Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 23/BC-UBND năm 2014 công tác người cao tuổi 2013 phương hướng nhiệm vụ Hồ Chí Minh

Số hiệu: 23/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Hứa Ngọc Thuận
Ngày ban hành: 06/02/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 02 năm 2014

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014

Căn cứ Công văn số 81/CV-UBQGNCT ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam về việc báo cáo tổng kết công tác người cao tuổi; Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo tổng kết công tác người cao tuổi năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 như sau:

Phần thứ nhất.

KẾT QUẢ CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2013

I. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THÀNH PHỐ

1. Tình hình chung:

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách xã hội, trong đó công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi luôn được chú trọng. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách nhà nước về trợ cấp xã hội, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, thành phố còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi (đặc biệt đối với người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, người từ đủ 80 tuổi trở lên) về vật chất, tinh thần và sức khỏe, coi việc trợ giúp người cao tuổi là đạo lý, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.095,6 km², với dân số hiện nay là 7.750.000 người (số liệu thống kê tháng 12 năm 2012 của Cục Thống kê thành phố) trên 2 triệu hộ gia đình.

Số hộ nghèo thành phố là 13.040 hộ chiếm tỷ lệ 0,71% tổng số hộ dân thành phố. Trong đó hộ nghèo có người cao tuổi là 2.731 hộ chiếm tỷ lệ 20,94% tổng số hộ nghèo thành phố.

2. Thực trạng người cao tuổi:

Tổng số người cao tuổi thành phố năm 2013 là 469.353 người, chiếm tỷ lệ 6,06% dân số.

Tổng số hội viên người cao tuổi là 403.440 người (trong đó hội viên Hội người cao tuổi dưới 60 tuổi là 13.432 người).

II. KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Công tác chỉ đạo:

Từ khi Luật người cao tuổi có hiệu lực đến nay, c ông tác triển khai Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Người cao tuổi được Đảng bộ và chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo; trong thời gian qua Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở, ngành, quận-huyện, các tổ chức và đơn vị liên quan đã ban hành theo thẩm quyền hệ thống các văn bản chỉ đạo cụ thể như: triển khai thực hiện Nghị định số 06/NĐ-CP về việc thực hiện Luật Người cao tuổi; thành lập Ban công tác người cao tuổi Thành phố và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban công tác người cao tuổi Thành phố; quy định chế độ trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố ... trong đó có người cao tuổi; quy định về thời điểm chúc thọ, mừng thọ và định mức quà tặng cho người cao tuổi;... nhất là chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, miễn giảm giá vé giao thông, phí dịch vụ trong một số loại hình văn hóa, thể thao, du lịch về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu hỗ trợ trực tiếp người cao tuổi.

Đánh giá cao những cống hiến của người cao tuổi, các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức mọi tầng lớp nhân dân chăm sóc người cao tuổi; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để vận động xã hội, huy động mọi nguồn lực chăm sóc người cao tuổi. Theo đó, thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở y tế; vận động các cá nhân và tổ chức xã hội, nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi; thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ, động viên tinh thần người cao tuổi; tổ chức các mô hình câu lạc bộ, hội thi thơ ca, thể dục thể thao dưỡng sinh... phù hợp với người cao tuổi tại phường, xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố, ấp; đặc biệt quan tâm chăm sóc người cao tuổi thuộc diện neo đơn, nghèo, tàn tật sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội.

Về tổ chức Hội Người cao tuổi: Thành phố có Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố; cấp quận huyện đã thành lập 24 Ban đại diện hội người cao tuổi; cấp phường, xã, thị trấn: 322 phường, xã, thị trấn đã xây dựng Ban chấp hành Hội và các tổ chức chi hội, tổ hội. Tổng số hội viên người cao tuổi là 403.440/469.353 người cao tuổi Thành phố, chiếm tỷ lệ 85,96%.

2. Kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2013:

a) Công tác tuyên truyền:

Công tác tuyên truyền, triển khai Luật người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn được Thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện, đã thực hiện lồng ghép bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tuyên truyền thực tiếp, nói chuyện chuyên đề nhân ngày người cao tuổi Việt Nam (ngày 06/6), ngày quốc tế người cao tuổi (ngày 01/10), Tết Nguyên đán ... hoặc thông qua các chuyên đề “ Vui khỏe - có ích”, nêu gương “ Ông Bà mẫu mực - con cháu thảo hiền”, “Tuổi cao - Gương sáng”....

Bên cạnh đó, các cơ quan báo, đài truyền hình Thành phố đã tích cực tuyên truyền chính sách, pháp luật và các mô hình thực hiện cơ chế, chính sách đối với người cao tuổi, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của xã hội về hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để vận động xã hội, huy động mọi nguồn lực chăm sóc người cao tuổi.

b) Về chăm sóc sức khỏe:

Toàn Thành phố có 06 bệnh viện có Khoa Lão để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn và Bệnh viện Phong Bến Sắn. Hầu hết bệnh viện tuyến quận- huyện, khu vực đều có các giường điều trị ưu tiên giành cho người cao tuổi nội trú. Thực hiện chế độ ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên theo quy định. Tuyến y tế cơ sở thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi được củng cố và tăng cường cơ sở vật chất.

Việc cấp và khám chữa bệnh cho người cao tuổi bằng thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. Hầu hết người c ao tuổi thuộc diện hưởng lương hưu, chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo… đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Hiện nay đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 105.000 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Số người cao tuổi được khám định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại phường-xã-thị trấn nơi cư trú là 68.672 người. Số lượng người cao tuổi được truyền thông giáo dục sức khỏe là 144.815 người.

Ngoài ra, Hội người cao tuổi các cấp phối hợp Sở Y tế Thành phố hưởng ứng chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi” của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam triển khai cho quận-huyện, phường-xã-thị trấn, đã có 63.335 người cao tuổi thực hiện khám mắt, trong đó có 5744 người được chữa mắt miễn phí.

c) Về chăm sóc đời sống vật chất:

+ Công tác trợ cấp xã hội thường xuyên và đột xuất đối với người cao  tuổi:

Số người cao tuổi hiện đang được hưởng chính sách đối với người có

công với cách mạng (Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh…) là 9.268 người. Số người cao tuổi hiện đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Luật người cao tuổi tại cộng đồng là 72.070 người, trong đó 69.339 người cao tuổi 80 tuổi trở lên, 2.731 người cao tuổi từ 60 tuổi đến 79 tuổi thuộc diện người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo. Chế độ chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi tại địa phương đủ và đúng thời gian theo quy định. Tổng mức kinh phí ngân sách cấp năm 2013 khoảng 17,297 tỷ đồng.

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Ban ngành đoàn thể địa phương, Ban đại diện Người cao tuổi các quận - huyện vận động xã hội hóa kinh phí từ nhiều nguồn trên 35,5 tỷ đồng để trợ cấp đột xuất chăm sóc 234.851 lượt người cao tuổi như: thăm viếng ốm đau, khám chữa bệnh, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, cô đơn, phúng viếng các cụ qua đời.

+ Công tác chăm sóc người cao tuổi nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa tại các trung tâm Bảo trợ Xã hội, trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi ngoài cộng đồng:

Hiện nay, Thành phố có 05 trung tâm bảo trợ xã hội công lập hiện đang nuôi dưỡng gần 800 người cao tuổi và 539 người cao tuổi được nuôi dưỡng tại 08 Trung tâm Bảo trợ xã hội ngoài công lập tại cộng đồng, đa số người cao tuổi này không còn gia đình hoặc không nhớ rõ địa chỉ nơi sinh sống, số còn lại có gia đình nhưng đã mất liên lạc, hoặc do đời sống kinh tế khó khăn, không người chăm sóc, không ở được với con cái, hoặc con cái thiếu sự chăm sóc nên bỏ nhà đi lang thang và vào ở tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

