BỘ CÔNG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 71/2012/TT-BCA
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 11 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ CÔNG AN NHÂN
DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP
HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng
9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 80/2011/NĐ-CP
ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa
nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định
về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân
trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành
xong án phạt tù,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phân công trách nhiệm và quan
hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tiếp
nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt
tù trở về cộng đồng (gọi chung là công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người
chấp hành xong án phạt tù).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa
phương; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác tái hòa
nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ quy định của Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy
định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong
án phạt tù, quy định tại Thông tư ngày và các quy định khác có liên quan.
2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, các quy định của pháp luật và của lực lượng Công an nhân dân.
3. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, kịp thời có hiệu quả
giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trong công tác tiếp nhận,
quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
1. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ
tư pháp (Tổng cục VIII) là cơ quan thường trực của Bộ Công an trong việc thực
hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16
tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Nghị định số 80/2011/NĐ-CP) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Tham mưu với Bộ Công an phối hợp với các bộ,
ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy định cụ thể về nội
dung, biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án
phạt tù.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các trại giam, trại tạm giam,
nhà tạm giữ thực hiện các điều kiện bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho phạm
nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; phối hợp với các cơ quan chức năng ban hành
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về nội dung, chương
trình, giáo dục và hoạt động tư vấn cho phạm nhân trong các trại giam, trại tạm
giam, nhà tạm giữ.
c) Kiểm tra, hướng dẫn và tổng hợp kết quả thực hiện
các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
d) Dự trù kinh phí thường xuyên bảo đảm cho công
tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, báo cáo Bộ
đưa vào dự toán ngân hàng hằng năm.
2. Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự
xã hội (Tổng cục VII) có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục VIII, Cục Xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28) hướng dẫn Công an các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) chỉ đạo lực lượng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện những nội dung, biện
pháp cụ thể trong công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp
hành xong án phạt tù cho đến khi họ được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ
luật tố tụng hình sự.
b) Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội Công an các địa phương thực hiện công tác tiếp
nhận người chấp hành xong án phạt tù; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa
phương về việc phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; hướng dẫn làm các thủ tục đăng ký cư
trú, cấp Giấy chứng minh nhân dân và hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý khác
thuộc thẩm quyền đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
3. Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc (V28) có trách nhiệm:
a) Tham mưu với lãnh đạo Bộ đưa nội dung thực hiện
các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt
tù vào kế hoạch, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
và công tác Dân vận của lực lượng Công an nhân dân.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng
dẫn, chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ
chức xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia giáo dục,
giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tại cộng đồng.
Điều 5. Công tác xây dựng, nhân
rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối
với người chấp hành xong án phạt tù
1. Tổng cục VIII có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và
ngoài lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền,
giáo dục về công tác tái hòa nhập cộng đồng; huy động các cơ quan, đoàn thể, tổ
chức xã hội, cá nhân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong
án phạt tù; xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử, tạo môi trường xã hội lành mạnh
để họ sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp Công an các địa phương tổng hợp những mô hình, cá nhân điển
hình tiên tiến trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; kịp thời thông báo kết quả,
kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác
quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
c) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm xây dựng, tuyên
truyền, nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình; đề xuất khen thưởng những tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù.
2. Tổng cục VII có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Công an cấp tỉnh chỉ đạo lực lượng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện công tác quản lý, giáo
dục người chấp hành xong án phạt tù; xây dựng các mô hình, điển hình trong công
tác giữ gìn an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở; phát hiện các mô hình, điển hình
tiên tiến trong việc giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng và nêu gương hòa nhập cộng đồng tiêu biểu để tuyên truyền, nhân rộng.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội Công an các cấp thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng, nắm
chắc tình hình người chấp hành xong án phạt tù trên từng địa bàn dân cư; vận động
nhân dân tham gia giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa bàn
cơ sở.
