CSDT trong thời kỳ đổi mới ở các tỉnh Tây Nguyên.
Nhằm tăng cường thực hiện có hiệu quả
lĩnh vực CTDT, UBDT đã ký chương trình phối hợp với 26 Bộ,
ban, ngành, cơ quan, đơn vị giai đoạn
2011 - 2015 và những năm tiếp theo (Phụ lục số 06: Danh mục các Chương trình phối hợp). Qua đó, đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng vùng
DT&MN. Hiện nay, UBDT đang chỉ đạo
rà soát, tổng kết đánh giá, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu,
nhiệm vụ các chương trình phối hợp với từng Bộ, ban,
ngành, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện hiệu quả hơn.
III. THỰC HIỆN
CÔNG TÁC DÂN TỘC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Tỉnh ủy, HĐND,
UBND các địa phương vùng DT&MN đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề; quyết
định phê duyệt chương trình hành động, kế hoạch
cụ thể của tỉnh về
CTDT; ưu tiên bố trí thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện CSDT đặc thù, phù hợp với thực tế của địa phương (Phụ lục
số 07 - Một số
chương trình, chính sách đặc thù địa phương giai đoạn
2011-2016); kiện toàn tổ chức bộ máy làm CTDT; phân
công trách nhiệm giúp đỡ từng xã nghèo, thôn nghèo, hộ nghèo. Đến nay, đã có
43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Chiến lược CTDT đến năm
2020. Nhiều tỉnh đã tổng kết 05 năm
thực hiện Kết luận 57-KL/TW của Bộ Chính
trị khóa X về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa IX về CTDT
như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Giang,
Kiên Giang, Hà Nội... Năm 2014, 100% các tỉnh tổ chức
thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần
thứ II. Thực hiện Thông tư Liên tịch 04/2010/TTLT/UBDT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về
CTDT thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện, các tỉnh vùng DT&MN đã kiện toàn tổ chức bộ máy làm CTDT, thực hiện tốt công tác
luân chuyển, thay đổi lãnh đạo chủ chốt Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ
nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Các địa phương vùng DT&MN triển
khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các CSDT, chính sách an
sinh xã hội trên địa bàn. Ban Dân tộc các tỉnh chủ trì
tham mưu trong việc tổ chức điều tra xác định thực trạng tình hình KT-XH của các xã, thôn bản vùng
DT&MN làm cơ sở phân định xã theo trình độ phát
triển, xác định thôn ĐBKK làm cơ sở
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục diện đầu
tư các CSDT; hàng năm, phối hợp các Sở, ngành tham mưu triển khai phân bổ kinh phí, giao kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án, CSDT; tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn các huyện lựa chọn
nhu cầu, đối tượng, lập kế hoạch thực hiện đề án... Cơ quan CTDT các địa
phương thường xuyên nắm bắt tình hình
vùng đồng bào dân tộc, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm phát sinh; tổ
chức kiểm tra, thanh tra thực hiện các CSDT, phát hiện những khó khăn vướng mắc để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng,
hiệu quả của dự án, chính sách; tổ chức cấp gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh: thăm hỏi, động viên đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách, người có công, người có uy tín, học sinh DTTS nghèo, gia đình ĐBKK nhân dịp
Tết cổ truyền
dân tộc và các ngày Lễ lớn.
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG
TÁC DÂN TỘC NHIỆM KỲ 2011 - 2016
1. Những ưu điểm,
thành tựu đạt được
1.1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban
Dân tộc
1.1.1. Kết quả thực hiện Chương
trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016
Tổng hợp kết quả đạt được khẳng định
UBDT đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2011 - 2016, nổi bật là tham mưu ban hành Nghị định 05/2011/NĐ-CP
về CTDT, Nghị định 84/2012/NĐ-CP, Chiến lược CTDT đến năm 2020; tham mưu phối hợp
xây dựng các Nghị quyết 539/NQ-QH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về
đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Nghị quyết Số 76/2014/QH13 của Quốc hội về
đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm
2020; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành và chỉ đạo thực hiện các CSDT,
chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển KT-XH, hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản có điều
kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK vùng DTTS và miền núi, xã biên
giới, xã an toàn khu, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao; hoàn thành các nhiệm vụ
được Chính phủ phân công theo Nghị quyết 06/NQ-CP và các nhiệm vụ đột xuất khác
trong chương trình công tác hàng năm.
UBDT đã chỉ
đạo, tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện có ý nghĩa chính trị,
xã hội sâu sắc (Đại hội DTTS, tuyên dương học sinh DTTS
học giỏi, thăm Trường Sa, tổ chức cuộc thi
Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc...); xây dựng
cơ sở dữ liệu, cơ sở khoa học, lý luận phục vụ quản lý nhà nước về CTDT và đóng
góp xây dựng nội dung về CTDT trong Văn kiện Đại hội Đảng XII;
nắm bắt tình hình vùng DT&MN ngày càng sâu sát; sự phối hợp với các Bộ, ngành ngày càng chặt chẽ; công tác tuyên
truyền, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh; công tác CCHC có nhiều chuyển biến rõ nét; công tác thông tin, báo cáo phục vụ chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện nghiêm túc; tổ chức bộ máy làm CTDT tiếp tục được hoàn thiện. Qua đó, CTDT cả nước ngày càng được quan tâm, chú
trọng và phát huy hiệu quả; vai trò, vị trí của UBDT đối với CTDT ngày càng được
nâng lên.
Nhận thức về CTDT đã có sự chuyển biến
rõ rệt trong toàn bộ hệ thống chính trị cả nước từ Trung ương đến địa phương.
Các cấp, các ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, thể hiện rõ trách nhiệm với
vùng DT&MN. Cơ quan CTDT các địa phương ngày càng hoàn thiện chức năng, nhiệm
vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường
mối quan hệ với các Sở, ban, ngành, bám sát thực tiễn và tổ chức thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị được giao.
Việc thực hiện có hiệu quả CTDT và các CSDT nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã góp phần
quan trọng ổn định, cải thiện, nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào vùng DT&MN, góp phần tích cực
xây dựng nông thôn mới. Nổi bật là hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, xây dựng, từng bước
hoàn thiện và đồng bộ hóa: 98% xã có
đường ô tô đi lại quanh năm, 82% số thôn có đường cho xe
cơ giới (năm 2010 đạt 80,7%), trong đó có 30% xã và 40% thôn có đường giao
thông đạt chuẩn; tăng tỷ lệ xã có điện từ 84,6% (năm 2010) lên hơn 90% với gần 70% hộ được dùng điện; gần 100% xã có đủ trường lớp học kiên cố, trạm y tế, nhà văn hóa...). Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các DTTS,
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh hơn bình quân chung cả nước[11]. Tỷ lệ hộ nghèo của các xã, thôn bản ĐBKK giảm trung bình 3,5% năm; đến hết năm 2014, số hộ nghèo DTTS còn hơn 663.000 hộ, giảm từ 60% năm 2010 xuống còn 46,66%
so với tổng số hộ nghèo toàn quốc. Đến
hết năm 2015 có 80 xã ĐBKK (của 23 tỉnh) và 366 thôn, bản
ĐBKK (của 30 tỉnh) hoàn thành mục tiêu của
Chương trình 135. Trật tự, an toàn xã hội được ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các DTTS đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
1.1.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2011 - 2016
Nghiêm túc triển khai thực hiện
chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016,
UBDT đã tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung, tinh thần của Nghị quyết trong toàn ngành và ban hành Chương trình hành động
CTDT khóa XIII nhiệm kỳ 2011 - 2016 với 07 nhiệm vụ trọng tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo
và phân công các đồng chí Thứ trưởng, phó Chủ nhiệm phụ trách theo lĩnh vực tập
trung lãnh đạo các Vụ, đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Ban cán
sự Đảng, Lãnh đạo Ủy ban thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, ban hành ý kiến chỉ đạo trong các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết.
Vì vậy đến nay các nhiệm vụ trọng tâm của UBDT trong nhiệm
kỳ 2011 - 2016 đã cơ bản hoàn thành, nổi bật là:
1. Tham mưu ban hành Chiến lược về
CTDT.
2. Thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi.
3. Rà soát, ban hành các chương
trình, CSDT giai đoạn 2011 - 2016.
4 . Xây dựng Chương trình Phát triển
KT-XH giảm nghèo các xã, thôn, bản ĐBKK vùng DT&MN
giai đoạn 2011 - 2020 (Chương trình CT 135-III).
5. Xây dựng trụ sở cơ quan UBDT và
Khách sạn Dân tộc.
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
hệ thống cơ quan làm CTDT từ trung ương đến cơ sở.
UBDT đang tập trung triển khai thực
hiện nhiệm vụ còn lại: Xây dựng Đề án bộ
cơ sở dữ liệu về các DTTS Việt Nam; Danh
mục thành phần các dân tộc Việt Nam.
Những nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành
và đang thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo chuyển biến cả về lượng
và chất đối với CTDT, mở ra hướng
phát triển mới, nâng cao vị thế cơ quan quản lý nhà nước về
CTDT sau này.
1.2. Một số hoạt động, sự kiện nổi bật về CTDT nhiệm kỳ 2011 - 2016
Qua tổng kết CTDT nhiệm kỳ 2011-2016,
UBDT rút ra 10 sự kiện nổi bật như sau:
(1) Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011; đây là văn bản pháp lý cao nhất
để thực hiện quản lý nhà nước về CTDT, là cơ sở hoạch định chính sách phát
triển toàn diện KT-XH, giảm nghèo nhanh và bền vững vùng
DT&MN, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm
bảo quốc phòng an ninh, thực hiện mục tiêu: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển”.
(2) Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược CTDT đến năm 2020 (Quyết định số
449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013) và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược CTDT
đến năm 2020 (Quyết định số 2356/QĐ-TTg, ngày 04/12/2013). Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm giải quyết khó khăn, thách thức đặt ra ở vùng DT&MN.
(3) Tổ chức thành công Đại hội đại biểu
toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ nhất (năm 2010); Đại hội
các DTTS cấp tỉnh,
huyện lần thứ 2 (năm
2014), củng cố, tăng cường niềm tin của
đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
(4) Tổ chức Đoàn đại biểu 54 dân tộc
Việt Nam đi thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.
Đây là chuyến thăm có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định khối đại đoàn kết các dân tộc, đồng lòng chung sức giữ gìn và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
(5) Thủ tướng
Chính phủ chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá CSDT giai đoạn
2006 - 2012 và định hướng xây dựng chính sách giai đoạn tiếp theo. Sau Hội nghị, nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH
vùng DT&MN đã được ban hành.
(6) Chủ trì Chương trình khoa học và
công nghệ cấp quốc gia "Những vấn đề cơ bản và cấp
bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam
đến năm 2030", tạo sự đột phá về nghiên cứu khoa học
phục vụ xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
CTDT trong thời gian tới.
(7) Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập Học viện Dân tộc để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực
vùng DT&MN. Thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và
Nhà nước, góp phần phát triển nhanh nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
(8) Tổ chức thành công trình diễn
trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt
Nam lần thứ nhất, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.
(9) Biên soạn Lịch sử 65 năm cơ quan
CTDT (1946 - 2011), đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương
đổi tên UBDT thành Bộ Dân tộc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả quản lý nhà nước về lĩnh vực CTDT trong giai đoạn tới.
(10) Xây dựng trụ sở làm việc của UBDT và Khách sạn Dân tộc, tăng
cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của UBDT.
2. Một số khó
khăn, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
2.1. Một số hạn chế, yếu kém
2.1.1. Về công tác quản lý, chỉ đạo điều
hành
Việc xây dựng một số đề án trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chậm chất lượng chưa cao. Công tác nắm tình hình địa bàn, kiểm
tra, thanh tra, đôn đốc việc thực hiện CSDT có lúc
thiếu sâu sát, chậm phát hiện và giải quyết các bất cập, vướng mắc. Năng lực
tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện chính sách của một
số Vụ, đơn vị còn hạn
chế. Công tác phối hợp giữa UBDT với
một số Bộ, ngành, địa phương có lúc thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc phân bổ kế
hoạch vốn hàng năm, xảy ra tình trạng vốn cấp thực hiện một
số CSDT không đồng bộ, không đầy đủ, chưa kịp thời. UBDT
chưa thực hiện tốt chức năng thẩm định việc
xây dựng, ban hành một số chính sách có liên quan đến vùng DT&MN; chưa phát huy được vai trò hỗ trợ, tham vấn của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học
trong việc hoạch định và xây dựng CSDT. Công tác CCHC chưa đạt mục tiêu đề ra.
Một số Bộ chậm triển khai nhiệm vụ
theo Nghị định số 05 về CTDT, đến nay còn 03 Bộ[12] chưa xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Chiến lược CTDT đến năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; việc chấp hành chế độ báo cáo thực hiện CTDT chưa đầy
đủ, kịp thời...
2.1.2. Về thực hiện chính sách dân tộc
Chính sách cho đồng bào dân tộc còn bị
gián đoạn trong thời gian đầu nhiệm kỳ (Chương trình 135 đến
tháng 12 năm 2011 mới có vốn; quyết định 1592/QĐ-TTg năm
2013 không có vốn; quyết định 74/2008/QĐ-TTg trong 3 năm 2011 - 2013 không có vốn...).
Nguồn lực bố trí thực hiện các chính sách, chương trình, dự án rất thấp so với
kế hoạch và nhu cầu vốn; tình trạng vốn cấp không đồng bộ, thiếu kịp thời
chưa được khắc phục. Trên cùng một địa bàn có nhiều chính sách của các Bộ, ngành
cùng thực hiện nhưng chưa xây dựng được cơ chế lồng ghép vốn các chính sách. Cơ
chế chính sách, định mức đầu tư, hỗ trợ của
một số chính sách không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp. Một số văn bản hướng dẫn thực
hiện CSDT ban hành chậm dẫn đến tình
trạng các địa phương khó khăn trong triển khai thực hiện và ảnh hưởng đến hiệu quả của
chính sách. Một số chính sách còn trùng lặp về
nội dung và đối tượng, chồng chéo về địa bàn và đầu mối quản
lý (Chương trình 135 và Nghị quyết
30a...). Chưa có cơ chế chính sách khuyến khích hộ gia đình và địa phương vùng
DT&MN vươn lên thoát nghèo. Nhiều chính sách hết hiệu lực vào
năm 2015 nhưng không đạt được mục tiêu đề ra (gồm các quyết định: số
755/QĐ-TTg, số 29/2013/QĐ-TTg, số 33/2013/QĐ-TTg, số 54/2012/QĐ-TTg, số 2672/QĐ/TTg).
Một số địa
phương chưa quan tâm đúng mức công tác chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc thực hiện CSDT, tiến độ
thực hiện các CSDT còn chậm, thường dồn vào cuối năm. Vẫn còn hiện tượng đầu tư dàn trải, chưa lồng ghép có hiệu quả các chính
sách, nguồn vốn trên cùng địa bàn. Chưa quan tâm chú trọng đúng mức kiện toàn bộ
máy, cán bộ làm CTDT, nhất là việc bố trí cán bộ chủ chốt của cơ quan
làm CTDT. Đến nay vẫn còn 09 địa phương[13] chưa xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược CTDT đến
năm 2020. Nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo;
nội dung báo cáo chưa đầy đủ, kịp thời, ảnh hưởng đến công
tác chỉ đạo, điều hành chung.
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức
Kết cấu hạ tầng KT-XH còn thấp kém,
nhất là hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, cơ sở y
tế, trường học. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn rất cao, nguy cơ tái nghèo lớn (nhiều huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, cá biệt có nơi trên 70%). Nhiều nơi đồng bào DTTS thiếu đất
sản xuất, nhưng khó chuyển đổi nghề vì đào tạo nghề chưa
đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực còn thấp, nhiều sinh viên
DTTS tốt nghiệp chưa tìm được việc làm. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người DTTS ở một số địa phương còn yếu. Văn
hóa truyền thống của một số dân tộc bị mai một. Môi trường
sinh thái nhiều nơi bị hủy hoại, đáng báo động. An ninh trật
tự vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Vùng DT&MN vẫn là "lõi nghèo" của cả nước.
