Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10-TTLT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Thế Tiệm, Phạm Sĩ Chiến, Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 31/12/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10-TTLT

Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ NỘI VỤ - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 10-TTLB NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC HÀNH VI ĐUA XE TRÁI PHÉP

Hiện nay, tình trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị, đe doạ tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Trong thời gian qua việc xử lý về hình sự của các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án đối với loại vi phạm pháp luật này còn chưa thống nhất, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ngăn chặn loại vi phạm pháp luật này. Vì vậy, Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép như sau:

I- VIỆC XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI ĐUA XE TRÁI PHÁP

1- Người đua xe trái phép

Người đua xe trái phép nói trong thông tư này là người điều kiển xe trên đường giao thông với mục đích cùng đua với người điều khiển xe khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Cũng được coi là người đua xe trái phép với vai trò đồng phạm đối với người tổ chức (người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy) cuộc đua xe trái phép; người xúi giục (người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy) người khác đua xe trái phép; người giúp sức (người tạo những điều kiện vật chất hoặc tinh thần) cho việc đua xe trái phép; người ngồi cùng với người điều khiển xe đua trái phép mà cùng cố ý đua xe như: Trước khi ngồi lên xe hoặc sau khi ngồi lên xe biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua, nhưng vẫn ngồi với ý thức tham gia đua xe; trước khi ngồi lên xe hoặc sau khi ngồi lên xe không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe, nhưng sau khi người điều khiển xe thực hiện việc đua xe thì có hành vi cổ vũ, reo hò...

Đối với người sau khi ngồi lên xe vẫn không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe, nhưng trên đường đi người điều khiển xe đã thực hiện việc đua xe mà người ngồi sau xe buộc phải ngồi lại trên xe, không có hành vi cổ vũ, reo hò... thì họ không bị coi là người đua xe trái phép.

2- Về định tội danh.

a) Mọi trường hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự.

- Người tổ chức cuộc đua xe trái phép, người xúi giục người khác đua xe trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự.

b) Người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự (nếu có hành vi tổ chức, xúi giục thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật hình sự.

c) Người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi cố ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 198 Bộ luật hình sự, còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự về tội phạm khác đó (Điều 101, Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160).

d) Người đua xe trái phép vì mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự.

đ) Người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 205 Bộ luật hình sự.

e) Người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ làm cho người thi hành công vụ bị thương hoặc chết thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng (Điều 101, Điều 109) của Bộ luật hình sự.

3- Việc xử lý xe dùng để đua trái phép và giấy phép lái xe

a) Việc xử lý xe dùng để đua trái phép.

- Đối với xe dùng để đua trái phép thuộc sở hữu của người đua xe thì tịch thu sung công quỹ Nhà nước (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).

- Đối với xe dùng để đua trái phép không thuộc sở hữu, hoặc quản lý hợp pháp của người đua thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết như sau:

+ Nếu chủ sở hữu biết người đua xe dùng xe của mình để đua mà vẫn cho mượn, cho sử dụng (ví dụ như xe thuộc sở hữu của bố; mẹ và bố, mẹ cho con sử dụng; con đã dùng xe đó để đua trái phép; bố, mẹ biết nhưng vẫn tiếp tục cho con sử dụng dẫn đến con thực hiện tiếp việc đua xe trái phép), thì tịch thu xe sung công quỹ Nhà nước (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự).

+ Nếu chủ sở hữu không biết người đua xe dùng xe của mình để đua, thì trả lại xe cho chủ sở hữu (theo quy định khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).

+ Nếu xe dùng để đua là xe bị chiếm đoạt, thì trả lại xe cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp (theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).

+ Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của xe dùng để đua, thì tịch thu xe sung công quỹ Nhà nước.

b) Về giấy phép lái xe.

Trong mọi trường hợp, người đua xe trái phép nếu đã được cấp giấy phép lái xe thì đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

4- Một số vấn đề về bắt, tạm giữ, tạm giam người đua xe trái phép và thu giữ xe đua trái phép.

