BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/BC-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 01 năm 2025
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NĂM 2024 THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY
10/9/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VĂN
HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg
ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai
Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam (sau đây viết tắt là Chỉ thị 25), Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ
trì, đồng thời đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình triển khai
Chỉ thị 25 năm 2024 (57/71 bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo, có danh sách kèm
theo tại Phụ lục 1).
Trên cơ sở chủ trì triển khai
Chỉ thị 25 và tổng hợp báo cáo của cac bộ, ngành, địa phương, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị
25 trong năm 2024 như sau:
I. BỐI CẢNH
THỰC HIỆN
1. Bối cảnh quốc tế
Năm 2024 chứng kiến nhiều biến
động địa chính trị trên thế giới, đặt ra nhiều thời cơ đan xen lẫn thách thức.
Bất ổn chính trị, xung đột leo thang tại một số quốc gia, khu vực, thiên tai,
biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự ổn
định, phát triển toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dần phục hồi nhưng còn
chậm. Các nước đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, năng lượng sạch. Văn
hóa đối ngoại được nhiều quốc gia coi trọng, trở thành công cụ lan tỏa sức mạnh
mềm, tăng cường ảnh hưởng, góp phần duy trì an ninh, mở rộng thị trường hàng
hóa, dịch vụ, đóng góp vào phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm và ứng phó
với các thách thức toàn cầu.
2. Bối cảnh trong nước
Năm 2024 đã kiện toàn các chức
danh Lãnh đạo chủ chốt, đồng thời đang trong quá trình tinh gọn bộ máy hệ thống
chính trị theo phương châm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; là năm thứ 4 thực hiện
Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm tăng tốc, bứt phá việc thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong nước tiếp
tục đạt kết quả tích cực, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều
thành tựu quan trọng, tạo thời cơ, vận hội mới để phát triển đất nước và nâng
cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nền
kinh tế nước ta vẫn còn đối mặt với những rủi ro như tác động tiêu cực từ xung
đột địa chính trị và sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đầu
tư khu vực tư nhân chưa phục hồi sau đại dịch… ảnh hưởng không thuận đến triển
khai các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, công tác đối ngoại nói
chung trong đó có văn hóa đối ngoại.
II. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CHỈ THỊ 25
1. Công tác
quán triệt, tuyên truyền
Các bộ, ngành, địa phương không
ngừng đề cao tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt,
theo dõi và kiểm tra việc thực hiện, gắn liền với việc triển khai các Nghị quyết
của Đảng, Chính phủ; Chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược ngoại giao văn
hóa và các văn bản liên quan. Sự chuyển biến trong nhận thức, tư duy từ “làm
văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hoá” ngày càng được nâng cao và hoàn
thiện, tiếp cận theo hướng chiều sâu. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến,
vai trò của văn hóa đối ngoại trong phát triển kinh tế-xã hội ngày càng được
quan tâm, chú trọng hơn, được sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương
tiện truyền thông, bước đầu thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước.
2. Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, khung thỏa thuận quốc tế phục vụ
công tác văn hóa đối ngoại
Xác định hoàn thiện đồng bộ thể
chế là một trong ba khâu đột phá chiến lược, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Quốc hội thông qua Nghị
quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
giai đoạn 2025-2035 và Luật Di sản văn hóa, trong đó có nhiều điểm mới, tạo thuận
lợi cho công tác bảo tồn, phát huy di sản, với mục tiêu “chuyển hóa các giá trị
tài sản văn hóa thành nguồn lực, động lực cho sự phát triển”, gắn kết chặt chẽ
với phát triển kinh tế-xã hội, đề xuất thành lập mới một số trung tâm văn hóa
Việt Nam tại nước ngoài; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển
các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã xây dựng, đàm phán, ký kết và triển khai 11 văn kiện hợp tác quốc tế
về văn hóa, thể thao và du lịch với các đối tác nước ngoài (02 thỏa thuận quốc
tế nhân danh Chính phủ, 09 thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ, danh sách kèm theo
tại Phụ lục 2), nhiều văn bản được ký nhân các chuyến thăm các nước của Lãnh đạo
Đảng và Nhà nước, thể hiện mức độ cam kết và sự tin cậy cao[1]. Kế hoạch triển khai các văn kiện quốc tế được đặt
ưu tiên lên hàng đầu, ban hành ngay sau khi ký kết, việc thực hiện một số văn
kiện đạt hiệu quả cao, điển hình, Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Pháp
mở ra cơ hội hợp tác thực chất với nhiều dự án cụ thể như dự án hỗ trợ ngành Hoạt
hình Việt Nam được phía Pháp tài trợ 160.000 Euro trong giai đoạn 2024-2025, dự
án xây dựng cơ sở dữ liệu về bối cảnh quay phim tại Việt Nam để thu hút các
đoàn làm phim nước ngoài với ngân sách 52.000 Euro, dự án phát triển hệ sinh
thái phát hành và quảng bá dòng phim nghệ thuật Á-Âu tại Việt Nam (ngân sách
100.000 Euro)…
Nhiều địa phương đã ký kết và
thực hiện các thỏa thuận quốc tế với chính quyền địa phương các nước[2], trong đó dành ưu tiên
tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, du lịch. Việc triển khai các điều
ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế cũng như những cam kết quốc tế đa phương trong
lĩnh vực văn hóa, các chính sách liên quan được thực hiện đồng bộ.
3. Kết quả
công tác quảng bá văn hóa đối ngoại và truyền thông
3.1.
Các hoạt động quảng bá văn hóa đối ngoại
a) Hoạt động văn hóa đối ngoại
phục vụ các chuyến thăm nước ngoài của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Các hoạt động văn hóa đối ngoại
trong các chuyến thăm các nước của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã lan tỏa thông điệp
hữu nghị, hòa bình, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, giới thiệu về
nguồn cội, sức sống của văn hóa Việt Nam và quyết tâm biến văn hóa thành sức mạnh
nội sinh cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc …Giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam tiếp tục hiện diện đậm nét trong các chuyến thăm góp phần
tăng cường tình hữu nghị giữa các nước anh em.
Các chương trình do Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức năm 2024 như Ngày Văn hóa Việt Nam lần đầu
tiên được tổ chức tại Mông Cổ nhân chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chào mừng kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam-Mông Cổ, Chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ, giảng
viên hàng đầu Việt Nam từng học tập và đào tạo tại Trung Quốc nhân chuyến thăm
chính thức của Chủ tịch Quốc hội đến Trung Quốc…là những dấu ấn về tình cảm hữu
nghị giữa lãnh đạo và nhân dân Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống, góp
phần phát triển quan hệ với các nước một cách toàn diện trên nền tảng chia sẻ sự
hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Các hoạt động văn hóa đối ngoại phục vụ Thủ tướng
Chính phủ được mở rộng, có sự gắn kết với các hoạt động xúc tiến du lịch, đầu
tư, thương mại..., tiêu biểu như Diễn đàn Xúc tiến Du lịch và Hợp tác Văn hóa
Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của
Thủ tướng Chính phủ được coi là hình mẫu trong việc thực hiện quảng bá, xúc tiến
ra thị trường thế giới, chứng kiến việc ký kết 9 văn kiện hợp tác, thiết lập
đường bay mới, các dự án du lịch thông minh, chuyển đổi số, hợp tác sản xuất
phim, phát triển công nghiệp âm nhạc… tạo xung lực mới trong việc hiện thực hóa
quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc. Lễ hội Du lịch-Văn
hóa Việt Nam tại Trung Quốc tại thành phố Côn Minh và thành phố Trùng Khánh đã
được tổ chức nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới kỷ
niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu
nhân văn Việt - Trung năm 2025” đã góp phần đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch
Việt Nam và Trung Quốc, mang lại hiệu quả thiết thực với phương châm “liên kết
chặt chẽ; phối hợp nhịp nhàng; hợp tác sâu rộng; bao trùm, toàn diện; hiệu quả,
phù hợp”.
