Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 100/BC-UBND 2015 Chương trình Giảm nghèo và phương hướng Giảm nghèo bền vững Hồ Chí Minh

Số hiệu: 100/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Hứa Ngọc Thuận
Ngày ban hành: 28/04/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 28 tháng 4 năm 2015

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO, TĂNG HỘ KHÁ THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 TRƯỚC THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước khởi đầu Chương trình Xóa đói giảm nghèo vào đầu năm 1992 (nay là Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá). Qua 23 năm thực hiện, Chương trình đã trải qua 4 giai đoạn (1992 - 2003; 2004 - 2008; 2009 - 2013 và 2014 - 2015) với 08 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo tiêu chí bình quân thu nhập đầu người) phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Sau khi tổng kết hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 3 (2009 - 2015) trước thời hạn 02 năm, đầu năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân Thành phố đã tập trung triển khai ngay Chương trình Giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015 với mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố được điều chỉnh nâng lên[1] nhằm tiếp tục đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “tập trung cải thiện và từng bước nâng cao về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, không để tái nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách các tầng lớp và các nhóm dân cư trong xã hội, giữa nội thành và ngoại thành”. Kết quả thực hiện như sau:

PHẦN I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2014 - 2015

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO:

Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành các văn bản về công tác giảm nghèo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 - 2015 như sau:

- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015.

- Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố giai đoạn 2014 - 2015.

- Kế hoạch số 1198/KH-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều tra bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015.

- Quyết định số 3388/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố.

- Quyết định số 6477/QĐ-BCĐ ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố.

- Kế hoạch số 1218/KH-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thí điểm chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo thu nhập sang tiếp cận theo 5 chiều nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

II. VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO THÀNH PHỐ:

Từ năm 2009 đến quý 1 năm 2015, tổng nguồn vốn huy động trực tiếp cho chương trình giảm nghèo Thành phố là 4.182,061 tỷ đồng, trong đó vốn chi không hoàn lại là 1.335,354 tỷ đồng; riêng trong giai đoạn 2014 - 2015 (tính đến quý 1 năm 2015) tổng nguồn vốn huy động tăng thêm 502,033 tỷ đồng, trong đó vốn chi không hoàn lại tăng 412,405 tỷ đồng, bao gồm:

1. Về nguồn vốn cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ:

Tổng nguồn vốn đến ngày 31 tháng 3 năm 2015 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay với lãi suất ưu đãi và tín dụng nhỏ (vốn luân chuyển) 2.846,707 tỷ đồng, trong đó tăng giai đoạn 2014 - 2015 là 89,628 tỷ đồng, bao gồm:

a) Quỹ Xóa đói giảm nghèo:

Tổng Quỹ Xóa đói giảm nghèo 282,668 tỷ đồng, tăng 9,697 tỷ đồng so với đầu năm 2014, đã tập trung giải ngân được 216,746 tỷ đồng cho 20.338 hộ nghèo, hộ cận nghèo và dự án vay. Dư nợ trong dân là 233,737 tỷ đồng, gồm: cho vay 30.229 hộ nghèo, 131 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhập 1.701 lao động nghèo; thu hồi vốn 389,398 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, hoạt động của Quỹ Xóa đói giảm nghèo do Ban giảm nghèo phường,, thị trấn trực tiếp cho vay với lãi suất ưu đãi (0,5%/ tháng) và thủ tục đơn giản, là một trong những nguồn vốn chủ yếu đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố để tổ chức sản xuất làm ăn, tạo thu nhập có tích lũy vượt được chuẩn nghèo. Nhiều địa phương tổ chức hoạt động Quỹ có hiệu quả nên đã cân đối được nguồn lãi thu được từ Quỹ để hỗ trợ các chi phí của hoạt động giảm nghèo, kể cả trả lương cho cán bộ chuyên trách giảm nghèo phường xã, thị trấn, trợ cấp cho tổ trưởng Ttự quản giảm nghèo… chủ động giảm chi từ nguồn ngân sách hàng năm cho các khoản này.

b) Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố:

Tính đến ngày 28 tháng 02 năm 2015, tổng dự nợ là 1.755,774 tỷ đồng, số hộ dư nợ là 126.764 hộ, trong đó:

- Cho vay hộ nghèo: dư nợ là 801,242 tỷ đồng, số hộ dư nợ 47.781 hộ.

- Cho vay học sinh, sinh viên: dư nợ là 558,622 tỷ đồng, cho 33.838 học sinh vay.

- Cho vay xuất khẩu lao động: dư nợ là 1,516 tỷ đồng, cho 62 hộ vay.

- Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường: dư nợ là 394,212 tỷ đồng, cho 45.083 hộ vay.

c) Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71):

Tổng nguồn vốn là 300,653 tỷ đồng; đã xét duyệt cho vay 3.040 dự án của 9.077 hộ vay với số tiền 154,842 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 11.437 lao động. Tổng dư nợ hiện nay là 293,64 tỷ đồng của 17.688 hộ, trong đó nợ quá hạn là 4,995 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,7% trên tổng dư nợ.

d) Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố (Quỹ 156):

Tổng nguồn Quỹ là 312,39 tỷ đồng, trong đó ngân sách Thành phố cấp ban đầu 50 tỷ đồng và các chủ đầu tư đóng góp kinh phí là 262,03 tỷ đồng, lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ là 370 triệu đồng. Tổng dư nợ là 136,158 tỷ đồng, nợ quá hạn là 3,697 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,72% trên tổng dư nợ.

đ) Nguồn vốn của các đoàn thể 195,118 tỷ đồng, trong đó Hội Liên hiệp Phụ nữ104,118 tỷ đồng và Liên đoàn Lao động (Quỹ CEP)91 tỷ đồng, hỗ trợ vốn vay cho đoàn viên, hội viên là hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố.

e) Về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố (theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố): đã có 184 Quyết định phê duyệt với 1.836 hộ nghèo được vay vốn 88 tỷ đồng.

