Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 282/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 24/02/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 282/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48 CT/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Đây là Chỉ thị rất quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, là định hướng để chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự phù hợp với tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác phòng, chống tội phạm; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

b) Nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật và nhận thức của toàn dân tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng môi trường sống lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

c) Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện, phát sinh, phát triển tội phạm để từng bước kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm mới, tội phạm nghiêm trọng.

d) Xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng, chống tội phạm.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị trong các Bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác phòng, chống tội phạm; tạo sự chuyển biến trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân đối với công tác này.

b) Trên cơ sở đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm, kết quả đã đạt được, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, nhưng bài học kinh nghiệm rút ra qua 12 năm thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án I, III, IV, các đề án, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, triển khai thực hiện các đề án, dự án mới mang tính cấp bách, đột phá trong năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015,

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân về các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, hậu quả do tội phạm gây ra và sự cần thiết phải tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tuyên truyền, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; hiệu quả phòng, ngừa tội phạm. Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma tuý, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà nước ...

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức quán triệt sâu rộng trong các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương nội dung Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị để thống nhất nhận thức và hành động. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch phòng, chống tội phạm mà Chính phủ đã ban hành; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, kịp thời khắc phục những sơ hở không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh, dịch vụ dễ dẫn đến vi phạm pháp luật như: dịch vụ kinh doanh Gameonline, trò chơi điện tử có hình ảnh bạo lực, vũ trường, dịch vụ văn hóa, băng đĩa hình đồi trụy. Tập trung chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng như: tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm do nguyên nhân xã hội, tội phạm ma túy, tham nhũng, tội phạm về môi trường, tội phạm và vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên, tội phạm mua bán người, cướp có vũ trang... Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý kịp thời các vụ án trọng điểm được dư luận quan tâm, thực hiện tốt công tác thống kê tội phạm.

3. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm; tập trung nghiên cứu xây dựng, sửa đổi trình cấp có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản pháp luật đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp: nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

4. Kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng cường lực lượng phòng, chống tội phạm ở các cấp để thực hiện tốt chức năng tham mưu chỉ đạo, kiểm tra và đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; bổ sung đủ biên chế cho lực lượng phòng, chống tội phạm ở các cấp, nhất là cấp cơ sở; có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm; kiện toàn và nâng cao vai trò lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở ở Trung ương: Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; Uỷ ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách, lãnh đạo Bộ Công an là thường trực, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể là thành viên.

Trách nhiệm của các bộ, ngành, các cơ quan tổ chức, đoàn thể xã hội tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.

5. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên thực hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, về tận cơ sở thôn, bản, phường, xã, tổ dân phố, cụm dân cư; gắn việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội khác như: xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, phòng, chống ma túy v.v... để góp phần xóa bỏ nguyên nhân phát sinh tội phạm; nâng cao hiệu quả phòng ngừa xã hội đối với công tác này. Cụ thể hóa các nội dung công việc, các giải pháp thực hiện để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm.

6. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá công tác phòng, chống tội phạm, đổi mới nội dung, biện pháp công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về đạo đức, lối sống, tôn trọng pháp luật, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, điều tra tội phạm; bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia công tác phòng, chống tội phạm. Có chính sách thoả đáng đối với các tập thể, cá nhân bị thương hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm.

7. Hàng năm Chính phủ có kế hoạch đầu tư thỏa đáng từ ngân sách nhà nước theo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, nhất là tại các địa bàn cơ sở và các tuyến, địa bàn trọng điểm, các Bộ, ngành kinh tế nhạy cảm, đồng thời có kế hoạch tranh thủ và huy động nguồn viện trợ quốc tế và nguồn đóng góp hợp pháp khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho công tác phòng, chống tội phạm. Xây dựng Quỹ phòng, chống tội phạm để hỗ trợ hiệu quả cho công tác này.

8. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và sơ kết, tổng kết công tác phòng, chống tội phạm. ứng dụng thành tựu tiên tiến về khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác phòng, chống tội phạm.

9. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm nhằm hợp tác đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên cơ sở các Hiệp định tương trợ tư pháp, điều ước quốc tế và pháp luật trong nước, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật để hoàn thiện thể chế và năng lực của cán bộ thực thi pháp luật.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Bộ Công an

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/NQ-CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý, Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ; hướng dẫn các Bộ, ngành, đoàn thể xây dựng, thẩm định, phê duyệt nội dung chi tiết của từng đề án, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; bảo đảm tính thống nhất giữa các đề án và dự án của chương trình mục tiêu quốc gia; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình với Thủ tướng Chính phủ.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm. Trước mắt xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống khủng bố; Luật Sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; Luật Bảo vệ nhân chứng; xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Quy chế thẩm định về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội; chính sách bảo vệ cá nhân và gia đình những người thân gia công tắc phòng, chống tội phạm; phối hợp xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm do các Bộ, ngành khác chủ trì.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội, từng bước loại bỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển tội phạm, tập trung đấu tranh trấn áp mạnh các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về môi trường, tội phạm trong thanh, thiếu niên; phối hợp chặt chẽ trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.

đ) Chỉ đạo Công an các cấp tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm, công tác nghiệp vụ cơ bản, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, quản lý chặt chẽ di biến động nhân khẩu trên địa bàn không để tội phạm lợi dụng hoạt động, đẩy mạnh cải cách hành chính; phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, gia đình, nhà trường và xã hội huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng và nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố và tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là những địa bàn, tuyến, lĩnh vực trọng điểm. Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động tấn công, trấn áp tội phạm, truy bắt các đối tượng truy nã. Xây dựng kế hoạch liên tịch phối hợp phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý, giáo dục, cải tạo người phạm tội, người bị tạm giam, tạm giữ, người chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

e) Xây dựng lực lượng đủ mạnh, chuyên sâu tập trung đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là đối với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng... Chủ trì tổng kết Đề án III "Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế" và Đề án IV đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên" nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ phê duyệt các đề án đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm hiện nay và giai đoạn tiếp theo.

g) Hướng dẫn cụ thể việc kiện toàn hợp nhất các Ban Chỉ đạo về phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội.... tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành một Ban Chỉ đạo bảo đảm công tác chỉ đạo tập trung, thống nhất, tránh chồng chéo.

h) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa và trấn áp tội phạm; tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm.

i) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt công tác giáo dục, dạy nghề cho người đang thi hành án trong các trại giam và người đang chấp hành các quyết định bắt buộc trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình dạy nghề và triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả; xây dựng, ban hành các văn bản về chế độ, chính sách đối với các tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm.

k) Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển) trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển; tiếp tục triển khai các quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ mà hai Bộ đã ký kết.

2. Bộ Quốc phòng

a) Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chủ trì phối hợp với lực lượng Công an và các ngành thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật; nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý, mua bán người, buôn lậu tại các địa bàn được phân công, khu vực biên giới, trên biển, đảo; đổi mới công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành tốt pháp luật, tích các tham gia phòng, chống tội phạm ở các địa bàn này.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các đề án phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở khu vực biên giới, trên biển, đảo.

e) Xây dựng lực lượng đủ mạnh, chuyên sâu tập trung đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là đối với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng... Chủ trì tổng kết Đề án III "Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế" và Đề án IV "Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên" nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ phê duyệt các đề án đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm hiện nay và giai đoạn tiếp theo.

g) Hướng dẫn cụ thể việc kiện toàn hợp nhất các Ban Chỉ đạo về phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội.... tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành một Ban Chỉ đạo bảo đảm công tác chỉ đạo tập trung, thống nhất, tránh chồng chéo.

h) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa và trấn áp tội phạm; tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm.

i) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt công tác giáo dục, dạy nghề cho người đang thi hành án trong các trại giam và người đang chấp hành các Quyết định bắt buộc trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình dạy nghề và triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả; xây dựng, ban hành các văn bản về chế độ, chính sách đối với các tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm.

k) Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển) trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển; tiếp tục triển khai các quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ mà hai Bộ đã ký kết.

2. Bộ Quốc phòng

a) Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chủ trì phối hợp với lực lượng Công an và các ngành thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật; nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm, nhất là tội phạm có Tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý, mua bán người, buôn lậu tại các địa bàn được phân công, khu vực biên giới, trên biển, đảo; đổi mới công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành tốt pháp luật, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm ở các địa bàn này.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các đề án phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở khu vực biên giới, trên biển, đảo.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tổ chức dạy nghề, cai nghiện, phục hồi cho những người đang cai nghiện tại các Trung tâm giáo dục - lao động - xã hội, cơ sở chữa bệnh.

b) Tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình dạy nghề hiệu quả trong nước và triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả; phối hợp với các cấp, các ngành giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhất là đối với thanh niên.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản về chế độ, chính sách hỗ trợ các tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia công tác phòng, chống tội phạm...