+ Về nhà ở cho người cao tuổi nghèo, có hoàn cảnh khó khăn: Trung năm đã hỗ trợ xây mới 282 căn nhà và sửa chữa chống dột 148 căn từ quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

d) Về chăm sóc đời sống tinh thần:

Toàn Thành phố có 1.503 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… quy tụ trên 82.372 người cao tuổi vào thường xuyên luyện tập. Đặc biệt là các câu lạc bộ đẩy mạnh các hoạt động vào các dịp lễ, Tết, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ… nhằm động viên tinh thần người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích. Nhờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, người cao tuổi có thêm điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, tâm sự, cùng nhau giải tỏa tâm lý. Đồng thời, đóng góp vào nhiều công tác xã hội ở địa phương, sống mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo.

Công tác chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện chặt chẽ từ các cấp Thành phố đến cơ sở, bố trí kinh phí và bảo đảm các điều kiện tổ chức chúc thọ, mừng thọ theo quy định cho 57.000 người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi theo quy định vào dịp Tết Nguyên Đán, Ngày người cao tuổi Việt Nam (6/6), ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), ngày sinh nhật người cao tuổi và ngày đầu tháng mỗi quý với tổng kinh phí khoảng 33,2 tỷ đồng.

đ) Các khoản miễn, giảm đối với người cao tuổi:

Thành phố đã tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện các quy định về miễn, giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi khi tham quan di tí ch văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục thể thao, tham gia giao thông công cộng…

Các công trình giao thông công cộng, khu vực vui chơi giải trí, công viên văn hóa, thể dục thể thao được quan tâm cải tạo, sửa chữa phù hợp cho người cao tuổi tham gia sinh hoạt thuận lợi…

e) Công tác phát huy vai trò người cao tuổi:

Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, Ban công tác người cao tuổi Thành phố, các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân quận-huyện phối hợp để triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người cao tuổi. Tăng cường chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, cụ thể như:

Hiện nay có 5.779 người cao tuổi tham gia công tác Đảng, 12.732 người cao tuổi tham gia công tác chính quyền, 8.935 người cao tuổi tham gia công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, 71.189 người cao tuổi tham gia công tác khuyến học, 9.167 người cao tuổi tham gia công tác hòa giải và 14.208 người cao tuổi tham gia công tác văn hóa…

Người cao tuổi đã có nhiều hoạt động góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Toàn Thành phố có 7.183 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do người cao tuổi quản lý. Tổng số vốn là 3.758 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 33.157 lao động, số vượt nghèo trên 5.214 hộ.

Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, số hộ gia đình người cao tuổi đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá là 315.630 hộ, chiếm tỷ lệ 92%/tổng số gia đình người cao tuổi của Thành phố.

Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, các cấp Hội người cao tuổi đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền trồng 375.860 cây các loại (phần lớn là cây kiểng). Vận động người cao tuổi bảo vệ môi trường, xây dựng tuyến đường không rác và thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Vận động trên 4,4 tỷ đồng để tặng 6.856 s uất học bổng cho học sinh, sinh viên khó khăn trong cuộc sống.

g) Xây dựng và Hoạt động của Quỹ chăm sóc người cao tuổi cơ sở:

Công tác triển khai, vận động xây dựng các loại quỹ được các cấp Hội quan tâm, quản lý và sử dụng đúng mục đích đảm bảo công khai minh bạch.

Tính chung, 322/322 phường, xã, thị trấn đều có Quỹ chăm sóc người cao tuổi. Trong năm 2013 đã huy động 16 tỷ 470 triệu đồng, số dư tồn quỹ hiện nay là 8 tỷ 130 triệu đồng.

h) Công tác Hội người cao tuổi:

Về tổ chức bộ máy Hội Người cao tuổi: Cấp Thành phố có Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố (có 04 cán bộ chuyên trách); cấp quận huyện đã thành lập 24 Ban đại diện hội người cao tuổi (mỗi quận huyện có 02 cán bộ chuyên trách); cấp phường, xã, thị trấn: 322 phường, xã, thị trấn ( mỗi phườ ng, xã, thị trấn có 01 cán bộ chuyên trách) và 2122 chi hội, 20.618 tổ hội.