Trong mọi trường hợp người đang thực hiện hành vi đua xe trái phép phải bị bắt theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự về trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người đua xe trái phép và thu giữ xe đua trái phép phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

II- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN, TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Để góp phần vào việc đấu tranh chống tình trạng đua xe trái phép, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân phải kiên quyết trong việc xử lý loại vi phạm pháp luật này. Căn cứ vào tình hình cụ thể mà xác định một số vụ đưa vào diện vụ án trọng điểm và thực hiện theo Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 15/10/1994 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn việc giải quyết các vụ án trọng điểm".

III- HIỆU LỰC THI HÀNH

1- Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

2- Đối với các hành vi đua xe trái phép đã thực hiện trước ngày ban hành Thông tư này, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử chưa kết thúc trước ngày ban hành Thông tư hoặc sau ngày ban hành Thông tư mới điều tra, truy tố, xét xử, thì áp dụng Thông tư này khi điều tra, truy tố, xét xử.

3- Đối với các vụ án đã được xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trước ngày ban hành Thông tư này, nếu đã có kháng nghị theo hướng tăng nặng, thì việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

4- Đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật trước này ban hành Thông tư này và vụ án đã được xét xử theo đúng hướng dẫn trước đây, thì không áp dụng các hướng dẫn tại Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu thấy có vướng mắc, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử báo cáo ngay cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ để có hướng dẫn kịp thời.

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

Phạm Sĩ Chiến

(Đã ký)

Trịnh Hồng Dương

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF THE INTERIOR
THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
THE SUPREME PEOPLE'S COURT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 10-TTLT

Hanoi ,December 31, 1996

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF ILLEGAL MOTORBIKE RACES

At present, illegal racing, especially motorbike racing, has become more and more complicated, disturbing public order, violating the regulations on land and urban traffic order and safety, threatening the life and health of the people, property of individuals, organizations or the State. In the recent past, because the criminal handling of such violations of law by the Police, the Procuracies and the Courts was still disparate and lacked unity, the efficiency of law in is still limited. For this reason, the Ministry of the Interior, the Supreme People’s Procuracy and the Supreme People’s Court have reached agreement to provide the following guidance on handling the acts of illegal racing:

I.- HANDLING OF ACTS OF ILLEGAL RACING

1. Illegal racer

An illegal racer referred to in this Circular is a person who drives a motorbike on a land road with the aim of racing with another or other motorbike drivers without permission from the competent agency.

Also regarded as an illegal racer in the capacity of an accomplice the organizer (who masterminds, heads or commands an illegal race); the instigator (who incites, induces or instigate) others to engage in illegal racing; those who assist (providing material or spiritual conditions) for the illegal race; those who sit together with the illegal racer with the same intention. For instance, before or after taking his/her seat on the motorbike a person knows that the driver will take part in the race yet he/she still sits with intent to take part in the race, or before or after taking his/her seat on the motorbike the person does not know that the driver would take part in the race but after the latter begins the race he/she encourages or cheers on the racer...

If after taking his/her seat on the motorbike a person does not know that the driver would take part in the race and as they proceed on the road the driver takes part in the race while he/she has no way of getting down and does not encourage or cheer on the driver, he/she shall not be regarded as an illegal racer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Any illegal motorbike race with the participation of two and more motorbikes shall be regarded as an act of causing public disorder and the illegal racers shall be examined for penal liability on charge of causing public disorder as stipulated in Clause 1, Article 198 of the Penal Code.

- The organizer of an illegal motorbike race and those who instigate others to take part in an illegal race shall be examined for penal liability under Clause 2, Article 198 of the Penal Code.

b/ In case an illegal racer causes loss of life and health to another or others or causes serious property damage which, however, is due to inadvertence, besides being examined for penal liability under Clause 1, Article 198 of the Penal Code (if he/she is the organizer or instigator, Clause 2, Article 198 of the Penal Code shall apply), he/she shall be also examined for penal liability under Article 186 of the Penal Code.

c/ If the racer intentionally causes loss of life or health to another or others or causes serious property damage, besides being examined for penal liability under Article 198 of the Penal Code, he/she shall also examined for penal liability under the corresponding articles of the Penal Code on this other crime (Article 101, Article 109, Article 138 or Article 160).