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình xóa đói giảm nghèo.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất kế hoạch kinh phí đầu tư hàng năm (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chức năng huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác phòng, chống tội phạm.

c) Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các Bộ, ngành xây dựng, thẩm định phê duyệt và triển khai các đề án, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

5. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất mức chi ngân sách hàng năm (kinh phí chi thường xuyên) cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp, đồng thời kiểm tra, giám sát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống tội phạm.

c) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ tội phạm tại các địa bàn do lực lượng giải quan quản lý, kiểm soát.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Quỹ phòng, chống tội phạm; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí Quỹ phòng, chống tội phạm.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp, quy chế quản lý học sinh, sinh viên, giáo viên trong các nhà trường không để vi phạm pháp luật và không mắc vào các tệ nạn xã hội; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống lành mạnh, phòng, chống tội phạm, bạo lực trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

b) Tăng cường việc đưa nội dung giáo dục về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội lồng ghép trong chương trình giáo dục, thống nhất đối với các cấp học, trình độ đào tạo giai đoạn 2011 - 2015.

7. Bộ Tư pháp

a) Phối hợp Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm; chủ trì, phối hợp xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống mua bán người trình Quốc hội thông qua và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự đã được phân công.

b) Thực hiện trách nhiệm thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi vùng miền, mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, người có quá khứ lầm lỗi hoặc liên quan đến tội phạm.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch, dự án phát triển nông lâm ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại những vùng trước đây nhân dân có trồng cây có chứa chất ma túy nhằm ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào ở các khu vực vùng cao, vùng sâu vùng xa.

b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình xóa đói giảm nghèo.

9. Bộ Y tế

a) Chủ trì phòng, chống AIDS, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phòng, chống tệ nạn mại dâm, chủ động xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn về quy trình cai nghiện cho người nghiện ma tuý, nhất là đối với người nghiện ma túy tổng hợp.

b) Tổ chức tổng kết, đánh giá phác đồ điều trị cai nghiện ma tuý; nghiên cứu nghiệm thu và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện các loại ma tuý khác nhau.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức chữa bệnh cho các phạm nhân và người đang cai nghiện ma túy, học tập tại các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

10. Bộ Công thương

a) Chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gian lận thương mại; đảm bảo, chất lượng các sản phẩm, hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống các hiện tượng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất gia công hàng hoá.

b) Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế và các đối tác.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tốt các dịch vụ cung cấp tiêu thụ chế biến các sản phẩm do đồng bào sản xuất sau khi thực hiện các Chương trình, Đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

11. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo việc củng cố, phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về pháp luật của các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương: tăng cường thời lượng phát sóng về phòng, chống tội phạm của Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Trung ương và địa phương; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ báo chí bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm. Định hướng thông tin và chỉ đạo việc xây dựng, củng cố và duy trì các chuyên trang, chuyên mục tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm phục vụ cán bộ và nhân dân trên các báo, đài, trang thông tin điện tử.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành Liên quan kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả thông tin trên môi trường mạng; phối hợp bảo đảm an ninh thông tin và thực hiện các biện pháp ngăn chặn những hành vi lợi dụng môi trường mạng gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

12. Bộ Xây dựng

a) Phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển đô thị; xử lý nghiêm khắc các sai phạm trong lĩnh vực này.

b) Phối hợp tốt với Bộ Công an trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế thẩm định về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội với các dự án phát triển kinh tế - xã hội,

13. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể Liên quan đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch kết hợp với triển khai xây dựng đời sống văn hoá ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học, các khu dân cư và gia đình góp phần phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội khác; chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dịch vụ văn hoá, không để sơ hở, phát sinh tội phạm và các tệ nạn xã hội.

