Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 56/2012/TT-BCA hướng dẫn Điều 6 Nghị định 72/2010/NĐ-CP phòng ngừa

Số hiệu: 56/2012/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 18/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Tạm đình chỉ hoạt động đến 30 ngày

Từ 15/11/2012, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể sẽ bị tạm đình chỉ đến 30 ngày các hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường.

Nội dung này được ghi nhận trong Thông tư 56/2012/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Điều 6 Nghị định 72/2010/NĐ-CP về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

Biện pháp tạm đình chỉ sẽ được áp dụng khi có hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2012.

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2012/TT-BCA

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 6 NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2010/NĐ-CP NGÀY 08/7/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

Căn cứ Quyết định số 151/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế áp dụng biện pháp công tác nghiệp vụ trong phòng, chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm,

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và các khoản 4 và 5 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 72/2010/NĐ-CP) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1. Tuân thủ quy định của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP , Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nghiêm cấm lợi dụng việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 4. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 72/2010/NĐ-CP và Thông tư này; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1. Biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là biện pháp nghiệp vụ) chỉ được áp dụng khi có dấu hiệu tội phạm về môi trường hoặc khi có căn cứ xác định là có vi phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến tội phạm về môi trường.

2. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ:

a) Tổng cục trưởng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Giám đốc, Phó giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) phụ trách Cảnh sát được quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP.

b) Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an cấp tỉnh; Trưởng Công an, Phó trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) phụ trách Cảnh sát được quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP.

3. Nội dung, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phải theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.

Điều 6. Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

1. Biện pháp tạm đình chỉ hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là biện pháp tạm đình chỉ hoạt động) là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP, nhằm ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, bảo đảm cho việc xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Biện pháp tạm đình chỉ hoạt động chỉ được áp dụng khi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm về môi trường hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14 và 15 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động:

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh.

Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

3. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này vắng mặt thì có thể ủy quyền cho cấp phó ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật, không được ủy quyền cho người khác.

4. Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động phải bằng văn bản của người có thẩm quyền. Trong quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải ghi rõ lý do, thời hạn áp dụng, thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, các biện pháp bảo vệ môi trường phải thực hiện, cơ quan giám sát thực hiện, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động; ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan của người ra quyết định.

Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp này và các cơ quan có liên quan trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

5. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng; trong trường hợp do tính chất phức tạp của vụ việc thì thời hạn tạm đình chỉ hoạt động có thể kéo dài, nhưng tổng số thời gian tạm đình chỉ không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày bắt đầu áp dụng.

Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, cơ quan đã ra quyết định phải tổ chức xác minh, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đề xuất, áp dụng biện pháp xử lý.

Điều 7. Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP chỉ được áp dụng trong trường hợp cần xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

2. Căn cứ để yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường:

a) Có tin báo, tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

b) Kết quả điều tra theo quy định của pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

c) Kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

3. Thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường:

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;

c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an cấp tỉnh;

d) Trưởng Công an cấp huyện.

Người ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

4. Người có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có thể yêu cầu đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan đến trụ sở cơ quan mình để cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường hoặc cử cán bộ trực tiếp đến yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

5. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều này vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật, không được ủy quyền cho người khác.

6. Thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích; trường hợp để mất, hư hỏng, thất thoát tài sản, đồ vật của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Kiểm tra các hoạt động của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1. Kiểm tra các hoạt động của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP là hoạt động kiểm tra hành chính đột xuất khi có căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này nhằm xác minh, làm rõ dấu hiệu tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác về môi trường của tổ chức, cá nhân.

2. Căn cứ ra quyết định kiểm tra:

a) Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

b) Có tố giác, tin báo về tội phạm và qua xác minh, bước đầu đã xác định có dấu hiệu tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường đã xảy ra;

c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

3. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra:

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;

c) Trưởng Công an cấp huyện.

4. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c Khoản 3 Điều này vắng mặt có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình ra quyết định kiểm tra. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật, không được ủy quyền cho người khác.

5. Quyết định kiểm tra phải bằng văn bản. Trong quyết định kiểm tra phải ghi rõ căn cứ kiểm tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp kiểm tra; thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của của đối tượng được kiểm tra; họ, tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan của người ra quyết định.

Người ra quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

6. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như các biện pháp bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; hoạt động giám sát môi trường định kỳ; việc quản lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và các nội dung khác đã được ghi trong quyết định kiểm tra.