Chương trình Ngày Việt Nam ở nước
ngoài 2024 do Bộ Ngoại giao chủ trì tiếp tục được chú trọng với các hoạt động
văn hóa - kinh tế - chính trị mang đậm sắc màu văn hóa Việt. Ngày Việt Nam tại
Brazil với sự tham dự của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính, nhân kỷ niệm 35
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil và đoàn Việt Nam dự hội nghị
G20 tại Brazil là sự kiện đầu tiên được tổ chức tại địa bàn Châu Mỹ-Latinh, thu
hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan và trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc
của Việt Nam như múa Rồng, trống hội, biểu diễn võ thuật, múa rối nước..., giúp
lan tỏa hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chương trình Ngày Việt
Nam tại Arab Saudi nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Arab Saudi
giới thiệu một hình ảnh Việt Nam tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, giàu tiềm năng phát
triển, yêu chuộng hòa bình tới bạn bè quốc tế, góp phần quan trọng vào thúc đẩy
giao lưu nhân dân, tăng cường tình hữu nghị và tin cậy lẫn nhau.
b) Công tác văn hóa đối ngoại
phục vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đón Lãnh đạo các nước thăm Việt Nam
Năm 2024, Việt Nam đón nhiều
đoàn Nguyên thủ quốc gia, Lãnh đạo cấp cao các nước đến thăm, trong đó có các
chuyến thăm quan trọng, nâng tầm vị thế Việt Nam. Khi đón đoàn Lãnh đạo cấp cao
các nước, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt[3] là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động đối
ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa đối ngoại (triển lãm,
tham quan các địa danh văn hóa, làng nghề văn hóa, giới thiệu sách, ẩm thực Việt
Nam...) đã được tổ chức để chào mừng đoàn Lãnh đạo các nước, góp phần quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, nêu bật tinh thần
chủ động, thể hiện vai trò của Việt Nam là đối tác tin cậy, có trách nhiệm
trong hợp tác quốc tế.
c) Tuần/Ngày văn hóa, sự kiện
văn hóa Việt Nam tại nước ngoài
Cùng với các chương trình phục
vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 11 các
chương trình Tuần/Ngày văn hóa, lễ hội văn hóa du lịch Việt Nam ở nước ngoài,
góp phần giới thiệu quảng bá đất nước, con người và nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, truyền tải thông điệp về các định hướng phát triển và hội
nhập quốc tế của Việt Nam, tăng cường gắn kết tình hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam và bạn bè các nước, đưa quan hệ của Việt Nam và các nước đi vào chiều sâu.
Chương trình Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga với hàng loạt các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim, chương trình giới thiệu du lịch
Việt Nam... tại Thủ đô Moscow, cố đô St.Petersburg và thành phố Ulyanovsk diễn
ra ngay sau chuyến thăm Cấp nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga V.V.Putin đến
Việt Nam tháng 6 năm 2024, trở thành hoạt động đầu tiên triển khai một cách thiết
thực, hiệu quả Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối
tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc trong việc
kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị
Việt Nam-Liên bang Nga. Bên cạnh Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào, Tuần Văn hóa Việt
Nam tại Campuchia tại Phnom Penh và lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Banteay
Meanchey được ghi nhận, đánh giá cao, góp phần thắt chặt hơn nữa tình cảm giữa
nhân dân hai nước, kịp thời đánh tan các nghi kỵ hiểu lầm từ tác động tiêu cực
của mạng xã hội. Các Lễ hội xúc tiến Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Tokyo,
Sapporo và Kanagawa, Nhật Bản được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia đông
đảo của hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, góp phần thu hút du khách Nhật Bản
đến khám phá đất nước Việt Nam giàu bản sắc. Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển
và Đan Mạch năm 2024 nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình
của quan khách, bạn bè Thụy Điển, Đan Mạch và cộng đồng kiều bào Việt Nam, góp
phần giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống
và làm sâu sắc hơn sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và Thụy Điển,
Đan Mạch.
Các cơ quan, địa phương tăng cường
tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại tại các nước[4] với nhiều đổi mới, sáng tạo cả về nội dung, hình
thức, chất lượng nghệ thuật, phù hợp với đặc thù của sở tại, được công chúng
đón nhận tích cực. Thông qua gần 1000 hoạt động đối ngoại nhân dân được triển
khai trong năm 2024[5],
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã giới thiệu đến bạn bè quốc tế về
hình ảnh, văn hóa đất nước con người Việt Nam với thông điệp Việt Nam là quốc
gia đạt được nhiều thành tựu thời gian qua và giàu tiềm năng phát triển thời
gian tới. Công tác văn hóa đối ngoại tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài được triển khai chủ động, đồng đều và hiệu quả, mang lại những kết quả
tích cực trong quả quảng bá vẻ đẹp, giá trị văn hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật
Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục được chú trọng ứng dụng công nghệ, góp phần giới
thiệu về đất nước, con người và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, truyền tải
thông điệp về các định hướng phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam, tăng
cường gắn kết tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè các nước, đưa quan
hệ của Việt Nam và các nước đi vào chiều sâu và thực chất.
d) Công tác giới thiệu, tôn
vinh danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam
Việc triển khai Đề án “Tôn vinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất,
ở nước ngoài” không ngừng được đẩy mạnh với các hoạt động có sự tham dự của
Lãnh đạo cấp cao: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khánh thành đặt biển kỷ niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte -Adresse, Pháp; Thủ tướng Chính phủ dự
lễ khánh thành công trình biển tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de
Janeiro, Brazil và dự lễ tu bổ, phục dựng tượng Bác tại cộng hòa Dominicana; Chủ
tịch nước Lương Cường dâng hoa và trồng cây lưu niệm tại tượng đài Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Chile; triển khai các hoạt động tôn tạo tượng đài Bác Hồ tại Thủ
đô Mexico, chuyển tượng Bác Hồ sang Triều Tiên, xây dựng Đề án các công trình
tôn vinh Bác Hồ tại Liên bang Nga, Séc, Uruguay và Hà Lan...
Triển khai công tác tôn vinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua hình thức phi vật thể, nhiều chương trình nghệ thuật được
tổ chức tại nước ngoài[6]
lồng ghép ca ngợi, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; triển lãm tư liệu về Bác Hồ với
chủ đề: “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động 1969-2011”
tại Nga; triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khát vọng giải phóng dân tộc” tại
Pháp; triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”..., qua đó giới thiệu
với bạn bè quốc tế về cuộc sống đời thường, đạo đức, phong cách và lối sống
thanh tao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh - những phẩm chất cao đẹp đã để lại
dấu ấn sâu sắc cho các chính khách, nhà nghiên cứu, báo giới và người dân trên
toàn thế giới, góp phần ngày càng tạo được thiện cảm của Lãnh đạo các nước, các
tổ chức quốc tế và người dân các nước với Việt Nam.
Với sự phối hợp vận động hiệu
quả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và tỉnh Hà Tĩnh, năm
2024, UNESCO đã vinh danh và cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Danh y Hải thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác, thể hiện những đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với
đóng góp của cá nhân Danh y đối với xã hội, cộng đồng, nhất là tư tưởng nhân
văn “sống vì mọi người” và tinh thần “học tập suốt đời”, là những giá trị
UNESCO đang thúc đẩy.
e) Thu hút nguồn lực để quảng
bá văn hóa Việt Nam
Trong bối cảnh điều kiện ngân
sách dành cho hoạt động văn hóa đối ngoại còn hạn chế, công tác giới thiệu, quảng
bá văn hóa Việt Nam ra thế giới đã được chủ động triển khai trên cơ sở thu hút,
kêu gọi công tác xã hội hóa trong và ngoài nước; tranh thủ sự hỗ trợ từ nước
ngoài để cử các đoàn nghệ thuật, triển lãm tham gia các liên hoan văn hóa nghệ
thuật ở nước ngoài[7]; vận
động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cấp học bổng hỗ trợ đào tạo
sinh viên chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật[8]. Việc thu hút các nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế
đã góp phần tạo điều kiện nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng tổ chức
của đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia, các người hoạt động văn hóa Việt Nam
trong văn hóa, nghệ thuật.
Nhằm tăng cường thu hút, quản
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ngoài trong tình hình mới, góp
phần phát triển hơn nữa hợp tác quốc tế về văn hóa, các cơ sở đào tạo văn hóa
đã mời nhiều đoàn chuyên gia đầu ngành của các nước[9] sang Việt Nam tổ chức các chương trình lên lớp,
giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành văn hóa, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm cho
đội ngũ giảng viên của Việt Nam. Việc thu hút các nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế
đã góp phần tạo điều kiện nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng của
các chuyên gia, người hoạt động văn hóa, sinh viên chuyên ngành văn hóa, nghệ
thuật.
3.2.
Công tác truyền thông
Triển khai Chỉ thị 25 đã được gắn
liền với công tác truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai
Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động đến
năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp
tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình
mới; chỉ đạo các cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục, tăng cường các
tuyến tin, bài tuyên truyền các hoạt động văn hoá đối ngoại; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối ngoại trong
xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các báo đài và các cơ quan thường trú của
các báo đài tại nước ngoài triển khai công tác truyền thông bài bản, có chất lượng,
các chương trình tuyên truyền với nhiều nội dung và hình thức thể hiện đa dạng
trên tất cả các kênh truyền hình và nền tảng số nhằm mục đích giới thiệu rộng
rãi đến khán giả, công chúng về ý nghĩa của các hoạt động văn hóa đối ngoại.
Nhiều hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam được Đài Truyền hình Việt Nam
truyền tải qua các kênh truyền hình và nền tảng số, tập trung qua các bản tin
thời sự, bản tin ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung) phát sóng hàng ngày,
các chuyên mục phát sóng định kỳ hàng tuần, các chương trình trọng điểm của năm[10], hay lồng ghép trong
nhiều chương trình, chuyên mục khác nhau trên các kênh; thực hiện trao đổi tin,
bài với các Đài truyền hình trong khu vực và trên thế giới, triển khai nhiều
chuyên mục sâu về văn hóa[11]
bằng các ngôn ngữ (Anh, Pháp, Trung, Khmer...).