2. Về nguồn ngân sách Thành phố đầu tư cho các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở và kinh phí hoạt động của chương trình các cấp trong giai đoạn 2014 - 2015 là 329,873 tỷ đồng.

3. Về nguồn vận động từ cộng đồng xã hội (gồm y ban Mặt trận Tổ quốc - Ban vận động Vì người nghèo, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội từ thiện, các nhà tài trợ) cho các hoạt động trợ cấp thường xuyên, hỗ trợ học bổng, phương tiện đi học, sửa chữa nhà ở, xây nhà tình thương cho người nghèo, hộ nghèo trong giai đoạn 2014 - 2015 là 82,532 tỷ đồng.

4. Về chính sách và tác động từ giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nghèo:

Thành phố xác định các chính sách đào tạo nghề, giới thiệu việc làm (trong nước và ngoài nước) là nhiệm vụ trọng tâm và căn cơ nhất để hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo có điều kiện lao động nên đã tập trung chỉ đạo các quận, huyện, phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp cụ thể như: Khảo sát nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo gắn với tư vấn, thông tin về việc làm; kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn để giải quyết việc làm; phối hợp, liên kết với các trường, trung tâm có chức năng đào tạo nghề để tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động chưa có việc làm. Trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức tư vấn trực tiếp tại các quận, huyện, phường, xã, thị trấn về chương trình dạy nghề miễn phí cho lao động nghèo, học sinh sau khi tốt nghiệp được giới thiệu việc làm, có thu nhập ổn định tại các nhà hàng trên địa bàn Thành phố; đặc biệt các phường ở quận ven và các xã nông thôn có khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nghèo của địa phương.

Trong giai đoạn 2014 - 2015, từ tác động của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã mang lại kết quả như sau:

- Đào tạo nghề ngắn hạn cho 2.612 lao động nghèo, chủ yếu các ngành nghề may công nghiệp, điện dân dụng, điện tử, điện lạnh, sửa chữa xe gắn máy…

- Đã giới thiệu việc làm cho 11.190 lao động; đưa 34 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (trong đó, Nhật Bản 18 lao động; Macau 9 lao động; Malaysia 4 lao động; Hàn quốc 01 lao động; Đài Loan 01 lao động và Ả Rập 01 lao động).

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp nên chưa quan tâm học nghề để nâng cao tay nghề hoặc có thể chuyển đổi ngành nghề khác phù hợp khả năng và có việc làm ổn định hơn; một số địa phương chưa tập trung đẩy mạnh công tác khảo sát, tư vấn nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo. Ngoài ra, có một số lao động nghèo chỉ muốn có việc làm ngay để có thu nhập, không quan tâm việc học nghề, nên công tác vận động của địa phương gặp nhiều khó khăn.

5. Về chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo:

a) Chính sách hỗ trợ y tế:

Thành phố đã lập danh sách, mua và cấp 379.618 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo[2].

Trong giai đoạn 2014 - 2015, ngân sách Thành phố đã chi 221,361 tỷ đồng để hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và 70% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo. Ngoài ra, Quỹ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo Thành phố (do Sở Y tế quản lý) thực hiện hỗ trợ 15% chi phí điều trị cho người nghèo (mã thẻ CN), người cận nghèo và người vượt chuẩn cận nghèo Thành phố đang chạy thận nhân tạo trong năm 2014 số tiền là 21,5 tỷ đồng với 152.373 lượt bệnh nhân, mức hỗ trợ bình quân 149.000 đồng/lượt điều trị bệnh (ước thực hiện).

b) Chính sách hỗ trợ giáo dục:

Chính sách hỗ trợ giáo dục được các địa phương quan tâm thực hiện với mục tiêu không để cho các em thuộc diện hộ nghèo phải nghỉ học, bỏ học vì khó khăn, mưu sinh; chú trọng công tác phổ cập giáo dục, nhất là phổ cập giáo dục bậc trung học và công tác hướng nghiệp cho học sinh nghèo. Kết quả thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập năm học 2013 - 2014 cho học sinh diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, như sau:

- Miễn giảm học phí: ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 11,996 tỷ đồng để miễn giảm học phí cho 18.831 học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo[3].

- Hỗ trợ chi phí học tập: ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 11,653 tỷ đồng để hỗ trợ chi phí học tập cho 35.820 học sinh nghèo[4].

6. Chính sách hỗ trợ về nhà ở:

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố bao gồm 03 chương trình chính: Chương trình xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thực hiện (Quỹ Vì người nghèo); Chương trình di dời, giải tỏa, tái định cư và Chương trình cho vay vốn để người nghèo tự sửa chữa nhà. Trong đó, chương trình cho vay vốn để người nghèo tự sửa chữa nhà là chương trình có độ bao phủ rộng nhất, hướng đến toàn bộ các hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở trên địa bàn Thành phố.

Quỹ Vì người nghèo các cấp đã vận động xây dựng 50 nhà tình nghĩa với kinh phí 2,677 tỷ đồng; xây dựng 1.178 nhà tình thương với kinh phí 44,571 tỷ đồng; chống dột 905 căn với kinh phí 11,706 tỷ đồng cho hộ nghèo Thành phố. Ngoài ra, Thành phố đã huy động nhiều nguồn vốn để hỗ trợ chăm lo cho người nghèo như: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa (chăm lo gia đình chính sách), Quỹ quay vòng vốn thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị Thành phố để cho vay nâng cấp sửa chữa nhà.