Qua đó nhiều hoạt động thiết thực về chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò, trí tuệ người cao tuổi được quan tâm.

3. Công tác triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020:

a) Công tác chỉ đạo xây dựng chương trình/kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình của Thành phố:

Thực hiện Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020; Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Văn bản số 9501/UBND-VX ngày 29 tháng 11 năm 2012 về xây dựng Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020 của Thành phố, trong đó giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 6328/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2013 về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020 của Thành phố.

b) Các chỉ tiêu cụ thể của Thành phố:

Chương trình được phân kỳ thành hai giai đoạn: từ năm 2013 đến 2015 và từ 2016 đến 2020; với 09 chỉ tiêu cụ thể trên từng lĩnh vực từ nay đến năm 2020 phải đạt được bao gồm:

- 50% người cao tuổi có dự án sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao c ông nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;

- Trên 80% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;

- 100% người cao tuổi khi ốm đau được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;

- 100% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi; 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp Thành phố có khoa lão khoa;

- 100% cơ quan phát thanh, truyền hình Thành phố và quận - huyện có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 02 lần/01 tuần;

- 100% người cao tuổi đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;

- 100% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;

- 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;

- Mỗi phường - xã - thị trấn có ít nhất 02 mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoạt động thường xuyên hoặc câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau...

c) Kinh phí thực hiện chương trình:

Nguồn kinh phí thực hiện chương trình theo Kế hoạch bao gồm:

- Ngân sách Thành phố, quận - huyện đảm bảo trong dự toán được giao hàng năm của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được duyệt;

- Kinh phí lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác;

- Huy động từ sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ kế hoạc h của Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng chương trình/kế hoạch hoạt động của đơn vị và lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện chương trình/kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt cho năm 2014 và những năm tiếp theo.

4. Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các chính sách đối với người cao tuổi ở cơ sở:

Thông qua hoạt động của Ban công tác người cao tuổi Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện đã có sự phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt chính sách, chế độ trợ giúp người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi qui định; xây dựng cơ chế tự kiểm tra, giám sát đánh giá.

Tuy nhiên công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chưa mang tính tập trung, chủ yếu do từng Sở, ngành, các cấp, các tổ chức liên quan thực hiện.

5. Đánh giá chung:

a) Kết quả đạt được:

Nhìn chung, công tác người cao tuổi của Thành phố được sự quan tâm đúng mức của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương, về cơ bản Luật người cao tuổi và các chính sách liên quan đến người cao tuổi đều được các Sở -ngành, quận-huyện, các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội liên quan đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của cơ quan, đơn vị và tình hình thực tiễn của người cao tuổi.

Về cơ bản các chính sách đối với người cao tuổi đã được thực hiện. Người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp, được hưởng trợ cấp theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước. Các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người từ đủ 80 tuổi trở lên theo quy định của Luật Người cao tuổi nhanh chóng, kịp thời.

Thành phố luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Hội người cao tuổi ở địa phương hoạt động, nhiều mô hình phát huy vai trò của người cao tuổi trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; thường xuyên phát huy kinh nghiệm, sáng kiến của người cao tuổi trong hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, trong phong trào văn hóa - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở địa phương; các hoạt động thể dục - thể thao, văn nghệ của người cao tuổi đã và đang hình thành và phát triển.

Công tác thông tin, tuyên truyền được các cấp, các ngành quan tâm. Nhận thức về vấn đề người cao tuổi của người dân nói chung, cũng như của các cấp Ủy, chính quyền và bản thân người cao tuổi từng bước được nâng lên, đã phát huy được truyền thống đạo lý “kính lão trọng thọ” của dân tộc trong hoạt động chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi.