Hệ thống các cơ quan truyền
thông tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác thông tin trên cơ sở áp dụng truyền
thông số, sử dụng các công cụ, phương tiện thông tin, mạng xã hội (Facebook, Twitter,
Vimeo, Flickr, Instagram, Tiktok,...) để lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa
dân tộc ra thế giới, đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc
tế một cách sinh động và chân thực nhất. Các sản phẩm truyền thông trở thành
người bạn đồng hành không thể thiếu trong việc quảng bá các giá trị văn hóa Việt
Nam ra thế giới.
Cùng với công tác truyền thông
của các báo chí chuyên ngành, năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đón,
hướng dẫn và quản lý 28 đoàn làm phim quốc tế, các hãng thông tấn báo chí quốc
tế vào Việt Nam làm phim, đưa tin, viết bài giới thiệu, quảng bá, văn hóa, đất
nước, con người Việt Nam trên cơ sở nguồn kinh phí chủ động của các hãng phim
quốc tế, hoặc xã hội hóa; thẩm và cấp phép 25 dự án phim sử dụng bối cảnh tại
Việt Nam; bổ nhiệm lại 02 Đại sứ Du lịch Việt Nam[12] nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh quốc gia và
phát triển du lịch. Bộ Ngoại giao cấp phép cho 172 đoàn với 1.194 phóng viên nước
ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn. Bộ Nội vụ tăng cường triển khai
công tác truyền thông qua tổ chức triển lãm, trưng bày các tài liệu lưu trữ ở
trong và ngoài nước nhân kỷ niệm sự kiện lớn của đất nước, kỷ niệm năm chẵn thiết
lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước.
Các địa phương chủ động, phối hợp
tốt trong việc đón đoàn làm phim quốc tế vào Việt Nam thực hiện chương trình quảng
bá văn hóa, du lịch, đất nước, con người và các đặc trưng của từng địa phương,
vùng miền, góp phần quảng bá tiềm năng, du lịch, đầu tư của các địa phương.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam phát huy thế mạnh truyền thông bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, Nga,
Trung Quốc, Lào, Khmer...) và đã đăng khoảng 25.000 tin bài, đồng thời đẩy mạnh
vai trò của một số báo, tạp chí[13] trong công tác truyền thông về văn hóa đối ngoại.
4. Xây dựng,
phát triển thương hiệu, các sản phẩm văn hóa đối ngoại
Ở cấp độ quốc gia, nhiều sự kiện
về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực quốc tế tại Việt Nam có quy mô, uy tín, chất lượng
đã được tổ chức[14], tiếp
tục khẳng định Việt Nam là nơi giao lưu, chia sẻ giữa các nền văn hóa, văn minh
trên thế giới, một điểm đến quốc tế uy tín, chất lượng trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật.
Ở cấp độ địa phương, nhiều sự
kiện văn hóa, lễ hội[15]
đã được tổ chức, thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh địa phương. Một số sự kiện văn
hóa, nghệ thuật tại các địa phương đã trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn
và trở thành thương hiệu, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước[16].
Năm 2024 đánh dấu sự chuyển biến
về công nghiệp văn hóa từ chính sách đến thực tiễn, đang trở thành xu hướng và
được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất
nước; các cơ chế chính sách liên quan đến thúc đẩy sáng tạo tiếp tục được hoàn
thiện; công tác tổ chức thi hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan có
tiến bộ.
Lĩnh vực điện ảnh Việt Nam năm
2024 đã chứng kiến doanh thu tăng và sự đa dạng trong tiếng nói điện ảnh. Các đạo
diễn trẻ tiếp tục có những tác phẩm xuất sắc, được đánh giá cao ở các liên hoan
phim quốc tế uy tín[17].
Một số bộ phim có giá trị kinh tế-xã hội đáng ghi nhận, với doanh thu cao[18], góp phần thúc đẩy
phát triển công nghiệp văn hóa.
Du lịch Việt Nam năm 2024 đã đạt
đạt 17,5 triệu lượt khach quốc tế, tăng 38,9% so với năm 2023. Tổng thu từ
khách du lịch ước đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2023. Vị
thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch châu Á và thế giới càng được khẳng
định khi năm 2024 là lần thứ 6 Việt Nam được tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu
châu Á” và lần thứ 5 được vinh danh “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”. Tại Lễ
trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu
Đại Dương lần thứ 31 năm 2024 tại Philippines, Việt Nam giành 48 giải thưởng
hàng đầu châu Á. Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) được nhận Giải thưởng Làng Du lịch
tốt nhất của UN Tourism năm 2024.
Công tác xúc tiến, quảng bá du
lịch, hình ảnh quốc gia tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng
và có chuyển biến tích cực với nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, kết hợp được
điện ảnh, thể thao, du lịch, góp phần hiệu quả trong phát triển thị trường, điểm
nhấn là thành công của Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại
Hoa Kỳ ngay tại kinh đô điện ảnh Hollywood, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội
nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên Hiệp quốc (UN
Tourism) tại Quảng Nam, Chương trình Du lịch, Điện ảnh và Thể thao-Tự hào bản sắc
Việt tại Bình Định. Các địa phương, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp du lịch đã
chủ động triển khai nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch tại
các sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội.
5. Công tác
văn hóa đối ngoại tại khu vực biên giới
Các tỉnh biên giới luôn dành sự
quan tâm, chủ động, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với các nước
láng giềng[19], tạo thêm
sự gắn kết của nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam với các nước, góp phần bảo
đảm an ninh biên giới và toàn vẹn lãnh thổ.
Hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao và Năm Giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc, năm 2024,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, địa phương không ngừng tăng cường
hợp tác với khu vực biên giới Trung Quốc điển hình như đón Dàn nhạc giao hưởng
Đại học Nghệ thuật Quảng Tây thăm và biểu diễn tại Việt Nam (02 đợt, 160 người);
cử Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và Dàn nhạc dân tộc Việt Nam sang biểu diễn tại
Quảng Tây, Trung Quốc nhân dịp Festival Âm nhạc Trung Quốc - ASEAN (02 đợt 180
người); đón đoàn Xe ô tô thể thao tự lái Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc vào
giao lưu tại Việt Nam; cử đoàn tham dự Liên hoan nhân dân Việt Nam - Trung Quốc;
vận hành thí điểm Khu cảnh quan du lịch thác Bản Giốc, đã góp phần đưa Trung Quốc
xếp ở vị trí thứ hai, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 23%) trong số các nước có khách
du lịch đến Việt Nam.
6. Hoạt động
của các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài
Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại
Lào và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tiếp tục phát huy hiệu quả, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật[20], góp phần quan trọng vào
việc quảng bá văn hóa Việt Nam không chỉ tại Lào, Pháp, mà còn tại nhiều quốc
gia lân cận (Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức các chương trình nghệ
thuật tại Đông Bắc Thái Lan; Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức chương
trình văn hóa-du lịch Việt Nam tại Bỉ, Hy Lạp, Thụy Sỹ...), khẳng định các cơ sở
văn hóa tại nước ngoài là ngôi nhà chung, gắn kết kiều bào với quê hương đất nước
thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
7. Phát huy
công tác văn hóa đối ngoại trong hội nhập quốc tế đa phương
Tại UNESCO: Sự
tham gia của Việt Nam trong UNESCO năm 2024 được đánh giá đã tạo thành “hiện tượng
Việt Nam” tại UNESCO với việc lần đầu tiên trong 48 năm gia nhập UNESCO, Việt
Nam cùng lúc tham gia và phát huy tốt vai trò thành viên tại 06 vị trí, cơ chế
điều hành then chốt nhất của UNESCO[21], góp phần triển khai hiệu quả Chỉ thị 25-CT/TW ngày 08/8/2018
của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, qua đó nâng cao vị
thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế. Đây là sự ghi nhận, ủng hộ, tin tưởng
của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt
Nam tại UNESCO, đồng thời là cơ hội để thể hiện vai trò thành viên tích cực,
chia sẻ trách nhiệm của Việt Nam với công việc chung của thế giới. Năm 2024, 04
chuyến thăm chính thức cấp cao giữa Việt Nam và UNESCO[22] đã góp phần đưa quan hệ đối tác hai bên lên tầm
cao mới.
Năm 2024, Việt Nam vận động
thành công UNESCO ghi danh, công nhận 06 danh hiệu UNESCO[23], góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Việt
Nam trên trường quốc tế và phát triển bền vững ở các địa phương. Các di sản,
danh hiệu đã và đang góp phần bảo vệ, tôn vinh các giá trị văn hoá đặc sắc địa
phương, đóng góp cho việc định vị và xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm canh tài
nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, di sản, kinh tế tuần
hoàn, hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ bền vững môi trường, tạo sinh kế ổn định
cho người dân và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội hài hòa và bền
vững.
