TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-BỘ NỘI VỤ
*******
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 01 năm 1998
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Để áp dụng thống
nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã
được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ thống nhất hướng dẫn như
sau:
A. VỀ THỜI
HIỆU ÁP DỤNG
1. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 75 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì “Luật, Nghị
quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu
lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bố, trừ trường hợp băn bản đó quy định ngày
có hiệu lực”; cho nên, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật hình sự được
Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày
22-5-1997 (sau đây gọi là Luật sửa đổi, bổ sung…) có hiệu lực kể từ ngày
22-5-1997.
2. Khoản 1 điều
7 Bộ luật hình sự quy định: “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là
điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện”; do đó, các
quy định của Luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm
tội được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử
sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật
hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung… có
quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn, cụ thể là:
a- Về Điều
1 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng
các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 phần A Thông tư
này:
- Tội tham ô
tài sản xã hội chủ nghĩa (XHCN) (Điều 133);
- Tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (các khoản 2, 3, 4 Điều
134a);
- Tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản XHCN (các khoản 2, 3, 4 Điều
137a);
- Tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 156);
- Tội lập quỹ
trái phép (Điều 175);
- Tội lạm quyền
trong khi thi hành công vụ (Điều 221a);
- Tội giả mạo
trong công tác (Điều 224);
- Tội nhận hối
lộ (Điều 226);
- Tội đưa hối
lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227);
- Tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 228a).
b. Về Điều
2 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng
các quy định tại các điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i,
185k, 185m, 185n và khoản 3 điều 185o.
c. Về Điều
3 Luật sửa đổi, bổ sung…
Không áp dụng
các quy định tại các điều 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.
d- Về Điều
4 Luật sửa đổi bổ sung…
Không áp dụng
các quy định sau đây:
- Điểm c khoản
1 điều 39 về tình tiết tăng nặng “Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội”.
- Đoạn 2 khoản
3 Điều 100.
- Tội hiếp
dâm (Điều 112).
- Tội cưỡng
dâm (Điều 113).
- Hình phạt bổ
sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 118).
- Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134);
- Tội sử dụng
trái phép tài sản XHCN (các khoản 2, 3, Điều 137);
- Hình phạt bổ
sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 142);
- Tội che giấu
tội phạm, tội không tố giác tội phạm đối với các tội mới được bổ sung (Điều
246, Điều 247).
4. Khoản 3 điều
7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm hoặc quy định một
hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi
điều luật đó được ban hành”; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung…
không được nêu tại điểm 3 phần A thông tư này, thì được áp dụng đối với hành vi
phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 mà sau ngày đó mới bị truy tố, xét xử
sơ thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau
đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hình phạt vi phạm tội đã thực hiện trước
ngày 22-5-1997.
- Được áp dụng
khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1 điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung…)
để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng
(tham ô tài sản XHCN, lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản
XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân) nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá
trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng,
vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường
hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành
chính.
- Theo các
văn bản hướng dẫn trước đây của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu
quan, nếu người nào tham ô tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản của công dân mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm tấn gạo trở lên
thì bị coi là chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo khoản 2 điều 133 hoặc khoản 2 điều 156 bộ luậ thình sự. Nay theo quy định
tại khoản 1 điều 133, khoản 1 điều 156 bộ luật hình sự (Luật sửa đổi, bổ
sung…), nếu người nào tham ô tài sản XHCN lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản của công dân mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới
một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
2 của các điều luật tương ứng này, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
khoản 1 điều luật tương ứng; do đó, được áp dụng quy định này của Luật sửa đổi,
bổ sung…đối với các trường hợp tham ô tài sản XHCN, lạm dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 156 Bộ
luật hình sự, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị đến dưới một trăm triệu đồng.
- Được áp dụng
khoản 1 Điều 134a (Luật sửa đổi, bổ sung…) mà không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều
134 Bộ luật hình sự đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm
đoạt tài sản XHCN, nếu không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
các khoản 2, 3 và 4 Điều 134a. Nếu thuộc một trong các trường hợp này, thì phải
áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự.
- Được áp dụng
khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227 (Luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu
trách nhiệm hình sự người thực hiện các hành vi tương ứng (nhận hối lộ, đưa hối
lộ, môi giới hối lộ), nếu của hối lộ có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng và
không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã
bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị
với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
- Được áp dụng
khoản 1 Điều 137 (luật sửa đổi, bổ sung…) để không truy cứu trách nhiệm hình sự
người có hành vi sử dụng trái phép tài sản XHCN, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc chưa bị xử phạt hành chính.
- Theo quy định
tại khoản 2 Điều 100 Bộ luật hình sự (chưa sửa đổi), thì công dân Việt Nam phạm
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt
quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Nay Điều 185 (o) (Luật sửa đổi,
bổ sung…) không quy định hình phạt bổ sung quản chế hoặc cấm cư trú đối với người
phạm các tội này; do đó, được áp dụng quy định này để không phạt quản chế hoặc
cấm cư trú đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy được thực hiện trước ngày 22-5-1997.
5. Đối với
các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 22-5-1997 và được
xét xử theo đúng các quy định của Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung
theo Luật sửa đổi, bổ sung… và các hướng dẫn trước ngày ban hành Thông tư này,
thì không áp dụng các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung và các hướng dẫn của
Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
B. VIỆC ÁP
DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. VỀ ĐIỀU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung
hình phạt
a- Tình tiết
“vi phạm nhiều lần”, quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 1
Điều 156, khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a, được hiểu là
đã có từ hai lần vi phạm trở lên (hai lần tham ô tài sản XHCN trở lên…) mà mỗi
lần vi phạm tài sản bị hciếm đoạt có giá trị dưới mức khởi điểm mà điều luật
quy định (dưới năm trăm nghìn đồng theo khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a,
khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228a), đồng thời trong các lần vi phạm đó chưa
có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. (Theo thông tư
số 12-LL/TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động nay là Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, thì “thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng kể từ ngày
phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến ba tháng”).
Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá
trị tài sản của các lần vi phạm cộng lại.
b- Tình tiết
“đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều
134a, khoản 1 Điều 137a, khoản 1 Điều 156, khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 226,
khoản 1 Điều 227, khản 1 Điều 228a được hiểuy là trước đó đã có lần vi phạm, đã
bị xử lý một trog các hình thức kỷ luật, nay lại có hành vi vi phạm cùng loại
đó và bị phạt hiện. Trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về giá trị tài sản của lần vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật. (Cần lưu ý là
chỉ tính các trường hợp bị xử lý kỷ luật kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).
c- Tình tiết
“đã bị xử phạt hành chính mà còn vị phạm” quy định tại khoản 1 Điều 175 được hiểu
là trước đó đã có lần lập quỹ trái phép và đã bị xử phạt một trong các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
vi phạm hành chính, nay lại lập quỹ trái phép và bị phát hiện (Theo quy định tại
Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì “cá nhân, tổ chức bị xử phạt hoặc
từ ngày hết hiệu lực thi hành chính”). Trong trường hợp này người phạm tội chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lập quỹ trái phép mới bị phát hiện, nếu
giá trị của quỹ trái phép từ năm mươi triệu đồng trởlên. (Cần lưu ý là chỉ tính
các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày 22-5-1997 trở đi).
đ- Tình tiết
“có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình
tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều 133, 134a, 137a, 156,
175, 221, 221a, 224, 226, 227 và 228a được hiểu là phải có từ hai tình tiết quy
định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.
e- Khi áp dụng
các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại các điều luật tương ứng của Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung… cần chú ý là việc xác định “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu
quả rất nghiêm trọng” và “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” không phải căn cứ vào
giá trị tài sản bị chiếm đoạt (vì giá trị tài sản bị chiếm đoạt đã là tình tiết
định khung trong các điều luật tương ứng) mà căn cứ vào hậu quả do hành vi phạm
tội gây ra. Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tình mạng, sức khỏe, tài sản (thiệt
hại về tài sản là do hành vi phạm tội gây ra, ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt);
gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Trong trường
hợp chỉ gây thiệt hại về tài sản, thì “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất
nghiêm trọng” và “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được xác định như sau:
- Gây thiệt hại
về tài sản có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng là gây
hậu quả nghiêm trọng.
- Gây thiệt hại
về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng là gây hậu quả
rất nghiêm trọng;
- Gây thiệt hại
về tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thực tiễn điều
tra, truy tố xét xử cho thấy có nhiều trường hợp vừa gây thiệt hại về tài sản vừa
gây thiệt hại về các mặt khác; do đó, trong các trường hợp này phải xem xét và
đánh giá một cách toàn diện hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Mặc dù giá trị
tài sản thiệt hại có thể dưới các mức hướng dẫn tương ứng trên đây, nhưng vẫn
được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, hoặc gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu thiệt hại
không phải về tài sản, thì cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện hậu quả
do hành vi phạm tội trong vụ án cụ thể đó gây ra để xác định trường hợp nào là
“hậu quả nghiêm trọng”, trường hợp nào là “hậu quả rất nghiêm trọng” và trường
hợp nào là “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
* Ví dụ: Trường
hợp tham ô tài sản XHCN là thuốc chữa bệnh cho người trị giá sáu triệu đồng, vì
số thuốc đó đã bị chiếm đoạt nên không có để chữa một dịch bệnh và hậu quả gây
tổn hại về sức khoẻ hoặc tính mạng cho nhân dân. Để xác định “hậu quả nghiêm trọng”,
“hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” phải xem xét đến
số người bị tổn hại đến sức khoẻ, mức độ tổn hại, số người bị chết… Nếu hậu quả
chỉ gây chết người, thì gây chết một người là gây hậu quả nghiêm trọng, gây chết
hai người là gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây chết từ ba người trở lên là
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
g- Khoản 1 Điều
175 quy định: “người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá
trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà
còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Theo tinh thần của quy định
này, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lập quỹ trái phép, người nào
lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép, nếu:
- Quỹ trái phép
có giá trị dưới năm mươi triệu đồng (kể cả trong các trường hợp quy định tại
các khoản 2 và 3 Điều 175).
- Quỹ trái
phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, nhưng chưa sử dụng quỹ đó hoặc
đã sử dụng quỹ đó nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
- Quỹ trái
phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, nhưng chưa bị xử lý kỷ luật hoặc
chưa bị xử phạt hành chính.
Người nào tuy
không trực tiếp lập quỹ trái phép, nhưng sau đó được kế thừa chức vụ, quyền hạn
của người đã lập quỹ trái phép mà thừa nhận và đã sử dụng quỹ đó, gây hậu quả
nghiêm trọng, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lập quỹ trái phép.
2. Việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản
a- Đối với
tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133) và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134a).
Nếu chỉ căn cứ
vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại
Điều 38 Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm
39 Bộ luật hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội
với mức án tương xứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:
- Xử phạt tù
từ hai năm đến năm năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng
đến dưới sáu mươi triệu đồng (khoản 1 điều 133 hoặc khoản 1 điều 134a);
- Xử phạt tù
từ năm năm đến bảy năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu
đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 134a);
- Xử phạt tù
từ bảy năm đến mười một năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm
triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều
134a);
- Xử phạt tù
từ mười một năm đến mười lăm năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một
trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều
134a);
- Xử phạt tù
từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai
trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (khoản 3 điều 133 hoặc khoản 2 điều
134a);
- Xử phạt tù
từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn
trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3 điều 133 hoặc khoản 3 Điều
134a);
- Xử phạt tù
chung thân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới
một tỷ đồng (khoản 4 Điều 133 hoặc khoản 4 Điều 134a);
- Xử phạt tử
hình, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên (khoản 4 Điều
133 hoặc khoản 4 Điều 134a).