Việc kiểm tra phải được lập biên bản, có chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra cố tình không ký vào biên bản kiểm tra thì đoàn kiểm tra có trách nhiệm mời đại diện chính quyền địa phương hoặc người làm chứng xác nhận vào biên bản kiểm tra.

7. Thời hạn kiểm tra trực tiếp của mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không vượt quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

8. Chậm nhất là 05 (năm) ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải có văn bản báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.

9. Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải có văn bản kết luận kiểm tra. Văn bản kết luận kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra và gửi báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên; kết luận kiểm tra của Giám đốc Công an cấp tỉnh đồng gửi Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (qua Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường) để theo dõi.

10. Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ tiến hành kiểm tra:

a) Thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chấp hành đúng quy định về bảo mật, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm tra;

b) Nghiêm cấm việc tiến hành kiểm tra mà không có quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc tự ý mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra hoặc lợi dụng việc kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, của tổ chức, cá nhân.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Biểu mẫu áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

Ban hành kèm theo Thông tư này 06 biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2012.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm) để có hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Công báo;
- Lưu: VT, TCVI, V19.

BỘ TRƯỞNG




Thượng tướng Trần Đại Quang

Mẫu số 01/QĐ-YCCCTT

Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA

…………………………… (1)

…………………………… (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-YCCCTT

…........,ngày........ tháng........ năm........

QUYẾT ĐỊNH

Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật

Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

Căn cứ Điều ....... Thông tư số ....../2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ,

Để (3):.................................................................................................................................

Tôi:……………….................…….Cấp bậc:……...........Chức vụ:……….…………........

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật đối với:

- Ông/bà (hoặc tổ chức):…………………………………………………………………..

Sinh ngày: …/……/…Quốc tịch:…….… Số giấy CMND hoặc Hộ chiếu:………………

Nơi ĐKTT hoặc chỗ ở hiện nay…………………………………………………………..

Quyết định thành lập hoặc Đăng ký kinh doanh số…..……, ngày cấp…………….Nơi cấp:……………………..Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:……………………...……………….

Trụ sở hoặc địa chỉ của tổ chức:……………… ……….., Số điện thoại:……...…………

- Thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật được yêu cầu cung cấp bao gồm (4):

STT

Tên thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật

Số lượng

Đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, số đăng ký (nếu có), xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

Điều 2. Ông/bà (hoặc tổ chức):………............................................... chịu trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
- Như Điều 1 (để thực hiện);
- ………...;
- Lưu:……

Người ra quyết định

(Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên)

------------------------------------

(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị; (3) Ghi rõ lý do yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật; (4) Trường hợp yêu cầu cung cấp nhiều thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Quyết định này.

Mẫu số 02/QĐ-TĐCHĐ

Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA

…………………………… (1)

…………………………… (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-TĐCHĐ

…........,ngày........ tháng........ năm........

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

Căn cứ Điều ....... Thông tư số ........./2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ;

Xét đề nghị của (3):………………….. tại văn bản số ….. ngày …. tháng ….. năm ……. về việc …........................................................................................................................................,

Tôi:…………………….Cấp bậc:………………............Chức vụ:……….…………........

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động đối với (4): …………..……………..

Lĩnh vực hoạt động: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:………………………………………………………..

Cấp ngày:…………… tại ………………………………………………….......................

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (5):……………., quy định tại điểm …… khoản ……Điều ……của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Lý do tạm đình chỉ:..............................................................................................................

Điều 2. Thời hạn tạm đình chỉ là……ngày, kể từ ngày…./…./….đến hết ngày…./….../………

Điều 3. Tổ chức (4)……….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp (6) ………. Quá thời hạn này, nếu tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của (7)………............................. bị tạm đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ theo Quyết định này.

Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
- Như Điều 1 (để thực hiện);
- ………...;
- Lưu:……

Người ra quyết định

(Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên)

-----------------------------------

(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị; (3) Cơ quan kiến nghị áp dụng biên pháp tạm đình chỉ; (4) Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ; (5) Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm; (6) Ghi rõ lý do; (7) Tên cơ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng hình thức tạm đình chỉ.

Mẫu số 03/QĐ-KT

Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA

…………………………… (1)

…………………………… (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-KT

…..(3)......,ngày........ tháng........ năm........

QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA

(4)………………………………………………

(5)………………………………………………….

Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

Căn cứ Điều ....... Thông tư số ....../2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BCA ngày .... tháng .... năm .... của .......................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ......................................................;

Xét đề nghị của đồng chí ..................................................................................................,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với ...…, gồm các ông, bà có tên sau đây:

1. Ông (bà)…………………. chức vụ ………………………Trưởng đoàn

2. Ông (bà)…………………. chức vụ ……………………….Phó Trưởng đoàn

3. Ông (bà)…………………. chức vụ ……………………….Thành viên

4. Ông (bà)…………………. chức vụ ……………………….Thư ký

Đại diện đơn vị lấy và phân tích mẫu:……………………………....................................

Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với .....…................................................................................................

a) Nội dung kiểm tra:

b) Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại ....... là ...… ngày, sau khi công bố Quyết định kiểm tra (không bao gồm thời gian đi lấy và phân tích mẫu).

c) Căn cứ kiểm tra:..............................................................................................................

Điều 3. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra được sử dụng các quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP; khoản .....Điều .... của Thông tư số ....../TT-BCA; Đối tượng kiểm tra có các quyền và trách nhiệm quy định tại khoản....Điều..... Thông tư số ....../TT-BCA.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trưởng đoàn kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các đối tượng được kiểm tra nêu tại Điều 2 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ………...;
- Lưu:……

Người ra quyết định

(Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên)

------------------------------------

(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị;

(3) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh; (4) Trích yếu nội dung kiểm tra; (5) Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.

Mẫu số 04/BB-TGTTTL

Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA

…………………(1)

…………………(2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-TGTTTL

…........,ngày....... tháng........ năm........

BIÊN BẢN

Thu giữ thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật

Căn cứ Quyết định số:…..…/……ngày…..tháng…….năm………do ông (bà):………

……………………chức vụ:…………………ký về việc (3):…….……….………………

Hôm nay, hồi…….giờ……phút, ngày……tháng…….năm……………………………..

Tại:………………………………………………………………………………………….

- Chúng tôi gồm:

1. Họ tên:…………………cấp bậc:……………chức vụ:……………………………….

Đơn vị:……………………………………………………………………………………...

2. Họ tên:…………………cấp bậc:……………chức vụ:………………………………

Đơn vị:……………………………………………………………………………………..

Tiến hành lập biên bản thu giữ thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật đối với:

- Ông/bà (hoặc tổ chức):…………………………………………………………………

+ Nơi cư trú (hoặc địa chỉ tổ chức vi phạm):……………………………………………

+ Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động):………………………………………………

- Có sự chứng kiến của ông (bà):…………………………………………………………

+ Nơi cư trú (hoặc nơi công tác):…………………………………………......................

- Thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật bị thu giữ bao gồm (4):

STT

Tên thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật

Số lượng

Đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, số đăng ký (nếu có), xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

Ngoài thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật nêu trên, chúng tôi không thu giữ thêm thứ gì khác. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản được giao cho cá nhân, hoặc tổ chức cung cấp.

Biên bản lập xong hồi……..giờ…….phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.

Ông/bà hoặc đại diện tổ chức cung
cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

----------------------------------

(1) Tên cơ quan Công an cấp trên; (2) Tên đơn vị Công an lập Biên bản; (3) Ghi rõ tên gọi của Quyết định; (4) Trường hợp yêu cầu cung cấp nhiều thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Biên bản này.

Mẫu số 05/BB-KT

Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA

…………………………… (1)

ĐOÀN KIỂM TRA

Theo Quyết định số…./…..
ngày….tháng….năm….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…..(2)......,ngày........ tháng........ năm........

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Thực hiện Quyết định số…..../……..ngày….tháng….năm……. của…………………

về kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hôm nay, hồi….giờ….ngày….tháng…..năm…., Đoàn kiểm tra của………..………..

đã tiến hành kiểm tra đối với (3):…………………………………………………………

I. Thành phần đoàn kiểm tra

1. Ông (bà)………................……chức vụ ………………………. Trưởng đoàn

2. Ông (bà)…………………........chức vụ ……………………….. Phó Trưởng đoàn

3. Ông (bà)…………………........chức vụ ……………………….. Thành viên

4. Ông (bà)…………………....... chức vụ ………………………... Thư ký

- Đại diện đơn vị lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường

1. Ông (bà)…………………............ chức vụ ………………………..............................

2. Ông (bà)…………………............ chức vụ ………………………..............................

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1. Ông (bà)…………………..............chức vụ ……………………….............................

2. Ông (bà)…………………............. chức vụ ……………………….............................

