VĂN
PHÒNG QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/VBHN-VPQH
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2013
|
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10
ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2000, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 37/2009/QH12 ngày 19
tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 20101.
LỜI
NÓI ĐẦU
Pháp luật hình sự là một trong
những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần
đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự
quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và
sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình
sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh.
Bộ luật hình sự này được xây dựng
trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của
nước ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm
từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần
chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt
để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện;
qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức
tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.
Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật
hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân.
PHẦN CHUNG
Chương I
ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN
Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật
hình sự
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các
dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng
thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội
phạm và hình phạt đối với người phạm tội.
Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm
hình sự
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp
thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật,
không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,
ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất
chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai
báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa
chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng,
đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ
quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp
hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có
ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều
kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện
do luật định thì được xóa án tích.
Điều 4. Trách nhiệm đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm
1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư
pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà
nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và
giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những
người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật
và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp
thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ
quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Chương II
HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật
hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành
vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền
miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ
được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật
hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
tại Việt Nam theo Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người
không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật
hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được
thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình
phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án
treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và
các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt,
một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ
mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội,
thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó
có hiệu lực thi hành.
Chương III
TỘI PHẠM
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi
ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm,
nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm
và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp
sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả
xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều 10. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp
sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả đó.
Điều 11. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho
xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc
không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Điều 12. Tuổi chịu trách
nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 13. Tình trạng không
có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách
nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước
khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi
bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Phạm tội trong
tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu
hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 15. Phòng vệ chính
đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi
xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành
vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì
muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức,
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào
khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Điều 17. Chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ,
phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc
một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực
hiện.
Điều 18. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm
nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người
phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm chưa đạt.
Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình
không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có
đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội này.
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên
cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội
phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy
việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy
người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh
thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có
sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Điều 21. Che giấu tội phạm
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết
tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của
tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm
tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường
hợp mà Bộ luật này quy định.
Điều 22. Không tố giác tội
phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị,
đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại
Điều 313 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con,
cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc
các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313
của Bộ luật này.
Chương IV
THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ.
MIỄN TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ
Điều 23. Thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời
hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được
quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm
trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được
tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều
này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính
và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố
tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính
và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Điều 24. Không áp dụng thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội
quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.
Điều 25. Miễn trách nhiệm
hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự,
nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình
mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị
phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào
việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả
của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
khi có quyết định đại xá.
Chương V
HÌNH PHẠT
Điều 26. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và
do Tòa án quyết định.
Điều 27. Mục đích của hình
phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội
mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình
phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
Điều 28. Các hình phạt
Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ
sung.
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt
chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt
chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị
áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ
sung.
Điều 29. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Điều 30. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối
với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự
công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này
quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối
với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật
này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính
chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến
tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp
hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều
lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án.
Điều 31. Cải tạo không giam
giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu
tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng
do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú
rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì
thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo
không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam
giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam
giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi
người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám
sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ
theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ
5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho
miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Điều 32. Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải
rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính
hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 33. Tù có thời hạn
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn
đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi
năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn
chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Điều 34. Tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được
áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử
phạt tử hình.
Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa
thành niên phạm tội.
Điều 35. Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người
chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới
36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có
thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử
hình chuyển thành tù chung thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân
giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Điều 36. Cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm
chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ
ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu
hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường
hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 37. Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không
được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể
từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 38. Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư
trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát,
giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người
bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân
theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm
phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp
khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể
từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 39. Tước một số quyền
công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội
xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật
này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan
quyền lực nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và
quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một
năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án
có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 40. Tịch thu tài sản
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ
tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ
được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị
kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Chương VI
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
Điều 41. Tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng
đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi
chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt
hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người
quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu
người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội
phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Điều 42. Trả lại tài sản, sửa
chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm
đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường
thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về
tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai
xin lỗi người bị hại.
Điều 43. Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật
này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết
luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều
trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một
cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ
trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực
trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của
Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều
trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải
chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị
bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình,
thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định
đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh,
người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp
hành hình phạt.
Điều 44. Thời gian bắt buộc
chữa bệnh
Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người
bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này
đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và
quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn
chấp hành hình phạt tù.
Chương VII
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
Điều 45. Căn cứ quyết định
hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy
định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng
trách nhiệm hình sự.
Điều 46. Các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác
hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về
tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà
không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây
thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan
có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc
trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể
coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự
quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết
giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 47. Quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng
phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều
luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ
nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc
giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Điều 48. Các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người
già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc
mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm
tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc
thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn
tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định
khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 49. Tái phạm, tái phạm
nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được
xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm
nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng,
tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm
tội do cố ý.
Điều 50. Quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội,
Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo
quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo
không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại
thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình
phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không
giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi
thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi
thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt
đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt
đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt
khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt
khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì
hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với
loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng
lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì
người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Điều 51. Tổng hợp hình phạt
của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành
một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án
quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt
chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một
bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó
tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình
phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều
bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng
hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này.
Điều 52. Quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi
phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về
các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm
không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều
luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình,
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù
có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật
quy định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều
luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình,
thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều
luật quy định.
Điều 53. Quyết định hình phạt
trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng
phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia
phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ
trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người
đó.
Điều 54. Miễn hình phạt
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong
trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản
1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức
được miễn trách nhiệm hình sự.
Chương VIII
THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN
ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
Điều 55. Thời hiệu thi hành
bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn
do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp
hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định
như sau:
a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền,
cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;
b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ
trên ba năm đến mười lăm năm;
c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt
tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ
ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều
này người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không được tính và
thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này
người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn
tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện
hoặc bị bắt giữ.
4. Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp
xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì
hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển
thành tù ba mươi năm.
Điều 56. Không áp dụng thời
hiệu thi hành bản án
Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với
các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.