Công tác chúc thọ, mừng thọ được tiếp tục duy trì và phát huy: Các cấp chính quyền đã tổ chức mừng thọ người cao tuổi theo quy định hiện hành.

Các phong trào hoạt động của người cao tuổi có chất lượng và hiệu quả. Người cao tuổi có nhiều hoạt động phát huy vai trò, tham gia các công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể tại cơ sở, tham gia các Câu lạc bộ dưỡng sinh, thể thao, văn nghệ ... đặc biệt là hoạt động hỗ trợ đối với người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi thuộc hộ nghèo đã có những chuyển biến tích cực, tiếp cận và thụ hưởng những chính sách tương đối toàn diện từ lĩnh vực văn hóa, xã hội, hoạt động thể dục thể thao, đời sống vật chất, tinh thần đ ược nâng lên.

Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, Thành phố đã đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chăm lo cho người cao tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo.

b) Những khó khăn, tồn tại:

- Một số nơi cấp Ủy, chính quyền địa phương, cơ sở chưa xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện chính sách pháp luật đối với người cao tuổi, thiếu quan tâm, chỉ đạo, chưa xây dựng được kế hoạch ho ạt động cụ thể. Coi công tác người cao tuổi chỉ là những hoạt động phong trào, là công tác của Hội người cao tuổi.

- Việc xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020 còn chậm.

- Mức sống của người cao tuổi nhìn chung còn thấp. Chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên hiện nay 240.000 đồng/người /tháng (quy định của nhà nước là 180.000 đồng) quá thấp so với mức sống hiện nay của Thành phố.

- Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các do anh nghiệp trong việc xây dựng, thành lập các cơ sở nuôi dưỡng người cao tuổi, nên khó thu hút nguồn vốn đầu tư (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất...).

- Các Sở - ngành, các cấp, tổ chức có liên quan tuy có chủ động lồng ghép nội dung chăm lo người cao tuổi vào các chương trình, dự án liên quan, nhưng chưa có kế hoạch cụ thể trong kế hoạch hoạt động chung của đơn vị.

- Nhiều nơi thành viên Ban công tác người cao tuổi hoạt động chưa đủ mạnh, tuy đã ban hành Quy chế hoạt động cụ thể nhưng sự phối hợp liên ngành còn hạn chế. Ban Công tác người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn trong triển khai nhiệm vụ, vì chưa có cán bộ chuyên trách từng Sở, ngành có liên quan, chủ yếu do cán bộ ngành Lao động-Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm.

- Công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chưa mang tính tập trung, chủ yếu do từng Sở, ngành, các cấp, các tổ chức liên quan thực hiện. Chưa tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định.

Phần thứ hai.

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014

I. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. Các nhiệm vụ thực hiện năm 2014:

- Các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương (thành viên Ban công tác người cao tuổi Thành phố) theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị triển khai chỉ đạo, lồng ghép các chương trình, thực hiện có hiệu quả các chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi theo quy định Luật người cao tuổi.

- Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo xây dựng, triển khai các đề án, dự án thuộc Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 và phê duyệt dự toán ngân sách năm 2014 để thực hiện chương trình/kế hoạch.

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác người cao tuổi; khen thưởng những gương điển hình tốt, mô hình hay, hoạt động hỗ trợ của các cấp, các ngành đối với người cao tuổi.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Luật người cao tuổi và các chính sách đối với người cao tuổi ở cấp phường, xã, thị trấn.

2. Các chỉ tiêu thực hiện:

15% người cao tuổi có dự án sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;

70% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;

80% người cao tuổi khi ốm đau được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe;

40% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi;

20% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp Thành phố có khoa lão khoa;

100% cơ quan phát thanh, truyền hình Thành phố và quận - huyện có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01lần/01 tuần;

100% người cao tuổi đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;

80% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;

90% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;

Mỗi phường - xã - thị trấn có ít nhất 01 mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoạt động thường xuyên hoặc câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau...