III. Nội dung và kết quả kiểm tra

1. Thông tin chung: (4)

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

2. Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

IV. Nhận xét và yêu cầu của Đoàn kiểm tra

1. Nhận xét:

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2. Yêu cầu:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

V. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Biên bản được lập thành ..... bản, giao cho (3)................. bản, Đoàn kiểm tra giữ......bản, kết thúc hồi......giờ cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

------------------------------------

(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

(3) Tên cơ sở được kiểm tra; (4) Ghi rõ các thông tin liên quan đến cơ sở được kiểm tra.

Mẫu số 06/GUQ

Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA

…………………………… (1)

…………………………… (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /GUQ

…..(3)......,ngày........ tháng........ năm........

GIẤY UỶ QUYỀN

(4)…………………..……………………..

Căn cứ khoản…. Điều ..... Thông tư số ........./2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ,

Tôi: …….................................., Cấp bậc: ..................., Chức vụ: .............................

Đơn vị: .....................................................................................................................

Uỷ quyền cho: …………………………………Cấp bậc:………………………………..

Chức vụ:…………...................Đơn vị:…………………………………………………...

Lý do uỷ quyền: (5)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Nội dung ủy quyền: (6)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Được thực hiện các thẩm quyền của (7)………………………………………..quy định tại Thông tư số ........./2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP .

Trong khi tiến hành các hoạt động theo nội dung uỷ quyền (8) ...................................... phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước (9)...............................và trước pháp luật./.

Người được uỷ quyền

(Ký, ghi rõ cấp bậc, họ tên)

Người uỷ quyền

(Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên)

-----------------------------------

(1) Tên cơ quan chủ quản;

(2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị;

(3) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

(4) Trích yếu nội dung uỷ quyền;

(5) Ghi rõ lý do vắng mặt hoặc các lý do khác;

(6) Ghi rõ nội dung uỷ quyền;

(7) Ghi rõ chức danh người uỷ quyền;

(8, 9) Ghi tên người được uỷ quyền và người uỷ quyền.

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No.: 56/2012/TT-BCA

Hanoi, September 18, 2012

 

CIRCULAR

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF ARTICLE 6 OF THE DECREE NO.72/2010/ND-CP DATED 08/7/2010 OF THE GOVERNMENT OF PREVENTION AND FIGHT AGAINST CRIMES AND OTHER VIOLATIONS OF LAW ON ENVIRONMENT

Pursuant to the 2005 Law on the People's Public Security;

Pursuant to the Decree No.77/2009/ND-CP of September 15, 2009 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;

Pursuant to the Decree No.72/2010/ND-CP of July 08, 2010 of the Government defining prevention and fight against crime and other violations of law on environment;

Pursuant to the Decision No.151/2008/QD-TTg dated 28/11/2008 of the Prime Minister promulgating the Regulation on application of professional work in preventing and fighting against crimes and maintaining order and social safety of the People's Police Force;

At the proposal of the General Director of the Police General Department of prevention and fight against crimes,

The Minister of Public Security issues a circular detailing the implementation of a number of provisions of Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP dated 08/7/2010 of the Government defining the prevention of and fight against crimes and other violations of law on environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

This Circular details the implementation of the contents, order, procedures, competence to apply the measures to prevent and fight against crimes and other violations of law on environment specified in Clause 1, point a clause 2 and clauses 4 and 5 of Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP of July 08, 2010 of the Government defining the prevention of and fight against crimes and other violations of law on environment (hereinafter referred to as the Decree No. 72/2010/ND-CP) and responsibilities of the concerned agencies, organizations and individuals.

Article 2. Application subjects

This Circular applies to the units, officers and soldiers of the People's Public Security force working as prevention of and fight against crimes and other violations of law on environment and the agencies, organizations and individuals related to the observance of law on environmental protection.

Article 3. Principles to apply measures to prevent and fight against crimes and other violations of law on environment

1. Comply with the provisions of the Decree No.72/2010/ND-CP, this Circular and other provisions of the relevant laws.

2. It is strictly forbidden to abuse the implementation of measures to prevent and fight against crimes and other violations of law on environment to harass, cause difficulties, troubles for activities of production, business or infringe the rights and legitimate interests of the agencies, organizations and individuals.

Article 4. Responsibilities and rights of agencies, organizations and individuals related to the application of measures to prevent and fight against crimes and other violations of the law on environment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 5. Application of professional measures to prevent and fight against crimes and other violations of the law on environment

1. Professional measures to prevent and fight against crimes and other violations of law on environment specified in Clause 1, Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP (hereinafter referred to as professional measures) are applied only when there are signs of environmental crime or when there is basis for determining that there are violations of law directly related to environmental crime.

