Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Đặng Quang Phương, Hoàng Thế Liên, Doãn Mậu Diệp, Trần Công Phàn, Phạm Quý Ngọ
Ngày ban hành: 12/07/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP - BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2011

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:

Chương 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Điều 1. Mục đích

Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số quy định của BLTTHS liên quan đến người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, bao gồm: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bị hại, người làm chứng.

Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải:

1. Bảo đảm tuân thủ theo đúng các quy định tại Chương XXXII và các quy định khác của BLTTHS không trái với những quy định của Chương này.

2. Bảo đảm quyền của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật được tôn trọng trong suốt quá trình tố tụng. Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của họ.

3. Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân của người chưa thành niên. Mọi hoạt động tố tụng liên quan đến người chưa thành niên phải được tiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bí mật đời tư và danh dự, nhân phẩm của người chưa thành niên.

4. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với bị can, bị cáo.

5. Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cũng như người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại.

6. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời các vụ án liên quan đến người chưa thành niên.

Điều 4. Phân công người tiến hành tố tụng

Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng cần phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến người chưa thành niên.

Điều 5. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra, cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Đặc biệt cần xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự, giao họ cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục nhằm giúp họ tự sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập cộng đồng.

Chương 2.

THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Điều 6. Xác định tuổi của bị can, bị cáo

Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.

Điều 7. Giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giao người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Đối với người chưa thành niên phạm tội không còn cha mẹ, không có nơi cư trú rõ ràng hoặc là người lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa thì cơ quan điều tra cần tìm mọi biện pháp để xác định lý lịch cũng như gia đình của họ. Trong trường hợp không xác định được thì Cơ quan điều tra đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ở nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử cán bộ giám sát người chưa thành niên phạm tội.

3. Khi đã chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc cử cán bộ giám sát người chưa thành niên phạm tội, cơ quan đã nhận trách nhiệm cử cán bộ giám sát cần cử ngay cán bộ và kịp thời thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để tạo điều kiện cho họ tiếp xúc, gặp gỡ người chưa thành niên phạm tội.

4. Người được giao nhiệm vụ giám sát người chưa thành niên phạm tội phải giám sát chặt chẽ, theo dõi tư cách đạo đức và giáo dục người đó.

Điều 8. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn

1. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định chính xác độ tuổi của họ nhằm áp dụng đúng các quy định tại Điều 303 BLTTHS. Đối với các trường hợp bị bắt quả tang, bắt khẩn cấp thì sau khi bắt, cơ quan tiến hành tố tụng phải khẩn trương xác minh độ tuổi của họ để có quyết định xử lý phù hợp. Trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 303 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các Điều 91, 92 và 93 BLTTHS.

Đối với người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ.

2. Khi bắt giữ người chưa thành niên phạm tội, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng vũ lực thì việc sử dụng vũ lực phải theo đúng quy định của pháp luật và chỉ ở mức độ đủ để kiểm soát người chưa thành niên phạm tội.

3. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam.

4. Người chưa thành niên phải được tạm giữ, tạm giam riêng, không được giam giữ chung với người đã thành niên. Khi xét thấy người chưa thành niên phạm tội có biểu hiện hoang mang, lo lắng có thể manh động dẫn đến hành vi tiêu cực thì cơ quan điều tra yêu cầu cơ sở giam giữ áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.

Chế độ tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

5. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải thông báo bằng văn bản cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Khoản 3 Điều 303 BLTTHS.

Điều 9. Việc tham gia tố tụng của người bào chữa theo quy định tại Khoản 2 Điều 57, Điều 58 và Điều 305 BLTTHS

1. Bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa. Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.

2. Khi giao quyết định tạm giữ hoặc quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa.

3. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa theo quy định của pháp luật hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

4. Trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, trừ trường hợp người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo là trẻ em không nơi nương tựa và có thể đề nghị trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên khác.

5. Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án.

6. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can quy định tại Điều 131 và Khoản 2 Điều 306 BLTTHS

1. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Nơi lấy lời khai hoặc hỏi cung cần được bố trí theo cách chức phù hợp để làm giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi của người chưa thành niên.

2. Trong quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên.

Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên phải có thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ.

Thời gian lấy lời khai, hỏi cung cần được xác định dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của người chưa thành niên và yêu cầu điều tra, Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải được tạm dừng ngay khi người chưa thành niên có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

3. Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung. Trường hợp cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.

4. Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho đại diện của gia đình để bảo đảm sự có mặt của họ. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can khi không có mặt đại diện gia đình chỉ được thực hiện trong trường hợp người đó không có gia đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối tham gia.

Trường hợp đại diện gia đình của người bị tạm giữ, bị can không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can vẫn được thực hiện nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc Luật sư tham gia lấy lời khai, hỏi cung.

Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Luật sư có thể được bố trí ngồi cạnh người chưa thành niên để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.

Nếu thấy cần thiết cho quá trình lấy lời khai, hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi người bị tạm giữ, hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục. Đại diện gia đình không được hỏi những câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng, câu hỏi mang tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Khi thấy đại diện gia đình có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu đại diện gia đình dừng ngay việc hỏi và lập biên bản về việc này.

5. Đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; khiếu nại các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.

Điều 11. Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên

1. Thành phần Hội đồng xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phải có Hội thẩm nhân dân đang hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên

2. Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 18 BLTTHS, Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra để tạo thuận lợi cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng của họ.

Không tiến hành xét xử lưu động vụ án do người chưa thành niên gây ra, trừ trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.

3. Khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người chưa thành niên phạm tội.

Không còng tay hoặc sử dụng các phương tiện cưỡng chế khác trong quá trình xét xử tại Tòa án, trừ trường hợp họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý hoặc có việc làm tiêu cực hoặc có biểu hiện chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà.

4. Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi học học tập, sinh hoạt.

Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.

Trường hợp cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu cầu, Tòa án có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên tòa để hỗ trợ cho họ.

5. Việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo là người chưa thành niên tại phiên tòa phải theo quy định tại Điều 209 BLTTHS và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo.

Những lời giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như các câu hỏi đưa ra tại phiên tòa cần đơn giản, rõ ràng để đảm bảo cho người chưa thành niên và đại diện gia đình của họ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi.

Hội đồng xét xử phải cho phép người chưa thành niên bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình và phải cân nhắc, xem xét các ý kiến, quan điểm, nguyện vọng đó trước khi ra bản án, quyết định.

Chương 3.

THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ HẠI, NGƯỜI LÀM CHỨNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Điều 12. Xác định tuổi của người bị hại là người chưa thành niên

Việc xác định tuổi của người bị hại là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì tuổi của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh;

2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh;

3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh.

5. Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.

Điều 13. Giám hộ và trợ giúp đối với người bị hại là người chưa thành niên

1. Khi xác định được người bị hại là người chưa thành niên thì cơ quan tiến hành tố tụng cần thông báo ngay cho cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên để họ có thể gặp gỡ và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng.

2. Ngoài các cá nhân tham gia tố tụng với tư cách là người giám hộ, người đại diện hợp pháp, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở nơi tiến hành tố tụng hoặc cán bộ hỗ trợ khác trợ giúp cho người bị hại là người chưa thành niên, đặc biệt là những người không có gia đình, lang thang cơ nhỡ, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị buôn bán, đánh tráo, chiếm đoạt khi họ hoặc gia đình họ có yêu cầu hỗ trợ về chỗ ở, tham vấn, chăm sóc y tế, sức khỏe, trợ giúp về mặt pháp lý, tâm lý trong quá trình tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết.

Đối với người bị hại là trẻ em không nơi nương tựa, cơ quan tiến hành tố tụng phải đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý cho họ. Cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý cho người bị hại là người chưa thành niên khác.