Trong khuôn khổ ASEAN,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện vai trò điều phối hợp tác văn hóa
ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024, ASEAN-Anh giai đoạn 20242-2027, tích cực
nâng cao các giá trị, nhận thức, bản sắc ASEAN và tăng cường kết nối văn hoá,
giao lưu nhân dân trong Cộng đồng ASEAN thông qua triển khai Kế hoạch thực hiện
các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025, chủ động, sáng
kiến tổ chức Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ IV, Diễn đàn Thanh niên với Sắc
màu văn hóa ASEAN, tham gia các liên hoan nghệ thuật ASEAN tại các nước. Bên cạnh
việc tham gia Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch
ASEAN, Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao thể thao ASEAN chuẩn
bị cho việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN lần thứ 8 tại Hà Nội năm
2025.
Cùng
với các hoạt động văn hóa, các chương trình, giải đấu thể thao khu vực và quốc
tế cũng góp phần khẳng định và lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam thông qua những
thành tích nổi bật: Đội tuyến bóng đá nam
giành chức vô địch ASEAN Cup 2024; Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu giành
HCĐ FIVB Challenger Cup, lần thứ 2 giành HCV Cúp bóng chuyền châu Á; Đội tuyển
futsal nữ Việt Nam lần đầu giành chức vô địch Đông Nam Á; Đoàn thể thao người
khuyết tật Việt Nam giành HCĐ môn cử tạ tại Paralympic Paris 2024.
Tại
các tổ chức quốc tế khác: Trong
khuôn khổ IFACCA, với tư cách là thành
viên, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực tham gia các sự kiện
chuyên ngành đa phương của IFACCA, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh văn hóa Abu
Dhabi 2024. Tại UN Tourism, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị hồ sơ đăng
ký Làng Du lịch tốt nhất của UN Tourism; tham gia Tuyên bố COP29 về Tăng cường
hành động trong lĩnh vực Du lịch. Trong khuôn khổ APEC, tham gia Hội nghị
Bộ trưởng Du lịch APEC tại Peru, hoàn tất dự án “Gia tăng triển vọng kết nối doanh
nghiệp du lịch thông qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng và quảng bá
mạng lưới các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa về du lịch cộng đồng tại khu vực
nông thôn APEC”.
8. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Với
chủ trương đẩy mạnh giao lưu văn hóa quốc tế, tạo cơ hội cho công chúng Việt
Nam tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục
tăng cường, phối hợp với Bộ Văn hóa các nước, các cơ quan đại diện ngoại giao tại
Việt Nam và Trung tâm văn hóa các nước tại Hà Nội[24] tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật
nước ngoài tại Việt Nam[25],
tạo điều kiện cho khán giả trong nước có cơ hội thưởng thức trực tiếp sản phẩm
sáng tạo từ nước ngoài, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân, đồng
thời, khẳng định Việt Nam là nơi giao lưu, chia sẻ giữa các nền văn hóa, một điểm
đến quốc tế uy tín, chất lượng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Hoạt
động phối hợp, hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các địa phương
trong tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, du lịch[26] tiếp tục được đẩy mạnh.
Nhiều địa phương dành ưu tiên tổ chức các chương trình văn hóa điển hình (danh
sách kèm theo tại Phụ lục 3) để khán giả trong nước có cơ hội thưởng thức trực
tiếp sản phẩm sáng tạo từ các nước, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của
người dân, đồng thời, khẳng định Việt Nam là nơi giao lưu, chia sẻ giữa các nền
văn hóa thế giới, một điểm đến quốc tế uy tín, chất lượng trong lĩnh vực văn
hóa, từng bước kết nối trong giao lưu, hợp tác quốc tế, quảng bá thế mạnh địa
phương, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư tại các địa
phương.
9. Công tác văn hóa đối ngoại phục vụ cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài
Các
hoạt động văn hóa đối ngoại phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày
càng được chú trọng, tăng cường với nhiều hình thức. Các chương trình Tuần Văn
hóa, Lễ hội Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài đã lồng ghép tổ chức nhiều sự kiện
văn hóa, nghệ thuật được dàn dựng công phụ, mang đến những giai điệu quê hương
thân thương, là món quà đặc biệt dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài. Các hoạt động hỗ trợ kiều bào được tăng cường thông qua các hoạt động Cuộc
thi áo dài phu nhân tại Ba Lan, cuộc thi Hoa hậu Văn hóa-Hữu nghị tại Fukuoka,
Nhật Bản, Lễ khánh thành Cổng chào Phố Văn hóa Thái Lan-Việt Nam tại Nakhon
Phanom.
Triển
khai Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài”, các hoạt động tôn vinh tiếng Việt trong năm 2024[27] nhận được sự hưởng ứng rộng rãi ở trong và
ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phong trào dạy và học tiếng Việt, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tôn vinh, giữ gìn và phát huy sự
trong sáng, giá trị ngôn ngữ của tiếng Việt, lan tỏa những giá trị văn hóa Việt
Nam đến bạn bè quốc tế.
Cùng
với các hoạt động phục vụ kiều bào tại các nước, nhiều chương trình có ý nghĩa
đã được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của đông đảo kiều bào[28]. Các hoạt động phục vụ
kiều bào đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của đông đảo cộng đồng người Việt Nam ở
xa Tổ quốc, thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước, góp phần gắn
kết bà con trong nỗ lực duy trì và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM
1.
Đánh giá
Với
phương thức kết hợp chặt chẽ yếu tố văn hóa trong 3 trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại
giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, năm 2024, các hoạt động văn hóa đối ngoại
đã diễn ra rất sôi động đạt được nhiều kết quả ấn tượng góp phần quan trọng làm
nên thành tựu chung trong công tác đối ngoại của đất nước năm 2024. Văn hóa đối
ngoại đã trở thành công cụ lan tỏa sứ mạnh mềm giới thiệu với bạn bè quốc tế về
truyền thống lịch sử, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam giúp nâng
cao hình ảnh, vị thế đất nước, tăng cường gắn kết tình hữu nghị giữa nhân dân
Việt Nam và bạn bè các nước, qua đó phục vụ hiệu quả trong công cuộc xây dựng
và phát triển bền vững của nước ta.
Những
nỗ lực của khối công và tư đã giới thiệu tinh hoa và giá trị văn hóa dân tộc,
góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam
ra thế giới, đang dần biến Việt Nam trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa hấp dẫn
của cộng đồng quốc tế, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các loại hình đối ngoại
khác như chính trị, kinh tế để tăng cường hợp tác và phát triển, qua đó không
ngừng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường mối
quan hệ của Việt Nam với các nước.
Đạt
được một số kết quả đáng khích lệ như trên, có thể nói, trước hết là do nhận thức
của các cấp, các ngành về vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại và
ngoại giao văn hóa nói riêng đã được nâng lên một bước, đặc biệt sau 2 Hội nghị
toàn quốc về văn hóa và đối ngoại do Tổng Bí thư chủ trì vào cuối năm 2021 và sự
ra đời của Chỉ thị 25 về tiếp tục triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại đến
năm 2030, Chiến lược Phát triển Văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chiến lược Ngoại
giao Văn hóa đến năm 2030. Các cơ quan đã phát huy tính chủ động và có sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn. Nguồn ngân sách dành cho văn hóa đối ngoại còn hạn
chế nhưng các bộ, cơ quan, địa phương đã sáng tạo, chủ động và tích cực kêu gọi,
tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ cả nhân lực và tài chính, xã hội hóa trong và
ngoài nước khi tổ chức hoạt động văn hóa đối ngoại, hỗ trợ hiệu quả công cuộc
phát triển bền vững đất nước.
2.
Tồn tại, hạn chế
Việc
triển khai công tác văn hóa đối ngoại tại một số cơ quan, địa phương mới được
thực hiện theo hướng lồng ghép, chưa có kế hoạch riêng; chưa xây dựng được nhiều
sản phẩm văn hóa đối ngoại đặc trưng riêng của địa phương.
Nguồn
nhân lực cho văn hóa đối ngoại còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, một số
các cơ quan, địa phương chưa có cán bộ chuyên trách về công tác văn hóa đối ngoại;
ngân sách bố trí cho văn hóa đối ngoại còn rất khiêm tốn so với yêu cầu trong
khi việc xã hội hóa mới bước đầu được triển khai ở một số hoạt động, dẫn đến việc
chưa có được kết quả như kỳ vọng.
3.
Nguyên nhân
Nguồn
lực (tài chính và con người) phân bổ cho công tác văn hóa đối ngoại còn hạn chế,
trong khi chưa có cơ chế khuyến khích, động viên để thu hút xã hội hóa từ khu vực
tư nhân cho công tác văn hóa đối ngoại.
Nhiều
chương trình văn hóa đối ngoại phục vụ nhiệm vụ chính trị của Lãnh đạo Đảng,
Nhà nước được giao triển khai gấp, không được cấp kinh phí riêng nên gặp khó
khăn cho công tác chuẩn bị và tổ chức.