3. Cục V28 có trách nhiệm:
Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương
xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; mô hình, điển hình tiên tiến trong
công tác vận động toàn dân tham gia tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ những người chấp
hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 6. Trao đổi thông tin có
liên quan đến công tác bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành
xong án phạt tù
1. Tổng cục VIII có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ
Công an; Cơ quan thi hành án hình sự, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh thực
hiện việc thông báo kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung (nếu có) và
các thông tin cần thiết có liên quan theo quy định tại Điều 40 Luật
Thi hành án hình sự để có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập
cộng đồng.
b) Gửi danh sách phạm nhân đã được Tổ thẩm định
liên ngành Hội đồng tư vấn đặc xá nhất trí đề nghị đặc xá cho Công an cấp tỉnh
để chủ động có kế hoạch tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng
đồng.
c) Định kỳ 06 tháng, 01 năm thông báo với Tổng cục
VII, Cục V28 kết quả thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng của các đơn vị,
địa phương trong toàn quốc.
2. Tổng cục VII có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội Công an các địa phương định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp, đánh
giá thực trạng, tình hình người chấp hành xong án phạt tù; số người không về
nơi cư trú, số người chấp hành xong án phạt tù từ nơi khác đến cư trú; số người
tái phạm và vi phạm pháp luật; phối hợp với Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp (PC81), Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc (PV28) tổng hợp, tham mưu với Công an cấp tỉnh báo cáo về Bộ (qua Tổng cục
VIII).
b) Trao đổi thông tin với Tổng cục VIII và Cục V28
về kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Cục V28 có trách nhiệm:
Định kỳ, hằng năm tổng hợp, thông báo với Tổng cục
VII, Tổng cục VIII về kết quả xây dựng mô hình, cá nhân điển hình tiên tiến
trong công tác vận động toàn dân tham gia tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ những
người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc phối hợp thực hiện công tác tái hòa nhập
cộng đồng
Công an cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng quy định tại
các Điều 4, 5, 6 Thông tư này; đồng thời, trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm:
1. Công an cấp tỉnh:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
chỉ đạo công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
b) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn Công an cấp
huyện thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng;
c) Chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, số điển hình
tiên tiến, số người không về nơi cư trú, số người tái phạm và vi phạm pháp luật;
tổng hợp, báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Công an cấp huyện:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người
chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người
chấp hành xong án phạt tù; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp xã quản lý,
giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
c) Chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
huyện theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, số điển hình
tiên tiến, số người không về nơi cư trú, số người tái phạm và vi phạm pháp luật;
tổng hợp, báo cáo Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Công an cấp xã:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp
theo dõi, quản lý, giáo dục và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư
trú tại địa phương.
b) Lập hồ sơ quản lý, giáo dục người chấp hành xong
án phạt tù; phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu với Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp
đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả và đề xuất,
kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 8. Hình thức phối hợp thực
hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng
Công an các đơn vị, địa phương quy định tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư này có trách nhiệm phối hợp, trao đổi
thông tin với nhau bằng văn bản hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động phối hợp;
trường hợp cần thiết, có thể tổ chức Hội nghị giao ban để phối hợp thực hiện
công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 9. Các mẫu văn bản ban
hành kèm theo
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sau
đây để sử dụng trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người
chấp hành xong án phạt tù:
- Báo cáo kết quả công tác tiếp nhận, quản lý, giáo
dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (Mẫu số 01).
- Báo cáo mô hình (hình thức) tiêu biểu về hòa nhập
cộng đồng (Mẫu số 02).
- Báo cáo danh sách cá nhân điển hình về công tác
hòa nhập cộng đồng (Mẫu số 03).
- Báo cáo danh sách người chấp hành xong án phạt tù
tiến bộ tiêu biểu (Mẫu số 04).
- Báo cáo thống kê số liệu tình hình người chấp
hành xong án phạt tù (Mẫu số 05).
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14
tháng 01 năm 2013.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
1. Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị
trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Thông
tư này.