3. Khi cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị cử cán bộ tham gia tố tụng để hỗ trợ cho người bị hại là người chưa thành niên, cơ quan hoặc tổ chức được đề nghị cần cử ngay cán bộ và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để tạo điều kiện cho cán bộ hỗ trợ tiếp xúc, gặp gỡ người bị hại là người chưa thành niên.

4. Cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp và cán bộ hỗ trợ đã nhận trách nhiệm trợ giúp cho người bị hại là người chưa thành niên có thể tham gia trong các giai đoạn tố tụng của vụ án.

5. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải:

a) Đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết về quá trình tố tụng cho người bị hại là người chưa thành niên cũng như cho cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp, cán bộ hỗ trợ của họ;

b) Đảm bảo sự có mặt của cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp, cán bộ hỗ trợ để họ có thể hỗ trợ, động viên người bị hại là người chưa thành niên trong suốt quá trình tố tụng;

c) Đảm bảo người bị hại là người chưa thành niên, nhất là trẻ em nhận được sự trợ giúp chuyên môn về mặt y tế, sức khỏe, pháp lý, tâm lý phù hợp khi họ cần.

Điều 14. Việc tham gia của người bảo vệ quyền lợi của người bị hại là người chưa thành niên

1. Cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho người bị hại là người chưa thành niên hoặc cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của họ về quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là người chưa thành niên.

Trường hợp người bị hại là người chưa thành niên hoặc cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại thì theo yêu cầu hoặc đề nghị của họ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án cần yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử luật sư hoặc cơ quan, tổ chức có người bị hại là thành viên cử bào chữa viên nhân dân bảo vệ quyền lợi cho họ.

2. Người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là người chưa thành niên có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ; có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTTHS.

Điều 15. Lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên

1. Việc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Nơi lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cần được bố trí theo cách thức thích hợp để họ cảm thấy an toàn, thoải mái.

2. Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ.

3. Khi lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng là trẻ em, cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cha mẹ, người đỡ đầu, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy cô giáo của người đó tham dự.

Theo yêu cầu của người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia để hỗ trợ cho họ.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng cần dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên và yêu cầu điều tra để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất số lần phải lấy lời khai cũng như xác định thời lượng các lần lấy lời khai đối với họ. Việc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên phải tạm dừng ngay khi họ có biểu hiện mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

5. Việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai người bị hại là người chưa thành niên, bao gồm cả việc kiểm tra dấu vết trên người, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình phải theo đúng quy định của BLTTHS và phải bảo đảm không làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như quyền bí mật thông tin cá nhân và danh dự, nhân phẩm của họ.

Khi lấy lời khai người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi âm, ghi hình và phải ghi vào biên bản về việc này để khi tiến hành xét xử vụ án, Hội đồng xét xử có thể sử dụng băng ghi âm, ghi hình đó bổ trợ cho các chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra.

6. Cơ quan tiến hành tố tụng phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất giữa người bị hại là người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em với bị can, bị cáo để không làm tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Đối với các vụ án xâm phạm tình dục, hành hạ, mua bán, chiếm đoạt trẻ em thì chỉ tiến hành đối chất khi thấy việc đó là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Điều 16. Xét xử vụ án có người bị hại là người chưa thành niên

1. Khi tiến hành xét xử vụ án có người bị hại là người chưa thành niên, để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ, Tòa án cần tạo điều kiện để thành phần Hội đồng xét xử có Hội thẩm nhân dân hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên như trong trường hợp xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên.

2. Khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại đồ vật và vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên.

Việc giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như các câu hỏi đưa ra tại phiên tòa cần đơn giản, rõ ràng để giúp cho người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên và đại diện gia đình của họ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi.

Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi người làm chứng là người chưa thành niên.

3. Để bảo vệ quyền riêng tư và danh dự, nhân phẩm của người bị hại là người chưa thành niên và làm giảm cảm giác sợ hãi của họ, trước khi tiến hành xét xử, Tòa án cần xem xét, cân nhắc các tình tiết liên quan đến vụ án để quyết định có xét xử kín hay không, đặc biệt là những vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em.