4.
Bài học kinh nghiệm
Việc
triển khai Chỉ thị 25 cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước, sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, gắn liền với triển khai Chiến
lược Phát triển Văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến
năm 2030, công tác thông tin đối ngoại, bám sát các mục tiêu trong Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội 5 năm (2021-2025), tăng cường đầu tư cả về nhân lực và tài chính, huy động
được sự tham gia rộng rãi của các địa phương, doanh nghiệp, người dân....
Việc
triển khai công tác văn hóa đối ngoại cần được phát huy từ thế mạnh của các Bộ
đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp được các lĩnh vực của văn hóa, nghệ thuật với thể
thao, du lịch để từ đó lan tỏa rộng hơn giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Thực
tiễn trên thế giới cho thấy, các nước thành công trong công tác văn hóa đối ngoại
đều có sự đầu tư nguồn lực thích đáng. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn
khó khăn, công tác văn hóa đối ngoại cần có sự sáng tạo, linh hoạt, thu hút xã
hội hóa và vận động sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là sự
tham gia, hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước. Do đó, Nhà nước cần có cơ
chế, chính sách phù hợp để thu hút xã hội hóa cho công tác văn hóa đối ngoại,
các cơ quan, địa phương cần có kế hoạch sớm để triển khai hiệu quả.
Các
cán bộ làm công tác đối ngoại cần không ngừng nỗ lực, trở thành “đội quân tiên
phong”, kịp thời dự báo được các thời cơ, thách thức, biến nguy thành cơ, đề xuất
các giải pháp mạnh mẽ gắn kết đất nước với thế giới, dân tộc với thời đại, chủ
động tham gia giải quyết các vấn đề chung của thế giới. Cần tiếp tục kiện toàn,
xây dựng bộ máy, lực lượng cán bộ làm công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế tinh
nhuệ, chuyên nghiệp, vừa giỏi ngoại ngữ, vừa nắm vững chuyên môn, có bản lĩnh
chính trị, có khả năng làm việc độc lập trong môi trường quốc tế. Nhà nước cần
bảo đảm nguồn lực đầu tư tương xứng để triển khai các hoạt động đối ngoại vươn
mình ra thế giới.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2025
Để
đáp ứng các yêu cầu của thời đại, đặc biệt bước vào năm 2025 khi đất nước ta
đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của
dân tộc Việt Nam, đòi hỏi công tác đối ngoại, trong đó có văn hóa đối ngoại cần
chủ động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các mục
tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước; nâng
tầm, mở rộng đóng góp của Việt Nam cho hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ
của nhân loại, lan tỏa mạnh mẽ “phiên bản Việt Nam độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác, hữu nghị, phát triển, phồn vinh, hạnh phúc”, “có vị trí, vai trò quan trọng
trong nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại”.
Trong
năm 2025, cần tập trung tổng kết các bài học kinh nghiệm thành công của 40 năm
đổi mới và công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, tích cực chuẩn bị nội dung
đóng góp cho việc xây dựng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, các Chiến lược hội
nhập quốc tế trong kỷ nguyên mới, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm:
1. Chủ
động xây dựng và triển khai Kế hoạch đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh
và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng, các
nước đối tác chiến lược toàn diện, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn
bè truyền thống thông qua các hoạt động văn hóa đối ngoại, gắn với kỷ niệm năm
tròn, năm chẵn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các đối tác quan
trọng[29].
2.
Phát huy mạnh mẽ vai trò, vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương và tổ
chức quốc tế quan trọng về văn hóa, thể thao và du lịch như ASEAN, Liên Hợp quốc,
UNESCO, IFACCA, BIE... Tập trung triển khai thành công Đề án Việt Nam tham gia
Triển lãm Thế giới EXPO 2025 tại Osaka, Nhật Bản. Hoàn thành vai trò chủ trì Hội
nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN năm 2025; tham dự Hội nghị thế giới của UNESCO về
chính sách văn hóa và phát triển bền vững năm 2025...
3. Tiếp
tục đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực văn hóa, thể
thao và du lịch trong các hoạt động đối ngoại, từng bước mở rộng các thị trường
tiềm năng (Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ,...); tiếp tục phát huy giá trị các di
sản, danh hiệu về văn hóa, tranh thủ xu hướng phục hồi và phát triển của du lịch
thế giới.
4. Chủ
động xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển
văn hóa, thành lập Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc.
5.
Tích cực vận động xã hội hóa, tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh
đối tác công - tư, quy tụ, tập hợp sự tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài để triển khai các nhiệm vụ đối ngoại trong kỷ nguyên mới.
IV. ĐỀ XUẤT
Trên
cơ sở kết quả triển khai Chỉ thị 25 trong năm 2024 và để tiếp tục thực hiệu quả
hơn nữa trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng báo cáo
và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ:
1.
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan xây dựng và triển khai Đề án quốc tế hoá văn hoá Việt Nam, Việt Nam hoá
tinh hoa văn hoá thế giới.
2.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 25 để văn hóa đối
ngoại có những đóng góp hiệu quả hơn nữa trong phát triển kinh tế- xã hội và khẳng
định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg Bùi Thanh Sơn (để báo cáo);
- Phó TTg Lê Thành Long (để báo cáo);
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, Cục thuộc Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, HTQT, NĐT.80.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông
|
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA
PHƯƠNG GỬI BÁO CÁO KẾT QUẢ NĂM 2024 THỰC HIỆN CHỈ THỊ 25/CT-TTG NGÀY 10/9/2021
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
CỦA VIỆT NAM
(Kèm theo Báo cáo số 33/BC-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch)
1.
Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương
Stt
|
Tên cơ quan
|
Số Công văn
|
Ghi chú
|
1.
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Cơ quan chủ trì hoàn thiện
báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 25
|
|
2.
|
Bộ Ngoại Giao
|
Số 59/BNG-NGVH-UNESCO ngày
03/01/2025
|
|
3.
|
Bộ Nội Vụ
|
Số 7844/BNV-HTQT, ngày
05/12/2024
|
|
4.
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Số 5381/BTTTT-TTĐN ngày
16/12/2024
|
|
5.
|
Đài Truyền hình Việt Nam
|
Số 1820/THVN-TKBT, ngày
12/12/2024
|
|
6.
|
Đài Tiếng nói Việt Nam
|
|
|
7.
|
Thông tấn xã Việt Nam
|
|
|
8.
|
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam
|
Số 2167/LHHN-TTĐN, ngày
16/12/2024
|
|
2. Các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
Stt
|
Tên các tỉnh, thành phố
|
Số Công văn
|
Ghi chú
|
1.
|
Hà Nội
|
Số 5250/SVHTT-VP ngày
04/12/2024
|
|
2.
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
Số 14/BC-UBND ngày 14/01/2025
|
|
3.
|
Đà Nẵng
|
Số 477/BC-SVHTT ngày
29/12/2024
|
|
4.
|
Hải Phòng
|
|
|
5.
|
Cần Thơ
|
Số 4921/BC-SVHTTDL ngày 17/12/2024
|
|
6.
|
Huế
|
Số 635/BC-UBND ngày
23/12/2024
|
|
7.
|
An Giang
|
Số 3441/BC-SVHTTDL ngày
20/12/2024
|
|
8.
|
Bà Rịa-Vũng Tàu
|
|
|
9.
|
Bắc Giang
|
Số 398/BC-SVHTTDL ngày
09/12/2024
|
|
10.
|
Bắc Kạn
|
Số 311/BC-SVHTTDL ngày
09/12/2024
|
|
11.
|
Bạc Liêu
|
Số 504/BC-UBND, ngày
11/12/2024
|
|
12.
|
Bắc Ninh
|
Số 431/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
13.
|
Bến Tre
|
Số 773/BC-UBND n19/12/2024gày
|
|
14.
|
Bình Định
|
Số 3080/BC-SVHTT ngày
10/12/2024
|
|
15.
|
Bình Dương
|
|
|
16.
|
Bình Phước
|
Số 3932/BC-SVHTTDL ngày
13/12/2024
|
|
17.
|
Bình Thuận
|
Số 3561/BC-SVHTTDL, ngày
18/12/2024
|
|
18.
|
Cà Mau
|
Số 638/BC-SVHTTDL, ngày
17/12/2024
|
|
19.
|
Cao Bằng
|
Số 524/BC-SVHTTDL, ngày
19/12/2024
|
|
20.
|
Đắk Lắk
|
Số 495/BC-SVHTTDL, ngày
10/12/2024
|
|
21.
|
Đắk Nông
|
Số 414/BC-SVHTTDL ngày
16/12/2024
|
|
22.
|
Điện Biên
|
Số 3347/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
23.
|
Đồng Nai
|
|
|
24.
|
Đồng Tháp
|
Số 5646/BC-SVHTTDL, ngày
18/12/2024
|
|
25.
|
Gia Lai
|
Số 358/BC-SVHTTDL, ngày
13/12/2024
|
|
26.