b- Đối với
tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản củ công dân (Điều 156)
Trong trường
hợp không có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luậ thình sự và
cũng không có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại điều 39 bộ luật hình sự,
thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương
xứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:
- Xử phạt tù
từ một năm đến bốn năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng
đến dưới sáu mươi triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ bốn năm đến sáu năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu
đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ sáu năm đến mười năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một trăm triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười năm đến mười ba năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm
triệu đồng đến dưới ba trăm trei65u đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười ba năm đến mười bảy năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba
trăm triệu đồng đến bốn trăm triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
từ bảy năm đến hai mươi năm, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm
triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
chung thân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới
một tỷ đồng (khoản 4);
- Xử phạt tử
hình, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên (khoản 4).
c. Đối với
tội lập quỹ trái phép (Điều 175)
Trong trường
hợp đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội lập quỹ trái phép và chỉ căn cứ vào giá
trị của quỹ trái phép mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật
hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình
sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án
tương xứng với giá trị của quỹ trái phép như sau:
- Xử phạt tù
từ một năm đến ba năm, nêu quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến
dưới một trăm hai mươi triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ ba năm đến năm năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ một trăm hai mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù từ
năm năm đến tám năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
bốn trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ tám năm đến mười năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến
dưới năm trăm triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười năm đến mười ba năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng
đến dưới tám trăm triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
từ mười ba năm đến mười lăm năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ tám trăm triệu
đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đồng đến
dưới một tỷ năm trăm triệu đồng (khoản 4);
- Xử phạt tù
từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ năm
trăm triệu đồng trở lên (khoản 4).
Trong trường
hợp quỹ trái phép có giá trị từ hai tỷ năm trăm triệu đồng trở lên, thì dù có
nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng phải xử phạt tù với mức án cao nhất của khung
hình phạt (khoản 4)
Trong trường
hợp quỹ trái phép có giá trị hai tỷ năm trăm triệu đồng trở lên, thì dù có nhiều
tình tiết giảm nhẹ cũng phải xử phạt tù với mức án cao nhất của khung hình phạt
(khoản 4).
d- Đối với
tội nhận hối lộ (Điều 226)
Nếu chỉ căn cứ
vào giá trị của hối lộ mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ
luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật
hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức
án tương xứng với giá trị của hối lộ như sau:
- Xử phạt tù
từ hai năm đến năm năm, nếu của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới
sáu triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ năm năm đến bảy năm, nếu của hối lộ có giá trị từ sáu triệu đồng đến dưới mười
triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ bảy năm đến mười một năm, nếu của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến
dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười một năm đến mười lăm năm, nếu của hối lộ có giá trị từ hai mươi triệu đồng
đến dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười lăm năm đến mười tám năm, nếu của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng
đến dưới bốn mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt từ
từ mười tám năm đến hai mươi năm, nếu của hối lộ có giá trị từ bốn mươi triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
chung thân, nếu của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm
triệu đồng (khoản 4).
- Xử phạt tử
hình, nếu của hối lộ có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên (khoản 4).
đ- Đối với
tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227)
Nếu chỉ căn cứ
vào giá trị của hối lộ mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38 Bộ
luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật
hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức
án tương xứng với giá trị của hối lộ như sau:
- Xử phạt tù
từ một năm đến ba năm, nếu của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới
năm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ ba năm đến sáu năm, nếu của hối lộ có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới mười
triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ sáu năm đến mười năm, nếu của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới
hai mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười năm đến mười ba năm, nếu của hối lộ có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến
dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười ba năm đến mười bảy năm, nếu của hối lộ có giá trị từ ba mươi triệu đồng
đến dưới bốn mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
từ mười bảy năm đến hai mươi năm, nếu của hối lộ có giá trị từ bốn mươi triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
chung thân, nếu của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm
năm mươi triệu đồng (khoản 4);
- Xử phạt tử
hình, nếu của hối lộ có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng trở lên (khoản
4).
e- Đối với
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây áp dụng với người khác để trục lợi
Nếu chỉ căn cứ
vào số tiền hoặc giá trị tài sản hay lợi ích vật chất khác mà người phạm tội trục
lợi được, không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự và
cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại điều 39 Bộ luật hình sự, thì cần
áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với
số tiềnhoặc giá trị tài sản hay lợi ích vật chất khác trục lợi được như sau:
- Xử phạt tù
từ một năm đến ba năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có
giá trị năm trăm nghìn đồng đến dưới năm triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ ba năm đến sáu năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có
giá trị từ năm triệu đồng đến dưới mười triệu đồng (khoản 1);
- Xử phạt tù
từ sáu năm đến mười năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác có
giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười năm đến mười ba năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất khác
có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới ba mươi triệu đồng (khoản 2);
- Xử phạt tù
từ mười ba năm đến mười bảy năm nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất
khác có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới bốn mươi triệu đồng (khoản 3);
- Xử phạt tù
từ haimươi năm, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất có giá trị từ năm
mươi triệu đồng trở lên (khoản 4);
- Xử phạt tù
chung thân, nếu số tiền hoặc tài sản hay lợi ích vật chất có giá trị từ một
trăm triệu đồng trở lên (khoản 4).
g-Thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình
tiết giảm nhẹ và cũng có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng;
do đó, việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản được hướng dẫn trên
đây khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được thực hiện như sau:
- Nếu xem
xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng,
thấy rằng không có căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc để
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo (có sự cân bằng giữa các tình tiết
giảm nhẹ và tình tết tăng nặng), thì phải quyết định đối với bị cáo mức án
tương xứng với giá trị tài sản được hướng dẫn trên đây.