7. Chương trình hỗ trợ chăm lo Tết Nguyên đán cho dân nghèo:

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, theo truyền thống hàng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các Sở - ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có kế hoạch vận động, tổ chức các Đoàn cán bộ lãnh đạo các cấp trực tiếp đến thăm, chúc tết, tặng quà Tết cho từng hộ nghèo. Trong giai đoạn 2014 -2015, Thành phố đã hỗ trợ 104.046 lượt hộ nghèo nhận quà Tết Nguyên đán[5] với kinh phí hỗ trợ là 112,976 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố và ngân sách địa phương, để chăm lo chu đáo cho hộ nghèo cùng vui Tết cổ truyền của dân tộc (trong đó, năm 201475.904 hộ với kinh phí 74,462 tỷ đồng; năm 201528.142 hộ với kinh phí 32,169 tỷ đồng). Ngoài ra, các quận, huyện cũng đã chủ động vận động chăm lo thêm cho 65.442 hộ thuộc nhóm hộ cận nghèo (có mức thu nhập trên 16 - 21 triệu đồng/người/năm) và hộ mới vượt chuẩn cận nghèo với tổng số tiền 32,116 tỷ đồng.

III. HOẠT ĐỘNG GIẢM NGHÈO CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC, CÁC ĐOÀN THỂ VÀ SỞ - NGÀNH THÀNH PHỐ (số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014):

Hoạt động giảm nghèo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (Ban vận động Vì người nghèo) và các tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như: tổ chức phong trào vận động kinh phí gây Quỹ tập trung hỗ trợ cho các nhu cầu bức xúc của người nghèo, đoàn viên, hội viên nghèo, cận nghèo như sửa chữa về nhà ở, mua thẻ bảo hiểm y tế (hỗ trợ 30% giá trị thẻ bảo hiểm y tế cho thành viên hộ cận nghèo Thành phố), hỗ trợ học bổng, trao tặng quà tết (tính chung trong kinh phí Quỹ Vì người nghèo Thành phố):

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố (Quỹ Vì người nghèo): vận động trên 201,5 tỷ đồng; đã chi xây dựng 50 nhà tình nghĩa với kinh phí 2,677 tỷ đồng; xây dựng 1.178 nhà tình thương với kinh phí 44,571 tỷ đồng; chống dột 908 căn với kinh phí 11,706 tỷ đồng cho hộ nghèo Thành phố; hỗ trợ 21.547 suất học bổng, trị giá 26,500 tỷ đồng và 804 phương tiện đi học, trị giá 659,5 triệu đồng cho học sinh, sinh viên nghèo. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức chăm lo các nội dung khác như: tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, trợ cấp khó khăn đột xuất, hỗ trợ khám chữa bệnh… với số tiền 11,689 tỷ đồng.

2. Các Hội, Đoàn thể Thành phố:

a) Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố: Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (CWED) phát vay vốn tiết kiệm cho 2.241 thành viên với số tiền 12,497 tỷ đồng; hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế cho 5.613 thành viên với số tiền 33,333 tỷ đồng; ủy thác vốn cho các quận, huyện là 12,145 tỷ đồng[6].

 b) Hội Nông dân Thành phố: đã phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố tổ chức chương trình “Tết làm điều hay vì Nông dân nghèo” nhân dịp Tết nguyên đán năm 2014, qua đó, đã vận động được 26,5 tỷ đồng để chăm lo cho hộ nghèo và hộ cận nghèo gồm: 2.250 phần quà tết (trị giá quà là 500.000 đồng/phần), xây dựng 624 căn nhà tình thương, trao tặng 1.315 thẻ bảo hiểm y tế, chăm lo cho cán bộ Hội tại xã, phường, thị trấn qua các thời kỳ đã nghỉ hưu là 846 phần quà. Năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ Nông dân là 40 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân là 102,166 tỷ đồng[7].

c) Hội Cựu chiến binh Thành phố: là tổ chức Đoàn thể có sự chỉ đạo, theo dõi, quản lý các hoạt động của chương trình giảm nghèo chặt chẽ và hiệu quả theo hệ thống từ Thành phố đến phường, xã, thị trấn. Năm 2014, thực hiện vận động gây quỹ nội bộ Hội để giúp vốn làm ăn, tăng thu nhập, giảm nghèo với số dư nợ là 394,576 tỷ đồng (nợ quá hạn là 6,197 tỷ đồng), giúp cho 21.426 hộ vay (trong đó 5.982 hộ là hội viên Hội Cựu chiến binh)[8].

d) Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: các cơ sở Đoàn đã tổ chức hoạt động trợ vốn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên, khai thác tốt nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giúp 9.997 thanh niên vay, với tổng kinh phí là 92,827 tỷ đồng (trong năm 2014, đã phát vay 8,1 tỷ đồng/10 tỷ đồng đăng ký). Các cấp bộ Đoàn tập trung đẩy mạnh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Đoàn - Hội - Đội, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thông qua chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2014; chăm lo các gia đình chính sách, trẻ em tại các nhà mở, mái ấm[9].

3. Thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới:

Tính đến cuối năm 2014, Thành phố có 2 huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới và 19 xã hoàn thành (tiêu chí 11 hộ nghèo) trên địa bàn của 3 huyện còn lại, đã góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các huyện ngoại thành (56 xã xây dựng nông thôn mới) và Thành phố. Tốc độ giảm nghèo tại 4 huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè bình quân hàng năm từ 6 - 8% (đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015); riêng huyện Cần Giờ từ 8 - 10%/năm.

4. Chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo:

Trong năm 2014, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Thành phố (Sở Tư pháp) và các công tác viên quận, huyện đã thực hiện tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho 5.347 người nghèo[10]. Trong đó, tư vấn các lĩnh vực pháp lý cho 5.201 người, chiếm tỷ lệ 97%; hỗ trợ tham gia tố tụng cho 143 người, chiếm tỷ lệ 3% (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 42 người, bào chữa cho 101 người); đại diện ngoài tố tụng (liên hệ chứng thực các giấy tờ có liên quan đến hộ nghèo) cho 3 người.

IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO:

1. Công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Thành phố đã triển khai rà soát từ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 3 để lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 (thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2014) và tổ chức điều tra bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 (thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2014) trên địa bàn quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Định kỳ hàng quý, các phường, xã, thị trấn có trách nhiệm rà soát, cập nhật biến động hộ, thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo và biến động thu nhập (tăng, giảm) theo chương trình phần mềm quản lý hộ; cuối năm thực hiện báo cáo đánh giá kết quả giảm nghèo của từng địa phương, công bố công khai trong dân để bình nghị và lập danh sách cập nhật gửi cho quận, huyện để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo gửi Thành phố để xem xét công nhận, kết quả như sau:

a) Hộ nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015:

- Thời điểm ngày 01 tháng 04 năm 2014, tổng số hộ nghèo Thành phố là 83.031 hộ, chiếm tỷ lệ 4,23% tổng hộ dân Thành phố (hộ dân tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2014), trong đó có 76.657 hộ nghèo trong danh sách rà soát của giai đoạn 3 chuyển sang và 6.374 hộ nghèo điều tra bổ sung mới.

- Đầu năm 2014 đến nay, qua cập nhật tăng 657 hộ nghèo; đồng thời, giảm 59.208 hộ nghèo (trong đó có 56.549 hộ nghèo thu nhập vượt 16 triệu đồng/người/năm và 2.659 hộ giảm diện khác). Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2015, số hộ nghèo Thành phố còn lại 24.480 hộ, chiếm tỷ lệ 1,25% tổng hộ dân Thành phố.

b) Hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015.

- Thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2014, tổng số hộ cận nghèo Thành phố là 49.651 hộ, chiếm tỷ lệ 2,53% tổng hộ dân Thành phố (hộ dân tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2014), trong đó có 43.763 hộ cận nghèo trong danh sách rà soát của giai đoạn 3 chuyển sang và 5.888 hộ cận nghèo điều tra bổ sung mới.

- Đầu năm 2014 đến nay, qua cập nhật tăng 40.139 hộ cận nghèo, gồm số hộ nghèo vượt chuẩn nghèo Thành phố có thu nhập trong mức cận nghèo (thu nhập trên 16 - 21 triệu đồng/người/năm) và số hộ khảo sát bổ sung; đồng thời, có 33.233 hộ vượt chuẩn cận nghèo (thu nhập trên 21 triệu đồng/người/năm) và 1.817 hộ giảm lý do khác. Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2015, số hộ cận nghèo là 54.740 hộ, chiếm tỷ lệ 2,79% tổng hộ dân Thành phố.

2. Công tác củng cố, kiện toàn Tổ tự quản giảm nghèo luôn được Thành phố và các quận, huyện, phường, xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo đã tạo điều kiện cho Tổ tự quản giảm nghèo phát huy được hiệu quả hoạt động.

Thành phố đã củng cố, kiện toàn 3.438 Tổ tự quản giảm nghèo hoạt động trên địa bàn khu phố, ấp với 106.215 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia sinh hoạt. Đa số tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo luôn chủ động nắm tình hình từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để kịp thời phát hiện, đề xuất hỗ trợ, hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững[11].

3. Công tác tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo:

Năm 2014, Thành phố đã tổ chức 06 lớp tập huấn triển khai chủ trương, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015 và cập nhật, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo là Trưởng ban giảm nghèo và chuyên trách giảm nghèo của 322 phường, , thị trấn, với 650 người tham dự; 01 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo quận, huyện, với 82 người tham dự, gồm: Phó Ban Thường trực, Phó Ban chuyên trách và cán bộ chuyên trách giảm nghèo quận, huyện; đồng thời, phối hợp với các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tập huấn nghiệp vụ cho 3.202 tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo, đạt 92% so với số lượng đăng ký dự tập huấn.

4. Công tác kiểm tra, giám sát:

a) Về công tác kiểm tra:

- Ban Thường vụ Thành ủy đã có tổ chức giám sát việc thực hiện Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2010 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Thường vụ Quận ủy và Bí thư Quận ủy Quận 6 và Quận 8 (có thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy).

- Hội đồng nhân dân Thành phố có Kế hoạch số 90/KH-VHXH ngày 17 tháng 3 năm 2014 về giám sát việc thực hiện Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 tại các quận, huyện, phường, xã (có báo cáo kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội/Hội đồng nhân dân Thành phố).

- Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố đã tổ chức 08 cuộc kiểm tra công nhận kết quả hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015 tại 8 quận (Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận 11, quận Tân Bình, quận Bình Tân) và 17 cuộc kiểm tra tại 17 phường điểm của 13 quận về công nhận kết quả hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015.

b) Về công tác giám sát:

- Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố cùng với Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá các quận, huyện đã triển khai hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo với sự tham gia của người dân tại 32 phường, xã của 24 quận, huyện, số lượng người tham dự hội nghị giám sát là 3.454 người[12].

- Một số quận, huyện, phường, xã đã tổ chức hội nghị đối thoại về chính sách giảm nghèo với người nghèo (tổ chức tại các khu phố, ấp), qua đó giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ và kịp thời các chính sách giảm nghèo và nhất là lãnh đạo địa phương có điều kiện lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người nghèo, từ đó có cách giải quyết cụ thể các nhu cầu hộ nghèo.

5. Hoạt động truyền thông:

- Phát hành 04 Bản tin Giảm nghèo trong năm 2014 (6.000 bản tin Xuân và 17.000 bản tin tháng), phân phối cho 24 quận, huyện, 322 phường,, thị trấn3.202 tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo; thực hiện thông tin tuyên truyền theo chuyên đề trên Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố (tiết mục “Cùng nhau vượt nghèo”), Đài Truyền hình Thành phố - HTV9 (chuyên mục “Chào buổi sáng”) và xây dựng Website Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố (hoạt động chính thức vào đầu tháng 12 năm 2014).