|
Hà Giang
|
Số 469/BC-SVHTTDL ngày
10/12/2024
|
|
27.
|
Hà Nam
|
Số 318/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
28.
|
Hà Tĩnh
|
|
|
29.
|
Hải Dương
|
|
|
30.
|
Hậu Giang
|
|
|
31.
|
Hòa Bình
|
Số 579/BC-UBND ngày
11/12/2024
|
|
32.
|
Hưng Yên
|
Số 419/BC-SVHTTDL, ngày
12/12/2024
|
|
33.
|
Khánh Hòa
|
Số 4059/BC-SVHTT ngày
17/12/2024
|
|
34.
|
Kiên Giang
|
Số 686/BC-UBND, ngày
30/12/2024
|
|
35.
|
Kon Tum
|
Số 407/BC-SVHTTDL ngày
10/12/2024
|
|
36.
|
Lai Châu
|
Số 577/BC-UBND ngày
13/12/2024
|
|
37.
|
Lạng Sơn
|
Số 644/BC-UBND, ngày
12/12/2024
|
|
38.
|
Lào Cai
|
Số 602/BC-UBND ngày
12/12/2024
|
|
39.
|
Lâm Đồng
|
Số 2791/SVHTTDL-QLVH, ngày
09/12/2024
|
|
40.
|
Long An
|
|
|
41.
|
Nam Định
|
Số 386/BC-UBND ngày
10/12/2024
|
|
42.
|
Nghệ An
|
Số 3622/BC-SVHTT, ngày
10/12/2024
|
|
43.
|
Ninh Bình
|
Số 262/BC-UBND ngày
10/12/2024
|
|
44.
|
Ninh Thuận
|
Số 452/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
45.
|
Phú Thọ
|
Số 286/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
46.
|
Phú Yên
|
|
|
47.
|
Quảng Bình
|
Số 2474/BC-UBND ngày
11/12/2024
|
|
48.
|
Quảng Nam
|
Số 345/BC-SVHTTDL, ngày
17/12/2024
|
|
49.
|
Quảng Ngãi
|
Số 3268/BC-SVHTTDL, ngày
14/12/2024
|
|
50.
|
Quảng Ninh
|
Số 3744/BC-SVHTT, ngày
13/12/2024
|
|
51.
|
Quảng Trị
|
Số 338/BC-SVHTTDL, ngày
06/12/2024
|
|
52.
|
Sóc Trăng
|
Số 2898/BC-SVHTTDL, ngày
30/12/2024
|
|
53.
|
Sơn La
|
|
|
54.
|
Tây Ninh
|
Số 578/BC-UBND ngày
18/12/2024
|
|
55.
|
Thái Bình
|
Số 278/BC-SVHTTDL ngày
12/12/2024
|
|
56.
|
Thái Nguyên
|
Số 4279/BC-SVHTTDL ngày
10/12/2024
|
|
57.
|
Thanh Hóa
|
Số 6333/BC-SVHTTDL ngày
10/12/2024
|
|
58.
|
Tiền Giang
|
|
|
59.
|
Trà Vinh
|
Số 546/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
60.
|
Tuyên Quang
|
Số 398/BC-SVHTTDL ngày
09/12/2024
|
|
61.
|
Vĩnh Long
|
|
|
62.
|
Vĩnh Phúc
|
Số 418/BC-SVHTTDL, ngày
12/12/2024
|
|
63.
|
Yên Bái
|
Số 443/BC-SVHTTDL, ngày
09/12/2024
|
|
PHỤ LỤC 2
CÁC VĂN KIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
LỊCH KÝ NĂM 2024
(Kèm theo Báo cáo số 33/BC-BVHTTDL ngày 24 tháng 01
năm 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1. Ý định thư giữa Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ về Bảo tồn
và phục hồi Khu tháp F tại Mỹ Sơn, Quảng Nam.
2. Bản ghi nhớ hợp tác trong
lĩnh vực thể thao giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Qatar.
3. Bản ghi nhớ về hợp tác và
phát triển khu phức hợp di sản hàng hải quốc gia giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Việt Nam và Bộ Cảng, Vận tải và Đường Thủy Ấn Độ.
4. Chương trình hợp tác văn hóa
giai đoạn 2024-2028 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa
Pháp.
5. Chương trình Hợp tác văn hóa
giữa Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Sáng tạo Hungary
giai đoạn 2024 – 2026.
6. Chương trình hợp tác giữa Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Rumani trong lĩnh vực văn
hóa.
7. Bản ghi nhớ hợp tác về văn
hóa và quan hệ nhân dân giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ.
8. Chương trình hợp tác về văn
hóa giai đoạn 2024-2029 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Ủy ban
Quốc gia Philippines về văn hóa và nghệ thuật.
9. Chương trình hợp tác văn hóa
giai đoạn 2024-2026 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa
nghệ thuật và Di sản Chi lê.
10. Bản ghi nhớ hợp tác thể
thao giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Thể thao Liên bang
Nga.
11. Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch
giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch
và Thanh niên Mông Cổ.
PHỤ LỤC 3
CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA QUỐC TẾ NĂM 2024 TẠI CÁC ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm theo Báo cáo số 33/BC-BVHTTDL ngày 24 tháng
01 năm 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Stt
|
Cơ quan, địa phương
|
Hoạt động
|
1.
|
Hà Nội
|
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội
2024, Festival Thu Hà Nội, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024, Ngày Yoga quốc
tế Ấn Độ, Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội, Lễ hội âm nhạc và kết nối cộng đồng
BridgeFest...
|
2.
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Thành
phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Áo dài, Lễ hội Nhật - Việt; Ngày hội Ẩm thực Năm
châu, Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hoan Phim quốc tế
Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất.
|
3.
|
Đà Nẵng
|
Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng, Liên
hoan Phim Châu Á Đà Nẵng.
|
4.
|
Cần Thơ
|
Chương trình giao lưu nghệ
thuật với nhóm múa cổ điển Bharatnatyam - Ấn Độ; Chương trình Giao lưu Văn
hóa - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản; Không gian sách tiếng Pháp
|
5.
|
Huế
|
Festival Huế 2024, Tuần lễ
Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
|
6.
|
An Giang
|
Liên hoan Tiếng hát từ Biên
giới lần thứ VI, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
|
7.
|
Bắc Kạn
|
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc
Kạn
|
8.
|
Bạc Liêu
|
Triển lãm "Sắc màu di sản
văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam",
|
9.
|
Bắc Giang
|
Chương trình xúc tiến “Điện ảnh,
du lịch - Kết nối vươn xa”, Ngày quốc tế Yoga, Lễ hội Hương sắc Na Hang.
|
10.
|
Bắc Ninh
|
Chương trình biểu diễn Dân ca
Quan họ Bắc Ninh phục vụ Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn nữ Đại sứ,
trưởng Đại biện, các cơ quan đại diện tổ chức quốc tế làm việc tại Bắc Ninh,
Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
|
11.
|
Bến Tre
|
Chương trình giao lưu nghệ
thuật với Đoàn Nghệ thuật Múa dân gian Punjabi Ấn Độ,
|
12.
|
Bình Định
|
Chương trình “Du lịch, Điện ảnh
và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt”, chương trình Tinh hoa võ thuật quốc tế.
|
13.
|
Bình Phước
|
Chương trình nghệ thuật giao lưu
với Vương quốc Campuchia, Ngày hội Yoga quốc tế năm 2024
|
14.
|
Cao Bằng
|
Chương trình giao lưu nghệ
thuật với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
|
15.
|
Đắk Lắk
|
Chương trình biểu diễn của
Nhóm múa truyền thống Kuchipudi Ấn Độ; Chương trình Giao lưu văn hóa Việt Nam
- Nhật Bản, Cuộc thi ca khúc Hữu nghị Việt - Nhật “Tomodachi - Tình bạn”;
Chương trình nghệ thuật Đắk Lắk-Mondulkiri (Vương quốc Campuchia).
|
16.
|
Đắk Nông
|
Lễ đón nhận danh hiệu Công
viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2
|
17.
|
Điện Biên
|
Năm Du lịch Quốc gia Điện
Biên với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”, Lễ hội Hoa
Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024
|
18.
|
Đồng Tháp
|
Tuần Văn hóa Campuchia và
giao lưu văn hóa biên giới Việt Nam-Campuchia, chương trình giao lưu thể thao
giữa tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng (Vương quốc Campuchia) năm 2024
|
19.
|
Gia Lai
|
Chương trình nghệ thuật giao
lưu với Campuchia và Lào nhân dịp năm mới, Triển lãm về quan hệ ngoại giao Việt
Nam-Campuchia
|
20.
|
Hà Giang
|
Liên hoan Nghệ thuật hát
Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Chương
trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV
|
21.
|
Hà Nam
|
Chương trình giao lưu văn hoá
Việt Nam - Ấn Độ
|
22.
|
Hòa Bình
|
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh
Hòa Bình năm 2024, Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hà Lan và Đức.
|
23.