- Nếu xem
xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng,
thấy rằng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có,
nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn, thì có thể quyết định đối với bị cáomức
án thấp trong khung hình phạt, mặc dù giá trị tài sản theo quy định trong khung
hình phạt có mức cao. Chỉ áp dụng khoản 3 Điều 38 bộluật hình sự để quyết định
đối với bị cáo một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự và giá trị tài sản
theo quy định trong khung hình phạt có mức thấp.
- Nếu xem
xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng,
thấy rằng có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có,
nhưng có nhiều tình tiết tăng nặng hơn, thì cần phải quyết định đối với bị cáo
mức án cao trong khung hình phạt, mặc dù giá trị tài sản theo quy định trong
khung hình phạt có mức thấp. Nếu giá trị tài sản theo quy định trong khung hình
phạt có mức cao, thì cần phải quyết định đối với bị cáo mức án cao nhất trong
khung hình phạt.
II. VỀ ĐIỀU 2 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về các chất ma túy, tiền chất, phương tiện dụng cụ
dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
a- Chất ma
túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Trong Điều
2 Luật sửa đổi, bổ sung… đã quy định một số chất ma túy cụ thể thường gặpnhư:
Hêrôin, Côcain, nhựa thuốc phiện, nhựa cần sai, cao côca… Ngoài ra, trong điều
luật còn quy định các chất ma túy khác ở thể rắn hoặc ở thể lỏng mà không liệt
kê cụ thể đó là các chất gì. Vì vậy, cần hiểu các chất ma túy khác là các chất
ma túy được quy định cụ thể trong các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy mà
Việt Nam đã tham gia ngoài các chất ma túy đã được quy định cụ thể trong Điều 2
Luật sửa đổi, bổ sung…) (Kèm theo Thông tư này có Danh mục các chất ma túy theo
quy định trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia). Trong trường hợp
cần xác định có phải là chất ma túy hay không hoặc ma túy gì, thì phải trưng cầu
giám định. Nếu chất được giám định tuy không phải là chất ma túy, nhưng người
thực hiện hành vi tưởng rằng chất đó là chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ
thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại Điều luật
tương ứng về tội phạm ma túy.
Cần lưu ý rằng nhựa thuốc phiện bao gồm: nhựa thuốc phiện lấy từ
cây thuốc phiện, nhựa thuốc phiện đã được cô đặc thành dạng keo, dạng bi… Đối với
dung dịch thuốc phiện để tiêm chích, thì không coi là chất ma túy ở thể lỏng mà
cần xác định nồng độ thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc
phiện.
b- Tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất mà túy bao gồm các tiền chất ma túy được
quy định cụ thể trong các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túymà Việt Nam đã
tham gia (Kèm theo Thông tư này có Danh mục các tiền chất ma túy theo quy định
trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia). Trong trường hợp cần xác định
có phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hay không thì
phải trưng cầu giám định.
e- Phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là các phương
tiện dụng cụ được sản xuất ra với chức năng chủ yếu dùng vào việc sản xuất hoặc
sử dụng trái phép chất ma túy hay tuy được sản xuất ra với mục đích thông dụng
trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất mà túy.
2. Các hành vi phạm tội cụ thể
a- Hành vi sản
xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185b là hành vi bào chế chất ma
túy từ quả của cây thuốc phiện, lá, hoa, quả của cây Cần sa, lá của cây Côca
cũng như việc chế biến từ tiền chất ma túy thành chất ma túy hoặc từ chất ma
túy này thành chất ma túykhác trái với quy định của Nhà nước.
Không coi là
sản xuất trái phép chất ma túy các hành vi giản đơn thông dụng nhằm tạo thuận lợi
cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn, như: chế biến thuốc phiện thành dung dịch
thuốc phiện để tiêm chích, chế biến hêrôin từ dụng bánh thành dạng bột để hít…
b- Hành vi
tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185c là hành vi cất giữ bất hợp
pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất
trái phép chất ma túy khác. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối
với việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người cất giữ
bất hợp pháp chất ma túy hộ cho người khác mà biết mục đích mua bán trái phép
chất ma túy này của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua
bán trái phép chất ma túy” với vai trò của người đồng phạm (người giúp sức).
c- Hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185d là hành vi chuyển dịch bất
hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác được thực hiện dưới bất kỳ hình thức
nào mà không nhằm mục đích mua bán.
Người vận
chuyển trái phép chất ma túy này của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò của người đồng phạm (người
giúp sức).
d- Hành vi mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185d
là hành vi bán hay mua, tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy
khác để bán lại trái phép, cũng được coi là hành vi mua bán trái phép chất ma
túy hành vi dùng chất mà tuý để trao đổi, thanh toán… bất hợp pháp.
đ- Hành vi
chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 185e được thể hiện một trong các hành vi:
cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo,
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt…
e- Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều
185i là hành vi chuẩn bị địa điểm (như: thuê địa điểm, mượn địa điểm…) cho việc
sử dụng trái phép chất ma túy; hành vi chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cho việc
sử dụng trái phép chất ma túy, hành vi đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với
mục đích vụ lợi…
Người nào
ngoài việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, còn có hành vi tàng trữ trái
phép, mua bán trái phép… chất ma túy, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo Điều 185i, còn bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép, tội mua bán trái phép…
theo các điều luật tương ứng.
3. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung
hình phạt
a- Chỉ truy cứu
trách nhiệm hình sự người nào trồng cây thuốc phiện, cây Côca, cây Cần sa hoặc
các loại cây khác có chất ma túy (Điều 185a) khi và chỉ khi họ đã được áp dụng
đầy đủ cả ba biện pháp mà còn vi phạm: đã được giáo dục nhiều lần; đã được tạo
điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính.
