Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Thế Tiệm, Phạm Sĩ Chiến, Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 05/08/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN-HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA

Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1998 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

  HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG VIIA "CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ" CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/1998). Sau khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, một số cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương đã có công văn, công điện, điện thoại đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể hơn các hành vi "mua bán trái phép chất ma tuý"; "tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"; ngoài ra còn đề nghị hướng dẫn bổ sung một số quy định của Bộ Luật hình sự về "các tội phạm về ma tuý".

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ Luật hình sự. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

1. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185 đ Bộ Luật hình sự là một trong các hành vi sau đây: a. Bán trái phép chất ma tuý cho người khác;

b. Mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; c. Xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác;

d. Tàng trữ chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; d. Vận chuyển chất ma tuý để bán trái phép cho người khác;

e. Dùng chất ma tuý để trao đổi, thanh toán... trái phép;

g. Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán... lấy chất ma tuý để bán lại trái phép cho người khác.

Khi thực hiện hướng dẫn trên đây cần chú ý:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các điểm a và e đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" theo Điều 185 đ Bộ Luật hình sự không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma tuý do đâu mà có.

- Để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và g về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 185 đ Bộ Luật hình sự, thì cần phải chứng minh được mục đích thực hiện một trong các hành vi này của họ là bán trái phép chất ma tuý đó. Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép chất ma tuý của họ, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà căn cứ vào hướng dẫn tại tiết b điểm 4 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tàng trữ trái phép chất ma tuý" theo Điều 185c Bộ Luật hình sự hoặc về tội "vận chuyển trái phép chất ma tuý" theo Điều 185d Bộ Luật hình sự.

- Người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được hướng dẫn tại điểm I Thông tư này, mà trước đó hoặc sau đó đã thực hiện một hoặc hoặc nhiều hành vi phạm tội khác về ma tuý, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm 5 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.

- Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người nào thực hiện một trong các hành vi trên đây đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" quy định tại Điều 185đ Bộ Luật hình sự.

- Điều 1 của Thông tư này thay thế tiết d điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.

2. Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185i Bộ Luật hình sự là một trong các hành vi sau đây:

a. Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;

b. Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;

c. Cung cấp trái phép chất ma tuý (trừ hành vi bán trái phép chất ma tuý) cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý;

d. Chuẩn bị chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất...) nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;

d. Tìm người sử dụng chất ma tuý cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của người họ;

e. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào ( mua, xin, tàng trữ, sản xuất.. .), nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác;

g. Các hành vi khác (ngoài các hành vi được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và e trên đây) giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (như: cho người khác tiền, cho người khác vay tiền để người đó mua chất ma tuý sử dụng trái phép, cho người khác tài sản, cho người khác vay tài sản không phải là tiền để người đó đổi lấy chất ma tuý sử dụng trái phép; giúp người khác hút, hít trái phép chất ma tuý; giúp người khác tiêm, chích trái phép chất ma tuý...), nếu người thực hiện một trong các hành vi này đã:

- Bị kết án về một trong các tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự, nhưng chưa được xoá án;

- Bị xử lý vi phạm hành vi về một trong các hành vi vi phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự và được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư này, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;

- Được cơ quan tiến hành tố tụng miễn trách nhiệm hình sự về một trong các hành vi vi phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự và được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư này, nhưng chưa quá thời hạn một năm, kể từ ngày được miễn trách nhiệm hình sự;

- Được cơ quan nhà nước (như: Uỷ ban nhân dân hoặc công an từ cấp phường, xã, thị trấn trở lên, cơ quan nơi công tác...), tổ chức, đoàn thể (như: tổ dân phố, tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ...) cũng như những người có trách nhiệm ở cơ quan nơi công tác hoặc ở địa phương nơi cư trú (như: Thủ trưởng cơ quan, cảnh sát khu vực, đại diện Uỷ ban nhân dân các cấp, Tổ trưởng tổ dân phố...) giáo dục, nhưng chưa quá thời hạn một năm, kể từ ngày được giáo dục. Cần chú ý là phải có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng người thực hiện một trong các hành vi trên đây đã được giáo dục (như: biên bản cuộc họp; bản tự kiểm điểm hoặc bản cam đoan của người vi phạm; có việc triệu tập đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giáo dục; người có trách nhiệm đến tận gia đình giáo dục...).

Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi tội khác về ma tuý quy định tại các điều luật tương ứng của Bộ Luật hình sự, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185i Bộ Luật hình sự, tuỳ từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của Bộ Luật hình sự.

- Điểm 2 của Thông tư này thay thế tiết e điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998.

3. Hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 185l Bộ Luật hình sự là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của mình dưới bất kỳ hình thức nào (như: hút, hít, tiêm, chích... chất ma tuý) nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng chất ma tuý.

Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185l Bộ Luật hình sự khi người sử dụng trái phép chất ma tuý đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.

- "Đã được giáo dục nhiều lần" được hiểu là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Được coi là đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh, nếu biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 10 và Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6-7-1995) và theo đúng quy định của Quy chế "Về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6-7-1995" (ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 13-4-1996 của Chính phủ).

Người nào đã bị kết án về tội "sử dụng trái phép chất ma tuý" mà tái phạm, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 185l Bộ Luật hình sự.

4. Hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185k Bộ Luật hình sự là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý, nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm thoả mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma tuý.

Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma tuý nhằm thoả mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma tuý mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tổ cức sử dụng trái phép chất ma tuý" quy định tại Điều 185i Bộ Luật hình sự.

5. Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185m Bộ Luật hình sự là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ.

6. Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 185 m Bộ Luật hình sự là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác sử dụng trái phép chất ma tuý để họ sử dụng trái phép chất ma tuý.

7. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Các hành vi sản xuất trái phép, tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua bán trái phép được hiểu tương tự như các hành vi tương ứng được hướng dẫn tại các tiết a, b, c điểm 2 mục II Phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 và điểm 1 của Thông tư này.

b. Nếu người nào lần đầu sản xuất trái phép tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, mua trái phép phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý để cho bản thân mình sử dụng trái phép chất ma tuý, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính; nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185h Bộ Luật hình sự.

c. Được coi là "vật phạm pháp có số lượng lớn" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 185h Bộ Luật hình sự, nếu có 5 dụng cụ, phương tiện trở lên (có thể là cùng loại, có thể là khác loại).

8. Cần chú ý về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như sau:

a. Trong các điều luật về tội phạm ma tuý có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm", thì chỉ tính các trường hợp bị xử phạt hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi;

b. Phải coi là phạm tội "đối với với nhiều người" trong các điều luật về tội phạm về ma tuý có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt, nếu trong một lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với hai người trở lên (như: tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một lần đối với hai người trở lên; trong một lần cưỡng bức, lôi kéo hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý...);

c. Phải áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm b khoản 2 Điều 185d Bộ Luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

- Mua trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên nhằm bán trái phép cho người khác, không phân biệt bán một lần hoặc bán nhiều lần;

- Mua trái phép chất ma tuý một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma tuý đó từ hai lần trở lên cho người khác, không phân biệt bán lại từ hai lần trở lên cho một người hoặc cho nhiều người;

- Mua trái phép chất ma tuý một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma tuý đó trong cùng một lúc cho hai người trở lên.

9. Sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/1998 như sau:

a. Đoạn 2 tiết a điểm 1 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 được hướng dẫn bổ sung lại như sau:

"Cần lưu ý rằng nhựa thuốc phiện bao gồm: nhựa thuốc phiện lấy từ cây thuốc phiện, nhựa thuốc phiện đã được cô đặc thành dạng keo, dạng bi... Đối với dung dịch thuốc phiện để tiêm, chích thì không coi là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện. Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà cần phải xác định hàm lượng thuốc phiện trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện".

b. Hướng dẫn tại dấu (+) thứ hai của dấu (*) thứ hai tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Người nào đã bị kết án về một trong các tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ Luật hình sự, nhưng chưa được xoá án mà lại tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma tuý được hướng dẫn trên đây (được hướng dẫn tại dấu (*) thứ nhất tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998) nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 Điều 185d tương ứng; nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 185c hoặc khoản 2 Điều 185d tương ứng.

Cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185c hoặc khoản 1 Điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép từ hai chất ma tuý trở lên và mỗi chất ma tuý có trọng lượng được hướng dẫn trên đây (được hướng dẫn tại dấu (*) thứ nhất tiết b điểm 4 mục II phần B của Thông tư liên tịch số 01/1998)".

10. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 1998.

- Các hướng dẫn trong Thông tư này, nếu làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với văn bản hướng dẫn trước đây, thì được áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước khi Thông tư này có hiệu lực.

- Đối với các trường hợp mà người phạm tội đã bị kết án đúng theo các văn bản hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì không áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Đối với trường hợp đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà được áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư này để tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cần giải thích cho họ rõ rằng trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự này không phải là cơ sở của việc đòi bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu thấy có vướng mắc, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án báo cáo ngay cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an để có hướng dẫn kịp thời.

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

Phạm Sĩ Chiến

(Đã ký)

Trịnh Hồng Dương

(Đã ký)

 

THE SUPREME PEOPLE'S COURT
THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 02/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA

Hanoi, August 05, 1998

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE APPLICATION OF A NUMBER OF STIPULATIONS IN CHAPTER VIIA ON "NARCOTICS-RELATED CRIMES" OF THE PENAL CODE

For uniform application of the provisions of the Law on Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Penal Code endorsed by the National Assembly (IX Legislature) at its 11th session on May 10, 1997, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procurary and the Ministry of the Interior has promulgated Joint Circular No. 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV of January 2, 1998 guiding the application of a number of provisions of the Law on Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Penal Code (hereinafter called Joint Circular No. 01/1998). Since this Joint Circular took effect, a number of local law enforcement bodies have sent official letters, official telegrams and made phone calls to the Supreme People’s Court, the Supreme People Procurary and the Ministry of the Interior requesting more detailed guidance regarding acts of "trafficking in narcotics" and "organizing the illegal use of narcotics" as well as additional guidances for a number of the provisions of the Penal Code on "narcotics-related crimes."

In order to make a correct and uniform application of the provisions of Chapter VIIA on "narcotices-related crimes" of the Penal Code, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procurary and the Ministry of Public Security have agreed to jointly provide the following guidances:

1. Acts of trafficking in narcotics prescribed in Article 185e of the Penal Code shall be one of the following acts:

a) Illegally selling narcotics to other persons;

b) Purchasing narcotics for the purpose of illegal selling to other persons;

c) Asking for narcotics for the purpose of illegal selling to other persons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Transporting narcotics for the purpose of illegal selling to other persons;

f) Using narcotics for the purpose of illegal exchange, payment, etc.;

g) Using property (other than money) in exchange or payment, etc. for narcotics for the purpose of illegal reselling to other persons.

While implementing the afore-said guidance, attention shall be paid to:

- Those who commit one of the acts mentioned in Points a and f shall be examined for penal liability for the offence of "trafficking in narcotics" under Article 185e of the Penal Code without depending on the source of the narcotics.

- In order to have grounds for examining the penal liability of the persons committing one of the acts mentioned in Points b, c, d, e and g on the offence of trafficking in narcotics under Article 185e of the Penal Code, it is necessary to prove that the purpose of committing one of these acts is the illegal selling of the narcotics. Where it is impossible to prove their purpose of illegal selling of narcotics, depending on each specific case, it may be based on the guidance in Item b, Point 4, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998 to handle administratively or examine for penal liability on the offence of "illegal storing of narcotics" under Article 185c of the Penal Code or the offence of "illegally transporting narcotics" according to Article 185d of the Penal Code.

- Those who commit one of the criminal acts referred to in Point 1 hereof and before or after that have committed one or more than one narcotics-related offences, the examination of penal liability shall comply with the guidance in Point 5, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998.

- Those who organise, abet or assist other persons to perform one of the above-mentioned acts shall all be examined for penal liability for the offence of "trafficking in narcotics" stipulated in Article 185e of the Penal Code.