4. Đối với vụ án có người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên, đặc biệt là trong vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, Tòa án cần căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án để quyết định việc xét xử vụ án khi người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên vắng mặt, hạn chế việc hoãn phiên tòa.

5. Khi cần yêu cầu người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên trình bày lời khai của mình tại phiên tòa trong điều kiện cho phép, Hội đồng xét xử có thể cho phép họ đứng sau màn chắn, bình phong để không nhìn thấy bị cáo hoặc làm chứng trực tiếp tại một phòng khác thông qua kết nối hệ thống camera.

6. Để người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên có thể hiểu biết rõ hơn về Tòa án, khi họ hoặc người đại diện hợp pháp, người bào chữa hoặc cha mẹ của họ có yêu cầu, Tòa án có thể cho họ đến phòng xử án trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến họ.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trong các văn bản hướng dẫn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến người bị bắt, người tham gia tố tụng là người chưa thành niên (nếu có) trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc hoặc có những vấn đề cần phải giải thích, hướng dẫn đề nghị phản ánh cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có sự giải thích hoặc hướng dẫn, bổ sung kịp thời.

 

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Trần Công Phàn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Phạm Quý Ngọ

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Đặng Quang Phương

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Thế Liên

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

 

 

 

 

 

THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY, THE SUPREME PEOPLE'S COURT, THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY, THE MINISTRY OF JUSTICE AND THE MINISTRY OF LABOR. WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLDTBXH

Hanoi, July 12, 2011

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE CRIMINAL PROCEDURE CODE ON MINOR PROCEDURE PARTICIPANTS

In order in correctly and consistently implement the provisions of the Criminal Procedure Code on procedures related to minor procedure participants, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs jointly provide guidance as follows;

Chapter 1

A NUMBER OF- GENERAL MATTERS

Article 1. Purposes

Minors arc persons who are not yet fully developed physically and mentally and are vulnerable, especially when they participate in legal procedures in the course of settling cases, therefore, depending on their age, growth level and personal needs, they should be protected under law when they participate in criminal procedures

Article 2. Scope of governing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Responsibilities of procedure-conducting bodies and procedure-conducting persons

In the course of investigation, prosecution and adjudication of cases involving minors, procedure-conducting bodies and procedure-conducting persons shall:

1. Strictly comply with the provisions of Chapter XXXII and other provisions of the Criminal Procedure Code, which are not contrary to the provisions of this Chapter.

2. Ensure that the minors rights prescribed by law are respected throughout the legal proceedings. The investigation, prosecution and adjudication of cases involving minors must be suitable to their psychology and age.

3. Keep secret personal information of minors. All procedural activities related to minors must he carried out in an environment convenient for the confidentiality of their personal lives, honor and dignity.

4. Minimize the number of contacts between minor victims and witnesses and the accused or defendants.

5. Apply appropriate and necessary measures prescribed by law to ensure that minor victims and witnesses as well as their relatives are safe in their lives, health, honor, dignity, property and other legitimate rights and interests when such rights are jeopardized or infringed upon.

6. Give priority to the fast, accurate and timely settlement of cases involving minors

Article 4. Assignment of tasks to procedure-conducting persons

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Principles of handling of juvenile offenders

In the course of institution, investigation, prosecution and trial of cases involving juvenile offenders procedure-conducting bodies shall strictly comply with the principles of handling of juvenile offenders prescribed in Article 69 of the Penal Code; especially they shall consider lilt! exemption of penal liability if the conditions specified m Clause 2. Article 69 the Penal Code are fully met. hand them over to their families, agencies or organizations for supervision and education with a view to helping them correct their faults and integrate into the community

Chapter 2

CRIMINAL PROCEDURES APPLICABLE TO THE ACCUSED AND DEFENDANTS BEING MINORS

Article 6. Identification of ages of the accused and defendants

The identification of ages of the accused and defendants being minors shall be conducted by procedure-conducting bodies under law. Where lawful measures have been applied but the day s, months and years of birth of the accused or defendants cannot be identified, their age shall be identified as follows:

1. If a specific month of birth is identified but not a Specific day, the last day of that month will be taken as the birthday of the accused or defendant

2. if a specific quarter of a year is identified but not a specific day and a specific month in that quarter, the last day of the last month of that quarter will be taken as the birthday of the accused or defendant:

3. If the first or second half of a year is identified but not a specific day and a specific month in the first or second half of that year. June 30 or December 31 of that year will be taken as the birthday of the accused or defendant;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. It the year of birth cannot be identified, assessment must be carried out to identify the age of the accused or defendant.

Article 7. Supervision of juvenile offenders

1. The investigating bodies, procuracies and courts may decide to hand over juvenile offenders to their parents or sponsors for supervision to ensure the presence of juvenile offenders when they are subpoenaed by procedure-conducting bodies.

2. For juvenile offenders without parents or clear places of residence or being homeless and hating nobody to rely on. investigating bodies should seek all measures to identify their personal information as well as their families. If unable to do so. investigating bodies shall request the Labor, War Invalids and Social Affairs agency. Youth Union organization or Women's Union organization at the place where juvenile offenders are arrested or commit the crimes or the places where the investigating bodies are competent to conduct investigation to appoint officers to supervise the juvenile offenders.

3. When accepting the requests of the investigating bodies for appointment of officers to supervise juvenile offenders, the concerned agencies shall immediately send officers and promptly notify the procedure-conducting bodies for creating conditions for the officers to contact and meet the juvenile offenders.

4. Persons tasked to supervise juvenile offenders shall closely supervise them, monitor their behaviors and morality and educate them.

Article 8. Application of deterrent measures

1. Before applying such deterrent measures as arrest, custody or temporary detention to juvenile offenders, procedure-conducting bodies shall accurately identify their age for proper application of Article 303 of the Criminal Procedure Code. In case of flagrante delicto or urgent arrest, procedure-conducting bodies shall, after the arrest, expeditiously verify their age for issuing appropriate handling decisions.

Before applying a deterrent measure defined in Article 303 of the Criminal Procedure Code, procedure-conducting bodies shall consider and take into account the application of other deterrent measures defined in Articles 91. 92 and 93 of the Criminal Procedure code

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When arresting juvenile offenders, the use of force, if necessary, must comply with the provisions of law and only at an extent strong enough to control the juvenile offenders.

3. When applying the deterrent measure of custody or temporary detention to juvenile offenders, procedure-conducting bodies shall limit the extension of custody or temporary detention duration.

4. Juvenile offenders shall be held in custody or temporarily detained separately, not together with adult offenders. When seeing that juvenile offenders show signs of panic or worry which may lead to reckless negative acts, investigating bodies shall request the custody or detention establishments to apply appropriate measures to avoid any possible adverse consequences.

The custody and temporary detention of juvenile offenders must strictly comply with current laws.

5. Agencies issuing orders to arrest, hold in custody or temporarily detain juvenile offenders shall notify such in writing to their families or lawful representatives immediately after the arrest, custody or temporary detention nuclei Clause v Article 303 of the Criminal Procedure Code.

Article 9. Defense counsels' participation in legal procedures under Clause 2 of Article 57. Article 5£ and Article 305 of the Criminal Procedure code

1. Defense counsels' participation in legal procedures in the eases involving the accused 01 defendants being minors is compulsory. In all circumstances, the absence of defense counsels in the cases involving the accused or defendants being minors constitutes a serious violation, unless the minors or their lawful representatives refuse defense counsels Defense counsels may be lawyers lawful representatives of the persons kept in custody. the accused or defendants; or people's advocates.