- Đã được
giáo dục nhiều lần được hiểu là đã được cơ quan nhà nước tổ chức cũng như những
người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục nhắc
nhở về việc không được trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma túy hoặc phổ biến đường lối chính sách cũng như các quy định của pháp luật về
việc cấm trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
- Đã được tạo
điều kiện để ổn định cuộc sống được hiểu là đã được hỗ trợ về vốn để sản xuất,
giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng
trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực thay thế cây thuốc phiện hoặc
các loại cây khác có chứa chất ma túy…
- Đã bị xử phạt
hành chính mà còn vi phạm được hiểu là trước đó đã có lần trồng cây thuốc piện
hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt một trong các hình
thức xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử
phạt vi phạm hành chính, nay lại trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác
có chứa chất ma túy và bị phát hiện.
b- Tình tiết
“phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2
điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều
185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã
có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy
trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội
có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời
trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng
số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng
chất ma túy được định khung hình phạt.
Người nào tổ
chức, cưỡng bức, lôi kéo ngườikhác sử dụng chất ma túy từ hai lần trởlên dù chỉ
đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần.
c- Tình tiết
“phạm tội đối với nhiều người” quy định tại khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều
185k, khoản 2 Điều 185m được hiểu là trong một lần phạm tội cụ thể đó, thì người
phạm tội đã phạm tội đối với hai người trở lên.
d- Tình tiết
“có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình
tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại các điều từ Điều 185b đến Điều
185g, Điều 185i, Điều 185m và Điều 185n được hiểu là phải có từ hai tình tiết
quy định tại khoản 3) của điều luật tương ứng trở lên.
e- Tình tiết
“có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với
số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại khoản 2,
khoản 3 và khoản 4 của điều 185b và các điều luật tương ứng được xác định như
sau:
* Trường hợp
thứ nhất:
Nếu các chất
ma túy đó được quy định trong cùng một điểm thì cộng trọng lượng các chất ma
túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật
tương ứng để truycứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản nào của điều
luật đó.
Ví dụ: Một
người sản xuất ba trăm gam nhựa thuốc phiện và ba trăm gam nhựa cần sa. Do nhựa
thuốc phiện và nhựa cần sa được quy định trong cùng điểm đ khoản 2, điểm b khoản
3, điểm a khoản 4 Điều 185b, cho nên chỉ cần cộng trọng lượng nhựa thuốc phiện
và nhựa cần sa bằng sáu trăm gam (300g + 300g = 600g). Đối chiếu với quy định về
trọng lượng trong Điều 185b, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo điểm d khoản 2 Điều 185b.
* Trường
hợp thứ hai
- Nếu các chất
ma túy đó được quy định trong các điểm khác nhau của cùng một khoản 2 (hoặc cùng
một khoản 3) của Điều 185b và các điều luật tương ứng, thì không cần xác định tổng
số lượng của các chất ma túy để áp dụng tình tiết: “có từ hai chất ma túy trở
lên mà tổng số lượng…” mà áp dụng tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại
khoản 2 Điều này” hoặc “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định
tại khoản 3 hoặc khoản 4 điều luật tương ứng.
* Trường hợp
thứ ba
Nếu các chất
ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại khoản 2 (tức là
thuộc khoản 1) của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các
chất ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ
lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu quy định
tại khoản 2 của điều luật tương ứng đối với chất ma túy đó tại các điểm tương ứng.
- Cộng các tỷ
lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các
tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là dưới 100%, thì người phạm
tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng. Nếu
từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình
tiết định khung: “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất
đó tương đương vớislu chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định
tại khoản 2 của Điều luật tương ứng.
Ví dụ thứ
nhất:
Một người sản
xuất hai trăm gam nhựa thuốc phiện và hai gam Hêrôin. Trong trường hợp này tổng
số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản
2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 40% (hai trăm gam so với năm trăm gam).
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều
185b đối với Hêrôin là 40% (hai gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ
phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 80%(40% +
40%).
Trong trường
hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho
nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 185b.
Ví dụ thứ
hai:
Một người sản
xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gam Hêrôin. Theo cách xác định như ví
dụ thứ nhất ta có:
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại
khoản 2 Điều 185b đối với nhựa thuốc phiện là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm
gam).
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều
158b đối với Hêrôin là 60% (ba gam so với năm gam).
+ Tổng tỷ lệ
phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 140%(80%
+ 60%).
Trong trường
hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là trên 100%,
cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm i khoản 2 Điều
185b.
* Trường hợp
thứ tư:
Nếu trong các
chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma
túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3) hoặc có chất ma túy có
trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại
khoản 3 của điều luật tương ứng, thì cách xác định tổng số lượng của các chất
ma túy đó như sau:
- Xác định tỷ
lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức
độ tối thiểu quy định đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều
luật tương ứng (nếu chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so
với mức tối thiểu của chất ma túy đó quy định tại khoản 3 và nếu thuộc khoản 3
thì so với mức độ tối thiểu quy định tại khoản 4).
- Xác định tỷ
lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy khác so với mức tối thiểu quy định
đối với chất ma túy đó tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật tương ứng quy định
mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất;
- Cộng các tỷ
lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Nếu tổng các
tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người
phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” của khoản 3 hoặc khoản 4 của
điều luật tương ứng có quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng
nhiều nhất.
Ví dụ thứ
nhất: Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và hai mươi bốn gam
Hêrôin. Trong trường hợp này Hêrôin có trong lượng thuộc khoản 2 Điều 185b, còn
nhựa thuốc phiệm có trọng lượng thuốc khoản 1 Điều 185b; do đó, Hêrôin có trọng
lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều
185b là 80% (hai mươi bốn gam so với ba mươi gam).
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản
3 điều 185b là 40% (bốm trăm gam so với một kilôgam).
+ Tổng tỷ lệ
phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 120% (80% +
40%).
Trong trường
hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy trên 100%, cho
nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 3 điều
185b.