- Point 1 of this Circular shall replace Item d, Point 2, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Commanding, assigning and/or directing activities of illegally putting narcotic substances into the bodies of other persons;

b) Hiring, borrowing or using places under one’s ownership or one’s management as well as seeking places serving as the site to illegally put narcotic substance into the bodies of others.

c) Illegally supplying narcotics (except for the act of illegally selling narcotics) to other persons for their illegal use of narcotics;

d) Preparing narcotics in whatsoever forms (purchasing, asking for, storing, producing, etc.) with a view to illegally putting narcotics into the bodies of other persons;

e) Looking for narcotic users for organisers of illegal use of narcotics with a view to illegally putting narcotics into their bodies;

f) Preparing means and instruments for illegal use of narcotics in whatsoever forms (purchasing, asking for, storing, producing, etc.) with a view to illegally putting narcotics into the bodies of other persons;

g) With regard to other acts (apart from those mentioned about in Points a, b, c, d, e and f) that help other persons to illegally use narcotics (such as giving money or lending money to others to buy narcotics for illegal use; giving property or lending property other than money to others to exchange for narcotics for illegal use; to help others illegally smoke or inhale narcotics or to help others illegally inject narcotics, etc.), if the persons who perform one of these acts have already been:

- Condemned for one of the narcotics-related crimes prescribed in the Penal Code but their sentences have not been written off yet;

- Administratively dealt with for one of narcotics-related violations prescribed in the Penal Code and detailed in Joint Circular No. 01/1998 and this Circular, but the administrative sanction time limit has not expired;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Educated by State bodies (such as People’s Committees or Police of ward, commune or township level or higher and the agencies where they work, etc.), organisations and mass organisations (such as residents’ groups, youth or women’s organisations, etc.) as well as responsible persons in the agencies where they work or in the localities of their residence (such as heads of agencies, ward’s policemen, representatives of People’s Committees at various levels, heads of residents’ groups) but the time period has not exceeded one year from the date of such education. It should be noted that sufficient evidences (such as minutes of meeting; self-criticisms or written commitments made by violators; summons to competent State bodies for education; visits to subject persons’ families for education by responsible officials...) are required in order to confirm that the persons performing one of the above-mentioned acts have been educated.

Those who carry out acts of organizing of illegal use of narcotics, and also commit carry out one or more than one narcotics-related offences stipulated in the corresponding articles of the Penal Code shall, besides being examined for penal liability according to Article 185 of the Penal Code, also be examined for penal liability for other committed offences as stipulated in the corresponding articles of the Penal Code.

- Point 2 of this Circular shall replace Item e, Point 2, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998.

3. Acts of illegally using narcotics as prescribed in Article 185 l of the Penal Code are those of putting by oneself or with the help of others narcotic substance into one’s body by whatsoever ways (such as smoking, inhaling or injecting, etc.) for the purpose of satisfying one’s need to use narcotics.

Penal liability for illegal use of narcotics as prescribed in Article 185 l of the Penal Code shall be examined only when illegal narcotics users have been educated time and again and have been administratively dealt with by their placement into forced cure establishments but still continue using narcotics.

- "Having been educated time and again" shall be understood as having been mobilized, persuaded, reminded or administratively sanctioned for more than twice by State bodies, organizations and for responsible persons, but the users still continue using narcotics.

- Being considered as having been administratively dealt with by the measure of placing them in forced cure establishments, if such measure is effected in strict conformity with the stipulations in Articles 10 and 24 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations (passed by the Standing Committee of the National Assembly on July 6, 1995) and the Regulations on Cure Establishments under the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 (promulgated together with Government Decree No. 20/CP of April 13, 1996).

Those who have been sentenced for the offence of "illegal use of narcotics" and relapse into the offence shall be examined for penal liability according to Clause 2, Article 185i of the Penal Code.

4. Acts of harboring illegal use of narcotics as stipulated in Article 185k of the Penal Code shall be the acts committed by those who have places under their ownership or management and let such places to be borrowed or rented by other persons, who, they know, are illegal users of narcotics, for their direct use of narcotics to satisfy their need to use narcotics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Acts of forcing other persons to illegally use narcotics as stipulated in Article 185m of the Penal Code shall be the acts of resorting to force or threatening the use of force or resorting to other ploys to bully other persons’ spirit in order to force them to illegally use narcotics against their will.

6. Acts of drawing other persons into the illegal use of narcotics as stipulated in Article 185m of the Penal Code shall be the acts of inducing, enticing and inciting or resorting to other ploys to stir other persons’ desire to illegally use narcotics so that they use it illegally.