Điều 57. Miễn chấp hành
hình phạt
1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ,
tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của
Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình
phạt.
2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt
khi được đặc xá hoặc đại xá.
3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng
đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của
Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của
Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.
4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít
nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ
mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể
quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu
đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề
nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể
quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Điều 58. Giảm mức hình phạt
đã tuyên
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu
đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì
theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách
nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp
hành hình phạt.
Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình
phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ
quan thi hành án phạt tù, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình
phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm
lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình
phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp
hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó
khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp
tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền
phạt còn lại.
3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng
phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết
án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều
lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt
mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,
thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba
mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân.
Điều 59. Giảm thời hạn chấp
hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt
Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng
thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể
xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy
định tại Điều 58 của Bộ luật này.
Điều 60. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào
nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần
phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời
gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người
được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền
địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết
án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong
việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu
hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ
luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một
phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan,
tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn
thời gian thử thách.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội
mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình
phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại
Điều 51 của Bộ luật này.
Điều 61. Hoãn chấp hành
hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp
hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe
được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu
phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến
một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia
hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu
công vụ, thì được hoãn đến một năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt
tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Tòa án buộc
người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.
Điều 62. Tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật
này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời
gian chấp hành hình phạt tù.
Chương IX
XÓA ÁN TÍCH
Điều 63. Xóa án tích
Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại
các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và
được Tòa án cấp giấy chứng nhận.
Điều 64. Đương nhiên được
xóa án tích
Những người sau đây đương nhiên được xóa án
tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định
tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án
hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời
hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt
tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù
đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ
trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ
trên mười lăm năm.
Điều 65. Xóa án tích theo
quyết định của Tòa án
1. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những
người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật
này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp
hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau
đây:
a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới
trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu
thi hành bản án;
b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm
mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án
hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm
tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết
thời hiệu thi hành bản án.
2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu
phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở
đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.
Điều 66. Xóa án tích trong
trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu
hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác
hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được
Tòa án xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn
quy định.
Điều 67. Cách tính thời hạn
để xóa án tích
1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính
đã tuyên.
2. Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới,
thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.
3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp
hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn
lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Chương X
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Điều 68. Áp dụng Bộ luật
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này,
đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những
quy định của Chương này.
Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối
với người chưa thành niên phạm tội
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ
yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở
thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử
hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn
trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng,
gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ
chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa
thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong
trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những
đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một
trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật
này.
5.2 Không xử phạt
tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa
án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng
đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa
thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người
chưa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm
tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm.
Điều 70. Các biện pháp tư
pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa
án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục,
phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm
tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải
chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới
sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được
Tòa án giao trách nhiệm.
3. Tòa án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu
thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường
sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt
chẽ.
4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn
do Tòa án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ
quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết
định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường
giáo dưỡng.
Điều 71. Các hình phạt được
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một
trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Tù có thời hạn.
Điều 72. Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với
người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có
thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm
tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Điều 73. Cải tạo không giam
giữ
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối
với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người
chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Điều 74. Tù có thời hạn
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có
thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc
tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu
là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư
mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc
tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu
là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần
hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Điều 75. Tổng hợp hình phạt
trong trường hợp phạm nhiều tội
Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực
hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng
hợp hình phạt áp dụng như sau:
1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó
chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất
quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó
đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm
tội.
Điều 76. Giảm mức hình phạt
đã tuyên
1. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không
giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời
hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm
đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt
đã tuyên.
2. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không
giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm
ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
3. Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị
lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện
Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt
còn lại.
Điều 77. Xóa án tích
1. Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa
thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ
luật này.
2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng
những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật
này, thì không bị coi là có án tích.
PHẦN CÁC TỘI
PHẠM
Chương XI
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN
NINH QUỐC GIA
Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài
nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết
giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Điều 79. Tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ
chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động
đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm.
Điều 80. Tội gián điệp
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây,
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để
hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại
theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường
hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật
Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục
đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực
hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 81. Tội xâm phạm an
ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm
sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại
cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt
như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc
tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm.
Điều 82. Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực
có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm.
Điều 83. Tội hoạt động phỉ
Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà hoạt
động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp
phá tài sản, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm.
Điều 84. Tội khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân3
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà
xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân
thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm
tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn
cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử
phạt theo Điều này.
Điều 85. Tội phá hoại cơ sở
vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà
phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật,
văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 86. Tội phá hoại việc
thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà
phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến hai mươi năm.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 87. Tội phá hoại chính
sách đoàn kết
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây
nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa
nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm
quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người
không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với
các tổ chức xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết
quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 88. Tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây
nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền
nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm
lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn
hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Điều 89. Tội phá rối an
ninh
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà
kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành
công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười lăm năm.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
Điều 90. Tội chống phá trại
giam
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà
phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải
hoặc trốn trại giam, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 91. Tội trốn đi nước
ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại
nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
hai năm.
2. Người tổ chức, người cưỡng ép, người xúi giục
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 92. Hình phạt bổ sung
Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể
bị tước một số quyền công dân từ một năm đến năm năm, phạt quản chế, cấm cư trú
từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chương XII
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,
SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc
tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý
do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy
giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó
lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều
người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản
chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 94. Tội giết con mới đẻ
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc
hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa
trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 95. Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 96. Tội giết người do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Điều 97. Tội làm chết người
trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết
người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường
hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 98. Tội vô ý làm chết
người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù
từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù
từ ba năm đến mười năm.
Điều 99. Tội vô ý làm chết
người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù
từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 100. Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp,
ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt
tù từ năm năm đến mười hai năm.
Điều 101. Tội xúi giục hoặc
giúp người khác tự sát
1. Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc
giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 102. Tội không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra
tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật
hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 103. Tội đe dọa giết
người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ
làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do
công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về
một tội phạm khác.
Điều 104. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn
gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc
đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người
già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng,
thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc
đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích
thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý
do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%,
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người
hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm
từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm
năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi
năm hoặc tù chung thân.