Ví dụ thứ
hai: Một người sản xuất bốn phẩy năm kilôgam nhựa thuốc phiện và bốn gam
Hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộc khoản 3 Điều
185b, còn Hêrôin có trọng lượng thuộc khoản 1 Điều 185b: do đó, nhựa thuốc phiện
có trọng lượng nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như
sau:
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu quy định tại khoản
4 Điều 185b là 90% (bốn phẩy năm kilôgam so với năm kilôgam);
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều
185b là 4% (bốm gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ
phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 94% (90% +
4%).
Trong trường
hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, cho
nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 185b.
Ví dụ thứ
ba: Một người sản xuất bốn kilôgam nhựa thuốc phiện và hai mươi gam Hêrôin.
Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có số lượng thuộc điểm b khoản 3, còn
hêrôin thuộc điểm e khoản 2 Điều 185b; do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng
nhiều nhất. Tổng số lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức độ tối thiểu quy định tại
khoản 4 Điều 185b là 80% (bốn kilôgam so với năm kilôgam).
+ Tỷ lệ phần
trăm về trọng lượng của Hêrôin so với mức tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều
185b là 20% (hai mươi gam so với một trăm gam).
+ Tổng tỷ lệ
phần trăm về trọng lượng của hai chất nhựa thuốc phiện và Hêrôin là 100% (80% +
20%).
Trong trường
hợp này tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là 100%, cho
nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 4 Điều
185b.
4. Việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất
ma túy
a- Đối
với tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185b) tội mua bán trái phép chất
ma túy (Điều 185d), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e)
Nếu chỉ căn cứ
vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38
Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật
hình sự, thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án
tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt
tù từ ba năm đến 10 năm (khoản 1 Điều 185b, khoản 1 điều 185đ,
khoản 1 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới ba trăm gam;
+ Hêrôin hoặc
Côcain có trọng lượng dưới ba gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới ba mươi kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng dưới sáu kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới mười hai gam:
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng dưới sáu mươi mililít.
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 60% (theo cách tính
được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù từ mười năm đến mười ba năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185đ,
khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám
trăm gam;
+ Hêrôin hoặc
Côcain có trọng lượng năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến
dưới hai mươi kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm
kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trởlên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính
được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù từ mười ba năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều
185đ, khoản 2 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một
kilôgam;
+ Hêrôin hoặc
Côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây Côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mươi kilôgam
đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới
hai trăm kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi
kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên theo cách
tính được hướng dẫn tại điểm emục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù từ mười lăm năm đến mười tám năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3 Điều
185d, khoản 3 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến ba phẩu
năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ hai mưới lăm
kilôgam đến dưới sáu mươi kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới bốn trăm
năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm
mười kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới hai trăm hai mươi
gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thểlỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới năm trăm năm mươi
mililít.
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính
được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù từ mười tám năm đến hai mươi năm (khoản 3 Điều 185b, khoản 3
Điều 185đ, khoản 3 Điều 185e) nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ ba phẩy năm kilôgam đến dưới
năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây cô ca (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ sáu mươi kilôgam
đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ bốn trăm năm mươikilôgam đến dưới
sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng từ một trăm mười kilôgam đến dưới một
trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai trăm hai mươi gam đến dưới ba trăm
gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng từ năm trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi
mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách
tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù chung thân (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e)
nếu
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng năm kilôgam:
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ Điều 185b) có trọng lượng bảy mươi lăm
kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng sáu trăm kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi (trừ Điều 185b) có trọng lượng một trăm năm mươi kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng ba trăm gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo cách tính
được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tử hình (khoản 4 Điều 185b, khoản 4 Điều 185đ, khoản 4 Điều 185e), nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng trên năm kilôgam;
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng trên một trăm gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca (trừ điều 185b) có trọng lượng trên bảy mươi
kilôgam.
+ Quả thuốc
phiện khô (trừ điều 185b) có trọng lượng trên sáu trăm kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ trên ba trăm gam;
+ Các chất ma
túykhác ở thể lỏng trên bảy trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách
tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
b. Đối
với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c) tội vận chuyển trái phép chất
ma túy (Điều 185d)
* Người nào
tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy với số lượng
sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy, thì
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam:
+ Hêrôin hoặc
Côcain có trọng lượng dưới không phẩu một gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô có trọng lượng dưới kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng dưới năm mililít.
* Tuy nhiên cần
lưu ý các trường hợp sau đây:
+ Người nào
tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng
được hướng dẫn trên đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất
ma túy, mà đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp
đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
Điều 185l về tội “sử dụng trái phép ma túy”.
+ Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
hoặc về tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà chưa được xóa án nay lại tàng
trữ trái phép hoặc vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có trọng lượng
được hướng dẫn trên đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1
Điều 185c hoặc khoản 1 điều 185d tương ứng người nào tàng trữ trái phép hoặc vận
chuyển trái phép từ hai chất ma túy trở lên mà mỗi chất ma túy có trọng lượng
được hướng dẫn trên đây.
Nếu chỉ căn cứ
vào trọng lượng chất ma túy mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 38
Bộ luật hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật
hình sự thì cần áp dụng các khoản tương ứng và xử phạt người phạm tội mức án
tương xứng với trọng lượng chất ma túy như sau:
- Xử phạt
tù từ hai năm đến năm năm (khoản 1 Điều 185c, khoản 1 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một gam đến dưới ba trăm
gam.
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ ba gam đến dưới năm gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ sáu kilôgam đến dưới mười
kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ sáu kilôgam đến dưới mười kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ mười hai gam đến dưới hai mươi gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng từ sáu mươi mililít đến dưới một trăm mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 60% đến dưới 100% (theo
cách tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù từ bảy đến mười một năm (khoản 2 Điều 185c, khoản 2 Điều 185d), nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới tám
trăm gam;
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới hai mươi gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi
kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi
kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới ba mươi lăm kilôgam;
+ Các chất ma
túy khác ỏ thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới bảy mươi gam;
+ Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm mililít.