6. Về thực hiện dự án Hỗ trợ giảm nghèo đa chiều khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh” do Chương trình Phát triển Liên hp quốc (UNDP) tài trợ:

- Thành phố đã thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng đời sống dân cư và nghiệm thu phiếu điều tra tại 04 quận, huyện; kết quả đã điều tra được 67.407 hộ với 74.510 phiếu điều tra; đã nhập dữ liệu phiếu điều tra, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Thành phố.

- Thành phố tổ chức 03 buổi hội thảo về nghiên cứu tiếp cận và thử nghiệm phương pháp đo lường nghèo đa chiều tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất lộ trình thực hiện, với 510 người tham dự gồm đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội - Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNDP, các chuyên gia quốc tế, trong nước, các Trường Đại học, lãnh đạo các Sở - ngành, quận, huyện, phường, xã,...); đồng thời triển khai Kế hoạch thực hiện thử nghiệm, thí điểm việc chuyển đổi từ phương thức đo lường nghèo đơn chiều (thu nhập) sang đa chiều tại 04 quận, huyện (Quận 6, Quận 11, quận Tân Phú và huyện Bình Chánh); kết quả thí điểm sẽ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định đưa vào thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:

1. Mặt đạt được và nguyên nhân:

a) Mặt đạt được:

- Đầu năm 2014, tuy tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và Thành phố vẫn còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chủ động chỉ đạo kết thúc và tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 (2009 - 2015) trước thời hạn 02 năm và triển khai ngay Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2014 - 2015 với mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo được điều chỉnh nâng lên phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng đời sống của người nghèo Thành phố (do tác động lạm phát làm giảm sút về mức thu nhập thực tế của chuẩn nghèo). Đặc biệt đã mạnh dạn bổ sung và mở rộng một số chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, kể cả những hộ đã vượt mức chuẩn hộ cận nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo kể cả những hộ đã vượt chuẩn cận nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chương trình và các dịch vụ xã hội cơ bản. Đây là động lực và là cơ sở để các Cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Đoàn thể các cấp chủ động phối hợp, tập trung đẩy mạnh các hoạt động giảm nghèo đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra hàng năm và cả giai đoạn 4 (2014 - 2015).

- Công tác rà soát, xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015 được thực hiện kịp thời, tạo điều kiện cho các cấp, các ngành chức năng tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ, chăm lo trực tiếp, cụ thể theo nhu cầu của từng thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và không để tái nghèo.

- Kết quả giảm nghèo trong giai đoạn 2014 - 2015:

+ Tính đến cuối năm 2014, số hộ nghèo Thành phố là 28.381 hộ, chiếm tỷ lệ 1,45% tổng hộ dân Thành phố (tốc độ giảm nghèo là 2,89%/năm, cao gấp 0,7 lần so với tốc độ giảm nghèo bình quân giai đoạn 3) và số hộ cận nghèo là 56.675 hộ, chiếm tỷ lệ 2,89% tổng hộ dân Thành phố. Có 05 quận (Quận 5, Quận 6, Quận 11, quận Tân Bình và quận Bình Tân) đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo có thu nhập 16 triệu đồng/người/năm trở xuống; có 105 phường đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo và có 05 phường (phường Thảo Điền - Quận 2 ; Phường 9, Phường 10, Phường 11 và Phường 13 - Quận 5) đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ cận nghèo Thành phố. Với kết quả này, Thành phố đã hoàn thành mức tiêu giảm hộ nghèo Thành phố giai đoạn 2014 - 2015 trước thời hạn 01 năm (tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% tổng hộ dân và tỷ lệ hộ cận nghèo dưới 3% tổng hộ dân Thành phố).

+ Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2015, số hộ nghèo Thành phố còn 24.480 hộ, chiếm tỷ lệ 1,25% tổng hộ dân Thành phố và số hộ cận nghèo còn 54.740 hộ, chiếm tỷ lệ 2,79% tổng hộ dân Thành phố. Trong quý 1 năm 2015, có thêm 03 quận (Quận 1, Quận 3, Quận 10) và 34 phường đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo có thu nhập 16 triệu đồng/người/năm trở xuống.

b) Nguyên nhân:

- Về khách quan: Tình hình kinh tế Thành phố hiện đang phục hồi, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố hoàn thành và đưa vào sử dụng là những yếu tố tác động tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập và có tích lũy, cải thiện cuộc sống vươn lên giảm nghèo.

- Về chủ quan:

+ Sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Thành phố, quận, huyện đến cơ sở, nhất là sự quan tâm trực tiếp theo dõi, đeo bám từng hộ nghèo, hộ cận nghèo của Cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Ban giảm nghèo phường, , thị trấn và Tổ tự quản giảm nghèo để xác định đúng thực trạng nghèo, nắm chắc nhu cầu cần hỗ trợ, từ đó tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp trợ giúp, chăm lo của chương trình nên đã tác động trực tiếp giúp cho hộ dân vượt chuẩn nghèo, vượt chuẩn cận nghèo trên địa bàn Thành phố[13].

- Công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015 được quan tâm đẩy mạnh qua việc thực hiện các hình thức như: phát hành Bản tin Giảm nghèo, tờ rơi, qua các phương tiện Báo, Đài và nhất là một số phường,, thị trấn đã tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với người nghèo, hộ nghèo giúp cho họ có điều kiện tiếp cận các thông tin về chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Thành phố ngày một tốt hơn.