d/ If the illegal race involves betting in money or in kind the racers shall, beside being examined for penal liability under Clause 1 or Clause 2 of Article 198 of the Penal Code, also be examined for penal liability under Article 200 of the Penal Code.

e/ An illegal racer who resists the person on duty shall, besides being examined for penal liability under Clause 2, Article 198 of the Penal Code, also be examined for penal liability for the crime of resisting the person on duty under Article 205 of the Penal Code.

f/ An illegal racer who resists the person on duty and causes injury or death to him/her shall, besides being examined for penal liability under Clause 2 Article 198 of the Penal Code, be examined for penal liability under the corresponding articles (Article 101 and Article 109) of the Penal Code, depending on each specific case.

3. Handling of the motorbike and the driving license used in an illegal race

a/ Handling of a motorbike used in an illegal race:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the motorbike used in the illegal race is not owned or lawfully managed by the racer, the case shall be handled according to each specific circumstance. More concretely:

+ If the owner knows that the racer uses his/her motorbike to take part in a race but still lends it to him/her or allows him/her to use it (for instance, the motorbike belongs to the parents and the parents allow the child to use it. The child uses the motorbike to take part in an illegal race. Though they know it the parents continue to allow the child to use the motorbike). In this case the motorbike shall be confiscated and remitted to the State fund (as stipulated in Point b, Clause 1, Article 33 of the Criminal Proceedings Law).

+ If the owner does not know that the racer uses his/her motorbike to take part in the race the motorbike shall be returned to the owner (as stipulated in Clause 2, Article 33 of the Penal Code, and Point b, Clause 2, Article 58 of the Criminal Proceedings Law).

+ If the motorbike used in the race is an appropriated motorbike, it shall be returned to the owner or the lawful manager (as stipulated in Clause 2, Article 33 of the Penal Code and Point b, Clause 2, Article 58 of the Criminal Proceedings Law).

+ If the owner or lawful manager of the motorbike used in the race cannot be identified, the motorbike shall be confiscated and remitted to the State fund.

b/ About the driving license:

In all circumstances the illegal racer shall be stripped of his/her right to use the driving license if he/she has been granted with one.

4. Some questions concerning the arrest, temporary custody and temporary detention of an illegal motorbike racer and the detention of the concerned motorbike

In all circumstances the person taking part in an illegal motorbike race shall be arrested as stipulated in Article 64 of the Criminal Proceedings Law concerning the arrest of persons caught in the act of crime committing. The arrest, temporary custody and temporary detention of an illegal motorbike racer and the detention of the concerned motorbike must comply with the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To help in the fight against illegal motorbike racing, the Police, the People’s Procuracies and the People’s Courts must be firm in the handling of this kind of violation of law. Depending on concrete situations, some of these violations should be classed as typical criminal cases and shall be dealt with according to the Joint Circular No.01-TTLN of October 15, 1994 of the Ministry of the Interior, the Supreme People’s Procuracy and the Supreme People’s Court "Guiding the settlement of typical criminal cases".

III.- IMPLEMENTATION EFFECT

1. This Circular takes effect on the date of its issue.

2. With regard to the acts of illegal racing which took place prior to the issue of this Circular but of which the investigation, prosecution and trial had not been finished prior to the issue of the Circular or their investigation, prosecution and trial are conducted after the issue of the Circular, this Circular shall apply during the investigation, prosecution and trial.

3. With regard to the cases which had been tried at the first instance or appeal court prior to the issue of this Circular, if a protest has been lodged proposing heavier penalties, the appeal court trial and retrial shall apply as provided for in this Circular.

4. With regard to the cases which have taken legal effect before the issue of this Circular and those which have been judged according to earlier stipulations, the stipulations in this Circular shall not apply to lodge a protest according to the retrial procedures.

In the process of implementing this Circular, should any question arises, the investigating, prosecuting and trial agencies shall immediately report it to the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of the Interior with a view to timely guidance.

 

FOR THE MINISTER OF THE INTERIOR
VICE MINISTER




Le The Tiem

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT
DEPUTY CHIEF JUDGE




Trinh Hong Duong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 10-TTLT ngày 31/12/1996 1996 hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép do Bộ Nội vụ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.119

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.195.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!