Điều 105. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc
trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Điều 106. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ
một năm đến ba năm.
Điều 107. Tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành
công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ
lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc tổn hại cho
sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 108. Tội vô ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 109. Tội vô ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 110. Tội hành hạ người
khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc
mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc
người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.
Điều 111. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm
chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân4:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại
các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ
em
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm
chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61%trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13
tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 113. Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ
thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu,
thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Cưỡng dâm nhiều lần;
c) Cưỡng dâm nhiều người;
d) Có tính chất loạn luân;
đ) Làm nạn nhân có thai;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại
các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 114. Tội cưỡng dâm trẻ
em
1. Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với nhiều người;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;.
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 115. Tội giao cấu với
trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ
em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
Điều 116. Tội dâm ô đối với
trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối
với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm
chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 117. Tội lây truyền
HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây
truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người chưa thành niên;
c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực
tiếp chữa bệnh cho mình;
d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do
công vụ của nạn nhân.
Điều 118. Tội cố ý truyền
HIV cho người khác
1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này,
thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì
lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Lợi dụng nghề nghiệp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 119. Tội mua bán người5
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Đối với nhiều người;
g) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 120. Tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2.6 Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm
hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với nhiều trẻ em;
đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
e) Để đưa ra nước ngoài;
g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến
năm năm.
Điều 121. Tội làm nhục người
khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc,
chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết
rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ
quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chương XIII
CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN
TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc
giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 124. Tội xâm phạm chỗ
ở của công dân
1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của
người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành
vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 125. Tội xâm phạm bí
mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex,
fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy
tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện
thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến
năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm.
Điều 126. Tội xâm phạm quyền
bầu cử, quyền ứng cử của công dân
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc
dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công
dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 127. Tội làm sai lệch
kết quả bầu cử
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức,
giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác
để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 128. Tội buộc người
lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà
buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 129. Tội xâm phạm quyền
hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện
quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử
lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 130. Tội xâm phạm quyền
bình đẳng của phụ nữ
Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng
khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa,
xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm.
Điều 131.7 (được bãi bỏ)
Điều 132. Tội xâm phạm quyền
khiếu nại, tố cáo
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu
nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người
bị khiếu nại, tố cáo;
b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết
định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt
hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Chương XIV
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn
nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt
quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 134. Tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm
chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn
nguy hiểm khác;
đ) Đối với trẻ em;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết
người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt
quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 135. Tội cưỡng đoạt
tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ
đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù
từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 136. Tội cướp giật
tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác,
thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 137. Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ hai triệu đồng8 đến dưới
năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng9
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 138. Tội trộm cắp tài
sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có
giá trị từ hai triệu đồng10 đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng11 nhưng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc
đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt
tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng12
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng13
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân14:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 140. Tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây
chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng15 đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng16 nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn
gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài
sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ17 năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Điều 141. Tội chiếm giữ
trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu,
người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản
có giá trị từ mười triệu đồng18 đến dưới hai
trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc
do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ
quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai
trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa có giá trị
đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 142. Tội sử dụng trái
phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài
sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng19
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng20
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm
khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai
trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm
trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 144. Tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công
tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng,
lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước
có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước
có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.
Điều 145. Tội vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của
người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người
khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một năm đến
ba năm.
Chương XV
CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Điều 146. Tội cưỡng ép kết
hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự
tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải
hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
Điều 147. Tội vi phạm chế
độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng,
có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của
Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng
trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
Điều 148. Tội tổ chức tảo
hôn, tội tảo hôn
Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến
tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật
với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt
quan hệ đó.
Điều 149. Tội đăng ký kết
hôn trái pháp luật
1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết
hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho
người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 150. Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực
hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác
cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,
vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 152. Tội từ chối hoặc
trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng
thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng
theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.
Chương XVI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Điều 153. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí
quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc
dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại
Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này
hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật
này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,
233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng
đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân21:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở
lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 154. Tội vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm:
a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí
quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc
dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại
Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này
hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật
này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, đã bị
xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,
233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Phạm tội nhiều lần;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có
giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn,
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 155. Tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính
lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các
điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của
Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều
193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236
và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi
bất chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số
lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám
năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 156. Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một
trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một
trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159
và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 157. Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả
là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 158. Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức
ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ
luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc
phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng
đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 159. Tội kinh doanh
trái phép
1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh
doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có
giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng
trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 160. Tội đầu cơ
1.22 Người nào lợi
dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa
có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị
phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;
đ) Thu lợi bất chính rất lớn;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 161. Tội trốn thuế23
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm
triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị
xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một
trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu
đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ
một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm
triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Điều 162. Tội lừa dối
khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong,
đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây
thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 163. Tội cho vay lãi
nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức
lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên
bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 164. Tội làm tem giả,
vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả
1. Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé
giả với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính lớn;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 164a. Tội in, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước24
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc
biệt lớn;
đ) Thu lợi bất chính lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 164b. Tội vi phạm
quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước25
1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về
bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 165. Tội cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu
đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới
một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên
hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai
mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm.
Điều 166. Tội lập quỹ trái
phép
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ
trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và đã
sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm
soát;
b) Để thực hiện tội phạm khác;
c) Quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười năm:
a) Quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng
đến dưới một tỷ đồng;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Phạm tội trong trường hợp quỹ trái phép có
giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 167. Tội báo cáo sai
trong quản lý kinh tế
1. Người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân
khác mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không
đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch
kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 168. Tội quảng cáo
gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch
vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm.
Điều 169. Tội cố ý làm
trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý
làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 170. Tội vi phạm quy
định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng
bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn
vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 170a. Tội xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan26
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương
mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo
không giam giữ đến hai năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản
sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 171. Tội xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp27
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với
quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng
hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 172. Tội vi phạm các
quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về
nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy,
vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam
mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.