2. When handing custody or prosecution decisions, Decision issuing agencies shall notify the person to be held in custody or the accused being minors and their lawful representatives of their right to have defense counsels

3. The lawful representatives of persons held in Custody the accused or defendants being minors may select defense counsels according to law of themselves defend the persons held in custody. the accused or defendants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The investigating bodies, procuracies or courts shall request legal aid organizations to provide legal aid for the accused or defendants being minors who have nobody to rely on. or ma) request legal aid for the accused or defendants being other minors.

5. It the accused, defendants or their lawful representatives refuse defense counsels, a minutes of the refusal shall be made and kept in case tiles.

6. Procedure-conducting bodies and persons shall create conditions for defense counsels to contact and meet the accused or defendants being minors as provided for by law.

Article 10. Taking of statements of persons kept in custody and interrogation of the accused under Article 131 and Clause 2 of Article 306 of the Criminal Procedure Code

1. The taking of statements of persons kept in custody and interrogation of the accused who are minors may be conducted at places of investigation or their places of residence. Places of statement taking or interrogation should be arranged in a propel manner to reduce the minors' tension or fear.

2 In the course of investigation and prosecution, procedure-conducting bodies shall minimize the number of takings of statements of persons kept in custody or the number of interrogations of the accused w ho are minors.

Investigators and prosecutors, when taking the statements of persons kept in custody and interrogating the accused who are minors, shall adopt behaviors, perform acts and speak the language suitable to their age, sex, perception capacity and growth level.

The time of taking statements or interrogation should he suitable to the minors' age, psychological and health conditions as well as the perception capacity, growth and development levels and the investigation requirements. The taking of statements of persons kept in custody or interrogation of the accused must be ceased when the minors show signs of tiredness, which can affect their accurate and adequate statements.

3. When taking the statements of persons kept in custody or interrogating the accused w ho are minors, procedure-conducting bodies shall notify in advance their defense counsels and law full representatives of the time and place of statement taking or interrogation. When necessary or requested by minors, designated officers, legal aid or counseling officers as well as health officers shall participate in order to ease and relax the minors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If representatives of the families or persons kept in custody or the accused cannot show up. in order to ensure that the legal procedures are carried out in a timely manner according to regulations, the taking of statements of interrogation may still be conducted but the procedure conducting bodies shall invite officers of the Labor, War Invalids and Social Affairs agency, the Women's Union organization, the Youth Union organization or a lawyers' organization to participate in the taking of statements or interrogation.

The minors' family representatives, officers of the Labor. War Invalids and Social Affairs agency, representatives of the Women's Union. Youth Union or lawyers' organization can he arranged to sit by the minors in order to ease and relax them.

If it is necessary for the process of taking statements or interrogation, the Illinois' family representatives can he permitted to ask the minors-questions to encourage, persuade or educate them. They may not ask suggestive, orientation, affirmative or negative questions related to the cases. When realizing that the family representatives show signs of effecting mutual deposition or priming the latter about what to say, they must he asked to promptly slop the questioning and a minutes thereon must be made.

5. Representatives of the families of persons kept in custody or the accused w ho are minors may produce documents and objects to request or propose to change procedure conducting persons; lodge complaints about procedural acts of procedure-conducting persons, and read the case files upon conclusion of investigations.

Article 11. Trial of cases involving minor defendants

1 A trial panel to adjudicate cases involving minor defendants must he composed of a people's juror who is currently or used to he a teacher or a Youth Union cadre.

2. In addition to the cases specified in Article 18 of the Criminal Procedure Code. the court may deckle to hear behind-closed-doors cases involving juvenile offenders in order to facilitate the proves- of their re-integration into the community.

Mobile trial of cases involving minors may not be carried out, except for cases of necessity for law education and dissemination and crime prevention-

3. During trial, courts may arrange the seats of procedure conducting persons and procedure participants in the trial room with a view to reducing tension and fear for juvenile offenders

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. At court hearings to try minor defendants, representatives of their families must be present, except for cases where the family representatives are deliberately absent without plausible reasons, and so are the representatives of schools or organizations where they learn or work.