2.2. Nguyên nhân của những khó
khăn, hạn chế
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Vùng DT&MN là địa bàn ĐBKK, địa
hình chia cắt, xa xôi cách trở với các trung tâm, khí hậu
diễn biến phức tạp, thiên tai bất thường xảy ra gây hậu quả
lớn. KT-XH vùng DT&MN có xuất phát điểm rất thấp, cơ sở hạ tầng kém, thiếu đất sản xuất, chất lượng
nguồn nhân lực thấp.
CTDT là lĩnh vực tổng hợp, đa ngành,
đa lĩnh vực, có lĩnh vực nhạy cảm, khó khăn, phức tạp.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của một số cán bộ các ngành, các cấp về CTDT chưa sâu sắc, toàn diện. Sự phối hợp của UBDT với các Bộ, ngành, địa phương có việc còn hạn chế. Nguồn
lực đầu tư vào vùng DT&MN còn ít, nhất là kinh phí thực
hiện các CSDT. Chưa có cơ chế khuyến khích các địa phương thu hút và lồng ghép
nguồn lực. Công tác kiểm tra, giám
sát thực hiện chính sách chưa thường xuyên.
Một số địa phương chưa huy động
được nguồn lực thực hiện CSDT, có dự án bố trí
vốn đầu tư dàn trải, thực hiện kéo dài, hiệu quả không cao. Một số địa phương
chưa quan tâm bố trí cán bộ có đủ năng lực lãnh đạo làm CTDT, chưa giao nhiệm vụ
thường trực thực hiện CSDT cho Ban Dân tộc.
Hiện nay, Nghị định số 05/NĐ-CP về
CTDT là văn bản QPPL cao nhất nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực CTDT trong tình hình mới.
3. Một số bài học
kinh nghiệm về thực hiện công tác dân tộc
Thứ nhất là, phải có nhận thức thật sự đúng đắn về
CTDT, coi CTDT là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội, thể hiện nhận thức đó thành tư tưởng và hành động cụ thể về CTDT.
Thứ hai là, phải bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, sự chỉ đạo
điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
CTDT; cụ thể hóa Chỉ thị, Nghị quyết thành những chính
sách, chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, đồng bộ và
thống nhất. Trong quá trình thực hiện cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành; tính chủ động tích cực của địa phương
là quyết định và phát huy dân chủ, tinh thần làm chủ, tự lực
của nhân dân trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện CSDT nói riêng và CTDT
nói chung.
Thứ ba là,
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ
biến, giáo dục chính sách, pháp luật cho đồng bào DTTS; nâng cao
hiệu quả công tác thanh, kiểm tra thực hiện CSDT; đi sâu,
đi sát nắm bắt tình hình vùng
DT&MN, nắm chắc diễn biến tâm tư tình cảm của đồng
bào; kịp thời giải quyết các vụ việc "nóng", nhạy cảm phát sinh ngay
tại cơ sở.
Thứ tư
là, xây dựng và ban hành các CSDT phải phù hợp với thực
tiễn, có tính khả thi cao; phải bố trí đủ nguồn vốn thực hiện các chính sách đã ban hành. Thực hiện các chính
sách đầu tư, hỗ trợ có trọng tâm, trọng
điểm, tránh giàn trải, manh mún; chú trọng huy động nguồn
lực hỗ trợ của
doanh nghiệp, các nước và các tổ chức quốc tế.
Thứ năm là, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS. Quan tâm kiện
toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm CTDT từ Trung ương đến địa
phương. Xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Ưu tiên phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao dân trí gắn với đào tạo, dạy nghề,
tạo việc làm cho đồng bào DTTS.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. DỰ BÁO TÌNH
HÌNH
1. Tình hình quốc
tế
Tình hình thế giới đang thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Trong giai đoạn 2016 - 2020, hòa bình,
hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột
sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn
khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo,
dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm
họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bước
vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và thành lập Cộng đồng dựa trên
ba trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, lấy con người làm trung tâm. Khu vực châu Á - Thái
Bình Dương tiếp tục phát triển năng động; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; hình thành nhiều hình thức liên
kết, hợp tác đa dạng hơn (AFTA TPP); tuy nhiên vẫn tiềm ẩn
những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh
chấp chủ quyền tại Biển Đông...
2. Tình hình
trong nước
Những năm qua, KT-XH nước ta vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức, từng bước thoát
khỏi suy thoái, tiếp tục phát triển, trở
thành nước đang phát triển có thu nhập
trung bình. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, CTDT cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần đáng kể phát
triển KT-XH vùng DT&MN. Tuy nhiên, hiện nay vùng DT&MN vẫn là vùng khó
khăn nhất cả nước, đặt ra nhiều vấn đề
cần tiếp tục giải quyết: Đời sống của đồng bào DTTS đã được
cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo rất cao, nhiều nơi còn đói giáp hạt.
Trình độ sản xuất còn lạc hậu, manh mún, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh cơ hội và thuận lợi, việc
thực hiện các hiệp định thương mại tự do và hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều
khó khăn, thách thức, cùng với sự biến đổi khí hậu đã tác động không nhỏ đến sản
xuất, đời sống, văn hóa, xã hội vùng DT&MN. Môi trường
suy thoái, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhất là giao thông đi lại rất khó khăn, chưa hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư. Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ cơ sở chưa cao. Công tác y
tế chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập, nhất là cơ sở vật chất và cán bộ y tế còn rất thiếu và yếu. Văn hóa một số dân tộc đang bị mai một. An ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn... Đây là những vấn đề nhạy
cảm dễ bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để tuyên truyền,
lôi kéo đồng bào DTTS, gây mất ổn định cục bộ nhằm chống phá cách mạng nước ta.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ CỦA CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Quan điểm về
công tác dân tộc
1.1. Quan điểm, đường lối về công tác dân tộc của Đảng
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng xác định: Đoàn kết các dân tộc có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết
hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển,
tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào DTTS, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ người DTTS, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước
ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu,
hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
1.2. Định hướng chính sách dân tộc
CSDT phải đồng bộ, đa mục tiêu, phát
triển toàn diện KT-XH, xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững theo chuẩn nghèo đa
chiều, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác.
Đa dạng hóa nguồn lực, đảm bảo đủ
kinh phí thực hiện các CSDT, trong đó ngân sách Nhà nước là chủ yếu.
Xây dựng chính sách theo hướng ổn định
dài hạn, tăng cho vay, giảm cho
không, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm (chú ý đối với nhóm 16 DTTS rất ít người); phân cấp mạnh
cho địa phương, nâng cao vai trò giám sát, tham gia của người dân, có cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
UBDT và hệ thống cơ quan CTDT trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
người DTTS ở địa phương và năng lực giám sát, điều phối,
đánh giá hiệu quả thực hiện của chính quyền các cấp.
2. Mục tiêu công
tác dân tộc
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển KT-XH vùng DT&MN
nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc,
vùng miền; tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất, xóa đói, giảm
nghèo; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, xây dựng nông thôn mới; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử
dụng hợp lý đội ngũ cán bộ là người DTTS; phát triển toàn
diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; tăng cường chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở; giữ vững khối
đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo quốc
phòng an ninh; tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ quan quản lý nhà nước về CTDT từ
Trung ương đến cơ sở.
2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể
Bình quân mỗi năm giảm 3% - 4% hộ
nghèo DTTS. Xóa nhà ở dột nát, trên 70% nhà ở đạt tiêu chuẩn.
Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS tăng lên gấp 2,5 lần so với hiện nay.
Trong hệ thống
chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước vùng DTTS phải đảm
bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ người DTTS; ở cơ quan lãnh
đạo các cấp nhất thiết phải có cán bộ là người DTTS, địa phương vùng DT&MN
có cán bộ chủ chốt là người DTTS.
100% đường trục liên xã được nhựa
hóa, bê tông hóa và trên 50% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo
cấp kỹ thuật được quy định trong Chương trình xây dựng
nông thôn mới; trên 95% hộ sử dụng điện thường xuyên; trên 90% hộ DTTS sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 40% trở lên số
hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt mức 60lit/người/ngày;
trên 45% hộ DTTS sử dụng hố xí hợp vệ sinh; các xã có điểm phục vụ bưu chính,
viễn thông; internet đến hầu hết các thôn, bản. 100% hộ DTTS được xem truyền
hình; trên 90% trạm y tế xã đạt chuẩn
quốc gia và có bác sĩ khám chữa bệnh cho nhân dân.
Trên 70% cán bộ công chức cấp xã được
đào tạo, trong đó 50% đạt trình độ chuẩn hóa; 50% lao động
trong độ tuổi người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trong đó ít nhất
20% được đào tạo nghề; 100% trường học PTDT nội trú được
kiên cố, có nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học
sinh; duy trì 100% xã phổ cập giáo dục tiểu học, trên 95% trẻ em DTTS đi học đúng tuổi bậc tiểu học; tỷ lệ lao động
nông nghiệp khoảng 50% lao động xã hội...
3. Một số nhiệm
vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2020
3.1. Tập trung nguồn lực phát
triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững vùng dân
tộc và miền núi
Triển khai có hiệu
quả các chính sách hỗ trợ sản xuất thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực
vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều
lao động người DTTS; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu và tranh chấp đất sản
xuất, đất ở cho đồng bào vùng DT&MN. Tập trung nguồn lực thực hiện tốt các
chương trình hỗ trợ vùng DT&MN như
nhà ở, quy hoạch dân cư hộ nghèo, hộ sống ở vùng bão, lũ, ven sông, suối
theo hướng ổn định, phát triển bền vững.
3.2. Tiếp tục đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc và miền
núi
Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng KT-XH địa bàn DTTS, trước hết là hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối
liên vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; đảm bảo điện thắp sáng, các công trình nước sinh hoạt, trường học,
trạm y tế, chợ; gắn với sắp xếp, ổn định dân cư thuận lợi cho phát triển; hạn chế tình trạng di cư tự do.
Phát triển hạ tầng truyền dẫn phát sóng đồng bộ, đảm bảo chuyển tải được các dịch
vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ
thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người DTTS.
3.3. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số;
xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng
về đổi mới cơ bản, toàn diện nâng cao chất lượng công tác
giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả trường phổ thông dân tộc nội trú; xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên là người
DTTS. Thực hiện các chương trình, mô hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hình thành thế hệ nông dân mới, biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị
trường trong vùng DTTS. Sắp xếp lại mục tiêu đào tạo hệ thống các trường đại học, trường dạy nghề
ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,
Tây duyên hải miền Trung để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực người DTTS. Ưu tiên giải quyết việc
làm cho học sinh, sinh viên DTTS sau khi tốt nghiệp. Thực hiện công tác luân
chuyển, chính sách khuyến khích, thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi đến tham gia phát triển KT-XH các
xã vùng cao, biên giới, vùng ĐBKK. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao là người DTTS. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,
đãi ngộ cán bộ là người DTTS.
3.4. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn
hóa, xã hội vùng dân tộc và miền núi
Nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế của trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến
tỉnh. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm
y tế khám chữa bệnh cho người DTTS. Phát triển mạnh y tế dự
phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tiếp tục kiềm chế và
giảm mạnh lây nhiễm HIV, phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại.
Xây dựng và thực hiện chiến lược về
nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên các DTTS. Thực
hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình, đặc biệt là các DTTS rất ít người. Giảm thiểu tình trạng hôn nhân
cận huyết thống, tảo hôn vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng
giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ
em DTTS; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của
pháp luật; nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng
truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS;
tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS; xây dựng
hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở vùng
DT&MN gắn với di tích lịch sử ở từng vùng, từng địa
phương; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn
hóa, thông tin; nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động chống các biểu hiện mê tín, dị đoan, suy thoái đạo đức, lối sống.
3.5. Nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị, củng cố an ninh nông thôn vùng dân tộc và miền núi
Xây dựng và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động
của tổ chức đảng, đoàn thể đến từng bản, làng, phum, sóc; trước mắt cần rà soát, khắc phục tình trạng trắng tổ chức đảng và đảng viên ở cấp thôn, bản DTTS.
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ
sở, quan tâm phát hiện nguồn, quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng
cán bộ người DTTS, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, giải quyết những mâu
thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các “điểm nóng”, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, chủ động ngăn
chặn các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc thông qua “diễn biến hòa
bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để lừa gạt, lôi kéo, kích động đồng
bào các DTTS.
Tập trung giải quyết tình trạng du
canh du cư, di cư tự do, lao động xuất cảnh trái phép, chặt phá rừng, khiếu kiện
tranh chấp đất đai, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, buôn bán ma túy, lường gạt
buôn bán phụ nữ, trẻ em... nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng DT&MN.
3.6. Tập trung đầu tư phát triển
địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi
Huy động và lồng ghép các nguồn lực để
thực hiện tốt các chính sách đặc thù, các chương trình phát triển KT-XH ở các
huyện nghèo, xã, thôn, bản ĐBKK. Sửa đổi tiêu chí phân định địa bàn vùng DT&MN theo trình độ phát triển
phù hợp với chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều
để có chính sách bố trí nguồn lực đầu tư cho phù hợp. Đối với những địa bàn
DTTS quá khó khăn, không thể sản xuất được, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ổn định lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết để người dân yên tâm giữ gìn tài nguyên, bảo vệ an
ninh biên giới.
Đối với vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung cần tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các chính sách
phát triển KT-XH vùng DT&MN theo các nghị quyết của Bộ Chính trị. Tập trung giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đồng bào DTTS và hệ thống chính trị cơ sở.
Đánh giá các chính sách đã thực hiện
trong việc đầu tư cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường trong vùng DTTS; xác định
nhu cầu, đề xuất chính sách để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nước sinh
hoạt, ô nhiễm môi trường, đảm bảo đủ nước sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Hỗ trợ người dân vùng DT&MN trong việc xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại theo tiêu chí của
chương trình xây dựng nông thôn mới.
3.7. Tiếp tục hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy,
cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến
cơ sở.
Thực hiện chuyển đổi UBDT thành Bộ
Dân tộc, chuyển các Ban Dân tộc thành Sở
Dân tộc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy làm CTDT
trong tình hình mới. Xây dựng Học viện Dân tộc chuyên đào tạo đội ngũ trí thức,
cán bộ vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Hoàn thiện xây dựng Trụ sở UBDT
và ổn định nơi làm việc, cơ sở
vật chất của các Vụ địa phương; chuẩn bị
xây dựng khu liên cơ quan hành chính sự nghiệp của UBDT. Có chính sách luân
chuyển và đãi ngộ thỏa đáng cán bộ làm CTDT từ Trung ương đến cơ sở, cán bộ là người DTTS.
III. MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kiến nghị với
BCH TW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
1.1. Cho chủ trương
đổi tên UBDT thành Bộ Dân tộc và xây dựng Luật Dân tộc.
1.2. Đề nghị có Chỉ thị riêng của Đảng về công tác cán bộ làm CTDT và cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị.
1.3. Tổ chức tổng kết tình hình thực
hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về CTDT và ban hành Nghị quyết mới thay thế cho phù
hợp với tình hình mới.
2. Kiến nghị với Quốc hội.
2.1. Qua tổng kết thực tiễn, để nâng cao vai trò, vị trí và thực hiện tốt chức
năng tham mưu quản lý nhà nước về CTDT, đề nghị Quốc hội
và Chính phủ xem xét, cho phép UBDT
thực hiện đề án đổi tên UBDT thành Bộ Dân tộc.
2.2. Đưa nhiệm vụ xây dựng Luật Dân tộc
vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội ngay từ đầu nhiệm kỳ
2016 - 2021.
2.3. Có cơ chế hiệu quả trong việc
quyết định các CSDT, đặc biệt là bố trí vốn thực hiện CSDT.
2.4. Tăng cường công tác giám sát thực
hiện các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến giảm nghèo thực hiện tại
vùng DT&MN.
3. Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3.1. Phê duyệt đề án và trình Bộ
Chính trị, Quốc hội cho phép đổi tên UBDT thành Bộ Dân tộc
để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.2. Chỉ
đạo các Bộ, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả Nghị định 05/2011/NĐ-CP
về CTDT và Chiến lược CTDT đến năm 2020 và phối hợp với UBDT xây dựng dự thảo
Luật Dân tộc trình Quốc hội.
3.3. Chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện
nghiêm túc Quy chế làm việc của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với UBDT trong việc bố trí, phân bổ nguồn vốn, trả lời, góp ý, thẩm định, ban hành các CSDT, kiểm tra, tổng
hợp báo cáo CTDT.
3.4. Phê duyệt các đề án chính sách,
chương trình, dự án của UBDT đã trình Thủ tướng Chính phủ,
đặc biệt là đề án các chính sách đặc thù, CT135 và thành lập Học viện Dân tộc gắn
với việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DT&MN.
3.5. Có chính sách quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ là người DTTS; có cơ chế đặc thù tuyển thẳng sinh viên DTTS tốt
nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi vào công tác tại cơ quan CTDT; có chính
sách ưu đãi cho cán bộ làm CTDT, cán bộ là người DTTS./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- TTCP Nguyễn Tấn Dũng (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng CP (để b/c);
- Hội đồng DTQH;
- VPTW Đảng;
- Ban CĐ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, ngành TW;
- UBND 52 tỉnh thành phố vùng DT và MN;
- Bộ trưởng, CN UB và các TT, PCN;
- Các Vụ, đơn vị thuộc UBDT (để t/h);
- Cơ quan CTDT các địa phương (để t/h);
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, TH3b.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Hà Hùng
|
PHỤ LỤC SỐ 01
CÁC ĐỀ ÁN, CHÍNH SÁCH DO ỦY BAN DÂN TỘC
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG, SỬA ĐỔI BỔ SUNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
STT
|
Tên
đề án, chính sách
|
Đã ban hành
|
Đã
hoàn thành chờ phê duyệt
|
Đang
xây dựng chưa trình
|
Không
ban hành
|
Ghi
chú
|
1
|
Nghị định về công tác dân tộc
|
Nghị
định 05/2011/NĐ-CP
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
2
|
Chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào DTTS
|
Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày
18 tháng 03 năm 2011
|
|
|
|
|
3
|
Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”
|
Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
4
|
Chính sách cấp một số ấn phẩm báo,
tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012-2015
|
Quyết
định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011
|
|
|
|
|
5
|
Xây dựng tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng
dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
|
Quyết định 30/2012/QĐ-TTg ngày
18/7/2012
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
6
|
Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012 -2015
|
Quyết định 54/2012/QĐ-TTg ngày
4/12/2012
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
7
|
Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc,
miền núi
|
Quyết định 2214/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP, Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
8
|
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn
2011 - 2020; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược
công tác dân tộc đến năm 2020
|
Quyết định 449/2013/QĐ-TTg ngày
12/3/2013; QĐ 2356/QĐ-TTg
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
9
|
Chương trình hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất
các xã ĐBKK, xã biên giới, xã ATK, thôn ĐBKK giai đoạn
2013 - 2020 (Chương trình 135)
|
Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013
|
|
|
|
Nghị quyết 06/NQ-CP, Quyết định
2356/QD-TTg
|
10
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh
hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn giai đoạn
2012 - 2016
|
Quyết
định 755/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
11
|
Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS
|
Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013
|
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
12
|
Sửa đổi Quyết định 18/QĐ-TTg ngày
18/3/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách đối với người
có uy tín trong đồng bào DTTS
|
Quyết định 56/2013/QĐ-TTg ngày
17/10/2013
|
|
|
|
Quyết định
2356/QĐ-TTg
|
13
|
Sửa đổi Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho
vùng DTTS & MN, vùng DBKK giai đoạn 2012 -2015
|
Quyết định 1977/2013/QĐ-TTg
ngày 30/10/2013
|
|
|
|
|
14
|
Nghị định về hoạt động của Thanh tra Ủy ban dân
tộc (thay thế Nghị định 10/2006/NĐ-CP)
|
|
|
|
X
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
15
|
Đề án chính sách ưu đãi đặc thù ưu
đãi khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp đầu tư vào vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội ĐBKK.
|
|
|
|
Không
ban hành vì trùng lặp nội dung CS của Bộ, ngành khác (Văn bản số 2697/VPCP-TCCB
ngày 05/4/2013)
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
16
|
Đề án chính
sách đặc thù hỗ trợ ĐC ĐC cho đồng bào xã, thôn bản ĐBKK
có nhiều núi đá, thường xuyên bị ảnh hưởng
thiên tai nặng nề
|
|
|
|
Không
ban hành vì trùng lặp nội dung CS của Bộ,
ngành khác
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
17
|
Đề án chính sách bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống cho các vùng DT&MN
|
|
|
|
Không
ban hành vì trùng lặp nội dung CS của Bộ, ngành khác
|
Nghị quyết
06/NQ-CP, Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
18
|
Đề án xây dựng chính sách hỗ
trợ cho các hộ cận nghèo, các hộ thoát
nghèo ở các xã, thôn bản ĐBKK vùng DT&MN đến giai đoạn 2012 - 2016 để thoát nghèo bền vững
|
|
|
|
Không
ban hành vì trùng lặp nội dung CS của Bộ, ngành khác
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
19
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đầu tư hỗ trợ ổn định dân cư đối với đồng bào DTTS di cư tự do
|
|
|
|
Xin đưa ra khỏi chương trình công
tác của CP
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
20
|
Nghị định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực công tác dân tộc
|
|
|
|
Xin
đưa ra khỏi chương trình công tác của CP
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
21
|
Đề án hỗ trợ phát triển KT - XH các dân tộc ít người giai đoạn 2011 - 2015
|
|
|
|
UBDT
đã có Báo cáo 22/BC-UBDT ngày 26 tháng 02 năm 2015 đề xuất
trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư Đề
án hỗ trợ phát
triển KT - XH các dân tộc ít người giai đoạn 2015-2020 (NQ06: đến năm 2020)
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
22
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
nâng mức Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn
|
|
|
|
X
|
|
23
|
Dự án bảo tồn đối với nhóm dân tộc
ít người
|
|
|
|
X
|
|
24
|
Đề án Chương
trình đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội các xã có đông đồng bào DTTS ở biên
giới Việt - Trung giai đoạn 2014 - 2020
|
|
|
|
|
|
25
|
Quyết định thay thế Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày
05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc
vùng khó khăn
|
Quyết
định 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 06 năm 2014
|
|
|
|
Công văn số
126/VPCP-TH ngày 20/01/2014
|
26
|
Xây dựng đề án Chính sách phát triển
kinh tế - xã hội cho vùng DTTS ven đô thị, thị trấn, thị tứ
|
|
|
Đề nghị ghép với
đề án "Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT- XH vùng DTTS và miền núi giai
đoạn 2016 - 2020, định hướng 2030"
|
|
Quyết định 250/QĐ-TTg ngày 13/02/2014
|
27
|
Công tác truyền thông cho vùng dân
tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên
giới, hải đảo giai đoạn 2015-2020,
tầm nhìn 2030
|
|
|
Đã tiến hành lồng ghép Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016 - 2020”
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
28
|
Đề án giao đất, giao rừng cho cộng
đồng vùng dân tộc thiểu số để tạo sinh kế và môi trường
bền vững
|
|
|
|
Đề nghị chuyển Bộ NN&PTNT chủ trì để phù hợp với chức
năng quản lý NN
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
29
|
Đề án xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng Bảng danh
mục thành phần các dân tộc thiểu số Việt Nam
|
|
|
|
Tạm dừng, chờ
Thủ tướng chính
phủ cho phép trình khi đủ điều kiện
|
NQ06, QĐ2356
|
30
|
Đề án xây dựng các mô hình phát triển
kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
|
|
|
|
Công văn số 9878/VPCP-V.III, Cho phép UBDT ngừng xây dựng Đề án,
rút Đề án ra khỏi Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2014
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
31
|
Đề án "Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia về dân tộc"
|
Đã
có Quyết định phê duyệt đề án, hiện
nay đang triển khai thực hiện Đề án.
Năm 2014 ban hành Thông tư về Hệ thống chi tiêu thống kê
ngành công tác dân tộc
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP, Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
32
|
Đề án Điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc
thiểu số Việt Nam
|
Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 05
tháng 01 năm 2015
|
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
33
|
Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2015 - 2025”
|
Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 14
tháng 04 năm 2015
|
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
34
|
Một số chỉ
tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng
bào DTTS gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm
2015
|
QĐ
1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015
|
|
|
|
|
35
|
Đề án "Tổ chức Đại hội Đại biểu dân tộc thiểu số lần thứ 2 cấp địa phương"
|
Hiện
nay các địa phương đã tổ chức xong Đại hội cấp tỉnh, huyện
lần 2.
|
|
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP, Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
36
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016-2020.
|
|
X
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
37
|
Đề án xây dựng cơ chế tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách
hiện hành nhằm ổn định đời sống cho đồng bào di cư tự do
phía Lào trao trả".
|
|
|
|
|
Quyết định
2627/QĐ-TTg ngày 31/12/2013
|
38
|
Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc rất ít người giai
đoạn 2016 - 2025
|
|
X
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
39
|
Đề án Chính
sách sắp xếp, ổn định dân cư cho người di cư tự do từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào trở về nước
|
QĐ 162/QĐ-TTg,
ngày 25/01/2016
|
|
|
|
Quyết định 2627/QĐ-TTg ngày 31/12/2013
|
40
|
Đề án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc
thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
|
|
X
|
|
|
Nghị quyết 06/NQ-CP, Quyết định
2356/QĐ-TTg
|
41
|
Đề án đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn
2015-2020.
|
|
X
|
|
|
|
42
|
Chiến lược Hội nhập quốc tế về công
tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
|
|
|
X
|
|
NQ 22- NQ/TW ngày 10/04/2013;
NQ31/NQ-CP ngày 13/5/2014
|
43
|
Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc
biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020.
|
|
X
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
44
|
Đề án tăng cường vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số đối với công tác dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc.
|
|
X
|
|
|
Quyết định 276/QĐ-TTg ngày 18/02/2014
|
45
|
Đề án Tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng biên giới,
hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 -
2021
|
|
|
X
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP, Quyết định
2356/QĐ-TTg
|
46
|
Chương trình khoa học trọng điểm cấp
nhà nước về vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc
|
QĐ
1641/QĐ-BKHCN.
|
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
47
|
Đề án thành lập học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực
cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi
|
Đã
có chủ trương thành lập
|
|
X
|
|
Nghị quyết
06/NQ-CP, Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
48
|
Quyết định của TTCP về chính sách đặc thù đối với cán bộ trong hệ
thống cơ quan làm công tác dân tộc
|
|
|
|
X
|
Nghị quyết
06/NQ-CP
|
49
|
Xây dựng Luật Dân tộc (2017 - 2020)
|
|
|
Năm
2017
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
50
|
Đề án phát
triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long (2015)
|
|
|
|
Xin
đưa ra khỏi chương trình
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
51
|
Đề án đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
|
|
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
52
|
Chương trình hành động công tác
thông tin đối ngoại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên
giới, hải đảo
|
|
|
|
|
Quyết định 2356/QĐ-TTg
|
PHỤ LỤC SỐ 02
CÁC THÔNG TƯ ỦY BAN DÂN TỘC
XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
STT
|
Tên
loại văn bản
|
Số,
ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản
|
Tên
gọi của văn bản/ Trích yếu nội dung của văn bản
|
Thời điểm có hiệu lực
|
Ghi
chú
|
1
|
Thông
tư
|
01/2011/TT-UBDT; 15/7/2011
|
Thông tư hướng dẫn công tác thi
đua, khen thưởng trong hệ thống cơ quan
công tác dân tộc
|
29/8/2011
|
|
2
|
Thông
tư
|
02/2011/TT-UBDT; 15/7/2011
|
Thông tư quy định về tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Dân tộc
|
01/9/2011
|
|
3
|
Thông
tư
|
03/2011/TT-UBDT; 26/10/2011
|
Thông tư sửa đổi Thông tư số 03/2010/TT-UBDT quy định trình tự,
thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc
|
10/12/2011
|
|
4
|
Thông
tư
|
04/2011/TT-UBDT;
26/10/2011
|
Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục
kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc
|
10/12/2011
|
|
5
|
Thông
tư liên tịch
|
05/2011/TTLT-UBDT-BTC
16/12/2011
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
|
30/01/2012
|
Đã hết hiệu lực
từ ngày 25/02/2014
|
6
|
Thông
tư
|
01/2012/TT-UBDT;
24/10/2012
|
Thông tư hướng dẫn Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg về tiêu chí xác định
thôn đặc biệt khó khăn, xã vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015
|
08/12/2012
|
|
7
|
Thông
tư liên tịch
|
02/2012/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL;
13/12/2012
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số
2472/QĐ-TTg về cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015
|
01/2/2013
|
|
8
|
Thông
tư
|
01/2013/TT-UBDT;
01/3/2013
|
Thông tư quy định quản lý, thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ủy ban
Dân tộc
|
15/4/2013
|
|
9
|
Thông
tư
|
02/2013/TT-UBDT;
24/6/2013
|
Thông tư hướng dẫn Quyết định 54/2012/QĐ-TTg về chính sách cho vay vốn phát triển đối với hộ dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015
|
08/8/2013
|
|
10
|
Thông
tư
|
03/2013/TT-UBDT; 28/10/2013
|
Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số
29/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ
trợ giải quyết đất ở và việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2012 - 2015
|
12/12/2013
|
|
11
|
Thông
tư liên tịch
|
04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT;
18/11/2013
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn Quyết định số 755/QĐ-TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt
khó khăn
|
02/01/2014
|
|
12
|
Thông
tư liên tịch
|
05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD;
18/11/2013
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn Chương
trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn
|
03/01/2014
|
|
13
|
Thông
tư liên tịch
|
06/2013/TTLT-UBDT-BTC;
27/12/2013
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực
hiện Quyết định số
33/2013/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư
cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015
|
10/02/2014
|
|
14
|
Thông
tư
|
01/2014/TTLT-UBDT-BTC
10/01/2014
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số do Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc - Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành
|
25/02/2014
|
|
15
|
Thông
tư
|
02/2014/TT-UBDT
01/08/2014
|
Thông tư quy định trình tự, thủ tục
soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc
|
15/09/2014
|
|
16
|
Thông
tư liên tịch
|
03/2014/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL
15/10/2014
|
Thông tư liên tịch sửa đổi Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL hướng dẫn thực
hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg và Quyết định 1977/QĐ-TTg do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ
Thông tin và Truyền Thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
ban hành
|
01/12/2014
|
|
17
|
Thông
tư
|
04/2014/TT-UBDT
01/12/2014
|
Thông tư quy định chế độ thông tin, báo cáo về công
tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
|
14/01/2015
|
|
18
|
Thông
tư
|
05/2014/TT-UBDT
10/12/2014
|
Thông tư về rà soát, hệ thống hóa,
hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc
|
24/01/2015
|
|
19
|
Thông
tư
|
06/2014/TT-UBDT
10/12/2014
|
Thông tư về Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban
hành
|
01/02/2015
|
|
20
|
Thông
tư liên tịch
|
07/2014/TTLT-UBDT-BNV
22/12/2014
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
|
15/02/2015
|
|
21
|
Thông
tư
|
01/2015/TT-UBDT
23/07/2015
|
Thông tư Quy định về tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc
|
07/9/2015
|
|
22
|
Thông
tư
|
02/2015/TT-UBDT
30/11/2015
|
Hướng dẫn công
tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống cơ quan công tác
dân tộc
|
15/01/2016
|
|
23
|
Thông
tư
|
03/2015/TT-UBDT
15/12/2015
|
Thông tư Quy định chế độ báo cáo thống kê CTDT áp dụng đối với cơ quan CTDT tỉnh,
thành phố trực thuộc TW
|
01/2/2016
|
|
PHỤ LỤC SỐ 03
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN
2011-2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
STT
|
Nội
dung
|
Tổng
kinh phí được duyệt (nhu cầu) giai đoạn 2011 - 2015
|
Kinh
phí đã cấp theo từng năm
|
Tổng
vốn đã cấp giai đoạn 2011 -2015
|
Tỷ
lệ đã cấp (%)
|
Năm
2011
|
Năm
2012
|
Năm
2013
|
Năm
2014
|
Năm
2015
|
1
|
Chương trình 135 giai đoạn II
|
3.214,490
|
3.214,49
|
|
|
|
|
3.214,490
|
100,00
|
2
|
Dự án 2 đầu tư cơ sở hạ tầng (theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg)
|
4.757,200
|
|
2.263,20
|
2.494,00
|
|
|
4.757,200
|
100,00
|
3
|
Quyết định số 551/QĐ-TTg: Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho
các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản
ĐBKK
|
17.509,187
|
|
|
|
3.908,47
|
3.882,01
|
7.790,480
|
44,49
|
4
|
Quyết định 1592/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến
năm 2010 cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn.