Điều 173. Tội vi phạm các
quy định về sử dụng đất đai
1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử
dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng
đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 174. Tội vi phạm các
quy định về quản lý đất đai28
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền
hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm;
b) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Đất có diện tích rất lớn hoặc có giá trị rất
lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị
đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 175. Tội vi phạm các
quy định về khai thác và bảo vệ rừng
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi
khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật
này.
2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 176. Tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền
hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý
kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất
trồng rừng trái pháp luật;
b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng
rừng trái pháp luật;
c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái
pháp luật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm.
Điều 177. Tội vi phạm các
quy định về cung ứng điện
1. Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một
trong các hành vi sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo
theo quy định;
b) Từ chối cung cấp điện không có căn cứ;
c) Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do
chính đáng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 178. Tội sử dụng trái
phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
1. Người nào có trách nhiệm mà dùng quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ chia lợi tức cổ phần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý
kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm
trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 179. Tội vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một
trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của
pháp luật;
b) Cho vay quá giới hạn quy định;
c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về
cho vay trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một
năm đến năm năm.
Điều 180. Tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân29.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 181. Tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 181a. Tội cố ý công
bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán30
1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động
kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh
toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng
đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 181b. Tội sử dụng
thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán31
1. Người nào biết được thông tin liên quan đến
công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có
thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng
đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông
tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó
thu lợi bất chính lớn, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 181c. Tội thao túng
giá chứng khoán32
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi
thao túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ
một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng
khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo;
b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết,
lôi kéo người khác liên tục mua bán.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chương XVII
CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 182. Tội gây ô nhiễm
môi trường33
1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất
các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng
hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 182a. Tội vi phạm
quy định về quản lý chất thải nguy hại34
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải
nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật
này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 182b. Tội vi phạm
quy định về phòng ngừa sự cố môi trường35
1. Người nào vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố
môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố
môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 183.36 (được bãi bỏ)
Điều 184.37 (được bãi bỏ)
Điều 185. Tội đưa chất thải
vào lãnh thổ Việt Nam38
1. Người nào lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ,
máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn
khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng
lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến
một tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất
thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 186. Tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm:
a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực
vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh
nguy hiểm cho người;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật,
thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy
hiểm có khả năng truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 187. Tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu
thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm
bệnh hoặc mang mầm bệnh;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật,
thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực
hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật, thực vật.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 188. Tội hủy hoại nguồn
lợi thủy sản
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn
lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác,
dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc
làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
b) Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong
mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;
c) Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm
theo quy định của Chính phủ;
d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý
hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;
đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi
thủy sản.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng
hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 189. Tội hủy hoại rừng
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có
hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một
trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng
đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc
danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 190. Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ39
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt,
buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của
loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời
gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 191. Tội vi phạm các
quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên40
1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu
đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 191a. Tội nhập khẩu,
phát tán các loài ngoại lai xâm hại41
1. Người nào cố ý nhập khẩu, phát tán các loài
ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu
đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chương XVIII
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ
Điều 192. Tội trồng cây
thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca,
cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần,
đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Tái phạm tội này.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 193. Tội sản xuất
trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới
bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca
có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam
đến dưới ba mươi gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng
từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm
mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
i) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm đ đến điểm h khoản 2 Điều này;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca
có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi
gam đến dưới một trăm gam;
d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng
từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm
năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
e) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca
có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm
gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng
từ ba trăm gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm
năm mươi mililít trở lên;
đ) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 194. Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma
túy cho trẻ em;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca
có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam
đến dưới ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có
trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm
mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười
kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng
từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm
mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
o) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca
có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi
gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có
trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai
trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm
mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng
từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm
năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
h) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca
có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm
gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có
trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu
trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một
trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng
từ ba trăm gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm
năm mươi mililít trở lên;
h) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng
của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 195. Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị phạt
tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến
dưới năm trăm gam;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng
lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười
ba năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng
lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù
chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 196. Tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản
xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua
bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất
ma túy, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 197. Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi
trở lên;
d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ
lệ thương tật từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân42:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 198. Tội chứa chấp việc
sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có
bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với trẻ em;
d) Đối với nhiều người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 199.43 (được bãi bỏ)
Điều 200. Tội cưỡng bức,
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi
trở lên;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
e) Đối với nhiều người;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người
hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc
tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 201. Tội vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác
1. Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu,
nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc
gây nghiện hoặc các chất ma túy khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
các chất đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị
phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chương XIX
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN
TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Điều 202. Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho
tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác,
thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy
định;
b)44 Trong tình
trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức
quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách
nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm
nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được
ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 203. Tội cản trở giao
thông đường bộ
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản
trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao
thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở
giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch,
che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường
có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao
thông khi thi công trên đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 204. Tội đưa vào sử dụng
các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều
động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao
thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt
tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 205. Tội điều động hoặc
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường bộ
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không
có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của
pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính
mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì
bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 206. Tội tổ chức đua
xe trái phép
1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ôô
tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ mười triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Tổ chức đua xe có quy mô lớn;
b) Tổ chức cá cược;
c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo
đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe
trái phép;
d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện
đua;
e) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;
g) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái
phép.
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm
hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 207. Tội đua xe trái
phép
1. Người nào đua trái phép xe ôô tô, xe máy hoặc
các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người
khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách
nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
c) Tham gia cá cược;
d) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự
an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
e) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện
đua;
g) Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe
trái phép.