Representatives of the defendants' families, representatives of their schools or organizations attending court hearings may produce documents and objects, request and propose to change procedure-conducting persons; join in the argument process; and complain about procedural acts of persons competent to conduct procedures and court rulings.

In case of necessity or upon request of minors, courts may invite representatives of the Labor, War Invalids and Social Affairs agency. Women's Union. Youth Union or other aid officers lo participate in court hearings lo support them.

5. The questioning of minor defendants at court hearings must comply with the provisions of Article 209 of the Criminal Procedure Code and suit their age and growth level

The explanation of the rights and obligations, trial procedures us well as questions raised at court hearings should be simple and clear so that the minors and their family representatives can understand and correctly answer the questions.

The trial panels shall allow minors to express their ideas, viewpoints and aspirations and lake into account such ideas, viewpoints and aspirations before issuing judgments or rulings.

Chapter 3

CRIMINAL PROCEDURES FOR MINOR VICTIMS AND WITNESSES

Article 12. Identification of ages of minor victims

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 If a specific month of birth is identified but inn a specific day, the first day of that month will be taken as the birthday.

2. If a specific quarter of a year is identified hut not a specific day and a specific month in that quarter, the first day of the last month of that quarter will be taken as the birthday:

3 It the first or second hall of a year is identified but not a specific day and a specific month in the first or second half of that year. January 1 or July 1 of that year will be taken as the birthday;

4. If a specific year of birth is identified but not a specific day and a specific month. January 1 of that year will be taken as the birthday

5. If the year of birth of the minor victim cannot be identified, assessment must be carried out to identify his/her ape.

Article 13. Guardianship and assistance for minor victims

1. When determining that victims are minors, procedure-conducting bodies shall immediately notify their parents, sponsors of lawful representatives to meet the victims and exercise their rights and perform their obligations in the procedural process,

2. In addition to persons participating in the procedures in the capacity as guardians or lawful representatives procedure-conducting bodies may request representatives of the Labor, War Invalids and Social Affairs agency. Women's Union and Youth Union organization at the place where the procedures are carried out or other assistance officers to assist the minor victims, especially street children, children without support, trafficked, fraudulently exchanged or appropriated children. when they of their families request assistance in accommodation, counseling, medical and health care, legal and psychological aid in the procedural process or when necessary.

For child victims who have nobody to rely on, procedure-conducting bodies shall request the legal aid organization to provide legal aid to them. They may also request the legal aid organization to provide legal and to other minor victims.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The parents, sponsors, lawful represen­tatives and aid officers who have assumed the responsibility to assist minor victims may participate in all procedural stages of cases.

5. Procedure-conducting bodies and persons shall:

a/ Provide necessary information on the procedural process to minor victim as well as their parents, sponsors, lawful representatives and aid officers:

b/ Ensure the presence of their parents, sponsors, lawful representatives and aid officers so that they can assist and encourage the minor victims throughout the procedural process:

c/ Ensure that minor victims, particularly children, receive appropriate medical, health. legal and psychological assistance when the) so need

Article 14. Participation of defense counsels of the interests of minor victims

1. Procedure conducting bodies shall notify minor victims or their parents, sponsors or lawful representatives of their rights to ask for lawyers, people's advocates or other persons to defend the- interests of the minor victims.

If minor victims or their parents, sponsors or lawful I representatives cannot select defense counsels of the victims' interests, at their request or proposal, the investigating bodies, procuracies or courts shall request bar associations to assign lawyers offices to appoint lawyers or the agencies or organizations of which the victims are members to appoint people's advocates to defend their interests

2. The defense counsels of the interests of minor victims may participate in the procedures from the time of initiation of criminal cases; be present when the procedure-conducting bodies take the statements of persons the) defend, protest against parts of court judgments or rulings related to the rights and interests of the persons they defend: and propose change of procedure-conducting persons, assessors or interpreter as provided for by the Criminal Procedure Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 The taking of statements of minor victims or witnesses may be conducted at places of investigations or their places of residence The places of taking statements of minor victims of witnesses must be arranged in an appropriate manner to ease and relax them.