2. Competent to decide on the application of professional measures:

a) General Director, Deputy General Director of the General Department of Police on prevention and fight against crimes; Director, Deputy Director of the Department of Police on prevention and fight against crimes on the environment; Director, Deputy Director of Public Security of provinces, cities directly under the Central Government (hereinafter referred to as the Provincial-level Public Security) in charge of police force may decide to apply the professional measures specified in clause 1 of Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP.

b) The Head and Deputy Head of Police Department on prevention and fight against crimes on environment of provincial-level Public Security; Public Security Chief, Public Security deputy chief of the urban, rural districts, towns or provincial cities (collectively called as district-level Public Security) in charge of the police force may decide to apply the professional measures prescribed at Points b, c, d and đ, Clause 1, Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP.

3. Content, order and procedures for application of the professional measures must be in accordance with the provisions of the law and the guidance of the Ministry of Public Security.

Article 6. Application of the measures to temporarily suspend activities directly related to the environmental pollution caused by the agencies, organizations and enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Measure to temporarily suspend activities is applied only when the agencies, organizations and enterprises commit acts of violation with signs of environmental crimes or serious violations of the provisions of Clauses 4, 5 , 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14 and 15 of Article 7 of the 2005 Law on Environmental Protection.

2. Competence to apply the measures of temporary suspension of the activities:

a) Director of Police Department on prevention and fight against crimes on environment;

b) The provincial-level Public Security Director.

Persons who make decisions to suspend temporarily the activities shall take responsibility before law for their decisions.

3. Where the competent persons specified at Point a, b Clause 2 of this Article are absent, may authorize the deputy to make decision on temporary suspension of activities. The authorization must be made in writing. Authorized persons must take responsibility for their decisions before the heads and the law, not to authorize to the others.

4. Decision to apply measures to suspend temporarily activities must be made in writing by the competent persons. In the decision to suspend temporarily activities, it must specify the reason, duration of application, time to start the application of the measures to suspend temporarily the activities, the environmental protection measures required to be carried out, agency monitoring the implementation, responsibilities of agencies, organizations, enterprises to be applied the measures of temporary suspension of the activities; date of issue; full name, position and signature of the decision issuer and stamped by the decision issuer’s agency.

The decision on temporary suspension of activities must be sent to the agencies, organizations and enterprises subject to the application of this measure and the relevant agencies within 03 days from the date of the decision.

5. The period of temporary suspension of activities shall not exceed 15 (fifteen) days from the date of starting the application; in the case due to the complex nature of the case, the period of the temporary suspension of activities may be extended, but the total number of temporary suspension period shall not exceed 30 (thirty) days from the date of starting the application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Requirement of the organizations and individuals to provide information, documents, assets and objects when there are grounds for determining relation of crimes and other violations of the law on environment

1. The requirement of the organizations and individuals to provide information, documents, properties, objects specified in clause 4 of Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP shall be applied only when it is necessary to verify, clarify the violations relating to crimes and other violations of environmental law.

2. Bases to require the organizations and individuals to provide information, documents, properties, objects related to crimes and other violations of the law on the environment:

a) There are reports of crime and other violations of environmental law;

b) The results of the investigation in accordance with the law provisions made by the competent authorities for the organizations and individuals’ relation to crimes and other violations of the law on the environment;

c) Proposal of the competent agencies in the process of investigation and handling of cases, and case related to crimes and other violations of the law on the environment.

3. Competence to make decision on requirement of the organizations and individuals to provide information, documents, properties, objects related to crimes and other violations of the law on the environment:

a) Director of Police Department on prevention and fight against crimes on environment;

b) Provincial-level Public Security Director;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) District-level Public Security chief.

Persons who made the decisions to require the organizations and individuals to provide information, documents, properties, objects have to take responsibility before law for their decisions.

4. Persons who are competent to make decisions on requirement of the organizations and individuals to provide information, documents, properties, objects may require representatives of the concerned organizations and individuals to come to their offices to provide information, documents, properties, objects related to crimes and other violations of the law on the environment or send officials to come directly to require the relevant organizations and individuals to provide information and documents, properties, objects related to crimes and other violations of the law on environment.

5. Where the competent persons specified at Points a, b, c and d, Clause 3 of this Article are absent, may authorize their deputies to make decision on requirement of the organizations and individuals to provide information and materials, properties and objects. The authorization must be made in writing.