|
7.911,810
|
500
|
550
|
|
|
|
1.050,000
|
13,27
|
5
|
Quyết định số 755/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ
nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (CS được cấp vốn
từ năm 2014).
|
11.754,908
|
|
|
|
200,000
|
2.102,600
|
2.302,600
|
19,59
|
6
|
Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở
và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời
sống khó khăn
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 (Từ
2013 - 2015, Chính sách chưa được cấp vốn. TTCP đã có
văn bản đồng ý chuyển 352,55 tỷ đồng vốn chưa giải ngân từ QĐ
74/2008/QĐ-TTg sang thực hiện QĐ 29/2013/QĐ-TTg)
|
578,347
|
|
|
|
352,550
|
290,000
|
642,550
|
111,10
|
7
|
Quyết định
số 54/2012/QĐ-TTg về
Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015
(thực hiện từ năm 2012 nhưng chưa được cấp vốn. TTCP đã
cho phép sử dụng vốn
thu hồi từ QĐ 32/2007/QĐ-TTg sang thực hiện QĐ số 54/2012/QĐ-TTg)
|
2.195,808
|
|
|
109,481
|
90,975
|
910,497
|
1.110,953
|
50,59
|
8
|
Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg về
Chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào DTTS
còn di cư tự do
|
2.144,000
|
295,00
|
385,00
|
367,00
|
325,000
|
772,000
|
2.144,000
|
100,00
|
9
|
Quyết định 1672/QĐ-TTg về Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La
Hủ, Cống, Cờ Lao" (được phân bổ vốn từ năm 2013)
|
590,826
|
|
|
73,280
|
73,280
|
95,280
|
241,840
|
40,93
|
10
|
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về Chính sách hỗ
trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn
|
3.068,518
|
653,288
|
653,288
|
653,337
|
549,412
|
559,193
|
3.068,518
|
100,00
|
11
|
Quyết định số 2472/QĐ-TTg về Chính sách cấp một số loại báo, tạp
chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn.
|
1.133,900
|
309,200
|
309,200
|
165,500
|
172,000
|
178,000
|
1.133,900
|
100,00
|
12
|
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày
18/3/2011 và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 về Chính sách đối với người có uy tín trong đồng
bào DTTS
|
|
|
|
|
|
126,022
|
126,022
|
|
|
Tổng
cộng
|
54.858,994
|
4.971,978
|
4.160,688
|
3.862,598
|
5.671,687
|
8.915,602
|
27.456,531
|
50,05
|
PHỤ LỤC SỐ 04
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ
ÁN DO ỦY BAN DÂN TỘC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
STT
|
Ký
hiệu văn bản
|
Nội
dung (tên chương trình, chính sách, dự
án)
|
Vốn thực hiện (Tỷ đồng)
|
Kết quả thực hiện
|
1
|
|
Chương trình 135 giai đoạn II
|
3.214,490
|
- Địa bàn đầu tư: 1.723 xã
và 2.701 thôn đặc biệt khó khăn.
- Kết quả: Do việc bố trí kinh phí chậm,
ngày 02/12/2011 mới được thông báo vốn nên thời gian thực hiện chương trình
được kéo dài đến hết 31/12/2012.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: NSTW: 2.263,2 tỷ đồng, NSĐP: 65 tỷ
đồng.
+ Hỗ trợ PTSX:
NSTW: 651,95 tỷ đồng, NSĐP: 13,85 tỷ đồng.
+ Đào tạo, nâng cao năng lực: NSTW:
143,89 tỷ đồng, NSĐP: 2,99 tỷ đồng.
+ Duy tu bảo
dưỡng công trình sau đầu tư: NSTW: 142,582 tỷ đồng,
NSĐP: 3,036 tỷ đồng.
+ Kinh phí quản lý: NSTW: 12,87 tỷ
đồng, NSĐP: 280 triệu đồng.
- Đến thời điểm
này đã cấp 100% số vốn theo nhu cầu.
|
2
|
Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08
tháng 10 năm 2012
|
Dự án 2 Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015)
|
4.757,200
|
- Địa bàn của Dự án: Năm 2012, đầu tư cơ sở hạ tầng cho 1.723 xã và 2.701
thôn đặc biệt khó khăn. Năm 2013 đầu tư cơ sở
hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các công trình ở 1.761 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu, xã thuộc CT229 và 2.844 thôn đặc biệt
khó khăn.
- Kết quả: Đã xây dựng được 8.959 công trình, riêng năm 2013 đầu tư được 4.252 công trình
trong đó giao thông 1.769 công trình, thủy lợi 970 công trình, điện 252 công trình, y tế 45 công trình, trường học 50 công trình, nước sinh hoạt
tập trung 226 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 96
công trình, 844 công trình khác và duy
tu bảo dưỡng. Các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư nhằm tạo ra kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
vùng dân tộc và miền núi.
- Đến thời điểm này đã cấp 100% số vốn theo nhu cầu.
|
3
|
Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013
|
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất
cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc
biệt khó khăn
|
7.790,480
|
- Địa bàn đầu tư: 2.331 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu và 3.509 thôn
đặc biệt khó khăn (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ đầu
tư cho 2.295 xã và 3.448 thôn; ngân sách địa phương đầu tư cho 36 xã và 61
thôn).
- Kết quả:
+ Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Đến nay, các địa phương đã tổ chức thực
hiện đầu tư xây dựng 20 nghìn công trình,
tập trung chủ yếu vào đường giao thông, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi...
+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: số hộ được hưởng lợi của dự án này là
157.999 hộ, thực hiện hỗ trợ giống, cây, con, hỗ trợ mua
sắm máy móc trang thiết bị, công cụ phát triển sản xuất, chế biến, hỗ trợ vắc
xin tiêm phòng gia súc gia cầm, tổ chức
các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm... Một số địa
phương còn triển khai chậm1,
tỷ lệ giải ngân thấp, một số huyện đang tiến hành thẩm định, phê duyệt danh
sách hộ được hỗ trợ giống, vật tư, xây
dựng nội dung kế hoạch đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về các
mô hình phát triển sản xuất, tổ chức nghiên cứu học tập các mô hình phát triển sản
xuất tốt để nhân rộng mô hình.
- Đến thời điểm này đã cấp 44,49% số
vốn theo nhu cầu.
|
4
|
Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009
|
Tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng
bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn
|
1.050,000
|
Năm 2011-2012, ngân sách TW bố trí
1.050 tỷ đồng thực hiện QĐ 1592/QĐ-TTg, đạt 13% so với kế
hoạch vốn. Các địa phương đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân
tán cho 21.379 hộ, xây dựng được 910 công trình nước tập trung (ở 33 tỉnh) và bố trí được 2.738
ha đất sản xuất (ở 04 tỉnh), hỗ trợ ngành nghề cho 108 hộ
(1 tỉnh)
|
5
|
Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013
|
Chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, nước sinh hoạt cho
hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn (Thay thế Quyết định 1592/QĐ-TTg)
|
952,600
|
- Kết
quả từ 2014 đến tháng 6 năm 2015 cụ thể như sau:
+ Xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng
được trên 232 công trình nước sinh hoạt
tập trung.
+ Hỗ trợ cho nước sinh hoạt phân
tán cho trên 43.000 hộ.
+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho trên 11.000 hộ, diện tích trên 6.000 ha.
+ Hỗ trợ chuyển
đổi nghề, mua sắm máy móc nông cụ cho trên 7.000 hộ.
- Tháng 9/2015, Quyết định 755 được
bổ sung 1.350 tỷ đồng từ nguồn vượt thu năm 2014 (trong
đó 750 tỷ đồng vốn hỗ trợ và 600 tỷ đồng vốn vay).
- Quyết định 755 hết hiệu lực năm 2015 nhưng mục tiêu chưa hoàn thành, đối tượng
thụ hưởng chính sách còn lớn. Theo tổng hợp báo cáo của các
địa phương, tính đến hết tháng 6 năm 2015 còn 287.454 hộ
thiếu đất sản xuất (trong đó 102.710 hộ có nhu cầu đất sản
xuất. 184.744 hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề).
|
6
|
Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày
20/5/2013
|
Một số chính sách hỗ trợ giải quyết
đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 -
2015 (thay thế QĐ 74/2008/QĐ-TTg)
|
642,550
|
- Giai đoạn 2013 - T8/2015, Quyết định 29 chưa được phân bổ vốn. Các tỉnh chủ yếu sử dụng vốn còn dư của Quyết định 74/2008/QĐ-TTg (352,55 tỷ đồng), số vốn này phân bổ ở các tỉnh không đồng đều, một số tỉnh không thuộc đối tượng thực hiện Quyết định 74/2008/QĐ-TTg nên chưa được cấp vốn2.
Mặt khác một số tỉnh có vốn tuy có
vốn còn dư của QĐ 74 nhưng đến nay chưa quyết toán xong
vốn thực hiện QĐ 74 nên chưa triển khai thực hiện QĐ 29, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai chính sách.
Đến tháng 9 năm 2015, ngoài số vốn còn dư của QĐ 74 tại các tỉnh
là 352,552 tỷ đồng, TW đã cấp bổ
sung 290 tỷ đồng từ nguồn vốn vượt thu để thực hiện nội dung cho vay của
QĐ 29.
- Kết quả: đến tháng 6/2015 theo báo cáo của 6/13
tỉnh (còn 5 tỉnh Long An, Tiền
Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Bạc
Liêu chưa có báo cáo), kết quả đạt được như sau:
Các tỉnh đã giải
ngân được
147.553 triệu đồng (đạt 24,2% kế hoạch vốn, trong đó đã hỗ trợ được đất ở 2.916 hộ , đất sản xuất 1.042 hộ và hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm được 948 hộ;
đào tạo nghề cho 2.634 hộ
|
7
|
Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày
04/12/2012
|
Chính sách cho vay vốn phát triển sản
xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó
khăn giai đoạn 2012-2015
|
1.110,953
|
Từ khi quyết định ban hành đến
tháng 8/2015 chính sách chưa được bố trí kinh phí, để triển
khai chính sách cho vay giai đoạn 2013-6/2015 đã thực hiện nguồn vốn thu hồi
nợ từ Quyết định 32/2007/QĐ-TTg. Từ năm 2013 - 8/2015 đã thu hồi được 221,953
triệu đồng/2.195.808 triệu đồng đạt 10,11%. Tổng số hộ được vay từ 2013 -
T6/2015 là 27.660 hộ, cụ thể: Năm 2013 đã triển khai cho vay được 14,650 hộ,
với số tiền là 109,481 triệu đồng; năm 2014 đã cho vay được 11,431 hộ với số
tiền là 90,975 triệu đồng; đến tháng 6/2015 đã cho vay 1,579 hộ với số tiền
là 12,558 triệu đồng.
Đến tháng
9/2015 Quyết định 54 mới được bố trí 889 tỷ để triển
khai chính sách. Dự kiến sẽ bố trí vốn cho 111,125 hộ
vay. Trong giai đoạn 2016 - 2020, còn 137.207 hộ có nhu cầu vay vốn.
|
8
|
Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 và Quyết
định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013
|
Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện
định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
|
2.144,000
|
- Giai đoạn 2011 đến hết tháng 6/2015, hoàn thành 30/44 điểm định canh định cư xen ghép, hoàn thành 130 dự án ĐCĐC tập trung để
bố trí định cư cho 19.500 hộ với 91.500 khẩu.
- Phân bổ vốn
cho Chính sách đạt 100% kế hoạch vốn cả giai đoạn.
|
9
|
Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày
26/9/2011
|
Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ,
Cống, Cờ Lao”
|
241,840
|
- Các công trình đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng năm 2015:
+ Tỉnh Hà
Giang: 07 công trình, trong đó: 01 bể chứa, 02 đường điện
sinh hoạt; 01 nhà mẫu giáo; 03 nhà sinh hoạt cộng đồng.
+ Tỉnh Điện
Biên: 01 cầu treo.
+ Tỉnh Lai
Châu: 08 công trình, trong đó: 07 công trình đường từ
trung tâm xã đến bản; 01 công trình tu sửa công trình thủy
lợi.
- Các công trình chuyển tiếp dự kiến
hoàn thành sau năm 2015:
+ Tỉnh Hà
Giang: 02 công trình làm đường.
+ Tỉnh Điện
Biên: 02 công trình làm đường.
+ Tỉnh Lai
Châu: 03 công trình làm đường.
- Tổng số vốn phân bổ đạt 40,93%
theo nhu cầu.
|
10
|
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày
07/8/2009
|
Chính sách hỗ
trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
|
3.068,518
|
- Đã hỗ
trợ cho 32.472.929 lượt người, đạt 94,6% kế
hoạch; trong đó hỗ trợ trực tiếp bằng
tiền mặt đã thực hiện là 1.850.079 triệu đồng, chiếm 63,7% và kinh phí hỗ trợ
theo hình thức cấp bằng hiện vật là 1.054.283 triệu đồng
chiếm 33,3% tổng kinh phí thực hiện.
- Trong số 57 tỉnh thực hiện chính sách có 34 tỉnh thực hiện bằng hình thức cấp tiền mặt, 5 tỉnh thực hiện bằng hình thức
cấp hiện vật và 18 tỉnh chọn hình
thức cả cấp tiền mặt và hiện vật.
|
11
|
Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày
28/12/2011 và Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 30/10/2013
|
Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số
và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015
|
1.133,900
|
- Tổng số lượng phát hành các ấn phẩm
là: 159,8 triệu tờ cuốn trong đó:
+ Năm 2012 phát hành 19 ấn phẩm là
38.1 triệu tờ/cuốn.
+ Năm 2013 phát hành 19 ấn phẩm là
40,3 triệu tờ/cuốn.
+ Năm 2014 24 ấn phẩm 40,4 triệu tờ/cuốn.
+ Năm 2015 24 ấn phẩm 41 triệu tờ/cuốn.
- Kinh phí thực hiện 100% so với tổng
số vốn được cấp
|
12
|
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày
18/3/2011 và Quyết định số
56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013
|
Chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào DTTS
|
126,022
|
- Rà soát, lập danh sách 33.264 người
có uy tín (năm 2015): Có 53/54 dân tộc (trừ dân tộc Ngái) bình chọn được người có uy tín. Số lượng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, biên giới khu vực phía Bắc và Tây Nguyên. Các dân tộc Tày, Thái, Mông, Mường, Nùng, Dao, Khmer
có số lượng người có uy tín được
bình chọn nhiều nhất.