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm
hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 208. Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện
giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây
thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ
chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ
quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách
nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc
người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 209. Tội cản trở giao
thông đường sắt
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản
trở giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đặt chướng ngại vật trên đường sắt;
b) Làm xê dịch ray, tà vẹt;
c) Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường
trái phép qua đường sắt;
d) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất
tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt;
đ) Để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng
quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
e) Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện
không được phép chạy lên đường sắt;
g) Lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn
công trình giao thông đường sắt;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 210. Tội đưa vào sử dụng
các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều
động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho
phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm an
toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 211. Tội điều động hoặc
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường sắt
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không
có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của
pháp luật chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người
khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 212. Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông
đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người
khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ
chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ
quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách
nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy
hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường
thủy;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 213. Tội cản trở giao
thông đường thủy
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản
trở giao thông đường thủy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một
năm đến năm năm:
a) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của
các công trình giao thông đường thủy;
b) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông
đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu;
c) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo
hiệu;
d) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình
giao thông đường thủy;
đ) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng
giao thông đường thủy;
e) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 214. Tội đưa vào sử dụng
các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều
động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thủy mà cho
phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an
toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 215. Tội điều động hoặc
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường thủy
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không
có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của
pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị
xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm
đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 216. Tội vi phạm quy
định điều khiển tàu bay
1. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi
phạm các quy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 217. Tội cản trở giao
thông đường không
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản
trở giao thông đường không gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường
không;
b) Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất,
hoặc phá hủy các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không;
c) Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông
tin liên lạc;
d) Cung cấp thông tin sai lạc gây nguy hiểm cho
chuyến bay;
đ) Làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc
trang thiết bị phụ trợ khác;
e) Hành vi khác cản trở giao thông đường không.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an
toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao
thông đường không;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 218. Tội đưa vào sử dụng
phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều
động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà
cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì
bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 219. Tội điều động hoặc
giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường không
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không
có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều
khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 220. Tội vi phạm quy
định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa
chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
không mà vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình đó
gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản
của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 221. Tội chiếm đoạt
tàu bay, tàu thủy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân45.
4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm
cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 222. Tội điều khiển
tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi
Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80
và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến ba
trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tiền từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến
bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc
bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phương tiện bay có thể bị tịch thu.
Điều 223. Tội điều khiển
phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào điều khiển tàu thủy hay phương tiện
hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm
các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật
này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tiền từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến
ba năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồng
hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu.
Điều 224. Tội phát tán vi
rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số46
1. Người nào cố ý phát tán vi rút, chương trình
tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet,
thiết bị số gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến
hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước;
hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ
thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính,
ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 225. Tội cản trở hoặc
gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết
bị số47
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau
đây gây hậu quả nghiêm trọng nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 226a của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm,
dữ liệu thiết bị số;
b) Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số;
c) Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước;
hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ
thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính,
ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 226. Tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet48
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau
đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn
xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một
trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi
hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của
chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet;
c) Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở
lên;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 226a. Tội truy cập
bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số
của người khác49
1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập,
tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác
truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc
thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt
động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng
trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu
đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính lớn;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước;
hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ
thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính,
ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 226b. Tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản50
1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau
đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ
một năm đến năm năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng
của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm
đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh
tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm
chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 227. Tội vi phạm quy
định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông
người
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động,
vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động,
vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 228. Tội vi phạm quy
định về sử dụng lao động trẻ em
1. Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước
quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 229. Tội vi phạm quy
định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các
lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc,
nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Là người có chức vụ, quyền hạn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 230. Tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,
thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 230a. Tội khủng bố51
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ
trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của
cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân
thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một
trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy
hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm
cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 230b. Tội tài trợ
khủng bố52
1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới
bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm
cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 231. Tội phá hủy công
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
1. Người nào phá hủy công trình hoặc phương tiện
giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công
trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế,
khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ
một năm đến năm năm.
Điều 232. Tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến
năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 233. Tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 234. Tội vi phạm quy
định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản
xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến
năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 235. Tội thiếu trách
nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả
nghiêm trọng
1. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 236. Tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
phóng xạ
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 237. Tội vi phạm quy
định về quản lý chất phóng xạ
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản
xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ,
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp
thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây thiệt hại cho
tính mạng, sức khỏe của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 238. Tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 239. Tội vi phạm quy
định về quản lý chất cháy, chất độc
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản
xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy,
chất độc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 240. Tội vi phạm quy định
về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa
cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến tám năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến
hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 241. Tội vi phạm quy
định về an toàn vận hành công trình điện
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây
nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm
đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ
đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường
cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 242. Tội vi phạm quy
định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc,
bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa
bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này,
gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của
người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 243. Tội phá thai
trái phép
1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép
cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khỏe của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 244. Tội vi phạm quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm
mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng,
thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 245. Tội gây rối trật
tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu
đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây
đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công
cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 246. Tội xâm phạm thi
thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ
vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ một năm đến năm năm.
Điều 247. Tội hành nghề mê
tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các
hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 248. Tội đánh bạc53
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình
thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới
năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc
tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ
năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 249. Tội tổ chức đánh
bạc hoặc gá bạc
1.54 Người nào tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt
tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt
lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp,
tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc
một trong hai hình phạt này.
Điều 251. Tội rửa tiền55
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch
tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là
do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;
b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội
mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực
sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ
là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại
các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc
chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc
đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Điều 252. Tội dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành
niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm
pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm
đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 253. Tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận
chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc
những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 254. Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt
quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 255. Tội môi giới mại
dâm
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm
thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
triệu đồng đến mười triệu đồng.
Điều 256. Tội mua dâm người
chưa thành niên
1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Phạm tội nhiều lần đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến mười triệu đồng.
Chương XX
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 257. Tội chống người
thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc
ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm
tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 258. Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền
tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 259. Tội trốn tránh
nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của
pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh
gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe
của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 260. Tội không chấp hành
lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp
hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên
cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của
quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe
của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 261. Tội làm trái quy
định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm
trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội trong thời chiến thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 262. Tội cản trở việc
thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ
quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 263. Tội cố ý làm lộ
bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà
nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc
chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ năm năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 264. Tội vô ý làm lộ
bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc
làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 265. Tội giả mạo chức
vụ, cấp bậc
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện
hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 266. Tội sửa chữa, sử
dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ
chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu
khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 267. Tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy
tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa
dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 268. Tội chiếm đoạt,
mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
1. Người nào chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái
phép con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không thuộc tài liệu
bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 269. Tội không chấp
hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc
đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính
Người nào cố ý không chấp hành quyết định hành
chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở
chữa bệnh, quản chế hành chính mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần
thiết, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 270. Tội vi phạm các
quy định về quản lý nhà ở
1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái
phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ
bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 271. Tội vi phạm các
quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, địa
hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác
1. Người nào vi phạm các quy định về xuất bản và
phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn
phẩm khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 272. Tội vi phạm các quy
định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh
gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử
dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng
đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 273. Tội vi phạm quy
chế về khu vực biên giới
1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại
hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Tái phạm hoặc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 274. Tội xuất cảnh,
nhập cảnh trái phép; tội ở lại Việt Nam trái phép56
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở
lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng
ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn
đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Điều 276. Tội xúc phạm Quốc
kỳ, Quốc huy
Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm.