2. Investigators and prosecutors, when taking statements of minor victims and witnesses, shall show friendly and tender altitudes and use the language suitable to their age. sex, perception capacity and growth level

3 W hen taking statements of child victims or witnesses, procedure conducting bodies shall invite their parents, sponsors or defense counsels or other lawful representatives or teachers to participate.

At the request of minor victims or witnesses or their lawful representatives, procedure-conducting bodies may invite representatives of the Labor, War Invalids and Social Affairs agency, Women's Union. Youth Union or other aid officers lo participate in order to assist them.

4 Procedure-conducting bodies shall base themselves on the age. psychological and health conditions, the perception capacity and growth level of minor victims or witnesses and the investigation requirements to apply appropriate professional measures aiming lo minimize the number of statement takings and lo determine the length of time of each statement taking. The taking of statements of minor victims or witnesses must immediately cease when they show signs of tiredness, which can affect their accurate and full statements.

5. The collection of evidence and taking of Statements of minor victims, including examination of marks on their bodies, injury photographing, sound and video recording, must comply with the Criminal Procedure Code and not affect their psychology as well as the confidentiality of their personal information, honor and dignity

When taking the statements of minor victims or witnesses, procedure conducting bodies may audially and visually record the taking and record it in a minutes so that during court hearings the trial panel may use those audio and video tapes to support the evidence already collected in the course of investigation.

6. Procedure-conducting bodies shall limit to the utmost confrontations between minor victims, especially children, and the accused or defendants so as not to injure them psychologically and mentally, for eases of sexual abuse, torture, trafficking or appropriation of children, confrontations may be carried out only when it is necessary to clarity details of cases which cannot be settled without the confrontations.

Article 16. Trial of cases involving minor victims

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2 During trial, the court may re arrange objects and the seats of procedure-conducting persons and procedure participants in the trial room in order to reduce tension and fear of the minor victims and witnesses.

The explanation of the rights and obligations, the trial procedures as well as questions put at court hearings must be simple and clear so that the minor victims and witnesses as well as the representatives of their families understand them and give correct answers.

The court hearing chairmen may request their parents, sponsors or teachers to assist in questioning minor witnesses.

3. In order to protect the personal rights, honor and dignity of minor victims and reduce their fear, before the trial, the courts shall examine and take into account details related to the cases in order to decide whether to conduct the trials behind-closed-doors, especially for cases of sexual abuse or trafficking of children

4. For cases involving minor victims and witnesses, especially cases of sexual abuse or trafficking of children, the courts shall base on the documents and evidence include in case files in order to decide whether to conduct the trial when the minor victims or witnesses arc absent, restricting the postponement of court hearings.

5. When it is necessary to request minor victims or witnesses to present their statements at court hearings when conditions permit, the trial panel may permit them to stand behind a screen or shield so as not to directly see the accused or to directly witness m another room through a camera system.

In order to enable the minor victims and witnesses to understand more clearly about the court, at the request of their own or their lawful representatives, defense counsels or parents, the courts may allow them to arrive at the trial room before the opening of the court hearing to try the cases related to them.

Chapter 4

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular takes effect 45 days after it is published in Cong Bao. The provisions in guiding documents of the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs concerning arrested persons and procedure participants being minors (it any) which are- contrary to this Circular are all annulled.

Any problems arising in the course of implementation and matters in need of explanation and guidance shall be reported to the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Count the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs for timely explanation, guidance or supplementation.-

 

FOR THE CHAIRMAN OF THE SUPREME
PEOPLE'S PROCURACY
DEPUTY CHAIRMAN




Tran Cong Phan

FOR THE PRESIDENT OF THE SUPREME
PEONIES COURT
VICE PRESIDENT




Dang Quang Phuong

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
DEPUTY MINISTER




Pham Quy Ngo

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
DEPUTY MINISTER




Hoang The Lien

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Doan Mac Diep

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/07/2011 hướng dẫn quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


52.638

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.153.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!