- Các nguồn vốn cho vay ưu đãi đáp ứng được nhu cầu vay vốn làm ăn của hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nghèo được quan tâm đẩy mạnh, đạt và vượt kế hoạch đề ra hàng năm. Các chính sách đảm bảo về an sinh xã hội, đặc biệt chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục… được điều chỉnh, bổ sung (nâng mức hỗ trợ) và tạo điều kiện thuận lợi hơn để cho người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cậnthụ hưởng.

- Sự tập trung thực hiện Chương trình Xây dựng xã nông thôn mới của Thành phố đã góp phần thúc đẩy việc đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèođẩy nhanh hơn tốc độ giảm nghèo ở các xã ngoại thành.

- Đại bộ phận hộ nghèo, hộ cận nghèo có quá trình và tích lũy được kinh nghiệm qua các giai đoạn giảm nghèo của Thành phốcó ý chí tự vươn lên, ngày càng chủ động tiếp cận các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nên luôn an tâm, kiên trì tổ chức tốt cuộc sống, vượt được nghèonhiều hộ nghèo đã trở thành hộ khá.

- Mức điều chỉnh nâng chuẩn nghèo Thành phố từ giai đoạn 3 (2009 - 2013) theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm trở xuống, sang giai đoạn 2014 - 2015, theo tiêu chí thu nhập 16 triệu đồng/người/năm trở xuống là không cao (chỉ tăng hơn 30%) nên hộ nghèo có khả năng tạo tích lũy thu nhập vượt mức chuẩn nghèo mới nhanh hơn.

2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân:

- Tốc độ giảm nghèo của Thành phố trong giai đoạn 2014 - 2015 tuy nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, dễ tái nghèo: một mặt do hộ nghèo đã vượt chuẩn nghèo Thành phố nhưng tích lũy trong thu nhập chưa ổn định vì việc sản xuất, làm ăn vẫn còn gặp khó khăn, lúng túng; mặt khác, các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (bảo hiểm y tế, học văn hóa, học nghề, nhà ở…) vẫn còn khó khăn nhưng các chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo ở một số địa phương chưa tác động kịp thời, đầy đủ hoặc một số chính sách hỗ trợ sẽ bị cắt giảm khi hộ đã vượt chuẩn nghèo làm cho tâm lý của hộ nghèo lo lắng, hụt hẫng, thiếu tự tin. Điều này cho thấy chuẩn nghèo nếu chỉ dựa vào thu nhập (để xác định hộ nghèo) thì chưa phù hợp với mức sống và điều kiện thực tế, nhất là trong bối cảnh phát triển của Thành phố (phải thường xuyên nâng chuẩn nghèo liên tục theo từng giai đoạn) và việc phải đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Thành phố.

- Một bộ phận hộ nghèo diện khó khăn đặc biệt (già yếu, bệnh tật, không có lao động, hộ có người mắc bệnh nan y...), không thể tổ chức cuộc sống, tích lũy thu nhập mà phải trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên, do chuẩn nghèo Thành phố tăng lên nên một số địa phương gặp khó khăn hơn trong công tác vận động chăm lo, đỡ đầu cho những hộ nghèo này vượt chuẩn nghèo của giai đoạn mới. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ nghèo có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của chương trình, chưa chí thú làm ăn hoặc không muốn ra khỏi chương trình.

- Những hdân tuy đã vượt chuẩn cận nghèo (có thu nhập trên 21 triệu đồng/người/năm) nhưng vẫn cần có chính sách tiếp tục hỗ trợ như: cho vay vốn, hỗ trợ việc làm… không để tái nghèo.

- Một số địa phương chưa tập trung quyết liệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình; nhiều nơi cán bộ làm công tác giảm nghèo thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo; công tác tuyên truyền, giải thích các chính sách giảm nghèo giai đoạn mới cho người nghèo, hộ nghèo ở một số phường, xã chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến sự tham gia của người dân, cũng như người nghèo còn hạn chế, làm giảm đi tác động và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

- Một số phường, xã chưa quan tâm tư vấn, hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo cách làm ăn phù hợp để có hiệu quả; công tác khảo sát, rà soát thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nghèo tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức nên còn hạn chế trong đào tạo và giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động còn ít. Công tác giải ngân một số nguồn quỹ tín dụng ưu đãi cho người nghèo không đạt chỉ tiêu; tồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo cao, nhất là tại các quận nội thành do chưa tập trung đẩy mạnh công tác giải ngân cho hộ cận nghèo hoặc có một số địa phương ngại cho vay vốn sẽ phát sinh nợ quá hạn lớn; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nghèo, nhất là quản lý, sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tại một số phường, xã, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ (xảy ra 01 trường hợp tiêu cực chiếm dụng vốn của người dân, đã được xử lý theo pháp luật).

VI. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN:

1. Giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và của từng địa phương cơ sở, vì vậy luôn đòi hỏi vai trò lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, phải được quán triệt và thể hiện đầy đủ, kiên trì liên tục, đảm bảo huy động quyết tâm thực hiện của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, tạo thành phong trào hành động của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo thì mới có thể đạt được mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo đề ra.

2. Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo từng giai đoạn đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Về chỉ đạo: phải tập trung, quyết liệt, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo hợp lý theo từng năm, trên cơ sở nắm chắc được thực trạng nghèo (khảo sát, cập nhật xác định đúng đối tượng và nguyên nhân nghèo của từng người nghèo, từng hộ nghèo, hộ cận nghèo); tổ chức tốt lực lượng thực hiện các hoạt động giảm nghèo (trực tiếp tác động hỗ trợ và phối hợp thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo đến tận tay từng hộ nghèo, hộ cận nghèo); đồng thời thường xuyên đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra định kỳ (tháng, quý), đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch để có thể hoàn thành đúng hoặc vượt tiến độ thời gian kế hoạch giảm nghèo theo từng năm và giai đoạn.