14. Bộ Giao thông vận tải

a) Tuyên truyền pháp luật và công tác phòng, chống tội phạm cho công nhân, viên chức - lao động trong ngành Giao thông vận tải và các ngành, nghề khác liên quan đến hoạt động giao thông vận tải, nhân dân tham gia giao thông hoặc cư trú xung quanh khu vực nhà ga, bến, bãi, cảng ...

b) Chủ động phát hiện và phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các khu vực bến, bãi, cảng, các tuyến giao thông trọng điểm nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động giao thông vận tải để phạm tội.

c) Nghiên cứu và tổ chức thực hiện khoa học các quy tắc thông tin tín hiệu giao thông vận tải, nhất là khu đô thị, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa tội phạm trong hoạt động giao thông vận tải.

d) Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an để phát hiện, đấu tranh, triệt phá các hành vi lợi dụng các phương tiện, tuyến giao thông và các địa điểm có phương tiện giao thông hoạt động phạm tội, tập trung trên các tuyến đường sắt quốc gia, các tuyến đường bộ chính, các cảng biển lớn, các tuyến đường hàng không.

15. Uỷ ban Dân tộc

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp nghiên cứu đề xuất và triển khai thực hiện các chính sách chuyển đổi, thay thế cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao; phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

16. Bộ Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ xây dựng quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến các hành vi phạm tội hoặc theo mức độ liên đới đến vợ (hoặc chồng), con bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính... rà soát, bố trí đủ đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác phòng, chống tội phạm.

c) Phối hợp các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn tổ chức, tăng cường cán bộ theo dõi và thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở các ngành, các cấp, nhất là tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về các loại tội phạm theo phân cấp quản lý cán bộ công chức.

17. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu công nghệ, khoa học tiên tiến vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tập trung vào các lĩnh vực: đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm trong lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân theo quy định của pháp luật.

18. Bộ Ngoại giao

Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là với các nước có chung đường biên giới, các nước có nhiều người Việt Nam đang định cư, sinh sống, các nước có nhiều kinh nghiệm về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm tăng cường phối hợp đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, truy bắt các đối tượng truy nã quốc tế tăng cường hợp tác tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm.

19. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách về quốc phòng, an ninh, ngoại giao liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán Quốc gia của Việt Nam trên biển và hải đảo.

b) Chủ động phối hợp với Bộ Công an phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản, hải sản, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, sinh thái.

20. Văn phòng Chính phủ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành thành viên giúp Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện ở các cơ quan, tổ chức và các địa phương; đề xuất việc lồng ghép, phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm theo yêu cầu và mục tiêu chung; giúp Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các tổ chức, đoàn thể và tổng hợp công tác phòng, chống tội phạm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

21. Thanh tra Chính phủ

Có trách nhiệm tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật; trong phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các vi phạm pháp luật. Tập trung thanh tra các ngành, lĩnh vực chương trình, dự án trọng điểm dễ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân thủ theo pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn toàn hệ thống; phối hợp với Bộ Công an, các Bộ ngành và các địa phương nghiên cứu xây dựng, phê duyệt và triển khai đề án phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, hợp thức hoá tiền bất hợp pháp (rửa tiền).

23. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tham mưu cho tỉnh uỷ, thành uỷ xây dựng, ban hành Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành tỉnh ủy, thành ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW tại địa phương; có Chương trình hành động hoặc Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện chương trình, nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp tham mưu, giúp cấp uỷ cùng cấp triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị và văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy thành ủy.

b) Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trong Chỉ thị số 48-CT/TW, Kế hoạch thực hiện của Chính phủ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn của địa phương; coi công tác phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

c) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp mở đợt sinh hoạt chính trị học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị.

d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015 và các giai đoạn tiếp theo; lồng thép với các chương trình, nguồn lực và các dự án do địa phương quản lý; tổ chức huy động các nguồn lực của địa phương để bổ sung cho việc thực hiện Chương trình.

đ) Tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung quy định về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác phòng, chống tội phạm và xử lý trách nhiệm liên đới của cán bộ, đảng viên đối với công tác phòng, chống tội phạm được quy định trong Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị.

24. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao có kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 15/NQLT/CP-TANDTC-VKSNDTC ngày 31 tháng 3 năm 2010) trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tội phạm, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật; chủ động hướng dẫn áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, nhất là trong điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời và nghiêm minh.

25. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên xây dựng chương trình hành động, phối hợp Tổ chức nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào phòng, chống tội phạm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

Các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể tích cực tham gia phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chỉ thị số 48-CT/TW.

Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam:

Chỉ đạo các cấp Hội tích cực tham gia phối hợp với lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm, với các đoàn thể trong việc tuyên truyền phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, đồng thời tích cực cảm hoá, giúp đỡ những người lầm lỗi hoàn lương, tái hoà nhập cộng đồng. Tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong tổ chức Hội về công tác phòng, chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn khu dân cư.

- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:

Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm, phát hiện tố giác tội phạm; tiếp tục phối hợp tổ chức thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội với các nội dung, hình thức phong phú, phù hợp; tích cực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.

- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:

Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát hiện tố giác tội phạm; vận động người phạm tội ra tự thú; quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa bàn nông thôn; kịp thời phát hiện, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư nông thôn; vận động nông dân tích cực thi đua sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, đẩy mạnh cuộc vận động "xây dựng gia đình nông dân văn hóa ở địa phương cơ sở".

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động không vi phạm pháp luật; tổ chức ký cam kết, giao ước thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp an toàn về an ninh, trật tự.

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Xây dựng các đề án nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức, phong cách, lối sống trong thanh, thiếu niên; tổ chức hiệu quả các mô hình tổ, đội, nhóm thanh niên tình nguyện trực tiếp tham gia hoạt động phòng, chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 02 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên.

- Hội Người cao tuổi Việt Nam:

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động phối hợp phòng, chống tội phạm đã ký kết với Bộ Công an; hướng dẫn tổ chức các hoạt động phòng, chống tội phạm hiệu quả cho các cấp Hội.

26. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều cách làm phong phú, đa dạng có sức lan toả lớn đến mọi tầng lớp nhân dân. Phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình tuyên truyền, đưa các tin, bài, phóng sự có nội dung giáo dục pháp luật; về công tác phòng, chống tội phạm; tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến, những mô hình xuất sắc, những kinh nghiệm hay trong phòng, chống tội phạm; cảnh báo những nguy cơ đề phòng những phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm. Tổ chức các cuộc thi phóng sự phát thanh, truyền hình toàn quốc; liên hoan phim truyền hình, phát thanh về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung được phân công trong Kế hoạch này, định kỳ (6 tháng và hàng năm) sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ, ngành, cơ quan chủ trì các đề án và dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015 phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án; định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về Bộ Công an - Cơ quan thường trực phòng, chống tội phạm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm ở cơ quan, đơn vị, đồng thời có kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 09/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ.

4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện theo định kỳ và từng giai đoạn; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành chức năng, nhiệm vụ thành lập Ban Thường trực liên ngành giúp việc Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và các nội dung phân công trong Kế hoạch này.

5. Kinh phí chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch này của Chính phủ được bố trí từ nguồn kinh phí phòng, chống tội phạm hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 282/QD-TTg

Hanoi, February 24, 2011

 

DECISION

PROMULGATING THE PLAN ON IMPLEMENTATION OF THE POLITICAL BUREAU'S DIRECTIVE NO. 48/CT-TW OF OCTOBER 22, 2010, ON ENHANCING THE PARTY'S LEADERSHIP OVER CRIME PREVENTION AND COMBAT IN THE NEW SITUATION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau's Directive No. 48/CT-TW of October 22, 2010, on enhancing the Party's leadership over crime prevention and combat in the new situation;
At the proposal of the Minister of Public Security: - Head of Steering Committee 138/CP,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Plan on implementation of the Political Bureau's Directive No. 48/CT-TW of October 22, 2010. on enhancing the Party's leadership over crime prevention and combat in the new situation.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

PLAN ON IMPLEMENTATION OF THE POLITICAL BUREAU'S DIRECTIVE NO. 48/CT-TW OF OCTOBER 22, 2010, ON ENHANCING THE PARTY'S LEADERSHIP OVER CRIME PREVENTION AND COMBAT IN THE NEW SITUATION
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 282/QD-TTg of February 24, 2011)

On October 22, 2010, the Political Bureau of the Communist Party of Vietnam (the Xth National Congress) issued Directive No. 48/CT-TW on enhancing the Party's leadership over crime prevention and combat in the new situation. This Directive is very important to the entire Party and people as it sets forth guidelines for the achievement and performance of crime prevention and combat objectives, requirements and tasks to assure security and order in-the new situation. The Prime Minister issues the Plan on implementation of this Directive and continued implementation of Resolution No. 09/ NQ-CR and the national program on crime prevention and combat, as follows:

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

1. Objectives

a/ To institutionalize the Party's leadership of crime prevention and combat; to assure the Party's absolute and direct leadership and raise the effectiveness of the state management of security and order, contributing to perfecting mechanisms and policies on crime prevention and combat in the new situation;

b/ To raise the entire population's sense of law observance and respect and awareness about their duty to actively participate in the crime prevention and combat, building a healthy living environment and effectively serving the performance of socio-economic development tasks to achieve the goal of a prosperous people, a strong country and an equal, democratic and civilized society;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To mobilize all social resources, and bring into full play the combined strength of the entire political system and people for crime prevention and combat.