Authorized person must take responsibility for their decisions before the heads and the law, not to authorize to others.

6. Information, documents, properties, objects provided by the organizations and individuals must be managed and used for the right purposes; in case of loss, damage or loss of property, objects of the organizations and individuals they must pay compensation in accordance with law.

Article 8. Inspection of the operations of the organizations and individuals related to crimes and other violations of the law on environment

1. Inspection of the activities of the organizations and individuals related to crimes and other violations of the law on environment in accordance with clause 5 of Article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP is the activity of irregular inspection of administration when there are grounds specified in clause 2 of this Article in order to verify, clarify signs of crimes and other violations of law on the environment of the organizations and individuals.

2. Bases to make the decision on inspection:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) There are denunciations, information on crimes and verified, initially identified signs of crimes and other violations of environmental law occurred;

c) The requirements of the settlement of complaints and denunciations in prevention and fight against crimes and other environmental law violations.

3. Competence to issue the inspection decisions:

a) Director of Police Department on prevention and fight against crimes on environment;

b) Provincial-level Public Security Director;

c) District-level Public Security chief.

4. Where the competent persons specified at Points a, b, and c, Clause 3 of this Article are absent, may authorize their deputies to make decision on inspection. The authorization must be made in writing. Authorized person must take responsibility for their decisions before the heads and the law, not to authorize to others.

5. Inspection decision must be made in writing. The inspection decisions must be clearly stated the grounds for inspection; scope, objects, content, tasks, inspection methods; term of inspection; component of the inspection team; rights and responsibilities of those who implement the inspection duty; rights and obligations of the inspected objects; full name, position and signature of the person making decision and seal of the decision maker’s agency.
The inspection decision maker shall take responsibility before law for their decision.

6. Those who are assigned task of inspection shall examine the records, documents, books and vouchers; inspect the implementation of the provisions of the law on environmental protection such as the measures to protect the environment, commitment on environmental protection; periodic environmental monitoring activities; management of solid waste, hazardous waste; system of collection and treatment of wastewater, air emissions, noise, and other contents recorded in the inspection decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Maximum direct inspection duration of each inspection is 5 (five) working days from the date of publication of the decision on inspection. Where necessary, the inspection duration may be prolonged but must not exceed 10 (ten) working days from the date of publication of the decision on inspection.

8. No later than 05 (five) days from the end of the inspection, the head of the inspection team shall report in writing to the decision maker on inspection the inspection results.

9. No later than 15 (fifteen) days from the date of receipt of the report on the inspection results, the inspection decision makers must issue written inspection conclusions. Written inspection conclusions must be sent to the inspected objects and sent to report to the heads of the superior management agencies; inspection conclusions of the Directors of the Provincial-level Public Security force sent to the Police General Department of prevention and fight against crimes (through the Police Department of prevention and fight against crimes on environment) for monitoring.

10. Responsibilities of agencies and officials conducting inspection:

a) To comply with the provisions of this Circular and other provisions of the relevant law; comply with the provisions on confidentiality, not to provide for those who are not responsible the information and documents related to the inspection;

b) It is strictly forbidden the inspection without the decision issued by the competent authority or arbitrarily extend objects, the content and scope of inspection or to take advantage of the inspection in order to harass, cause difficulties, troubles for business, production activities or violate the legitimate rights and interests of agencies, organizations, individuals.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 9. Form of application of measures to prevent and fight against crimes and other violations of the law on environment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Effect

This Circular takes effect from November 15, 2012.

Article 11. Responsibility for implementation

1. The Directors General, heads of units of the Ministry, Directors of Public Security force of provinces, cities directly under the Central Government, the directors of the Departments of Police of fire prevention and fighting; the agencies, organizations and individuals involved in observance of the provisions of the law on environmental protection and prevention and fight against crimes and other violations of the law on environment are responsible for the implementation of this Circular.

2. General Department of Police of prevention and fight against crimes is responsible for implementation and guiding and inspecting the implementation of this Circular.

In the course of implementation of the Circular, if any difficulties arise, Public Security units, local Public Security, the concerned agencies, organizations and individuals should reflect to the Ministry of Public Security (through General Department of Police of prevention and fight against crimes) for providing timely guidance./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 56/2012/TT-BCA ngày 18/09/2012 hướng dẫn Điều 6 Nghị định 72/2010/NĐ-CP về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.887

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.145.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!