|
Hưng Yên
|
Tuần văn hóa, thể thao và du
lịch tỉnh Hưng Yên năm 2024; Hội thảo khoa học quốc tế Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác
|
24.
|
Khánh Hòa
|
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam
- Hàn Quốc, Hội nghị Xúc tiến Du lịch Ấn Độ - Khánh Hòa
|
25.
|
Kon Tum
|
Chương trình giao lưu nghệ
thuật Campuchia-Lào-Việt Nam.
|
26.
|
Lai Châu
|
Hội chợ thương mại, du lịch
biên giới (Hồng Hà) Việt - Trung năm 2024, Ngày Quốc tế Yoga lần thứ X
|
27.
|
Lâm Đồng
|
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X
- năm 2024
|
28.
|
Lạng Sơn
|
Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm
2024
|
29.
|
Lào Cai
|
Giải đua xe đạp Quốc tế Một
đường đua hai Quốc gia năm 2024
|
30.
|
Nam Định
|
Sự kiện Festival Phở 2024
|
31.
|
Nghệ An
|
Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm
Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại, Liên hoan Tiếng hát làng Sen
|
32.
|
Ninh Bình
|
Tuần Văn hóa Lào tại Ninh
Bình; Lễ hội Hoa Lư, Festival Ninh Bình-Tràng An với chủ đề "Sắc màu di
sản-Hội tụ và lan tỏa"; Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc-Tràng
An"
|
33.
|
Phú Thọ
|
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền
Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2024
|
34.
|
Quảng Bình
|
Giải Marathon khám phá Quảng
Bình “Quang Binh Discovery marathon 2024” với sự tham gia của 2.208 vận động
viên, trong đó hơn 93 vận động viên người nước ngoài
|
35.
|
Quảng Nam
|
Tuần lễ Phim Ấn Độ; Những
ngày văn hóa Nhật Bản; Những ngày văn hóa Hàn Quốc; Hội thi Hợp xướng Quốc tế
Việt Nam.
|
36.
|
Quảng Ninh
|
Tuần Văn hóa-Du lịch, Hội mùa
Vàng Bình Liêu
|
37.
|
Quảng Trị
|
Hội nghị hợp tác giữa 03 tỉnh
Quảng Trị - Savannakhet (Lào) - Mukdahan (Thái Lan); Lễ thắp ánh sáng xanh
nhân dịp Quốc khánh Ireland.
|
38.
|
Sóc Trăng
|
Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe
Ngo tỉnh Sóc Trăng, Trưng bày Văn hóa Khmer
|
39.
|
Tây Ninh
|
Hội xuân Núi Bà Đen
|
40.
|
Thái Bình
|
Chương trình Giao lưu hữu nghị
thanh niên, học sinh, sinh viên - Kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào –
Campuchia, Lễ hội giao lưu văn hóa, kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn quốc
|
41.
|
Thái Nguyên
|
Liên hoan “Tinh hoa Ẩm thực xứ
Trà Thái Nguyên”
|
42.
|
Thanh Hóa
|
Chương trình giao lưu nghệ
thuật Việt Nam - Nhật Bản, Lễ hội Lam Kinh, Ngày Quốc tế Yoga
|
43.
|
Trà Vinh
|
Tuần lễ Văn hóa, Du lịch -
Liên hoan Ẩm thực Nam Bộ
|
44.
|
Vĩnh Phúc
|
Chương trình Giao lưu văn hóa
Ấn Độ - Việt Nam; triển lãm Sự kỳ diệu của thủy tinh Séc
|
45.
|
Yên Bái
|
Liên hoan Nghệ thuật Xòe
Thái, Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Ấn Độ.
|
[1] Chương trình hợp
tác văn hóa Việt Nam-Pháp giai đoạn 2024-2028 (ký nhân chuyến thăm chính thức
Pháp và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm vào tháng 10-2024); Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Chile
giai đoạn 2024-2026 (ký nhân chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước
vào tháng 11/2024); Chương trình Hợp tác văn hóa Việt Nam-Hungary giai đoạn
2024-2026, chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Rumani (ký nhân chuyến thăm
chính thức Hungary, Rumani vào tháng 01-2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính); Ý định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về Bảo tồn và phục
hồi Khu tháp F tại Mỹ Sơn, Quảng Nam; Bản ghi nhớ về hợp tác và phát triển khu
phức hợp di sản hàng hải quốc gia giữa Việt Nam và Ấn Độ (ký nhân chuyến thăm
chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2024).
[2] Tỉnh Đắk Lắk ký Bản
ghi nhớ với Chính quyền tỉnh Orkhon (Mông Cổ); tỉnh Điện Biên ký Chương trình
hợp tác với thành phố St.Petersburg (Liên bang Nga); tỉnh Quảng Nam ký Biên bản
Ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch và trao đổi,
giao lưu trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và hợp tác quốc tế với tỉnh
Nagasaki (Nhật Bản); tỉnh Kon Tum ký Thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với
các cơ quan Thông tin, Văn hoá và Du lịch các tỉnh Ubon (Thái Lan), Champasak,
Salavan, Attapư (Lào)...
[3] Chương trình biểu
diễn nghệ thuật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin, Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Lào, Thủ tướng Trung Quốc, Tổng thống Đức, Chủ tịch Quốc hội
Lào...
[4] Thành phố Đà Nẵng tổ
chức chương trình văn hóa tại Lễ hội Hoa anh đào tại Changwon (Hàn Quốc); thành
phố Huế tổ chức chương trình giao lưu thư viện với tỉnh Gifu (Nhật Bản), chương
trình giao lưu văn hóa thế hệ trẻ Việt Nam-Nhật Bản tại tỉnh Nara; An Giang tổ
chức Hội chợ triển lãm Việt Nam - Lào -Campuchia tại Thành phố Pakse, tỉnh
Champasak, Lào, Hội chợ Quốc tế Private Label Show 2024 tại Hoa Kỳ; tỉnh Bắc
Ninh tổ chức các chương trình giới thiệu di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại
Trung Quốc, Pháp, Séc, Đức; tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ vận hành chính thức Khu cảnh
quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc); tỉnh Khánh Hỏa tổ chức
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc...
[5] Theo báo cáo số 2167/LHHN-TTĐN
ngày 16/12/2024 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
[6] Chương trình nghệ
thuật trong khuôn khổ Tuần/Ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga, Campuchia,
Lào, Mông Cổ…
[7] Liên hoan Nghệ thuật
mùa xuân Bình Nhưỡng; Liên hoan nghệ thuật ASEAN chào mừng Năm Chủ tịch ASEAN
2024 tại Lào; Liên hoan Âm nhạc ASEAN-Hàn Quốc tại Lào và Hàn Quốc; Liên hoan
Xiếc quốc tế tại Moscow, St.Petersburg, Saratov, Tula, Liên bang Nga (Việt Nam
giành Giải Bạc); Festival Âm nhạc Trung Quốc - ASEAN tại Trung Quốc với 180 nghệ
sĩ âm nhạc truyền thống Việt Nam tham gia…
[8] Công ty TNHH
Samsung Việt Nam tặng 160 suất học bổng cho Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc
Ninh và Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc với tổng số tiền: 700.000.000 đồng;
Quỹ Học bổng và Văn hóa Kumho Asiana tặng 25 suất học bổng cho 05 Trường: Học
viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Học viện Múa Việt Nam; Học viện Âm nhạc Huế, Học
viện Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, tổng
số tiền: 62.500.000 đồng.
[9] 05 chuyên gia Úc về
điện ảnh, 06 chuyên gia Nga, Úc về âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn; 01 chuyên gia
Trung Quốc về điện ảnh…
[10] VTV triển khai
các sự kiện: Chương trình “Ngày trở về 2024 - Như hạt phù sa” là chương trình đặc
biệt được phát sóng trong năm 2024 mang lại những ấn tượng và cảm xúc đặc biệt
trong lòng khán giả qua những câu chuyện đặc sắc, thú vị về những người con gốc
Việt đã thành công ở nhiều nơi trên thế giới, làm rạng danh nguồn gốc Việt...
[11] Góc nhìn Văn hóa
(phát sóng hàng ngày), Câu chuyện văn hóa (phát sóng hàng tuần) trên kênh VTV1;
Chuyên mục Những mảnh ghép văn hóa, Tinh hoa Ẩm thực, Khám phá Việt Nam, Khi ở
Việt Nam, Talk Việt Nam, Chương trình dạy tiếng Việt “Xin chào Việt Nam”,
Chương trình “Gala Ngày trở về”, VTV Travel, S Việt Nam, V Việt Nam, Cửa sổ
ASEAN; Các chuyên mục Culture Mosaic, Fine Cuisine, Vietnam Discovery, Talk
Vietnam, Tạp chí tiếng Nhật được thực hiện bằng Tiếng Anh, phụ đề tiếng Việt,
phát sóng trên kênh VTV4, đồng thời gửi phát trên website kênh truyền hình đối
ngoại quốc gia Arirang của Hàn Quốc và trao đổi tin tức Hiệp hội Phát thanh
truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương (ABU)...