- Số liệu chưa
đầy đủ (do 1 số địa phương chưa báo cáo), với tổng kinh phí 126,022 tỷ đồng
các địa phương đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với người
có uy tín: Hỗ trợ ốm đau, sách báo, học tập, bồi dưỡng, tham quan...
|
PHỤ LỤC SỐ 05
CÁC ĐỀ ÁN, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN TẠI VÙNG DT&MN
DO CÁC BỘ, NGÀNH CHỦ TRÌ, XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Số, cơ quan ban
hành trích yếu
|
Nội dung
|
Thời gian thực
hiện
|
Địa
bàn thực hiện/cơ quan quản lý
|
Bắt
đầu
|
Kết thúc
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
A
|
NHÓM CHÍNH SÁCH CHUNG
|
|
|
|
I
|
Chính sách đầu tư, hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu (gồm 02 Chính sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012
|
Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015
|
2012
|
2015
|
Toàn
quốc
|
2
|
695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012
|
Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
|
2012
|
2020
|
Toàn
quốc
|
II
|
Chính sách phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập (12 chính sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
01/2012/QĐ-TTg, ngày 09/1/2012
|
Một số chính sách hỗ trợ áp dụng
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông lâm thủy sản
|
2012
|
|
|
2
|
49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012
|
Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định
số 142/2009/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng
bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
|
2012
|
|
Toàn
quốc
|
3
|
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013
|
Chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản,
xây dựng cánh đồng lớn
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
4
|
899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013
|
Quyết định số của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và
phát triển bền vững
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
5
|
1442/QĐ-TTg, ngày 23/8/2011
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
|
2011
|
|
Toàn
quốc
|
6
|
68/2013/QĐ-TTg
ngày 14/11/2013
|
Về chính sách
hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp (thay thế Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và QĐ 65/2011/QĐ-TTg
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
7
|
65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011
|
Sửa đổi một số điều của QĐ 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
|
2011
|
|
Toàn
quốc
|
8
|
50/2014/QĐ-TTg
|
Về chính sách
hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020, đối tượng
được hưởng chính sách trên là các hộ gia đình trực tiếp
chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh
nghiệp
|
2015
|
2020
|
Toàn
quốc
|
9
|
985/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014
|
Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
|
2014
|
|
X
|
10
|
11/2011/QĐ-TTg ngày 18/2/2011
|
Chương trình khuyến khích phát triển
ngành mây tre
|
2011
|
|
|
11
|
1620/QĐ-TTg
ngày 20/9/2011
|
Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện
phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới
|
|
|
|
12
|
342/QĐ-TTG ngày 20/2/2013
|
Sửa đổi bổ sung một số tiêu chí
của Bộ tiêu chí
quốc gia về NTM
|
|
|
|
III
|
Chính sách về tín dụng (12 chính
sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
15/2013/QĐ-TTg,
ngày 23/2/2013
|
Về tín dụng đối với hộ cận nghèo
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
2
|
1826/QĐ-TTg, 09/10/2013
|
Điều chỉnh giảm
lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại ngân
hàng chính sách xã hội
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
3
|
09/2012/QĐ-TTg
ngày 10/02/2012
|
Sửa đổi một số điều của Quyết
định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm
2005 về việc điều chỉnh, bổ sung đối
tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng
cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
|
2012
|
|
Các
tỉnh ĐBSCL
|
4
|
853/QĐ-TTg,
ngày 03/6/2011
|
Điều chỉnh mức
cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên
|
2011
|
|
Toàn
quốc
|
5
|
1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013
|
Điều chỉnh mức
cho vay đối với học sinh, sinh viên
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
6
|
1826/QĐ-TTg, ngày 9/10/2013
|
Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
7
|
872/QĐ-TTg ngày 06/6/2014
|
Về điều chỉnh
giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng
chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
|
2014
|
|
Toàn
quốc
|
8
|
750/QĐ-TTg, ngày 1/6/2015
|
Về điều chỉnh
giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân
hàng chính sách xã hội
|
2015
|
|
Toàn
quốc
|
9
|
18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014
|
Bổ sung Điều 3 Quyết định
62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện chiến lược cấp quốc gia về nước sạch và
VSMT
|
|
|
|
10
|
716/2012/QĐ-TTg ngày 14/6/2012
|
Về triển khai thí điểm giải pháp hỗ
trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
|
2012
|
|
Toàn
quốc
|
11
|
1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013
|
Thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc
tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc
|
2013
|
2018
|
Toàn
quốc
|
12
|
29/2014/QĐ-TTg
ngày 26/4/2014
|
Tín dụng đối với hộ gia đình và người
nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị
cai nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương
|
2014
|
|
Toàn
quốc
|
IV
|
Chính sách dạy nghề (5 Chính
sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
29/2013/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013
|
Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 2013 - 2015
|
2013
|
2015
|
các
tỉnh ĐBSCL
|
2
|
42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012
|
Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị
sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn
|
2012
|
|
|
3
|
52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012
|
Về chính sách hỗ trợ giải quyết việc
làm và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
|
2012
|
|
Toàn
quốc
|
4
|
630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012
|
Phê duyệt chiến lược dạy nghề thời
kỳ 2011-2015
|
2011
|
2015
|
Toàn
quốc
|
5
|
1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012
|
Phê duyệt Chương trình MTQG việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015
|
2011
|
2015
|
Toàn
quốc
|
V
|
Chính sách giáo dục đào tạo (12
Chính sách và Quyết định)
|
|
|
|
1
|
85/2010/QĐ-TTg ngày 12/10/2010
|
Về chính sách hỗ trợ học sinh bán
trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.
|
2011
|
|
Toàn
quốc
|
2
|
1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011
|
Phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển
hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 -2015
|
2011
|
2015
|
Toàn
quốc
|
3
|
2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010
|
Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục
đối với các dân tộc thiểu số rất ít người
giai đoạn 2011 - 2015
|
2011
|
2015
|
Toàn
quốc
|
4
|
60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011
|
Quy định một số chính sách phát triển
giáo dục mầm non giai đoạn 2011 -2015
|
2011
|
2015
|
Toàn
quốc
|
5
|
1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011
|
Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy
nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 -
2015
|
2011
|
2015
|
các
tỉnh ĐBSCL
|
7
|
66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013
|
Quy định chính
sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại
các cơ sở giáo dục đại học
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
8
|
12/QĐ-TTg ngày 14/1/2013
|
Quy định chính sách hỗ trợ học sinh
trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
|
2013
|
|
Toàn
quốc
|
9
|
36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013
|
Hỗ trợ gạo cho học sinh các trường khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
|
2013
|
|
Vùng
khó khăn
|
10
|
1951/QĐ-TTg ngày 2/11/2011
|
Phát triển giáo dục, dạy và đào tạo
nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 -
2015
|
2011
|
2015
|
Các
tỉnh Tây Nguyên và các huyện giáp Tây Nguyên
|
11
|
89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013
|
Phê duyệt đề án
xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020
|
2012
|
2020
|
Toàn
quốc
|
12
|
629/QĐ-TTg ngày 4/5/2013
|
Phê duyệt đề án xóa mù chữ đến năm 2020
|
|
|
|
VI
|
Chính sách Y tế (04 chính sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
705/QĐ-TTg, ngày 8/5/2013
|
Nâng mức hỗ trợ Bảo hiểm y tế cho một số
đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo
|
2013
|
|
|
2
|
14/2012/QĐ-TTg, ngày 01/3/2012
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày
15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo
|
2012
|
|
|
3
|
498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015
|
Phê duyệt đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2020
|
2015
|
2020
|
Vùng
Đồng bào DTTS
|
4
|
08/2015/QĐ-TTg
|
Thí điểm về giao dịch điện tử trong
việc thực hiện thủ tục tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề
nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
|
2015
|
|
|
VII
|
Chính
sách văn hóa, Thông tin (04 Chính sách và Quyết định)
|
|
|
|
1
|
1270/2011/QĐ-TTg
ngày 27/7/2011
|
Về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn,
phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam đến năm 2020"
|
2011
|
2020
|
Toàn
quốc
|
2
|
1598/QĐ-TTg ngày 26/10/2012
|
Về việc phê duyệt dự án công bố, phổ
biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn II
(2013 - 2017)
|
2013
|
2017
|
Toàn
quốc
|
3
|
1643/QĐ-TTg, ngày 21/9/2011
|
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn
thông công ích giai đoạn 2011 - 2015
|
2011
|
|
|
4
|
1212/QĐ-TTg, ngày 05/9/2012
|
Chương trình mục tiêu quốc gia đưa
thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo giai đoạn 2012 - 2015
|
2012
|
2015
|
|
VIII
|
Chính
sách trợ giúp pháp lý (02 Chính sách và Quyết
định)
|
|
|
|
1
|
40/QĐ-BĐH-PC, ngày 30/5/2013
|
Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án
"Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào
dân tộc thiểu số" từ năm 2013 đến năm 2016
|
2013
|
2016
|
|
2
|
52/2010/QĐ-TTg ngày 18/08/2010
|
Về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020
|
2011
|
2020
|
|
IX
|
Chính sách định canh, định cư, bố
trí sắp xếp dân cư (03
Chính sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012
|
Phê duyệt chương trình bố trí dân
cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải
đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến
năm 2020
|
2013
|
2015
|
Toàn
quốc
|
2
|
570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012
|
Phê duyệt quy hoạch bố trí ổn định
dân cư các xã biên giới Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2017
|
2012
|
2017
|
|
3
|
64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014
|
Về chính sách đặc thù về di dân,
tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện
|
2014
|
|
Toàn
quốc
|
X
|
Chính sách phát triển nguồn
nhân lực, cán bộ quản lý (05 Chính sách và Quyết
định)
|
|
|
|
1
|
579/QĐ-TTg, ngày 19/4/2011
|
Phê duyệt Chiến lược phát triển
nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020
|
2011
|
2020
|
|
2
|
1216/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011
|
Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
|
2011
|
2020
|
|
3
|
1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2014
|
Đề án thí điểm
tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia
phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020
|
2013
|
2020
|
Toàn
quốc
|
4
|
1097/QĐ-TTg ngày 8/7/2011
|
Sửa đổi Dự án thí điểm tuyển chọn
600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về
làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo
được phê duyệt theo Quyết định 170/QĐ-TTg
|
2011
|
|
92
huyện nghèo
|
5
|
567/QĐ-TTG ngày 22/4/2014
|
Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014 - 2020
|
2014
|
2020
|
Toàn
quốc
|
XI
|
Chính sách xây dựng hệ thống chính trị, đảm
bảo an ninh quốc phòng (02 Chính sách và Quyết định)
|
|
|
|
1
|
170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011
|
Phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn
600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND
xã thuộc 62 huyện nghèo
|
2011
|
|
|
2
|
08/QĐ-TTg ngày 26/01/2011
|
Tăng cường cán bộ cho xã thuộc huyện
nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
|
2011
|
|
|
XII
|
Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái (05 Chính
sách, Quyết định)
|
|
|
|
1
|
66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011
|
Sửa đổi bổ sung một số điều Quyết định
số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 Một số chính sách phát
triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015
|
2011
|
|
Toàn
quốc
|
2
|
07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012
|
Ban hành một số chính sách tăng cường
công tác bảo vệ rừng
|
2012
|
|
|
3
|
1380/QĐ-TTg ngày 12/8/2011
|
Phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển
rừng vành đai biên giới giai đoạn 2011 - 2020
|
2011
|
2020
|
Toàn
quốc
|
4
|
24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012
|
Về chính sách
đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020
|
2011
|
2020
|
Toàn
quốc
|
5
|
2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014
|
Phê duyệt Đề án Tăng cường công tác
quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020
|
2014
|
|
Toàn
quốc
|
XIII
|
Chính sách bình đẳng giới (02 Chính sách và Quyết định)
|
|
|
|
1
|
2351/QĐ-TTg, ngày 24/12/2010
|
Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
|
2011
|
|
|
2
|
1241/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011
|
Chương trình quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011 - 2015
|
2011
|
|
|
XIV
|
Chính sách phòng chống ma túy,
HIV/AIDS (01 Chính sách và Quyết định)
|
|
|
|
1
|
1001/QĐ-TTg ngày 27/06/2011
|
Phê duyệt “Chiến lược Quốc gia
phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030
|
2011
|
2020
|
Cả
nước
|
B
|
NHÓM
CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ
|
|
|
|
1
|
Các chính sách cho vùng, cho khu
vực (11 Chính sách, Quyết định
|
|
|
|
1
|
570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012
|
Về việc phê duyệt Quy hoạch bố trí
ổn định dân cư các xã biên giới Việt- Trung giai đoạn 2012 - 2017
|
2012
|
2017
|
Các
xã biên giới Việt - Trung
|
2
|
193/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2010
|
Về phê duyệt quy hoạch tổng thể di
dân, tái định cư dự án thủy điện
Lai Châu.
|
2011
|
|
Lai
Châu
|
3
|
615/2011/QĐ-TTg ngày 25/4/2011
|
Hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cho mỗi
huyện bằng 70% mức bình quân của
các huyện theo Nghị quyết 30a tại cấp huyện và xã cho trường học
|
2011
|
|
Huyện
Võ Nhai - Thái Nguyên và Huyện Vũ Quang - Hà
Tĩnh
|
4
|
1379/2011 ngày 12/8/2011
|
Về việc công nhận xã an toàn khu
thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt đề án định hướng đầu
tư phát triển kinh tế xã hội vùng căn cứ cách mạng
|
2011
|
|
Thái
Nguyên
|
5
|
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011
|
Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015
|
2011
|
2015
|
Toàn
quốc
|
6
|
2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011
|
Ban hành Danh mục Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015
|
2012
|
2015
|
|
7
|
539/QĐ-TTg
ngày 01/4/2013
|
Về việc phê duyệt danh sách các xã
ĐBKK vùng bãi ngang ven biển hải đảo
|
2013
|
2015
|
vùng
bãi ngang ven biển hải đảo
|
8
|
29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013
|
Về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và
giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015
|
2013
|
2015
|
vùng
đồng bằng sông Cửu Long
|
9
|
11/2015/QĐ-TTg ngày 3/4/2015
|
Quy định về miễn, giảm tiền sử dụng
đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối
với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15
tháng 10 năm 1993 tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo
|
2015
|
|
|
10
|
QĐ 850/QĐ-TTg ngày 22/4/2014
|
Chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi
từ trồng lúa sang trồng màu tại ĐBSCL
|
2014
|
|
ĐBSCL
|
11
|
48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014
|
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng
nhà ở phòng tránh bão lụt khu vực miền trung
|
2014
|
|
Các
tỉnh khu vực miền Trung
|
II
|
Các chính sách cho các dân tộc cụ thể (0 Chính sách và Quyết định)
|
|
|
|
PHỤ LỤC SỐ 06
TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CỦA
ỦY BAN DÂN TỘC VỚI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2011 -
2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Bộ, ngành, đoàn
thể
|
Chương
trình phối hợp
|
Giai
đoạn
|
Nội
dung về kết quả phối hợp
|
1
|
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
|
Quy chế phối hợp công tác nhiệm kỳ
khóa XIII (2011 - 2016) giữa HĐDT của Quốc hội và UBDT (ngày 21/11/2011)
|
2011
-2016
|
- Đảm bảo đúng chủ trương, đường lối
của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và phù hợp với
hoàn cảnh trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, chính
sách dân tộc (CSDT); Luôn thông tin cho nhau và tạo điều
kiện phối hợp trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ có
liên quan đến dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng DTTS.
- Thống nhất về
các nội dung và cách thức phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật xây dựng
CSDT, giám sát kiểm tra, cung cấp thông tin, hợp tác quốc
tế và phối hợp tổ chức các hoạt động như: gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XIII
là người DTTS; các đoàn đại biểu tiêu biểu là cán bộ,
già làng, trưởng bản...của các địa phương về thăm Hà Nội; các hoạt động
nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ làm CTDT...
|
2
|
Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch
|
Chương trình phối hợp số 252/CTPH-
BVHTTDL-UBDT ngày 28/01/2011
|
2011
- 2015
|
- Đẩy mạnh các
hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng đồng
bào DTTS&MN.