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó dưới 200% (theo các tính
được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
- Xử phạt
tù từ một năm đến mười lăm năm (khoản 2 Điều 185c, khoản 2 Điều 185d),
nếu:
+ Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ tám trăm gam đến dưới một
kilôgam;
+ Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới ba mươi gam;
+ Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi kilôgam đến dưới hai
mươi lăm kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện khô có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm
kilôgam;
+ Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ ba mươi kilôgam đến dưới năm mươikilôgam;
+ Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ bảy mươi gam đến dưới một trăm gam;
+ Các chất ma
túy khác ở thể lỏng từ hai trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
+ Có từ hai
chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó từ 200% trở lên (theo cách
tính được hướng dẫn tại điểm e mục 3 trên đây).
* Khi áp dụng
các khoản 3.4 Điều 185c và các khoản 3, 4 Điều 185d, cần xử phạt tù mức án
tương xứng với trọng lượng các chất ma túy tương tự như việc áp dụng các khoản
3, 4 Điều 185b, các khoản 3, 4 Điều 185d và các khoản 3, 4 Điều 185e được hướng
dẫn tại điểm a mục 4 này.
c- Thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều
tình tiết giảm nhẹ và cũng có nhiều trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tăng
nặng: do đó, việc áp dụng tình tiết định khung về trọng lượng chất ma túy được
hướng dẫn trên đây khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng như sau:
- Nếu xem xét
đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng
mà thấy rằng không có căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc để
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo (có sự đối xứng giữa các tình tiết
giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng), thì phải xử phạt bị cáo mức án tương xứng
với trọng lượng chất ma túy được hướng dẫn trên đây:
- Nếu xem xét
đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăn gnặng
mà thấy rằng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có
nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn, thì có thể xử phạt bị cáo mức án thấp
trong khung hình phạt, mặc dù trọng lượng chất ma túy theo quy định trong khung
hình phạt có mức cao. Chỉ áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự để xử phạt bị
cáo một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định khi có nhiều tình
tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật hình sự, không có
tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự và trong lượng chất ma
túy theo quy định trong khung hình phạt ở mức thấp.
- Nếu xem xét
đánh giá một cách toàn diện các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng
mà thấy rằng có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có,
nhưng có nhiều tình tiết tăng nặng hơn, thì cần phải xử phạt bị cáo mức án cao
trong khung hình phạt có mức thấp. Nếu trọng lượng chất ma túy theo quy định
trong khung hình phạt có mức cao, đã phải xử phạt bị cáo mức án cao nhất trong
khung hình phạt.
5. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có
nhiều hành vi phạm tội
a- Người nào
thực hiện nhiều hành vi phạm tội tại các điều từ Điếu 185a đến 185e mà các hành
vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thức
hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội danh nặng hơn.
Tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình phạt cao nhất cao hơn. Trong trường hợp
mức hình phạt cao nhất bằng nhau, thì tội danh nặng hơn là tội danh có mức hình
phạt khởi điểm cao hơn.
Ví dụ:
Một người sản xuất trái phép Hêrôin sau đó vận chuyển trái phép đến một địa điểm
mới và tàng trữ trái phép số Hêrôin đó. Trong trường hợp này người phạm tội bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều
185b.
Trong trường
hợp các hành vi phạm tội trên đây theo các điều luật có quy định tại các tội
danh khác nhau, nhưng đều có mức hình phạt coa nhất bằng nhau và mức hình phạt
khởi điểm bằng nhau, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi
phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Ví dụ:
Một người chiếm đoạt ma túy ở thể lỏng và đem bán số ma túy đó. Trong trường hợp
này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma
tuý theo Điều 185e.
b- Người nào
thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 185a đến Điều
158e mà các hành vi do độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
những tội độc lập theo Điều luật tương ứng.
Ví dụ:
Một người mua bán trái phép Hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn
sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội “mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 185d và tội “sản xuất
trái phép chất ma túy” theo Điều 185b.
c- Điều 185g
quy định bốn hành vi phạm tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt tiềnc
hất dùng vào các việc sản xuất trái phép chất ma túy và Điều 185h cũng quy định
bốn hành vi phạm tội: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Trong trường
hợp người phạm tội thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội thì tùy trường hợp
cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người nào
thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo
quy định tại Điều 185h) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về
hành vi vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng.
Ví dụ:
Một người chỉ mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy,
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185g.
- Người nào
thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định
tại Điều 185h) mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội
này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia),
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với các hành vi đã
thực hiện theo Điều luật tương ứng và chỉ phải chịu mọi hình phạt.
Ví dụ:
Một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái pháp chất ma túy rồi vận
chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với tên tội danh là: “mua bán, vận chuyển, tàng trữ tiếp chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo Điều 185g và chỉ phải chịu một hình
phạt.
- Người nào
thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 185g (hoặc theo quy định
tại Điều 185h) mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về những tội độc lập mà người ấy đã thực hiện. Khi xét xử Tòa án sẽ áp
dụng Điều 41 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung.
Ví dụ:
Một người mua bán một loại tiền chất chung vào việc sản xuất trái phép chất ma
t1uy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất
khác. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
“mua bán tiềnc hất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” và tội “tàng
trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” đều theo Điều 185g
(tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng khung hình phạt tương ứng đối
với từng tội).
III. VỀ ĐIỀU 3 VÀ ĐIỀU 4 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG…
1. Về một
số hành vi phạm tội cụ thể
a- Hành vi cưỡng
dâm người chưa thành niên quy định tại Điều 113a là hành vi của người phạm tội
đã dùng mọi th3u đaọn khiến người chưa thành niên lệ thuộc vào mình hoặc người
chưa thành niên đang ở trong tình trạng quẩn bách phải miễn cưỡng giao cấu.
b- Hành vi
giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 114 là hành vi giao cấu của người phạm tội
với trẻ em có sự thỏa thuận: đồng ý của trẻ em và việc giao cấu đó không phải
vì bất kỳ mục đích có tính chất vật chất nào.
c- Hành vi
mua dâm người chưa thành niên quy định tại Điều 202a là hành vi của người phạm
tội dùng vật chất mua chuộc người chưa thành niên để người chưa thành niên đồng
ý cho giao cấu.
d- Hành vi
dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như
sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải
có hành vi như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc
của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em.