- Về cán bộ thực hiện: phải có tấm lòng với người nghèo; nắm chắc chủ trương, chính sách và nghiệp vụ công tác giảm nghèo; đồng thời, chịu khó bám dân, nắm chắc thực trạng của từng người nghèo, hộ nghèo tại địa phương để chủ động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời cho người dân.

- Về người nghèo, hộ nghèo: cần tăng cường tiếp cận thông tin và tác động của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của chương trình để khơi dậy niềm tin, phát huy nỗ lực tự vươn lên vượt nghèo, cải thiện cuộc sống của chính bản thân người nghèo; đồng thời kiên trì chống tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, cộng đồng. Đây là yếu tố có tính chất quyết định để giảm nghèo bền vững.

PHẦN II

CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO, TĂNG HỘ KHÁ NĂM 2015 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO NĂM 2015:

1. Chỉ tiêu giảm nghèo:

a) Chỉ tiêu hộ vượt chuẩn nghèo Thành phố:

- Phấn đấu đến cuối năm 2015 có thêm từ 10.000 - 15.000 hộ vượt chuẩn nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% tổng hộ dân Thành phố.

- Trong năm 2015, có thêm 06 quận (Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 10, quận Bình Thạnh và quận Tân Phú) hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo 0%) trước Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X (tháng 8 năm 2015); có thêm 80 phường hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống (tỷ lệ hộ nghèo 0%).

- 56 xã xây dựng nông thôn mới hoàn thành tiêu chí 11 hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố (tháng 5 năm 2015).

b) Chỉ tiêu hộ vượt chuẩn cận nghèo:

- Phấn đấu đến cuối năm 2015 có từ 25.000 - 30.000 hộ cận nghèo vượt chuẩn cận nghèo Thành phố (trên 21 triệu đồng/người/năm), trong đó bổ sung thêm khoảng 20.000 hộ nghèo vượt chuẩn còn nm trong mức cận nghèo, không để tái nghèo theo chuẩn hộ nghèo Thành phố; tỷ lệ hộ cận nghèo Thành phố còn khoảng 2% tổng hộ dân.

- Phấn đấu đến cuối năm 2015 có thêm 01 quận khoảng 30 phường hoàn thành mục tiêu không còn hộ cận nghèo từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống (tỷ lệ hộ cận nghèo 0% tổng hộ dân).

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện từ nay đến cuối năm 2015:

- Tiếp tục huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn Thành phố để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, vệ sinh môi trường, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người cận nghèo và các chính sách an sinh xã hội.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về hoạt động giảm nghèo thông qua chương trình phối hợp liên kết với các cơ quan Báo, Đài thực hiện các chuyên mục thông tin; tiếp tục biên tập, phát hành “Bản tin Giảm nghèo” theo định kỳ và Website của Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố.

- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2015 và nâng cao chất lượng hoạt động giảm nghèo các cấp; nghiên cứu xây dựng và nhân rộng một số mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình tổ hợp tác của người nghèo, hộ nghèo.

- Tổ chức phúc tra, công nhận các địa phương (quận, phường) hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2015; đồng thời, hướng dẫn quận, huyện, phường,, thị trấn tổ chức tổng kết Chương trình Giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015 và xây dựng Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Giải pháp Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố giai đoạn 2014 - 2020để báo cáo Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố (tháng 5 năm 2015).

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo thu nhập sang tiếp cận theo 05 chiều nghèo trên địa bàn Thành phố; tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị với Trung ương và trình Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét cho triển khai thực hiện trong Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:

1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới của Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm.

- Bình quân thu nhập của hộ nghèo Thành phố vào năm 2020 tăng lên 3,5 lần so với năm 2011 (theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020).

3. Một số nhiệm vụ cụ thể:

a) Tập trung xây dựng hoàn chỉnh Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016 - 2020:

- Đổi tên “Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá” thành “Chương trình Giảm nghèo bền vững” hoặc “Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá bền vững” của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

- Ban hành chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

- Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều (thu nhập) sang đa chiều theo đúng tinh thần Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo hướng sử dụng song song chuẩn nghèo thu nhập và nghèo đa chiều để xác định chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

- Rà soát, bổ sung hoàn thiện các nhóm chính sách giảm nghèo theo hướng giảm nghèo bền vững; mở rộng chính sách hỗ trợ theo từng chiều thiếu hụt của người nghèo, có chính sách ưu tiên đối với nhóm hộ thuộc diện bảo trợ xã hội; đảm bảo chính sách giảm nghèo ban hành đi đôi với việc cân đối, bố trí nguồn lực của Thành phố để tổ chức thực hiện.

b) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016 - 2020:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về giảm nghèo (theo phương pháp đa chiều) trong giai đoạn mới cho các ngành, các cấp và nhân dân Thành phố, nhất là người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố để các chính sách giảm nghèo thật sự đi vào cuộc sống.

- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện, nhất là tham gia công tác kiểm tra, giám sát các nội dung hoạt động giảm nghèo ở các cấp.

- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Giảm nghèo bền vững các cấp, tiếp tục xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, nhất là cấp phường, xã, thị trấn và lực lượng tổ trưởng tổ Tự quản giảm nghèo tại địa bàn dân cư./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQVN và Đoàn thể TP;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Sở - ngành Thành phố;
- Thành viên BCĐ GN, THK TP;
- UBND các quận, huyện;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng NCTH;
- Lưu:VT (VX-TC)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

 



[1] Hộ nghèo Thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống; Hộ cận nghèo Thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người từ trên 16 - 21 triệu đồng/người/năm.

[2] Đã mua và cấp 277.053 thẻ bảo hiểm y tế diện hộ nghèo; vận động mua và cấp 102.565 thẻ bảo hiểm y tế diện hộ cận nghèo.