- Phối hợp tổ chức tuyên tuyền các chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước trên
lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng
và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các chiến lược quốc
gia, đề án về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và
gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)
đến năm 2020; tổ chức
các hoạt động và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa, thể thao, du lịch vùng DT&MN.
|
3
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Chương trình phối hợp số 1894/CTr
BKHCN-UBDT ngày 10/7/2012
|
2012
- 2020
|
- Đẩy mạnh các
hoạt động phối hợp nghiên cứu, thông tin, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực CTDT. Trong
đó có việc thực hiện đề tài “Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định lượng hoàn
thiện CSDT ở nước ta”; đề xuất các quan điểm, định hướng, giải pháp, kiến nghị
đổi mới CTDT ở nước ta từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”;- Tăng cường tiềm lực khoa học cho các đơn vị
nghiên cứu khoa học thuộc UBDT và vùng DT&MN. Trong đó có việc xây dựng Đề án “Chương trình khoa học công nghệ cấp
Quốc gia về CTDT”; - Tăng cường, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ
khoa học: tuyên truyền, phổ biến thông tin nâng cao nhận thức về phát triển KHCN vùng DT&MN
|
4
|
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng
|
KH số 2824/ KHPK-UBDT-BĐBP ngày
7/10/2013
|
2013
- 2016
|
Phối hợp hoạt động; Tổ chức lớp các
tập tuyên truyền về phòng, chống ma túy, gắn với phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ biển đảo cho cán bộ làm
công tác dân tộc, già làng, trưởng buôn, người có uy tín và cán bộ, chiến sĩ
các đồn biên phòng các tỉnh biên giới.
|
5
|
Bộ Y tế
|
Quy chế số
01/QCPH-UBDT- BYT ngày 21/12/2012
|
2012
- 2016
|
- Phối hợp công tác nhiệm kỳ khóa
XIII; Tham gia các đoàn giám sát, kiểm tra về tăng cường chất lượng công tác y tế, việc thực hiện bảo hiểm y tế tại các tỉnh miền núi;
Tham gia hội thảo đánh giá nhanh thực trạng mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu & mức độ tiếp cận của đồng bào
dân tộc thiểu số rất ít người tại một số địa phương.- Rà soát lại những chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến công tác y tế vùng DT&MN; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác
y tế và chính sách y tế đối với
DTTS; xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực đồng bào
DTTS.
|
6
|
Bộ Tư Pháp
|
Chương trình phối hợp công tác số 1249a/CTPH- UBDT-BTP ngày
13/11/2014
|
2014
- 2020
|
- Phối hợp để xây dựng và ban hành
các văn bản QPPL và các chương trình, đề án, dự án liên quan đến DTTS&MN;
rà soát, tổng kết, đánh giá đồng bộ phục vụ xây
dựng dự án Luật Dân tộc; - Nghiên cứu, đưa các nội dung liên quan về phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của các DTTS để luật hóa nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển;
xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án
trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS với Chương trình giảm
nghèo, Chương trình phát triển KT-XH vùng DTTS; công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở bảo
đảm quyền và lợi ích của người
DTTS&MN.
|
7
|
Ban Kinh tế Trung ương
|
Chương trình phối hợp công tác số
01-CTr/BKTTW- UBDT ngày 19/8/2014
|
|
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các
Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Đảng về huy động, phân bổ và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực thực hiện
CSDT, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển KT-XH, hỗ trợ giảm nghèo ở vùng
DTTS&MN; các chính sách, dự án đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng
bào DTTS, bảo tồn và phát triển đối với các nhóm DTTS rất
ít người; tham gia ý kiến thẩm định các
đề án, dự án lớn về CTDT trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về cơ cấu lại
nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong CTDT; sơ kết,
tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về KT-XH; - Phối hợp,
trao đổi thông tin về tình hình thực hiện đường lối, chủ trương
của đảng, các thông tin chuyên đề, kết quả nghiên cứu, khảo sát về CTDT...
|
8
|
Tổng cục Thống kê
|
|
2011
- 2020
|
- Triển khai thực hiện Chiến lược
công tác dân tộc đến năm 2020: Phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thống
kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 và
Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống
chi tiêu thống kê. Phối hợp công tác thống kê trong lĩnh
vực công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương;
- Xây dựng
Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu
thống kê ngành CTDT.
|
9
|
Ban chỉ đạo Tây Bắc
|
Chương trình phối hợp số
40-CTrPH/BCĐTB-UBDT, ngày 30/6/2011
|
2011
- 2015
|
- Phối hợp kiểm
tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức
thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
trên địa bàn; - Phối hợp triển khai chương trình hành động, chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện các đề án, chính sách dân tộc và tôn giáo, di cư tự do vùng Tây Bắc; -
Phối hợp xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2020; kiểm tra, đánh giá các chính sách dân tộc
vùng Tây Bắc.
|
10
|
Ban chỉ đạo Tây Nguyên
|
Quy chế phối hợp công tác nhiệm kỳ 2013 -2016 và Chương
trình phối hợp năm 2013 - 2014
|
2013
- 2016
|
- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực
hiện các Nghị quyết, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đồng bào
DTTS và MN trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; Các Nghị quyết, Kết luận của Đảng về công tác dân tộc;
- Tổ chức khảo
sát chuyên đề, các Hội nghị, Hội thảo, đề tài khoa học liên quan đến công tác
dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
|
11
|
BCĐ Tây
Nam Bộ
|
Quy chế phối hợp số 05- QCPH/BCĐTNB- UBDT, ngày 10/7/2014 trong lĩnh vực CTDT
|
2014
- 2020
|
- Phối hợp tổ chức các hội thi “Tìm
hiểu pháp luật”, họp mặt tuyên truyền về chủ trương,
chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kết quả
thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc
thiểu số; -Tổ chức khảo sát, đánh giá, xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ mô hình phát
triển KT - XH vùng Tây Nam Bộ; Tham gia đoàn công tác thăm, chúc mừng và tặng quà một số đơn vị, tổ chức và hộ gia đình chính sách tiêu biểu là đồng bào các dân tộc nhân dịp tết cổ
truyền các DTTS khu vực Nam Bộ...
|
12
|
Ban Dân vận Trung ương
|
Chương
trình phối hợp số 203- CTrPH/BDVTW-
UBDT, ngày 18/5/2011
|
2011
- 2015
|
- Phối hợp trong
công tác tuyên truyền chính sách, khảo sát tình hình thực hiện CSDT; nghiên cứu một số chính sách
tác động liên quan đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
vùng DT&MN.
- Tham gia xây dựng Đề án “Tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dân vận ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trình Ban
Bí thư Trung ương Đảng. Vận động đồng bào các dân tộc đấu
tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo nhằm kích động, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; bảo
đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng
DT&MN.
|
13
|
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
|
Chương
trình phối hợp số 951/CTPH-
HNDTW-UBDT, ngày 11/10/2013
|
2013
- 2020
|
- Phối hợp tham gia xây dựng, kiểm
tra tình hình thực hiện một số chính sách cho vùng DT&MN; trong công tác
tuyên truyền, vận động nông dân các dân tộc thực hiện tốt
các đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là chính sách đối với đồng
bào vùng DT&MN.- Phối hợp triển
khai hiệu quả việc phát hành báo Nông thôn ngày nay đến
vùng DT&MN, vùng ĐBKK.
|
14
|
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
|
Chương trình phối hợp số: /CTPH-UBDT-HLHPN ngày 08/01/2014
|
2014
- 2016
|
- Phối hợp trong công tác tuyên
truyền, vận động phụ nữ DTTS thực hiện tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước;
xây dựng chương trình xóa mù chữ, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật và trình độ mọi mặt; các chương
trình dạy nghề, phát triển nghề truyền thống cho phụ nữ DTTS; - Triển khai thực
hiện Nghị quyết về Tăng cường công tác dân vận phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo
trong tình hình hiện nay; - Thực hiện tiểu đề án 4 về “Tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS”; Đề án cấp
báo phụ nữ Việt Nam không thu tiền cho Hội LHPN xã, chi hội phụ nữ các xã ĐBKK; Đề án 1891 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN giai đoạn 2013
- 2017; đảm bảo yếu tố giới trong lựa chọn đại biểu, biểu dương người có uy
tín là nữ tại địa bàn DTTS.
|
15
|
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
|
Chương trình phối hợp số: 18/CTrPH - MTTW-UBDT ngày 17/4/2012
|
2012
- 2016
|
- Triển khai
thực hiện, tổ chức tuyên truyền, vận động
đồng bào các dân tộc thực hiện tốt
chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách,
pháp luật của Nhà nước về CTDT, nhất là các chương trình phát triển KT-XH và
giảm nghèo vùng ĐBKK. Thực hiện các cuộc vận động, phong
trào yêu nước; Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình
dân tộc và CTDT; phối hợp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm CTDT; thực
hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của
người có uy tín trong đồng bào DTTS.
|
16
|
Trung ương hội chữ thập đỏ Việt Nam
|
Chương
trình phối hợp số 268- CTPH/TƯHCTĐ- UBDT ngày 14/10/2013
|
2013
- 2018
|
- Phối hợp trong công tác nhân đạo;
- Tuyên truyền giáo dục truyền thống
nhân ái của dân tộc; vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc;
- Tổ chức vận động nguồn lực ủng hộ Chương trình "Ngân hàng bò - chung sức
cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng
nông thôn mới".
|
17
|
Trung ương Đoàn TNCSHCM
|
Chương trình phối hợp số 02-
CTPH/TWĐTN- UBDT ngày 24/10/2013
|
2013
- 2017
|
- Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
sâu rộng cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên thiếu nhi vùng dân tộc về
chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; các hoạt động
biểu dương, tuyên dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình thanh thiếu nhi DTTS có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực;
các điển hình làm tốt công tác chăm lo, bồi dưỡng, phát triển thanh thiếu nhi dân tộc.Tham mưu lãnh đạo các cấp, phối hợp với các ngành hữu quan tạo nguồn kinh phí tổ chức
khen thưởng cho học sinh, sinh viên DTTS có thành tích
cao học tập; - Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội vùng dân tộc, nhất là cấp cơ sở; Chủ động nắm
tình hình thanh niên dân tộc.
|
18
|
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
|
Chương trình phối hợp công tác giữa
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
và UBDT (ngày 25/9/2014)
|
2014
- 2020
|
- Phối hợp thông qua các hoạt động cụ thể nhằm tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách với Đảng, Nhà nước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần góp phần giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi và phản ánh kịp
thời, đầy đủ và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa và
biên giới, hải đảo; tăng cường vận động viện trợ cho đồng bào DTTS phát triển KT-XH,
xóa đói giảm nghèo bền vững; tăng cường phối hợp trong công tác quản lý hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
|
19
|
Thông tấn xã Việt Nam
|
Chương trình phối hợp công tác giữa
UBDT và Thông tấn xã Việt Nam (ngày 28/2/2014)
|
2014
-2018
|
- Tuyên truyền kịp thời chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước góp phần phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; biểu
dương người tốt, việc tốt và nhân rộng điển hình tiên tiến trong đồng bào dân
tộc thiểu số; phổ biến cách làm mới,
chuyển giao công nghệ, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đời sống và lao động sản xuất.
- Tổ chức vận động, tài trợ tạo nguồn
quỹ hỗ trợ, khuyến khích tài năng trẻ,
tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số đạt giải cao trong học tập.
|
20
|
Báo Nhân dân
|
Chương trình phối hợp số
220/CTPH/UBDT-BND ngày 14/3/2014
|
2014
- 2020
|
- Phối hợp tuyên truyền kịp thời chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi; biểu dương người tốt, việc tốt và nhân rộng điển hình tiên tiến trong đồng
bào dân tộc thiểu số.
|
21
|
Tạp chí Cộng sản
|
Chương trình phối hợp số
04/CTrPH-UBDT-TCCS ngày 20/6/2014
|
2014
- 2020
|
|
22
|
Đài tiếng nói Việt Nam
|
Chương trình phối hợp số 951/TTrPH-
TNVN-UBDT 15/12/2011
|
2011
- 2015
|
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường
lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước và kết quả, thành tựu đạt
được trong thực hiện CDST đối với vùng DTTS, miền núi; bám sát các hoạt động
của UBDT và chương trình, chính sách, dự án đang triển
khai ở DT&MN. Hệ phát thanh Dân tộc thực hiện hợp đồng
tuyên truyền, sản xuất các chương trình phát thanh chuyên đề về Chương
trình 135, phát trên chương trình tiếng Mông, Gia Rai, Khơ Me, Cơ Tu, Ê Đê...tuyên truyền phục vụ sự
kiện lớn liên quan đến con người, địa bàn DT&MN; -Tăng cường tin bài biểu
dương người tốt việc tốt và nhân rộng các điển hình tiên
tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình “Dân tộc và phát triển”
dành ngày thứ ba hàng tuần nêu gương những cá nhân là
người dân tộc thiểu số điển hình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, có sức
lan tỏa trong cộng đồng.
|
23
|
Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông VN
|
Chương trình hợp tác số
985/CTHT-UBDT-VNPT, ngày 19/9/2014
|
2014
- 2020
|
- Triển khai kế hoạch Chương trình
hợp tác về Viễn thông, Công nghệ thông tin,
Truyền thông giữa Ủy ban Dân tộc và Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Giai đoạn 2014 - 2020
|
24
|
Học viện Chính trị Khu vực
I
|
Chương trình phối hợp công tác ngày
14/04/2015
|
2015
- 2020
|
- Đẩy mạnh các
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và
nghiên cứu thuộc lĩnh vực lý luận chính trị trong CTDT, phát triển nguồn nhân lực
DTTS, đáp ứng yêu cầu về nhân lực phục vụ giảm
nghèo bền vững và phát triển KT-XH. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, trao đổi thông tin khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tư vấn, phản biện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình,
đề án, dự án, chính sách cho vùng DTTS, góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả QLNN về CTDT và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực DTTS. Phối hợp trong công tác
nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KH&CN. Đẩy mạnh các hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH & CN nhằm giảm nghèo, phát triển KT-VH-XH,
thực hiện CNH-HĐH và xây dựng nông thôn mới ở vùng DTTS.
|
25
|
Trường Đại học Thái Nguyên
|
Chương trình phối hợp công tác ngày
16/04/2015
|
2015
- 2020
|
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu,
trao đổi thông tin khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tư vấn,
phản biện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính
sách cho vùng DTTS; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực DTTS;
- Phối hợp trong công tác đẩy
mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KH&CN;
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị trong phát triển
nguồn nhân lực DTTS, đáp ứng yêu cầu về
nhân lực phục vụ giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng DT&MN phía Bắc.
|
26
|
Ủy han An toàn Giao thông
Quốc gia
|
Chương trình phối hợp công tác ngày
01/6/2015
|
2015
- 2020
|
- Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào DTTS
và MN tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT).