2. Requirements

a/ To organize the study, dissemination and thorough grasp of the Political Bureau's Directive No. 48/CT-TW of October 22, 2010, among -all ministries, committees, sectors, agencies, units and people in order to further raise the awareness and responsibility of Party Committees and administrations at all levels, social organizations, cadres, Party members and people for crime prevention and combat work; to improve the leadership and direction by Party Committees and administrations at all levels and mobilize the combined strength of people of all strata for this work;

b/ On the basis of correctly and adequately assessing the practical situation of crimes, crime prevention and combat results, causes of problems and limitations and lessons and experience drawn from 12 years' implementation of the Government's Resolution No. 09/NQ-CP on intensifying crime prevention and combat in the new situation, and the Prime Minister's Decision No. 138/1998/QD-TTg of July 31, 1998, approving the national program on crime prevention and combat, to further effectively implement schemes I, III and IV and other schemes and projects already approved by the Prime Minister. At the same time, to implement new schemes and projects which are of urgent and breakthrough nature in 2011 and during 2011-2015;

c/ To step up communication to raise the awareness of agencies, organizations, administrations at all levels and all people about the causes of and conditions for commission of crimes, consequences of crimes and the necessity to intensity crime prevention and combat in the new situation; to heighten the role and responsibility of communication, education and crime prevention agencies;

d/ To raise the effectiveness and efficiency of the state management of security and order and the effectiveness of crime preclusion and prevention. To concentrate efforts on promptly and strictly investigating, uncovering and handling crimes of all kinds, especially crimes against the national security, corruption, organized crimes, drug-related crimes, human trafficking and deception to misappropriate large-value state property, etc.

II. MAJOR TASKS

1. To organize thorough study and grasp of the Political Bureau's Directive No. 48/CT-TW of October 22, 2010, among agencies, committees and sectors at the central and local levels in order to unify their perception and action. To direct effective implementation of the Government's programs and plans on crime prevention and combat; to monitor, urge, inspect and supervise and settle difficulties and problems arising in the implementation of these programs and plans by agencies, organizations, units and localities; to properly perform the state management of security and order, and promptly address loopholes which may be taken advantage of by criminals.

2. To enhance the state management of such business lines and services prone to violations as online game service, violent video games, dance halls, cultural services and obscene video tapes and disks. To concentrate on directing the prevention and combat of some crimes which tend to rise, such as transnational crimes, hi-tech crimes, socially caused crimes, drug-related crimes, corruption crimes, environmental crimes, juvenile delinquencies, human trafficking, armed robbery, etc. To speed up the investigation and handling of major criminal cases which are of public concern; and to properly make criminal statistics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To strengthen crime prevention and combat organizations and forces for at all levels to properly and effectively perform their function of advising, directing, inspecting and performing crime prevention and combat; to adequately supply personnel for anti-crime forces at all levels, especially at the grassroots level; to work out plans on procurement of special-use equipment and vehicles for anti-crime task forces; to strengthen and heighten the leading role of these organizations and forces from the central to grassroots level. At the central level are the Steering Committee for Prevention and Combat of Crimes and Trafficking in Women and Children; and the National Committee for AIDS, Drug and Prostitution Prevention and Control, which is composed of a Deputy Prime Minister as its head, leaders of the Ministry of Public Security as standing members and leaders of concerned ministries, sectors and mass organizations as its members.

Ministries, sectors, agencies and mass organizations shall actively prevent, detect, promptly stop and strictly handle their cadres and Party members who cover up or tolerate crimes or show negative practices in the performance of the crime prevention and combat tasks.