[12] Đại sứ Du lịch
Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của Vua Lý Thái Tổ và
hậu duệ đời thứ 26 của hoàng tử Lý Long Tường; Đại sứ Du lịch Việt Nam tại
Pháp Anoa Suzzanne Dussol Perran - Việt Kiều Việt Nam tại Pháp.
[13] Tạp chí Thời đại,
Tạp chí Bạch Dương, Tạp chí Việt-Mỹ, Đặc san Việt-Nhật...
[14] Liên hoan nhạc
Jazz quốc tế, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII; Liên hoan Phim châu Á
Đà Nẵng lần thứ hai năm 2024; Liên hoan Múa quốc tế, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế
lần thứ 12 năm 2024; Chương trình Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc
Việt tại Bình Định; Triển lãm mỹ thuật thiếu nhi Châu Á Enikki Festa...
[15] Lễ hội Hoa Phượng
đỏ Hải Phòng, Lễ hội Hoa Anh đào-Mai vàng Yên Tử, Quảng Ninh, Liên hoan Nghệ
thuật Xòe Thái tại Sơn La, Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Năm Du lịch quốc
gia-Điện Biên 2024 với chủ đề chủ đề "Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm
bất tận", Lễ hội hoa Đào tại Lạng Sơn, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ
9 năm 2024, Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Nguyên tại tỉnh Kon Tum,
Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng…
[16] Lễ hội Thiết kế
Sáng tạo Hà Nội 2024; Festival Huế, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Lễ hội Hoa
Đà Lạt, Lễ hội Carnaval Hạ Long, Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa...
[17] Phim “Cu li
không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân giành giải thưởng Phim đầu tay
xuất sắc tại Liên hoan phim Berlin 2024; phim “Mưa trên cánh bướm” của nữ đạo
diễn trẻ Dương Diệu Linh, đại diện duy nhất của điện ảnh Việt Nam tại Venice
2024, giành giải Bộ phim sáng tạo nhất, giải Phim hay nhất; Phim “Cu li không
bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân vinh dự được xướng tên cho giải thưởng
Phim dài đầu tay xuất sắc tại Liên phim quốc tế Berlin lần thứ 74. Lần đầu tiên
Việt Nam có phim chiến thắng hạng mục này, ghi mốc son chói lọi cho điện ảnh Việt
Nam trên trường quốc tế
[18] Phim “Mai” (551
tỷ đồng); Lật mặt 7: Một điều ước (482 tỷ đồng, “Làm giàu với ma” (128 tỉ đồng),
“Ma da” (127 tỉ đồng), “Cám” (96,3 tỉ đồng), “Gặp lại chị bầu” (92,7 tỉ đồng),
“Linh miêu: Quỷ nhập tràng” (81,8 tỉ đồng)...
[19] Tỉnh An Giang tổ
chức Liên hoan “Tiếng hát từ Biên giới”; tỉnh Cao Bằng tổ chức “Lễ hội Xuân
Long” tại khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc và hoạt động giao lưu hữu nghị
văn hóa, nghệ thuật Việt - Trung tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; tỉnh Lạng Sơn
tổ chức Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân Việt Nam-Trung Quốc; tỉnh Lai Châu tham
gia Chương trình Liên hoan Nhân dân biên giới và Đêm liên hoan văn nghệ chào
Xuân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2024; tỉnh Lào Cai tổ chức chương
trình Chào xuân qua biên giới và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam-Trung Quốc,
chương trình “Ánh trăng Hồng Hà - Ngâm thơ tết Trung thu Việt-Trung”; tỉnh Long
An tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật song ngữ Việt Nam - Khmer trong
khuôn khổ chương trình Xuân hữu nghị Việt Nam - Campuchia; tỉnh Kon Tum tổ chức
Ngày Hội đoàn kết sinh viên ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam tại Kon Tum; tỉnh Đồng
Tháp tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Campuchia 2024…
[20] Trung tâm Văn
hóa Việt Nam tại Lào tổ chức các hoạt động: Chương trình “Xuân Quê hương – Tiếng
Việt thân thương”; Chương trình sân khấu nghệ thuật biểu diễn vở kịch nói “Lá
đơn thứ 72”; Chương trình trình“Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương”; Chương trình sáng tác ảnh
nghệ thuật về Tết Năm mới Lào 2024 và triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Tổ
quốc bên bờ sóng”; Chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ
niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Đông Dương; Chương trình giao lưu hữu nghị nghệ thuật Xiếc Việt Nam - Lào “Xiếc
Việt Nam - Lào -58 năm đồng hành phát triển”; Chương trình nghệ thuật “Màu hoa
đỏ”.
Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức, tham gia các hoạt động: Ngày
văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” lần thứ nhất với Diễn đàn “Văn hóa kinh doanh Việt
Nam và châu Âu, góc nhìn đan xen”, Ngày cuối tuần Pháp ngữ tại Yebles, Pháp;
Chương trình Hội chợ từ thiện của các nước ASEAN+ tại Athens, Hy Lạp; Hội chợ
Paris-Foire de Paris, Pháp; Sự kiện “Salon de l’Asie” tại Lyon, Pháp...
[21] Phó Chủ tịch Đại
hội đồng UNESCO lần thứ 42, Phó Chủ tịch UBCLP Công ước bảo vệ và phát huy sự
đa dạng của các biểu đạt văn hóa 2005; thành viên của: HĐCH UNESCO nhiệm kỳ
2021 - 2025, UBLCP Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ
2022 - 2026, Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027. Ngoài ra, Việt Nam
còn là thành viên Hội đồng tư vấn về Công viên địa chất toàn cầu giai đoạn
2020-2024.
[22] Lần đầu tiên Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam thăm chính thức Trụ sở UNESCO tại Paris; Việt
Nam đón Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm Việt Nam nhân dịp lễ kỷ niệm 10 năm
ghi danh Quần thể Danh thắng Tràng An; 02 Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về quan
hệ đối ngoại và Khoa học tự nhiên thăm Việt Nam.
[23] Lễ hội Vía Bà
chúa Xứ núi Sam được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại;
Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được ghi danh di sản tư
liệu khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Hồ sơ Thành Phố Hồ Chí Minh và Thành phố
Sơn La được công nhận là Thành phố học tập toàn cầu; Công viên địa chất toàn Cầu
Lạng Sơn; Trung tâm nghiên cứu và đào tạo VinUniversity đảm nhiệm UNESCO Chair
về lãnh đạo môi trường, Di sản văn hoá và Đa dạng sinh học.
[24] Cơ sở văn hóa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
Nga, Pháp, Đức, Italia và Anh.
[25] Chương trình nghệ thuật biểu diễn của Nhà hát Ballet Quốc
gia Cuba nhân kỷ niệm 60 năm buổi biểu diễn đầu tiên của đoàn tại Việt Nam;
Chương trình lễ hội âm nhạc BridgeFest do Đại sứ quán Hoa Kỳ khởi xướng phối hợp
với nhiều Đại sứ quán các nước tại Hà Nội tổ chức; Chương trình biểu diễn của
Dàn đồng ca Nga Turetskiy tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Ngày quốc tế
Yoga Ấn Độ tại các địa phương; chương trình nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 30 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Croatia; Chương trình biểu diễn nghệ thuật
Q’Pop và Quechua Concert nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Peru; Chương trình biểu diễn nghệ thuật Salsangroove: Âm nhạc và Đam
mê nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Colombia;
Triển lãm ảnh “Khám phá Peru: Chuyến du hành thị giác từ vùng biển tới núi cao
và rừng rậm”; Triển lãm “Dự án thí nghiệm Hangeul - Viện nghiên cứu Hangeul thời
cận đại” nhằm truyền tải giá trị văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam; Liên hoan Phim
Châu Âu tại Hà Nội; Liên hoan Phim Nhật Bản tại Việt Nam.
[26] Năm Du lịch Quốc gia 2024 tại Điện Biên; Hội chợ Du lịch quốc
tế Thành phố Hồ Chí Minh ITE HCMC 2024; Hội chợ Du lịch Việt Nam năm 2024 tại
Hà Nội; Liên hoan phim quốc tế Châu Á Đà Nẵng lần thứ hai; Festival Huế 2024...
[27] Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024;
triển khai thí điểm Tủ sách tiếng Việt tại một số địa bàn; Chương trình nghệ
thuật tổng kết Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2024...
[28] Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ
4 và Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài; Chương trình Xuân
Quê hương; Giỗ tổ Hùng Vương; đoàn kiều bào tiêu biểu thăm huyện đảo Trường sa
và Nhà giàn DK1.
[29] Trung Quốc (kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao,
chào mừng Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc), Nga (kỷ niệm 75 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao); Hoa Kỳ (kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao); Indonesia
(kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao); Đức, Hy Lạp (kỷ niệm 50 năm thiết lập quan
hệ ngoại giao), Ba Lan, Séc, Hungary, Bungary (kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao), Cuba (kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao), Mexico (kỷ niệm
50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao), 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN, kỷ niệm 35
năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-EU...