- Nâng cao nhận thức, ý thức và hiểu
biết của đồng bào DTTS khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa về ATGT và Luật
Giao thông đường bộ; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan CTDT và Ban ATGT các cấp để tăng
cường tính thống nhất, đồng bộ, tạo thêm nguồn lực trong
công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc tham gia bảo đảm trật tự ATGT, thực hiện kỷ cương trật tự,
hạn chế và đẩy lùi tai nạn, ùn tắc giao thông; tuyên
truyền vận động đồng bào các dân tộc đóng góp xây dựng
và phát triển hệ thống giao thông an toàn, tham gia các
hoạt động bảo đảm trật tự, ATGT trong cả nước.
|
PHỤ LỤC SỐ 07
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA
PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 -2015
(Kèm theo Báo cáo số 35/BC-UBDT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Tên
đơn vị
|
Số
văn bản
|
Tên
chính sách
|
Nội dung chủ yếu
|
1
|
HÀ
GIANG
|
Quyết định 1052/2011/QĐ- UBND ngày 27/5/2011
|
Hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và
thủy sản,
|
|
Đề án 105/ĐA-UBND
|
Quy tụ dân cư biên giới
|
|
QĐ số
2772/QĐ-UBND ngày 13/7/2012
|
Ban hành chi phí đào tạo nghề dưới 3
tháng cho lao động nông thôn
|
Tổng kinh phí 369.536 triệu đồng
|
2
|
TUYÊN
QUANG
|
Nghị quyết
số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của HĐND tỉnh
|
Cơ chế, chính sách hỗ trợ SX hàng
hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi
|
Năm 2015 hỗ trợ trồng cây cam, mía, nuôi cá lồng, nuôi trâu cho các hộ nghèo và cận nghèo
|
3
|
CAO
BẰNG
|
975/KH-UBND ngày 17/4/2014
|
Kế hoạch triển khai Chiến lược và
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020.
|
|
4
|
LẠNG
SƠN
|
QĐ 38/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007
|
Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản thu hoạch giai đoạn
2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
|
|
QĐ 11/2010/QĐ-UBND ngày 20/10/2010
|
Chính sách hỗ trợ phát triển đàn
trâu, bò và cải tạo đàn bò tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010
- 2015
|
|
QĐ 28/UBND ngày 24/12/2013
|
Chính sách xây dựng mạng lưới thú y
cấp xã, phường, thị trấn, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số vùng khó
khăn địa bàn tỉnh Lạng Sơn
|
Tổng kinh phí 180.799 triệu đồng
|
29/CT-TU ngày
25/4/2014
|
Thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc
đến năm 2020
|
|
52/KH-UBND ngày 05/6/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến
lược và Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
|
|
|
Chương trình thực hiện Đề án phát
triển KT-XH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững GĐ 2013 - 2017
với 02 huyện Bình Gia và Đình Lập
|
|
5
|
THÁI
NGUYÊN
|
2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của
UBND tỉnh
|
Phê duyệt Đề án "Phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020"
|
Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TU ngày 28/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Thái Nguyên về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác dân tộc, công tác tôn giáo trên địa
bàn tỉnh.
|
6
|
BẮC GIANG
|
44/KH-UBND ngày 16/4/2014 của UBND
tỉnh
|
Triển khai Chiến lược và Chương
trình hành động thực hiện công tác Dân tộc đến năm 2020.
|
|
1266/KH-UBND ngày 19/5/2014 của
UBND tỉnh
|
Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh
tế, xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2014 - 2020.
|
|
|
Đề án giảm nghèo đối với 13 xã của
huyện Lục Ngạn (có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%)
|
Tổng vốn 8.838 triệu đồng, hỗ trợ lợn giống và lợn thịt cho các hộ nghèo, đầu tư xây dựng
08 công trình thủy lợi nhỏ.
|
7
|
LÀO
CAI
|
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến
lược và Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Chiến CTDT đến năm 2020 trên địa bàn
tỉnh Lào Cai
|
|
Quyết định 04/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013
|
Khám chữa bệnh cho người nghèo và
người DTTS của Lào Cai
|
Tổng kinh phí 29,941 tỷ đồng, có 119.610
đối tượng được thụ hưởng
|
8
|
YÊN
BÁI
|
NQ 24/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010
|
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái
|
|
QĐ 625/QĐ-UBND ngày 9/5/2011
|
Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020
|
Tổng kinh phí 1.193,154 tỳ đồng
|
NQ 20/2011/NQ-HĐND ngày 5/8/2011
|
Một số chính
sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế
- xã hội áp dụng đối với các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn ngoài hai huyện Trạm Tấu và Mù
Căng Trải
|
|
NQ 37/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011
|
Đề án phát triển giao thông nông
thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015
|
|
NQ 13/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013
|
Một số chính sách khắc phục thiệt hại
do thiên tai, dịch bệnh gây ra để khôi phục sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2015
|
|
9
|
PHÚ
THỌ
|
2498/KH-UBND ngày 19/6/2014
|
Kế hoạch triển khai Chương trình
hành động thực hiện Chiến lược CTDT đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh
|
|
10
|
QUẢNG
NINH
|
|
Chương trình "Chung tay vì
cộng đồng - bò giống giúp người nghèo biên
giới”
|
Phối hợp với Chi nhánh Viettel Quảng Ninh tổ chức trao 1.379 con bò
giống Laisin cho 1.379 hộ nghèo biên giới
|
Chương trình Hỗ trợ xi măng giúp hộ nghèo biên giới xây dựng và cải tạo nhà ở
|
Phối hợp với Chi nhánh Viettel Quảng Ninh hỗ trợ 2.000 tấn xi măng cho 625 hộ nghèo biên giới để cải
thiện nhà ở, chuồng trại chăn nuôi và các công trình phụ
trợ khác
|
11
|
SƠN
LA
|
2269/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 của UBND tỉnh
|
Ổn định sản xuất và đời sống nhân
dân ở các bản có điều kiện KT - XH ĐBKK
|
- Vốn sự nghiệp: Chi sự nghiệp y tế,
văn hóa - TT, sự nghiệp nông, lâm nghiệp... .
- Vốn đầu tư
phát triển
|
Nghị quyết 61/NQ-HĐND, ngày
12/12/2013
|
Tổ chức nấu ăn tại các trường PTTH
bán trú địa bàn tỉnh
|
Có 30.92 học sinh hưởng chế độ bán trú.
|
12
|
16/KH-UBND ngày 24/02/2014 của UBND
tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
|
|
13
|
ĐIỆN
BIÊN
|
280/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc trên địa bàn
tỉnh Điện Biên đến năm 2020
|
|
14
|
LAI
CHÂU
|
Quyết định 01/2012/QĐ-UBND của UBND
tỉnh
|
Chính sách hỗ trợ học bổng học sinh THPT
|
với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, có 11.835 em được hưởng.
|
QĐ 38/2010/QĐ-UBND
và số 29/2013/QĐ-UBND
|
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
|
Với 171.356 triệu đồng, đã sắp xếp ổn định cho 93 hộ dân, hỗ trợ
1.351 tấn giống các loại; 1 dự án rau màu với tổng
diện tích 3ha; hỗ trợ phát triển 323 ha thảo quả cho
2.042 hộ.
|
832/QĐ-UBND ngày 31/7/2014
|
Phê duyệt Kế hoạch
triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược
công tác Dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
|
|
Quyết định 1006/QĐ-UBND
|
Dự án sắp xếp,
ổn định dân cư 2 xã Tà Tổng, Mù Cả
|
|
15
|
HÒA BÌNH
|
13/KH-UBND ngày 28/2/2014 của UBND
tỉnh
|
Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
|
|
|
Hỗ trợ tiền tết cho hộ nghèo
|
Với tổng kinh phí 57,445 tỷ đồng, hỗ
trợ cho 195.169 lượt hộ nghèo
|
83/KH-UBND ngày 19/11/2014 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của
TTg về nâng cao năng lực QLNN về công tác Dân tộc.
|
|
16
|
VĨNH
PHÚC
|
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược CTDT đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh
|
|
17
|
HÀ
NỘI
|
185/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của UBND TP Hà Nội
|
Phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020.
|
|
203/KH-UBND ngày 05/12/2014 của UBND TP Hà Nội
|
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg
|
|
Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 03/10/2011 của Thường Vụ Tỉnh ủy, KH số 166/KH-UBND ngày
30/11/2012 của UBND TP Hà Nội
|
Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân
tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015
|
|
18
|
THANH
HÓA
|
11/KH-UBND ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh
|
Triển khai thực hiện Chiến lược và
Chương trình hành
động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ.
|
|
|
Dự án ổn định sản xuất, đời sống và
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông, huyện Mường Lát
|
|
Quyết định số 2181/QĐ-UBDT ngày
25/6/2013 của UBND tỉnh
|
“Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống
văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020”
|
Hỗ trợ thông qua các hoạt động như: làm tuyến đường đi nghĩa địa, hỗ trợ đám tang theo văn hóa
mới; tuyên truyền nếp sống văn hóa cho đồng bào
|
19
|
NGHỆ
AN
|
2165/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chương
trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc tỉnh
Nghệ An đến năm 2020
|
|
84/QĐ-UBND
|
Hỗ trợ bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
|
Hỗ trợ cho lễ hội
truyền thống; hỗ trợ mở các lớp phổ biến chữ dân tộc
Thái, chữ Mông, sản xuất và sử dụng các loại nhạc cụ, khí cụ dân tộc Thái; hỗ trợ sưu tầm,
mua lại một số hiện vật văn hóa các dân tộc thiểu số; hỗ trợ tổ chức sản xuất
và phát hành đĩa nhạc các làn điệu dân ca dân tộc Thái
|
681/CTr-UBND, ngày 11/12/2014
|
Chương
trình đối ngoại
|
|
|
Chính sách bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số
Đan Lai hiện đang sinh sống tại
vùng lõi vườn Quốc gia Pù mát, Con Cuông, Nghệ An
|
Đã chi 272,528 triệu đồng cho tổ chức liên hoan, văn
nghệ, phổ biến tiếng dân tộc, sản xuất, sử dụng nhạc cụ,
khí cụ các DTTS
|
|
Đề án bản tin Dân tộc
|
|
|
Dự án thí điểm mô hình trồng cây Táo Mèo
|
|
|
Mô hình Bình đẳng giới
|
|
20
|
Hà Tĩnh
|
87/KH-UBND ngày 13/3/2014
|
Kế hoạch triển
khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến
lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
|
|
QĐ 2571/QĐ-UBND Ngày 03/9/2014
|
Phê duyệt đề án phát triển đồng bào
dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê.
|
Hỗ trợ đời sống,
phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
|
21
|
QUẢNG
BÌNH
|
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg
|
Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 9 xã biên giới
|
Xây dựng 9 công trình, trong đó có
chuyển tiếp 2014
|
918/KH-UBND ngày 23/7/2014
|
Kế hoạch triển
khai Chiến lược và Chương trình
hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến
năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
|
|
22
|
QUẢNG
TRỊ
|
426/KH-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của
TTg về nâng cao năng lực QLNN về công
tác Dân tộc.
|
|
Sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len cho
các xã ĐBKK
|
Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
|
Xây dựng 02 công trình đường giao thông thôn
|
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg
|
Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng cho 16 xã biên giới
|
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư
đồng bộ (đường GTNT, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, nước sinh hoạt).
|
23
|
THỪA
THIÊN HUẾ
|
Nghị quyết
/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh
và quyết định số 33/QĐ-UBDT của UBND
|
Chính sách hỗ trợ cho sinh viên người DTTS thi đỗ vào
các trường Cao đẳng, Đại học công lập
|
Hỗ trợ cho sinh viên DTTS các huyện
Nam Đông và A Lưới
|
Nghị quyết
số 31/2011/NQ-HĐND; Quyết
định số 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND; Nghị quyết số
55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của HĐND
tỉnh
|
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo/ Chính sách khuyến khích thoát nghèo/Chương
trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020
|
Tăng cường cải thiện sinh kế
tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; đẩy mạnh
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu,
đào tạo nghề; phát triển giáo dục, y tế MN...
|
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 146/2009/NQ-HĐND
ngày 22/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh
|
Về công tác luân chuyển giáo viên (có thời hạn thực hiện đến hết năm 2015)
|
Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhiều cán bộ, giáo
viên có thời gian cống hiến lâu năm
ở miền núi, vùng ĐBKK có điều kiện về lại huyện, thành
phố (nơi gia đình thường trú)
|
59/KH-UBND ngày 08/5/2014
|
Kế hoạch triển khai Chiến lược và
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
|
|
24
|
BÌNH
ĐỊNH
|
3593/QĐ-UBND ngày 29/10/2014
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến
lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác
Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
|
|
Quyết định 1921/QĐ-UBND ngày
22/7/2013 của UBND tỉnh
|
Ban hành quy định một số chế độ hỗ trợ trong khám chữa bệnh
cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định, mô hình can
thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, Chiến dịch tăng cường
truyền thống lồng ghép chiến dịch chăm sóc sức khỏe -
KHHGD đến vùng khó khăn
|
Tổng kinh phí 7,325 tỷ đồng
|
Tiếp tục thực hiện Quyết định số
4212/QĐ-UBND ngày 17/12/2014
|
Quy định một số chính sách đối với đồng bào DTTS thực hiện Nghị quyết
39/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX
|
Hỗ trợ: Muối Iốt; hỗ trợ học bổng cho học sinh là người
DTTS...
|
25
|
PHÚ YÊN
|
922/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành kế hoạch
thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.
|
|
Quyết định số
1539/QĐ-UBND ngày 09/9/2015
|
Dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai Len cho
các xã ĐBKK
|
Đầu tư 06 công trình cơ sở hạ tầng tại 6 huyện miền núi
|
26
|
KHÁNH
HÒA
|
Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày
08/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh
|
Chương trình phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm
2020 của tỉnh
|
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng
bào DTTS; hỗ trợ phát triển sản xuất; thực hiện chính sách an sinh xã hội
và đầu tư xây dựng
|
2233/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 của
UBND tỉnh
|
Chính sách xây dựng, nhân rộng mô
hình sản xuất mới phát triển kinh tế hộ
đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.
|
|
1054/QĐ-UBND ngày 26/4/2014
|
Phê duyệt Chương trình hành động thực
hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh
|
|
1098/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 của
UBND tỉnh
|
Sửa đổi, bổ sung Kế hoạch
triển khai thực hiện Chương trình phát triển KT - XH
vùng đồng bào DTTS và MN tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 -
2015, định hướng đến năm 2020.
|
|
3097/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác Dân tộc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
|
|
Ban hành Chỉ thị
số 09/CT-UBDT ngày 28/7/2015
|
Về việc đẩy mạnh
thực hiện chính sách CBCCVC người DTTS trên địa bàn tỉnh
|
|
27
|
NINH
THUẬN
|
1589/KH-UBND ngày 04/4/2014 của
UBND tỉnh
|
Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ
thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuân.
|
|
|
Kế hoạch về việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số
06/CT-TTg trên địa bàn tỉnh.
|
|
1138/KH-UBND ngày 23/3/2015
|
Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
|
|
28
|
GIA
LAI
|
96/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND
tỉnh
|
Chính sách nâng cao đời sống người
dân vùng căn cứ cách mạng
|
|
Đề án 03-ĐA/TU ngày 12/6/2009 của Tỉnh ủy
|
Tuyển chọn
sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác
|
|
79/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của UBND
tỉnh
|
Chính sách trợ cước, trợ giá và cấp không các mặt hàng chính sách
|
|
KH-UBND ngày 17/7/2014
|
Kế hoạch triển khai Chương trình
hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm
2020.
|
|
4591/KH-UBND ngày 19/11/2014 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của TTg về nâng cao năng lực QLNN về
công tác Dân tộc.
|
|
Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày
13/2/2015 của UBND tỉnh
|
Về việc quy định giá mua, chi phí vận
chuyển, chi phí cấp phát mặt hàng giống cây trồng, phân bón, bò giống cấp
không cho các hộ dân năm 2015
|
|
QĐ 312/QĐ-UBND ngày 3/4/2015 của
UBND tỉnh
|
Về việc phê duyệt danh sách người
có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2015
|
|
QĐ số 262/QĐ-UBND
ngày 3/5/2015
|
Phê duyệt đề án thực hiện chính
sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS
nghèo ở xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
|
|
29
|
ĐẮK LẮK
|
Chương
trình 655/Ctr-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh
|
Phát triển kinh tế thôn, buôn đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh đến năm 2015
|
|
5479/KH-UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh
|
Triển khai Chiến lược công tác Dân
tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk
|
|
30
|
ĐẮK
NÔNG
|
Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày
27/4/2010 của UBND tỉnh
|
Ban hành kế hoạch tiếp tục xây dựng,
phát triển bon, buôn, bản và thôn có đông đồng bào DTTS
theo hướng đầu tư phát triển bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
|
Tập trung đầu tư xây dựng được 1 số
công trình hạ tầng thiết yếu
|
Quyết định số 943/QĐ-UBND ngày
08/7/2011 của UBND tỉnh
|
Ban hành kế hoạch tăng cường công
tác DTTS theo Chương trình hành động số 04-CT/TU ngày
18/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đăk
Nông GĐ 2011 - 2016.
|
|
Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của UBND tỉnh
|
Quy định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất kinh doanh đối
với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2012 - 2013.
|
|
Quyết định 168/QĐ-UBND, ngày
8/2/2012 và QĐ 1141/QĐ-UBND của UBND tỉnh
|
Chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên
|
|
382/KH-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh
|
Đẩy mạnh phát triển KT - XH, quốc
phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh.
|
Thực hiện Chỉ thị
số 08-CT/TU ngày 07/12/2011 của Tỉnh ủy.
|
227/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của
UBND tỉnh
|
Phê duyệt Đề án Quy hoạch ổn định
dân cư tự do trên địa bản tỉnh Đăk Nông đến năm 2020.