[3] Miễn 100% học phí cho 9.506 học sinh hộ nghèo với số tiền 7,581 tỷ đồng; Giảm 50% học phí cho 9.325 học sinh hộ cận nghèo với số tiền 3,981 tỷ đồng.

[4] Hỗ trợ 100% chi phí học tập (70.000 đồng/học sinh/tháng) cho 34.140 học sinh với số tiền 11,376 tỷ đồng; Hỗ trợ 50% chi phí học tập (35.000 đồng/học sinh/tháng) cho 1.682 học sinh với số tiền 276 triệu đồng.

[5] Mức quà tết năm 2014 là 700.000 đồng/suất; Mức quà tết năm 2015 là 850.000 đồng/suất.

[6] Các cấp Hội phát vay 91,153 tỷ đồng cho 16.735 thành viên; giới thiệu vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ xóa đói giảm nghèo với số tiền 16,647 tỷ đồng.

[7] Năm 2014, đã giải ngân cho Hội Nông dân 10 quận, huyện với số tiền 60,990 tỷ đồng cho 2.876 hộ, tổng dư nợ toàn Thành phố là 98,649 tỷ đồng với 5.499 hộ; Các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho hội viên, nông dân nghèo vay vốn, sản xuất kinh doanh với số tiền 120,321 tỷ đồng cho 8.288 lượt hộ, tổng dư nợ là 497,252 tỷ đồng cho 32.799 lượt hộ vay; nguồn vốn Quỹ Vì người nghèo (không lãi) đã giải ngân 18 dự án với 2,365 tỷ đồng cho 201 hộ, nâng tổng dư nợ là 4,113 tỷ đồng của 33 dự án cho 363 hộ vay.

[8] Các hội viên tự đóng góp xây dựng được 4 căn nhà tình nghĩa, 19 căn nhà tình thương, sửa chữa 40 căn với số tiền 1,410 tỷ đồng; Hội viên vận động được 44 căn nhà tình nghĩa, 57 căn nhà tình thương, sửa chữa 43 căn với số tiền 4,575 tỷ đồng.

[9] Hơn 15.250 chiến sĩ tình nguyện thuộc 46 Trường Đại học, Cao đẳng tham gia chiến dịch; tặng 6.913 phần bánh, 432 phần mứt với tổng trị giá hơn 370 triệu đồng; 2.248 thanh niên tham gia hiến máu tình nguyện; tặng 10.978 phần quà; khám bệnh, phát thuốc cho 1.150 lượt người; tổ chức “Bữa cơm ngày xuân” với 5.675 suất ăn,... Tặng 3.118 phần quà trị giá 2,5 tỷ đồng; chăm lo tết cho 2.877 thanh niên đang công tác tại các công trình xa và thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn; chăm lo cho 2.702 cán bộ Đoàn - Hội - Đội với tổng kinh phí gần 4,8 tỷ đồng; tặng quà 5.811 trẻ em tại các mái ấm, nhà mở với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng.

[10] Về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự là 206 người, chiếm tỷ lệ 4%; pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự là 2.074 người, chiếm tỷ lệ 39%; pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em là 658 người, chiếm tỷ lệ 12%; pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính là 653 người, chiếm tỷ lệ 12%; pháp luật về đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng là 1.107 người, chiếm tỷ lệ 26%; pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm là 149 người, chiếm tỷ lệ 3%; pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi là 163 người, chiếm tỷ lệ 3%; các lĩnh vực pháp luật khác là 81 người, chiếm tỷ lệ 1,5%.

[11] Có 2.485 tổ hoạt động nề nếp; 802 tổ thực hiện tiết kiệm tổ với số tiền 2,133 tỷ đồng. Có 7 quận, huyện (Quận 1, Quận 5, Quận 6, quận Gò Vấp, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn) tỷ lệ tổ tự quản hoạt động nề nếp đạt trên 90% và thực hiện chi trợ cấp tổ trưởng Tổ tự quản theo quy định của Thành phố (200.000 đồng/tháng); 13 quận, huyện tỷ lệ tổ tự quản hoạt động nề nếp trên 70% và địa phương chi trợ cấp cho tổ trưởng dưới 200.000 đồng/tháng (do không đủ kinh phí thực hiện); 3 quận, huyện (Quận 3, quận Phú Nhuận và huyện Củ Chi) chỉ đạt từ 40 - 60% tổ hoạt động nề nếp và địa phương chưa chi trợ cấp cho tổ trưởng. Riêng huyện Cần Giờ chi 300.000 đồng/tổ trưởng/tháng (33 tổ tự quản), do địa bàn rộng, số lượng hộ nghèo tham gia tổ nhiều.

[12] Gồm đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân2.380 người; đại diện Tổ tự quản giảm nghèo338 người; đại diện tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân quan tâm ủng hộ, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo145 người; Thường trực Ban Giảm nghèo, chuyên trách giảm nghèo quận, huyện, phường, xã, thị trấn, ban điều hành khu phố, ấp567 người; Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố24 người.

[13] Theo kết quả kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảm nghèo của quận, huyện thì trong số 56.549 hộ vượt chuẩn nghèo (16 triệu đồng/người/năm) có: 13.577 hộ (24,01%) tăng thu nhập do được vay vốn sản xuất kinh doanh; 11.417 hộ (20,19%) có lao động có việc làm tăng thu nhập; 22.845 hộ (40,4%) tăng thu nhập do tổ chức các dịch vụ làm ăn; 3.930 hộ (6,95%) tăng thu nhập do người thân và tổ chức từ thiện giúp đỡ và 803 hộ (1,42%) có tăng thu nhập đột xuất….

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 100/BC-UBND ngày 28/04/2015 về tổng kết Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố giai đoạn 2014-2015 trước thời hạn và phương hướng, nhiệm vụ Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.152

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.208.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!