5. To consider crime prevention and combat an important task which should be prioritized in the implementation of socio-economic development strategies in localities, especially in villages, hamlets, wards, communes and population quarters; to combine the implementation of the national program on crime prevention and combat with other socio-economic target programs on hunger eradication and poverty alleviation, employment, building of a new cultured lifestyle in population quarters, drug prevention and control, etc., thus contributing to doing away with the causes of crimes; to raise this work's social prevention effect. To specify crime prevention and combat tasks and measures for concentrated leadership and direction.

6. To step up the mobilization of all social resources for crime prevention and combat, renovate the contents and measures of communication and education of people of all strata about morality, healthy lifestyle, law observance and active participation in crime prevention and combat. To develop and perfect policies to encourage, commend and reward collectives and individuals that record merits in detecting and investigating crimes; and to protect individuals participating in crime prevention and combat and their families. To adopt adequate policies towards collectives and individuals who get wounded or killed or suffer from property damage while preventing and combating crimes.

7. The Government shall work out annual plans to make adequate investment from the slate budget in the national target program on crime prevention and combat, especially in grassroots areas and strategic localities and ministries and sensitive economic sectors, and at the same time devise plans to mobilize and make the best use of international aid and other lawful contributions of organizations, enterprises and individuals for crime prevention and combat work. To set up the crime prevention and combat fund to effectively support this work.

8. To step up scientific research and review crime prevention and combat work. To apply scientific, technical and technological advances to this work.

9. To expand cooperation with foreign countries and international organizations in the crime prevention and combat in order to effectively combat all crimes, especially organized transnational crimes, on the basis of judicial assistance agreements, treaties and national laws, and at the same time make the best use of foreign technical assistance to improve law enforcement institutions and capacity of law enforcers.

III. ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES

1. The Ministry of Public Security

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, studying, formulating and proposing to the Government for promulgation guidelines, policies and measures for crime prevention and combat in each period; to elaborate and submit to the Prime Minister for approval the national target program on crime prevention and combat during 2011-2015;

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court and concerned ministries and sectors in, elaborating and perfecting legal documents on crime prevention and combat. In the near future, to draft and propose to the National Assembly for promulgation the Anti-Terrorism Law, the Law on Use of Weapons and Supporting Tools in Crime Prevention and Combat and the Law on Protection of Witnesses; to elaborate and issue legal documents guiding the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Penal Code, the Criminal Procedure Code and the Regulation on assessment of the protection of national security and social order and safety maintenance for socio-economic development projects; to adopt policies on protection of individuals participating in crime prevention and combat and their families; to coordinate with other ministries and sectors in elaborating and perfecting legal documents on crime prevention and combat which are promulgated by these ministries and sectors;

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, departments, sectors and localities in, stepping up social prevention work, step by step doing away the causes of and conditions for commission and development of crimes, concentrating efforts on strongly combating and repressing crimes, especially organized crimes, transnational crimes, crimes involving foreign elements, hi-tech crimes, environmental crimes and juvenile delinquencies; to coordinate closely with these ministries, sectors and localities in detecting, investigating, prosecuting and strictly handling violations;

e/ To direct police offices at all levels in fully grasping the criminal situation, performing basic professional operations, raising the effectiveness of the state management of security and order, closely managing changes and movements in local populations in order to prevent criminals from taking advantage of these changes and movements to commit crimes, and stepping up the administrative reform; and coordinating with agencies, enterprises, families, schools and society in mobilizing mass organizations and people to actively participate in crime prevention and combat. To further raise the effectiveness of the movement "All the people participate in protecting the national security"; to consolidate and further build the people's security and security disposition, especially in strategic locations and sectors. To mobilize people to actively participate in attacking and repressing crimes and pursuing and arresting wanted criminals. To work out inter-disciplinary plans for coordinated crime prevention and combat in the youth, pupils and students; to build physical foundations for the management, education and reformation of offenders, detainees, persons held in custody or confined to educational facilities;

f/ To build strong and specialized forces to prevent and combat crimes, especially organized crimes, transnational crimes, serious crimes and particularly serious crimes. To assume the prime responsibility for reviewing Scheme III on prevention and combat of organized crimes, dangerous crimes and international crimes and Scheme IV on prevention and combat of crimes against children and juvenile delinquencies, and to study, elaborate and submit to the Government for approval schemes to meet the requirements of crime prevention and combat in the current period and in subsequent periods;

g/ To specifically guide the strengthening and consolidation of the steering committees for prevention and combat of crimes, drug addiction and social evils in provinces and centrally run cities into a sole steering committee to assure centralized and unified direction and avoid overlapping operations;