|
Tổng nhu cầu quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020 là 7.556
hộ, 33.145 khẩu, tổng vốn ĐT: 1.059.521 triệu, trong đó: vốn đã phê duyệt
583.036 triệu, vốn ĐT quy hoạch mới 476.485 triệu.
|
NQ số 14/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh
|
Kéo dài thời hạn thực hiện CS theo
QĐ số 10/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012
|
|
Nghị quyết
số 43/NQ-HĐND ngày 18/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông
|
Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ
gia đình đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2015 -
2020
|
|
Kế hoạch số 431/KH-UBND, ngày 8/10/20214 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch tăng
cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh Đăk Nông
|
|
QĐ số 1617/QĐ-UBND,
ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh
|
Chiến lược công tác dân tộc trên địa
bàn tỉnh Đăk Nông đến 2020.
|
|
31
|
KON
TUM
|
1285/KH-UBND ngày 29/5/2014 của
UBND tỉnh
|
Kế hoạch triển khai thực hiện và Chương trình hành động thực hiện công tác
Dân tộc đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
|
Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày
14/02/2015 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch triển khai chỉ thị số 28 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc
|
|
Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 - 2020”
|
|
32
|
LÂM
ĐỒNG
|
Quyết định số
62/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh
|
Chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên
|
Hỗ trợ cho HSSV đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, THCN và ngoài tỉnh
|
3960/KH-UBND ngày 04/8/2014
|
Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng.
|
|
33
|
TP.HCM
|
3531/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của
UBND tỉnh
|
Ban hành "Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về Chiến lược công tác Dân tộc trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
|
|
|
Chính sách hỗ trợ chi phí đóng góp 30% mua thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu
số thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn các quận, huyện năm 2015
|
|
|
Chính sách chăm sóc sức khỏe đồng
bào dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại các khu vực có môi trường sinh sống ẩm thấp và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn đang sinh sống trên địa bàn TP HCM
năm 2014 và 2015
|
Với tổng kinh phí 892 triệu đồng, với
6.165 lượt người hỗ trợ
|
34
|
BÌNH
THUẬN
|
Quyết định số 93/2008/QĐ-UBND
|
hỗ trợ kinh phí học tập cho học
sinh DTTS
|
tổng kinh phí 33,809 tỷ đồng, có 37.562 lượt học sinh được hỗ trợ
|
Quyết định
số 09/2009/QĐ-UBND ngày 09/02/2009 và QĐ 04/2013/QĐ-UBND
|
về việc hỗ trợ
học sinh DTTS đang học tại các trường ĐH, CĐ, TCCN
|
tổng kinh phí 3,184 tỷ đồng, hỗ trợ cho 347 lượt học
sinh.
|
41/2010/QĐ-UBND ngày 15/9/2010 của
UBND tỉnh
|
Đầu tư ứng trước và trợ cước vận
chuyển
|
|
2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 của UBND tỉnh
|
Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS
thời kỳ CNH-HĐH giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020
|
Cụ thể hóa Nghị
quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày
14/12/2011
|
09/2009/QĐ-UBND và QĐ số
04/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh
|
Hỗ trợ cho học
sinh, sinh viên là người DTTS của tỉnh Bình Thuận đang
theo học tại các trường ĐH, CĐ, THCN trong cả nước
|
|
2019/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến
lược công tác Dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
|
|
35
|
BÌNH
PHƯỚC
|
113/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh
|
Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước GĐ 2014 - 2015, định
hướng đến năm 2020”.
|
|
41/KH-UBND ngày 21/02/2014 của UBND
tỉnh
|
Triển khai Chiến lược và Chương
trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020.
|
|
Kế hoạch số
74/KH-UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh
|
KH triển khai thực hiện Đề án “Đẩy
mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2015
và định hướng đến năm 2020”.
|
|
22/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh
|
Quy định hỗ trợ kinh phí cho sinh viên
DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Bình phước đang học
tại các trường ĐH, CĐ, THCN trong hệ thống GDQD theo Đề án “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh
Bình Phước GĐ 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020”
|
- Hỗ trợ tiền ăn
- Hỗ trợ đi lại
|
Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày
02/3/2015
|
Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
|
|
Quyết định 597/QĐ-UBND ngày 31/3/2015
|
Phê duyệt danh sách 347 người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Bình Phước thay thế Quyết định 803/QĐ-UBND ngày
23/4/2014 của UBND tỉnh.
|
|
Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày
07/9/2015
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước
|
|
Hướng dẫn số 232/HD-UBND ngày
10/11/2015
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc cấp huyện.
|
|
36
|
ĐỒNG
NAI
|
801/QĐ-UBND ngày 24/3/2011
|
Ban hành Chương trình công tác Dân
tộc GĐ 2011-2015,
|
|
Kế hoạch số 4938/KH-UBND ngày 21/7/2011
|
Thực hiện công
tác đối với người Hoa.
|
Quan tâm phát triển đời sống kinh tế, xã hội và công tác cán bộ...
|
5009/KH-UBND ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh
|
Thực hiện công tác đối với đồng bào Chăm giai đoạn 2011-2015
|
Quan tâm phát triển đời sống kinh tế, xã hội và
công tác cán bộ...
|
7780/KH-UBND ngày 09/10/2012 của UBND tỉnh
|
Công tác đối với
đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai GĐ 2012-2015
|
Quan tâm phát triển đời sống kinh tế, xã hội và
công tác cán bộ...
|
Quyết định 05/2013/QĐ-UBND ngày 18/1/2013 của
UBND tỉnh
|
|
Thực hiện về việc cấp phát kinh phí
học tập cho sinh viên
|
Số
1799/QĐ-UBND ngày 17/6/2014
|
Ban hành Chương trình hành động thực
hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020
|
|
37
|
BÀ
RỊA - V.TÀU
|
22/2010/QĐ-UBND ngày 28/06/2010 của
UBND tỉnh
|
Quy định chế độ trợ cấp đối với đối tượng là sinh viên là người DTTS đang theo học tại các trường
ĐH, CĐ, THCN có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh
|
Mức trợ cấp 4.300.000đ/sv/năm.
|
2490/QĐ-UBND ngày 13/11/2012 của
UBND tỉnh
|
Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2012 - 2015
|
- Vốn Đầu tư: Xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Vốn SN: Hỗ trợ an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội
|
Văn bản số 1826/UBND-VP ngày 25/3/2013;
Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh
|
Về việc ban hành quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
|
|
Văn bản số 857/UBND-VP ngày
04/02/2014 của UBND tỉnh
|
|
Về việc tổ chức và trợ cấp tết Ất Mùi năm 2015.
|
56/KH-UBND ngày 03/11/2014 của UBND
tỉnh
|
Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược CTDT trên địa bàn tỉnh.
|
|
Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày
27/3/2015
|
Chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
|
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người có uy tín
|
38
|
AN
GIANG
|
1527/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của
UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch "Triển khai
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm
2020" trên địa bàn tỉnh An Giang
|
|
39
|
VĨNH
LONG
|
Quyết định số 962/QĐ-UBND
|
Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 2
"Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân
nông thôn và đồng bào DTTS giai đoạn 2013 - 2016”
|
Phổ biến Luật hôn nhân và gia đình sửa
đổi năm 2015 và tuyên truyền về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
|
Kế hoạch số 137/KH/TU ngày
27/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Vĩnh Long
|
Tuyên truyền trong đồng bào dân tộc,
tôn giáo tỉnh Vĩnh Long năm 2015
|
|
40
|
TRÀ
VINH
|
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
09/9/2011 của Tỉnh ủy
|
Tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer giai đoạn
2011-2015
|
|
Quyết định 526/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của UBND tỉnh
|
Về việc ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2011 - 2015.
|
|
Kế hoạch số 58-KH/TU ngày
15/11/2013 của Tỉnh ủy
|
Xây dựng lực lượng cốt cán và phát
huy vai trò NCUT trong cộng đồng người Hoa
|
|
Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày
17/3/2014 của UBND tỉnh
|
Hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo (ngoài đối
tượng theo Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính
phủ)
|
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối tổ chức thực hiện
|
1241/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 của
UBND tỉnh
|
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh.
|
|
41
|
HẬU
GIANG
|
Quyết định
số 154/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch triển khai Chương trình
hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang
|
|
Quyết định
số 548/QĐ-UBND ngày 20/4/2015 của UBND tỉnh
|
Phê duyệt Danh sách người có uy tín
trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2015
|
|
Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh
|
Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo Quyết định
102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
|
|
42
|
TP
CẦN THƠ
|
20-KH/TU ngày 06/6/2012 của Thành ủy Cần Thơ
|
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW của
Ban Bí thư TW Đảng (khóa XI) về "Tăng cường công tác người Hoa trong tình
hình mới" và Chỉ thị 501/TTg của TTg về "Một số
chính sách đối với người Hoa".
|
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi để người Hoa mạnh dạn trong
phát triển KT-XH
|
54/KH-UBND ngày 27/5/2014 của UBND
TP Cần Thơ
|
Thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc
giai đoạn 2014 - 2020 trên địa hàn TP.
|
|
57/KH-UBND ngày 05/6/2014 của
UBNDTP Cần Thơ
|
Triển khai thực hiện Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội nơi có đồng bào DTTS.
|
|
94/KH-UBND ngày 10/11/2014
|
Kế hoạch thực hiện nâng cao hiệu lực,
hiệu quả QLNN về công tác Dân tộc
trên địa bàn TP Cần Thơ.
|
|
Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND ngày
10/7/2015 của Hội đồng Nhân dân TP
|
Hỗ trợ chi phí học tập đối với học
sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
|
|
Nghị quyết số
04/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng Nhân dân TP
|
Hỗ trợ kinh phí mua đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số
|
|
Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày
28/5/2015 của UBND TP
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức Ban Dân tộc tỉnh.
|
|
Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày
20/5/2015 của UBND TP
|
Thực hiện chỉ thị
số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng CP về tăng
cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020
|
|
43
|
SÓC
TRĂNG
|
Quyết định số 1090/QĐHC-CTUBND
|
Chính sách ổn định dân cư
|
Tổng kinh phí 43,393 tỷ
đồng, 200 hộ dân được thụ hưởng
|
201/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh
|
Ban hành Chương trình hành động thực
hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 tỉnh Sóc
Trăng.
|
|
Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày
04/02/2015 của UBND tỉnh
|
Tổ chức triển
khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
|
|
Quyết định
số 25/2015/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của UBND tỉnh
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng.
|
|
44
|
KIÊN
GIANG
|
44/KH-UBND ngày 07/5/2014 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang đến năm 2020
|
|
Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 8/7/2015 của UBND tỉnh
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang.
|
|
Công văn số 740/UBND-NCPC ngày
10/7/2015
|
Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng dân tộc thuộc UBND các huyện, thị, thành
phố
|
|
45
|
CÀ
MAU
|
Quyết định số 640/QĐ-UBND
|
Hỗ trợ tiền đò cho học sinh con hộ nghèo,
cận nghèo trên địa bàn tỉnh
|
với tổng kinh phí 15,76 tỷ đồng, đã
có 15.385 học sinh được hỗ trợ
|
1861/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của UBND tỉnh
|
Phê duyệt kế hoạch thực hiện chính
sách đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo tỉnh
Cà Mau
|
|
14/KH-UBND ngày 16/5/2014 của UBND tỉnh
|
Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020
|
|
Công văn số 925/UBND-VX ngày
6/3/2015
|
Về việc tổ chức Tết Chôl Chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2015
|
|
Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày
8/7/2015 của UBND tỉnh
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Ban dân tộc tỉnh Cà Mau.
|
|
[1] Nhiều báo cáo có ý nghĩa quan
trọng như: Thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH131 của Quốc hội về giảm nghèo bền vững và nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 của UBTV Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào DTTS; tình hình thực hiện CTDT giai đoạn 2011
-2015 quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ CTDT giai đoạn 2016 - 2020 phục
vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng XII...
[2] Tổ chức 13 Hội thi tìm hiểu pháp luật cho đồng bào DTTS
trong toàn quốc; 14 Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức người lao động trong cơ quan UBDT; 02 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 240 lượt
đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc của 16 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên và 15 tỉnh khu
vực Tây Nam Bộ...
[3] Thanh tra việc thực hiện Quyết
định 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về cấp một số loại báo, tạp
chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK; Chương trình 135; Chương trình 134; Chính sách cử tuyển đối với học sinh DTTS tại các địa
phương; Chính sách đối với học sinh là người DTTS tại một
số Trường Dự bị Đại học.
[4] Năm 2011: 17 lượt; năm 2012:
22 lượt; năm 2013: 26 lượt; năm 2014: 12 lượt, 6 tháng/2015: 01 lượt.
[5] Năm 2011: 101 đơn; năm 2012: 109 đơn; năm 2013: 82 đơn; năm 2014:
115 đơn.
[6] 6 Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ CTDT, các lớp nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc... cho hơn 1000 lượt người của các vụ, đơn vị trực thuộc Ủy
ban Dân tộc. Tổ chức 3 khóa đào tạo
nghiệp vụ công tác dân tộc (chương trình
3 tháng) cho 88 lượt HV...
[7] Kết quả khen thưởng 5 năm 2011 - 2015: 06 tập thể và 37 lượt cá nhân được tặng Huân chương Lao động
các hạng 1, 2, 3; 04 tập thể và lượt 32 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng; 04 cá nhân được tặng Danh hiệu Chiến sỹ Thi đua Toàn quốc; 03 tập
thể được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ; 110 lượt tập thể được UBDT tặng Cờ thi đua; 222
lượt tập thể và 797 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; 89 lượt cá nhân được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp bộ và
364 lượt cá nhân được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở.
[8] Các nội dung đã được khắc phục hoàn toàn như: công tác lập kế hoạch
CCHC theo giai đoạn, theo năm và các văn bản chỉ đạo điều hành được ban
hành đầy đủ; báo cáo tháng, quý, năm và giao ban tuần, tháng, quý đã được triển khai đồng bộ.
[9] Năm 2011: Không có đề tài dự án nào được triển khai; Năm 2012: có 04 đề tài KHCN; Năm 2013: Có 05 đề
tài KHCN, 05 dự án điều tra cơ bản, 03 dự án môi trường;
Năm 2014: 03 đề tài KHCN, 04 dự án, 01 dự án môi trường;
Năm 2015: 02 đề tài cấp Quốc gia, 02 đề tài KHCN, 1 đề án..
[10] Các Bộ Giáo dục Đào tạo, Nội
vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tư Pháp... đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 05/2011/NĐ-CP. Nhiều Bộ quản lý ngành đã xây dựng ban hành chính sách mới
như: Chính sách phát triển đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức DTTS trong thời kỳ mới; chính
sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có
tài năng trong hoạt động công vụ vùng DTTS; chính sách đối với cán bộ về
công tác ở địa bàn ĐBKK (Bộ Nội vụ ); đưa chương
trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2014 - 2020 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); tăng
cường sỹ quan lực lượng vũ trang xuống
các xã trọng điểm, các xã biên giới (Bộ Quốc phòng)…
[11] Một số vùng đã có bước phát
triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng
hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động
theo hướng tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 cả nước là 5,97%, giảm 5,79% so với năm 2011. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi giảm nhanh hơn: các tỉnh vùng Đông Bắc giảm 9,05%, Tây Bắc giảm 10,26%, Bắc Trung bộ giảm 9,02%, Tây Nguyên giảm
8,40%, Đồng bằng sông Cửu Long giảm 5,91%.
[12] Các Bộ: Tư pháp, Y tế, Thông
tin và Truyền thông.
[13] Bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Cần Thơ.
1 Bắc Kạn, Lạng Sơn, Đắk Nông, Đồng Tháp
2
Một số tỉnh không thuộc đối tượng thực hiện
Quyết định 74/2008/QĐ-TTg như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp
Báo cáo 35/BC-UBDT năm 2016 tổng kết công tác dân tộc nhiệm kỳ 2011 - 2016 và phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Báo cáo 35/BC-UBDT ngày 11/03/2016 tổng kết công tác dân tộc nhiệm kỳ 2011 - 2016 và phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành
11.602
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|