2. Tổng cục VIII chịu trách nhiệm chủ trì theo dõi,
đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm chỉ đạo các Phòng PV28, PC64 phối hợp với Phòng PC81 tổng hợp, báo
cáo kết quả định kỳ 06 tháng (trước ngày 20/5), báo cáo năm (trước ngày 20/11)
về Tổng cục VIII, đồng gửi Tổng cục VII, Cục V28.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó
khăn, vướng mắc Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục
VIII) để có hướng dẫn kịp thời./
Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các trại giam, trại tạm giam;
- Lưu: VT, C81, V19.
|
BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Trần Đại Quang
|
Mẫu
số 01
Ban hành kèm theo
TT số 71/2012/TT-BCA ngày 27/11/2012 của BCA
BỘ CÔNG AN
CÔNG AN TỈNH (TP) ...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
...../BC-CAT(TP)-PC81
|
......, ngày
...... tháng ...... năm ......
|
BÁO CÁO
Kết quả công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù
(Dùng cho báo cáo định kỳ sáu tháng
và một năm)
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
- Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo
công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng.
- Kế hoạch (Công văn) của Công an tỉnh (TP) chỉ đạo
thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong
án phạt tù.
- .............................................
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Tình hình số liệu người chấp hành xong án phạt
tù cư trú tại địa phương
Tổng số:
người, trong đó:
- Số người chấp hành xong án phạt tù (trại giam thuộc
Bộ):
- Số người chấp hành xong án phạt tù (trại tạm giam
thuộc tỉnh, TP):
- Số người chấp hành xong án phạt tù không về nơi
cư trú:
- Số người chấp hành xong án phạt tù ở tỉnh, thành
phố khác đến cư trú:
- Số tái phạm và vi phạm pháp luật:
* Đánh giá chung về tình hình người chấp hành xong
án phạt tù (tăng giảm, tái phạm tội và vi phạm pháp luật ...: những thuận lợi,
khó khăn trong thực hiện)
2. Kết quả công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù
2.1. Công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ
của Công an địa phương.
- Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản
lý, giáo dục, giúp đỡ.
- Cấp, đổi Giấy chứng minh nhân dân.
- Hướng dẫn các thủ tục đăng ký hộ khẩu, xóa án
tích, cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý khi có hành
vi vi phạm pháp luật.
2.2. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, dạy nghề, giới thiệu
việc làm.
- Hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn học nghề (tổng số tiền):
đồng
- Giới thiệu việc
làm: người
- Số người có việc
làm:
người, trong đó:
+ Được sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước, tổ chức,
đoàn thể xã hội, doanh nghiệp giới thiệu hoặc tạo điều kiện tiếp nhận, bố trí
việc làm:
+ Được vay vốn từ ngân hàng chính sách - xã hội hoặc
các Quỹ khác:
- Số người chưa có việc
làm: người, nguyên nhân:
+ Thiếu vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh:
+ Không có nghề:
+ Quá tuổi lao động (nam trên 60; nữ trên 55)
hoặc bị bệnh tật, tai nạn không còn khả năng lao động:
+ Các nguyên nhân khác:
2.3. Các biện pháp hỗ trợ của địa phương (nếu có).
- Đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm:
- Hỗ trợ gia đình người chấp hành xong án phạt tù
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (các hình thức hỗ trợ):
- .............................................
2.4. Mô hình, cá nhân điển hình tiên tiến, cá nhân
người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tiêu biểu.
Đánh giá kết quả hoạt động của mô hình, cá nhân điển
hình tiên tiến trong công tác tái hòa nhập cộng đồng; gương người chấp hành
xong án phạt tù tiến bộ tiêu biểu về tái hòa nhập cộng đồng.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp
nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa
phương.
(gửi kèm theo báo cáo này các báo cáo theo biểu
mẫu số 2, số 3, số 4, số 5)
Nơi nhận:
- Tổng cục VII (C64);
- Tổng cục VIII (C86);
- Cục V28;
- Lưu: VT, PC81
|
GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)
|