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật Người cao tuổi để làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân về vai trò của người cao tuổi trong đời sống xã hội, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi;

3. Nhân rộng xã hội hóa về công tác chăm sóc người cao tuổi; đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực người cao tuổi; tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện Chương trình;

4. Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về chính sách, chế độ trợ giúp người cao tuổi; đưa mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ của các cấp.

5. Động viên, khuyến khích phát huy vai trò người cao tuổi tham gia tích cực các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, Pháp luật đối với người cao tuổi.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan có văn bản hướng dẫn các quận - huyện triển khai Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 để các địa phương xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình/Kế hoạch. Tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Luật Người cao tuổi theo kế hoạch đề ra; Phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố xây dựng “Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau”.

2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, Ban công tác người cao tuổi cấp quận-huyện, hướng dẫn về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác người cao tuổi cấp Thành phố, quận - huyện, phường - xã, thị trấn.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần đối với người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020; chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho người cao tuổi. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện giảm giá vé thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng... cho người cao tuổi.

4. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ nhà cho người nghèo, trong đó ưu tiên đối tượng người có công, người cao tuổi.

5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai kế hoạch định kỳ thông tin, truyền thông các nội dung chuyên đề về người cao tuổi; giới thiệu các mô hình hiệu quả về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng trên sóng phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

6. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát việc thực hiện Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT quy định về việc giảm giá vé tham gia phương tiện giao thông công cộng cho người cao tuổi; Kiểm tra việc thực hiện giảm giá vé, hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia các phương tiện giao thông; đề xuất thống nhất cơ chế giảm giá vé khi người cao tuổi sử dụng phương tiện giao thông đường bộ của nhà nước và tư nhân.

7. Sở Y tế phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố và các địa phương vận động, hướng dẫn để tăng tỷ lệ người cao tuổi được khám chữa bệnh ban đầu và định kỳ; theo dõi, quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; Kiểm tra các bệnh viện trong việc thực hiện ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính trong việc bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chương trình đối với người cao tuổi và công tác người cao tuổi,

9. Ban đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan xây dựng và triển khai Đề án nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, các mô hình hiệu quả chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”, "Mắt sáng cho người cao tuổi", “ người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới”; Hướng dẫn kiện toàn tổ chức Hội các cấp.

10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền vận động các tổ chức thành viên, hội viên tham gia tích cực các phong trào chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

11. Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ trì, chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở địa phương; Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình hành động người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 ở địa phương; Bố trí kinh phí dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; hỗ trợ hoạt động Hội người cao tuổi ở địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện việc Luật, chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn; báo cáo Ban công tác Người cao tuổi Thành phố (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực) về tình hình thực hiện công tác người cao tuổi vào đầu tháng 12 năm 2014.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ

1. Xem xét, bổ sung chế tài, xử lý các cá nhân; tổ c hức không thực hiện đúng các qui định về công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi theo Luật người cao tuổi.

2. Xem xét, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên.

3. Chỉ đạo các ngành chức năng xem xét việc hỗ trợ chế độ phụ cấp độc hại (do các bệnh truyền nhiễm của người cao tuổi sống tại các trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng..) cho cán bộ làm công tác chăm sóc người cao tuổi ở các cơ sở nuôi dưỡng người già, người tàn tật, neo đơn và trung tâm bảo trợ xã hội, Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng được ngang bằng chế độ phụ cấp cho cán bộ ngành y tế./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ “để b/c”;
- Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- VP Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Các Ban Hội đồng nhân dân TP;
- Các Đoàn thể Thành phố;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân quận - huyện;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV;
- Lưu:VT, (VX/Th2) D.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 23/BC-UBND ngày 06/02/2014 kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ ngày 06/02/2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30.896

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.59.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!