7. When examining for penal liability the offence of production, storing, transport, purchase and sale of means and instruments used for illegal production or use of narcotics, attention should be paid to the following points:

a) Acts of illegal production, storing, transport and illegal purchase and sale shall be understood as the corresponding acts mentioned in Items a, b, c, Point 2, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998 and Point 1 hereof.

b) Those who are involved for the first time in illegal production, storing, transport and purchasing as well as selling of means and instruments used for the illegal use of narcotics by themselves shall not be subject to the level of examination for penal liability but shall be dealt with administratively; if continuing to commit such offences, notwithstanding such handling, they shall be examined for penal liability according to Article 185h of the Penal Code.

c) Being considered "law-breaking things in great quantity" as stipulated in Point e, Clause 2, Article 185h of the Penal Code, if these things comprise 5 instruments / means or more (may be of the same or different kinds).

8. Attention shall be paid to a number of circumstances which are factors for determination of offences or for setting penalty frames as follows:

a) In the law provisions on narcotics-related offences, there is a stipulation on the circumstance of "having been administratively sanctioned but still relapsing into violation", in this case, only administrative sanctions effected as from May 22, 1997 shall be counted.

b) In the law provisions on narcotics-related offences, it is stipulated that the circumstance of having committed offences "against a number of persons" shall be the one for fixing penalty frame, if at a time an offender has committed an offence against two persons or more (such as organizing the illegal use of narcotics at a time for two persons or more or at a time coercing or drawing from two persons or more into illegal use of narcotics, etc.)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Illegal purchase of narcotics for two times or more for the purpose of illegal selling to other persons irrespective of selling for one or more than one time;

- Illegal purchase of narcotics once and illegally reselling such narcotics quantity twice or more to other person(s), irrespective of reselling twice or more to one or more than one person;

- Illegal purchase of narcotics once and illegally reselling such narcotics quantity simultaneously to two persons or more.

9. A number of guidances in Joint Circular No. 01/1998 shall be amended and supplemented as follows:

a) Paragraph 2, Item a, Point 1, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998 shall be supplemented as follows:

"It should be noted that opium resin comprises opium resin taken from opium plants, opium resin boiled down into glue, ball, etc. Opium liquid for injection shall not be considered narcotics in liquid form and the content of opium in the liquid shall be determined to calculate the weight of opium. Opium dregs shall not be considered opium resin and the content of opium in the opium dregs shall be determined to calculate the weight of opium."

b) The guidance in the second (+) mark of the second (*) mark in Item b, Point 4, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998 shall be amended and supplemented as follows:

"Those who have been sentenced for one of the narcotics-related offences stipulated in the Penal Code but, while their sentences have not yet been written off, illegally store or transport one of the narcotics substances referred to above (referred to in the first (*) mark in Item b, Point 4, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998), if not falling into case of dangerous recidivists, shall be examined for penal liability under Clause 1, Article 185c or the corresponding Clause 1, Article 185d; if falling into the case of dangerous recidivists, they shall be examined for penal liability under Clause 2, Article 185c or the corresponding Clause 2, Article 185d.

Shall also be examined for penal liability according to Clause 1, Article 185c or the corresponding Clause 1, Article 185d those who illegally store or transport from two narcotic substances or more and each substance has the weight referred to above (referred to in the first (*) mark in Item b, Point 4, Section II, Part B of Joint Circular No. 01/1998)."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The guidances in this Circular, if extenuating the penal liability compared with the previous guiding documents, shall be applied when conducting investigation, prosecution, first instance trial, appellate trial or judicial review against the persons who commit the criminal acts before this Circular comes into force.

- Where offenders have already been sentenced in strict conformity with the previous guiding documents and the sentences have taken legal effect, the guidance hereof shall not be applied to appeal according to the judicial review order.

- For cases where investigation, prosecution, first-instance trials, appellate trials or judicial review are being underway and the guidances hereof are applicable to declare exemption of penal liability for the accused and defendants, the investigating bodies, procuracies and the courts shall make clear explanations to them that this exemption of penal liability shall not constitute the basis for claiming compensation caused by competent persons of the procedural organs.

Investigating bodies, the procuracies and the courts shall report immediately any difficulties that arise in the course of implementation of this Circular to the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of Public Security for timely guidance.

 

THE SUPREME PEOPLE'S COURT
CHIEF JUDGE




Trinh Hong Duong

THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
VICE CHAIRMAN




Pham Sy Chien

THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER




Le The Tiem

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 05/08/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VIIA "Các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.994

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.163.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!