Chương XXI
CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
Điều 277. Khái niệm tội phạm
về chức vụ
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm
hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi
thực hiện công vụ.
Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm,
do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định
trong khi thực hiện công vụ.
Mục A. CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM
NHŨNG
Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng57 đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu
đồng58 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại
Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 279. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực
tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng59 đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng60 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để
làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại
Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo
quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng
trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần
giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 280. Tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng61 đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng62 nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng.
Điều 281. Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba
mươi triệu đồng.
Điều 282. Tội lạm quyền
trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba
mươi triệu đồng.
Điều 283. Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực
tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng63 đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng64 nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức
vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực
tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù
từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có
giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có
giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng:
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có
giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số
tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.
Điều 284. Tội giả mạo
trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị
phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài
liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc
cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Mục B. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ
CHỨC VỤ
Điều 285. Tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của
Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 286. Tội cố ý làm lộ
bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật
công tác
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc
chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 287. Tội vô ý làm lộ
bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc
làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
264 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 288. Tội đào nhiệm
1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ
nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên
tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 289. Tội đưa hối lộ
1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị
từ hai triệu đồng65 đến dưới mười triệu đồng hoặc
dưới hai triệu đồng66 nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân67:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng
trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai
báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ
của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã
chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình
sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Điều 290. Tội làm môi giới
hối lộ
1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ
có giá trị từ hai triệu đồng68 đến dưới mười triệu
đồng hoặc dưới hai triệu đồng69 nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng
trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo
trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 291. Tội lợi dụng ảnh
hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ
hai triệu đồng70 đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới hai triệu đồng71 nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của
mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc
trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.
Chương XXII
CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG
TƯ PHÁP
Điều 292. Khái niệm tội
xâm phạm hoạt động tư pháp
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành
vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và
thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân.
Điều 293. Tội truy cứu
trách nhiệm hình sự người không có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm
hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ một năm đến
năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm
an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 294. Tội không truy cứu
trách nhiệm hình sự người có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu
trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm
tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 295. Tội ra bản án
trái pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết
rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 296. Tội ra quyết định
trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật
gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 297. Tội ép buộc nhân
viên tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc
nhân viên tư pháp làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các
thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 298. Tội dùng nhục
hình
1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 299. Tội bức cung
1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử
mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 300. Tội làm sai lệch
hồ sơ vụ án
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội
thẩm, Thư ký Tòa án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền
lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài
liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội
dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 301. Tội thiếu trách
nhiệm để người bị giam, giữ trốn
1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải
người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất
nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 302. Tội tha trái
pháp luật người đang bị giam, giữ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm
quyền tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội tha trái pháp luật người đang bị
giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu
quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 303. Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn không
ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự
do theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 304. Tội không chấp
hành án
Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần
thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
Điều 305. Tội không thi
hành án
1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết
định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của
Tòa án gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 306. Tội cản trở việc
thi hành án
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản
trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 307. Tội khai báo
gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
1. Người giám định, người phiên dịch, người làm
chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình
biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 308. Tội từ chối khai
báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc
trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 309. Tội mua chuộc hoặc
cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật
1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm
chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người
giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các
thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Điều 310. Tội vi phạm việc
niêm phong, kê biên tài sản
1. Người nào được giao giữ tài sản bị kê biên, bị
niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong mà có một trong các hành vi sau đây,
thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Phá hủy niêm phong;
b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu
hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 311. Tội trốn khỏi
nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải
hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người
dẫn giải.
Điều 312. Tội đánh tháo
người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử
1. Người nào đánh tháo người đang bị giam, giữ,
đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 90 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người
dẫn giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an
ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 313. Tội che giấu tội
phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một
trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
- Các điều từ Điều 78 đến Điều
91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều
112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ
em); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em);
Điều 119, khoản 2 (tội mua bán người)72;
- Điều 120 (tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);
- Điều 133 (tội cướp tài sản);
Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản);
Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
- Điều 153, các khoản 3 và 4
(tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2
và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả);
Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản
2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều
165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4
(tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội
vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều
189, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);
- Điều 193 (tội sản xuất
trái phép chất ma túy); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy); Điều 195
(tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 196, khoản 2 (tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 197 (tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 198 (tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 200 (tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều
201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc
gây nghiện hoặc các chất ma túy khác);
- Điều 206, các khoản 2, 3 và 4
(tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt
tàu bay, tàu thủy); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự); Điều 230a (tội khủng bố)73; Điều 231 (tội phá hủy công
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232,
các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2,
3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4
(tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,
chất độc);
- Điều 256, các khoản 2 và 3
(tội mua dâm người chưa thành niên);
- Điều 278, các khoản 2, 3 và 4
(tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội
nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2
và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều
284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều
289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản
2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
- Điều 311 khoản 2 (tội trốn
khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);
- Các điều từ Điều 341 đến Điều
344 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ,
quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che
người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 314. Tội không tố
giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được
quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị,
đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con,
cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội
khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người không tố giác nếu đã có hành động can
ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Chương XXIII
CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA
VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN
Điều 315. Những người phải
chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của
quân nhân
Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời
gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội,
dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu phải
chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm do mình thực hiện được quy định tại
Chương này.