2. Về một
số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
a- Tình tiết
“có tính chất loạn luân” quy định tại khoản 2 Điều 112a, khoản 2 Điều 113a, khoản
2 Điều 114, k hoản 2 Điều 112, khoản 2 Điều 113 được hiểu là người phạm tội đã
hiếp dâm, cưỡng dân, giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chĩ
em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
b- Tình tiết
“nhiều người hiếp một người” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 2 Điều 112
và tình tiết “nhiều người cưỡng dâm một người” quy định tại khoản 3 Điều 113a,
khoản 2 Điều 115 được hiểu là có từ hai người trở lên hiếp một người hay cưỡng
dâm một người cũng được coi là “nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng
dâm một người”, nếu có từ hai người trở lên cùng bàn bạc với nhau là tá6t cả sẽ
thay nhau hiếp một người hay cưỡng dâm một người, nhưng quá trình thực hiện tội
phạm thì chỉ mới có một hoặc một số người đã thực hiện hành vi hiếp dâm hay cưỡng
dâm.
Không coi là
“nhiều người hiếp một người” hay “nhiều người cưỡng dâm một người”, nếu có từ
hai người trở lên cấu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho một người trong số họ
hiếp dâm một người hay cưỡng dâm một người và khi thực hiện tội phạm, cũng chỉ
có một người hiếp dâm hay cưỡng dâm mà thôi.
c- Tình tiết
“phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2
Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần
phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi
lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng,
đồng thời trong các lần phạm tội đó chưac ó lần nào bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Cũng được coi
là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dẫm giao cấu… từ hai lần trở
lên đối với một người.
d- Tình tiết
“có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” và tình tiết “có nhiều tình
tiết quy định tại khoản 3 Điều này” quy định tại một số điều luật tương ứng của
Điều 3 và Điều 41 Luật sửa đổi, bổ sung… được hiểu là phải có từ hai tình tiết
quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật tương ứng trở lên.
đ- Được coi
là tình tiết “tài sản có giá trị lớn” quy định tại khoản 2 Điều 134 nếu tài sản
có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới hai trăm năm mươi triệu đồng.
e- Được coi
là tình tiết “tài sản có giá trị rất lớn” quy định tại khoản 3 Điều 134, nếu
tài sản có giá trị từ hai trăm năm mươi triệu đồng đến dưới bốn trăm năm mươi
triệu đồng.
g- Được coi
là tình tiết “tài sản có giá trị đặc biệt lớn”, quy định tại khoản 4 Điều 134,
nếu tài sản có giá trị từ bốn trăm năm mươi triệu đồng trở lên.
3. Việc
áp dụng khoản 4 Điều 112a.
Khi áp dụng
khoản 4 Điều 112a thì cần xử phạt người phạm tội mức án càng nghiêm khắc nếu độ
tuổi của người bị hại càng nhỏ; cụ thể là:
a- Xử phạt tù
hai mươi năm, nếu người bị hại là trẻ em từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười ba tuổi.
b- Xử phạt tù
chung thân hoặc tử hình, nếu người bị hại là trẻ em chưa đủ sáu tuổi;
c- Trong trường
hợp có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự hoặc có
tình tiết định khung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 112a (Luật sửa đổi, bổ
sung…), thì mặc dù người bị hại là trẻ em từ đủ sáu tuổi trở lên, cũng phải xử
phạt tù chung thân hoặc tử hình.
C. VỀ ĐƯỜNG
LỐI XỬ LÝ
1. Kể từ ngày
22-5-1997 trở đi người nào thực hiện một trong trong các hành vi phạm tội được
quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung… thì phải xử phạt nghiêm khắc theo đúng
quy định của Luật này.
2. Nếu trước
ngày 22-5-1997 người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định
trong Luật sửa đổi, bổ sung… theo hướng nặng hơn, thì tuy phải áp dụng các quy
định cũ của Bộ luật hình sự để xử phạt họ, nhưng có tham khảo các quy định mới
của Luật sửa đổi, bổ sung… để quyết định hình phạt cho thỏa đáng.
3. Trong trường
hợp một người bị khởi tố, truy tố, xét xử về một tội nào đó với nhiều hành vi
phạm tội (ví dụ: nhiều hành vi mua bán trái phép chất ma túy), trong đó có hành
vi thực hiện trước ngày 22-5-1997, có hành vi thực hiện từ ngày 22-50-1997 trở
đi, thì áp dụng điều luật đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung…
để xét xử (theo ví dụ trên thì phải áp dụng Điều 185đ), nhưng khi quyết định
hình phạt cần cân nhắc số lượng và tính chất của các hành vi được thực hiện trước
cũng như của các hành vi được thực hiện từ ngày 22-5-1997 trở đi để quyết định
một mức hình phạt cho thỏa đáng đối với tất cả các hành vi đó.
D. HIỆU LỰC
THI HÀNH
Thông tư này
có hiệu lực kể từ ngày 17-1-1998 và thay thế Thông tư liên tịch ngành số
09/TTLN ngày 10-10-1996 và các văn bản khác có liên quan của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc điều tra, tuy tố và
xét xử các tội phạm về ma túy và các tội phạm khác được sửa đổi, bổ sung trong
Luật sửa đổi, bổ sung…
Trong quá
trình thực hiện Thông tư này, nếu thấy có vướng mắc, các cơ quan điều tra, truy
tố, xét xử báo cáo ngay cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Nội vụ để có hướng dẫn kịp thời./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Lê Thế Tiệm
|
KT.
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Phạm Sĩ Chiến
|
CHÁNH
ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Trịnh Hồng Dương
|