Điều 316. Tội chống mệnh lệnh
1. Người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy
trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có
chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì
bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 317. Tội chấp hành
không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
1. Người nào chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là,
chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có
chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
Điều 318. Tội cản trở đồng
đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm
1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ,
trách nhiệm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:
a) Lôi kéo người khác phạm tội;
b) Dùng vũ lực;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có
chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm.
Điều 319. Tội làm nhục,
hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung người chỉ huy hay cấp trên, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 320. Tội làm nhục hoặc
dùng nhục hình đối với cấp dưới
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 321. Tội làm nhục,
hành hung đồng đội
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự hoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họ không có quan hệ công tác thuộc
trường hợp quy định tại Điều 319 và Điều 320 của Bộ luật này,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 322. Tội đầu hàng địch
1. Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch,
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật
quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 323. Tội khai báo hoặc
tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh
1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai
báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ một năm
đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 324. Tội bỏ vị trí
chiến đấu
1. Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm
nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc
tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 325. Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn
tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật
quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Điều 326. Tội trốn tránh
nhiệm vụ
1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho
sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Phạm tội trong thời chiến;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Điều 327. Tội cố ý làm lộ
bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu
bí mật công tác quân sự
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự
hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không
thuộc trường hợp quy định ở Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật
này, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 328. Tội vô ý làm lộ
bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự
hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 329. Tội báo cáo sai
1. Người nào cố ý báo cáo sai gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 330. Tội vi phạm các
quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ
trực chiến, trực chỉ huy, trực ban gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 331. Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những
quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 332. Tội vi phạm các
quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những
quy định bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một
năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 333. Tội vi phạm các
quy định về sử dụng vũ khí quân dụng
1. Người nào vi phạm các quy định về sử dụng vũ
khí quân dụng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm.
Điều 334. Tội hủy hoại vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào hủy hoại vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
85 và Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có
chiến sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai
năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân74.
Điều 335. Tội làm mất hoặc
vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 336. Tội vi phạm
chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu
1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương
binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 337. Tội chiếm đoạt
hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm
1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến
trường mà chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Chiến lợi phẩm có giá trị lớn hoặc rất lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp chiến lợi phẩm có
giá trị đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười hai năm.
Điều 338. Tội quấy nhiễu
nhân dân
1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị
xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc trong
khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
Điều 339. Tội lạm dụng nhu
cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ
1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt
quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản
của Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 340. Tội ngược đãi tù
binh, hàng binh
Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Chương XXIV
CÁC TỘI PHÁ HOẠI HÒA
BÌNH, CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH
Điều 341. Tội phá hoại hòa
bình, gây chiến tranh xâm lược
Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh
xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một nước khác, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 342. Tội chống loài
người
Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh
mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống,
phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một
xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc
những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 343. Tội phạm chiến
tranh
Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh
hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp
phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp
chiến tranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật
quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
Điều 344. Tội tuyển mộ
lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê
1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng
lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải
phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù
từ năm năm đến mười lăm năm.
Quy định về việc thi hành75, 76
Điều 3 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010
quy định như sau:
“Điều 3
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2010.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn
thi hành Luật này.”
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Trung tâm tin học - Văn phòng Quốc hội (để đăng trên trang thông tin điện
tử của Quốc hội);
- Lưu: HC, TH.
- Số e-PAS: 51179.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hạnh Phúc
|
1 Luật số
37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có căn cứ ban
hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10.”
2 Khoản này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
3 Tên của Điều
84 “Tội khủng bố” được sửa đổi thành “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân” theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
4 Cụm từ “hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm hoặc
tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
5 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
6 Khoản này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
7 Điều này được
bãi bỏ theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
8 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
9 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
10 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
11 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
12 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
13 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
14 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
15 Cụm từ “một
triệu đồng” được sửa đổi thành cụm từ “bốn triệu đồng” theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
16 Cụm từ “một
triệu đồng” được sửa đổi thành cụm từ “bốn triệu đồng” theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
17 Từ “trên”
được bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
18 Cụm từ “năm
triệu đồng” được sửa đổi thành cụm từ “mười triệu đồng” theo quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
19 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình
sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
20 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
21 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
22 Khoản này
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010.
23 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
24 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
25 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
26 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
27 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
28 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
29 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
30 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
31 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
32 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
33 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
34 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
35 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
36 Điều này được
bãi bỏ theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
37 Điều này được
bãi bỏ theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
38 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
39 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
40 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
41 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
42 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
43 Điều này được
bãi bỏ theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
44 Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
45 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
46 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
47 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
48 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
49 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
50 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
51 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
52 Điều này được
bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
53 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 32 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
54 Khoản này
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 của Luật số
37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2010.
55 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 34 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
56 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 35 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
57 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
58 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
59 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
60 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
61 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
62 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
63 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
64 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
65 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
66 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
67 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2010.
68 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
69 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
70 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
71 Cụm từ “năm
trăm nghìn đồng” được sửa đổi thành cụm từ “hai triệu đồng” theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 1 của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
72 Cụm từ “Điều
119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ)” được sửa đổi thành cụm từ “Điều 119, khoản
2 (tội mua bán người)” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số
37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2010.
73 Cụm từ “Điều
230a (tội khủng bố)” được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số
37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2010.
74 Cụm từ “hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” được sửa đổi thành cụm từ “hai mươi năm
hoặc tù chung thân” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010.
75 Nghị quyết
số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 về việc thi hành Bộ luật hình sự số
15/1999/QH10 quy định như sau:
“1. Bộ luật hình sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng
12 năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Bộ luật hình sự này thay
thế Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 và các luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày
28 tháng 12 năm 1989, ngày 12 tháng 8 năm 1991, ngày 22 tháng 12 năm 1992 và
ngày 10 tháng 5 năm 1997.
Chính phủ, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các văn bản hướng
dẫn thi hành Bộ luật hình sự hiện hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành văn bản mới; đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hủy bỏ, sửa đổi,
bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự này,
bảo đảm hiệu lực của Bộ luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
2. Kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2000, Bộ luật hình sự được áp dụng như sau:
a) Tất cả các điều khoản
của Bộ luật hình sự được áp dụng để điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối
với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000;
b) Các điều luật xóa bỏ một
hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm
nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm
tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00
ngày 01 tháng 7 năm 2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều
tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành
hình phạt, xóa án tích;
c) Các điều luật quy định
một tội phạm mới, một hình phạt mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng
nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác không có lợi cho
người phạm tội, thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0
giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều
tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành
hình phạt, xóa án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng quy định tương ứng của
các văn bản pháp luật hình sự trước đây để giải quyết;
d) Đối với những hành vi
phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 và đã có bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì không được căn cứ vào những quy định
của Bộ luật hình sự này có nội dung khác so với các điều luật đã được áp dụng
khi tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm; trong trường hợp kháng nghị dựa vào
căn cứ khác hoặc đã kháng nghị trước ngày 01 tháng 7 năm 2000, thì việc xét xử
giám đốc thẩm phải tuân theo quy định tại điểm b và điểm c Mục này.
3. Kể từ ngày Bộ luật
hình sự này được công bố:
a) Không áp dụng hình phạt
tử hình khi xét xử người phạm những tội mà Bộ luật hình sự này đã bỏ hình phạt
tử hình, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm
tội hoặc khi xét xử;
b) Hình phạt tử hình đã
tuyên đối với những người được nêu tại điểm a Mục này nhưng chưa thi hành, thì
không thi hành nữa và được chuyển xuống hình phạt cao nhất mà Bộ luật hình sự này
quy định đối với hành vi phạm tội đó; trong trường hợp điều luật mới vẫn giữ
hình phạt tử hình, thì đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi, hình phạt tử hình đã tuyên được chuyển thành tù chung thân;
c) Không xử lý về hình sự
đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự trước đây quy định là tội phạm
nhưng Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm; nếu vụ án đang được điều
tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người bị kết án đang
chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn
chấp hành phần hình phạt còn lại; trong trường hợp người bị kết án chưa chấp
hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn
bộ hình phạt;
d) Không xử lý về hình sự
đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức
cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù; nếu vụ án đang được điều tra, truy
tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp
hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp
hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc
đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
đ) Những người đã chấp
hành xong hình phạt về một tội mà Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm
nữa hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo
điểm c và điểm d Mục này, thì đương nhiên được xóa án tích.
4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật hình sự
này trong cán bộ và nhân dân nhằm phát huy tác dụng của Bộ luật hình sự trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm trên mọi lĩnh vực quản lý nhà nước và trong đời sống
xã hội.”
76 Nghị quyết
số 33/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc thi hành Luật số 37/2009/QH12
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định như sau:
“Điều 1
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được áp dụng như sau:
a) Tất cả các điều khoản của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự được áp dụng để điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 ngày 01
tháng 01 năm 2010;
b) Điểm b khoản 2, các khoản 4, 8, 32 Điều 1
sửa đổi, bổ sung các điều 140, 84, 161, 248 của Bộ luật hình sự và các quy định
khác có lợi cho người phạm tội được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy
ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 01 năm 2010 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện,
đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn
chấp hành hình phạt, xóa án tích;
c) Các khoản 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14,
15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 34 Điều 1 sửa
đổi, bổ sung các điều 119, 120, 160, 164a, 164b, 170a, 171, 174, 181a, 181b,
181c, 182, 182a, 182b, 185, 190, 191, 191a, 202, 224, 225, 226, 226a, 226b,
230a, 230b, 251 của Bộ luật hình sự và các quy định khác không có lợi cho người
phạm tội thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00
ngày 01 tháng 01 năm 2010 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều
tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành
hình phạt, xóa án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng các điều khoản tương ứng
của Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung để giải quyết;
d) Đối với những hành vi phạm tội được quy định
trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự xảy ra trước 0 giờ
00 ngày 01 tháng 01 năm 2010 và đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật, thì không được căn cứ vào những quy định của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự có nội dung khác so với các điều luật đã
được áp dụng khi tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm; trong trường hợp kháng
nghị dựa vào căn cứ khác hoặc đã kháng nghị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010,
thì việc xét xử giám đốc thẩm phải tuân theo quy định tại điểm b và điểm c khoản
này.
2. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật hình sự được công bố:
a) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử
người phạm các tội quy định tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều
153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản
4 Điều 334 của Bộ luật hình sự.
Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người
được nêu tại điểm này nhưng chưa thi hành thì không thi hành và Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân;
b) Không xử lý về hình sự đối với người thực
hiện một trong các hành vi sau đây:
b.1. Sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại
Điều 199 của Bộ luật hình sự;
b.2. Ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều
274 của Bộ luật hình sự;
b.3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định
tại Điều 131 của Bộ luật hình sự;
b.4. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
quy định tại Điều 171 của Bộ luật hình sự, trừ hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;
c) Không xử lý về hình sự đối với người thực
hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều
137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá
trị dưới hai triệu đồng;
c.2. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều
279, 283, 289, 290 và 291 của Bộ luật hình sự mà tài sản phạm tội có giá trị dưới
hai triệu đồng;
c.3. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 mà
tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng;
c.4. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 của
Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị dưới mười triệu đồng;
c.5. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 mà
thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng;
c.6. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 mà
số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng;
c.7. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà
số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới hai triệu đồng;
d) Không xử lý về hình sự đối với người thực
hiện hành vi quy định tại khoản 1 các điều 171, 182, 183, 184, 185, 191 và 248
của Bộ luật hình sự theo tình tiết “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”,
hành vi quy định tại khoản 1 các điều 224, 225 và 226 của Bộ luật hình sự theo
tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm”;
đ) Trong trường hợp quy định tại các điểm b,
c và d khoản này, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ;
trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ
thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người
bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được
miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
e) Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc
được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm
đ khoản này thì đương nhiên được xóa án tích.
Điều 2
1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các văn bản có liên quan để kịp thời
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự; phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu
các điều khoản của Bộ luật hình sự có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đấu
tranh phòng, chống tội phạm mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị
phương án cho việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật hình sự.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn
thi hành Nghị quyết này.”