h/ To coordinate with the Vietnam Fatherland Front and mass organizations in mobilizing people to actively participate in crime prevention and repression; to review and widely apply effective models of crime prevention and combat;

i/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministries of Labor, War Invalids and Social Affairs; Health; and Education and Training in, properly organizing education and job training for prisoners and persons confined to educational facilities or reformatories; to organize review and evaluation of job-training models and widely apply effective models; to elaborate and issue documents on entitlements and policies for collectives and individuals who get wounded or killed or suffer from property damage while participating in crime prevention and combat;

j/ To direct police offices at all levels in closely coordinating with the functional forces of the Ministry of National Defense (the Border Guards and the Marine Police) in the prevention and combat of crimes in border and sea areas; to continue implementing regulations on coordinated performance of tasks jointly issued by the two ministries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To direct the Border Guards and the Marine Police in assuming the prime responsibility for, and coordinating with the public security force and other sectors in, performing the crime prevention and combat tasks under law; to raise the effectiveness of the prevention and combat of crimes, especially organized crimes, dangerous crimes, illegal drug trading and transportation, human trafficking and smuggling in localities under their management, border areas, sea areas and islands; to renovate the coordinated communication among and mobilization of local people in order to raise their awareness about crime prevention and combat and the sense of law observance and promote their active participation in crime prevention and combat in these localities;

b/ To coordinate with ministries, sectors and provincial-level People's Committees in implementing socio economic development schemes, stabilizing and improving material and spiritual life of inhabitants of border and sea areas and islands.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Health and concerned ministries and sectors in, organizing job training, detoxification and rehabilitation for drug addicts currently undergoing detoxification at education-labor-social relief centers or medical establishments;

b/ To review and evaluate effective job-training models nationwide for wide application; to coordinate with administrations at all levels and all sectors in creating jobs and reducing unemployment rate, especially for the youth;

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in, elaborating and proposing to the Government for promulgation documents on entitlements for and policies to support collectives and individuals who get wounded or killed or suffer from property damage while participating in crime prevention and combat;

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, performing other assigned tasks related to crime prevention and combat;

e/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Committee for Ethnic Minorities, concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, elaborating and effectively implementing the programs on hunger eradication and poverty alleviation.

4. The Ministry of Planning and Investment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and functional sectors in, mobilizing domestic and international resources for crime prevention and combat;

c/ To coordinate with the Ministry of Public Security in guiding other ministries and sectors in formulating, appraising, approving and implementing schemes and projects under the national target program on crime prevention and combat during 2011-2015; to inspect, supervise and evaluate the implementation of this program.

5. The Ministry of Finance

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, proposing annual budget allocations (regular funding) for the national target program on crime prevention and combat;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, guiding the application of an appropriate financial management mechanism and concurrently inspecting, supervising and reporting to the Prime Minister on the use of funds allocated for crime prevention and combat;

c/ To direct the General Department of Customs in taking inspection and control measures to detect, slop and arrest criminals in localities under customs management and control;

d/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Public Security and concerned ministries and sectors in, elaborating and submitting to the Prime Minister for issuance a decision to set up a crime prevention and combat fund; to guide the management and use of this fund.

6. The Ministry of Education and Training

a/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors in, elaborating and implementing plans on coordination and regulations on management of pupils, students and teachers in schools, preventing them from committing violations and social evils; and at the same time, to step up public information and education about morality, healthy lifestyle, prevention and combat of crimes and violence in schools, and build a healthy educational environment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The Ministry of Justice

a/ To coordinate with the Ministries of Public Security; Home Affairs; and Labor, War Invalids and Social Affairs, and concerned ministries and sectors in further building and perfecting the system of legal documents on crime prevention and combat; to assume the prime responsibility for, and coordinate with these ministries and sectors in drafting and finalizing the Law on Human Trafficking Prevention and Combat before submitting it to the National Assembly for passage, and elaborating documents guiding the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Penal Code as assigned;

b/ To discharge the responsibilities of the standing body of the Government's Council for Law Dissemination and Education; to coordinate with the Ministry of Public Security and concerned ministries and sectors in organizing law propaganda, dissemination and education in all regions and areas and among people of all strata, especially inhabitants in deep-lying and remote areas and persons with criminal records.

8. The Ministry of Agriculture and Rural Development

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Committee for Ethnic Minorities, concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, elaborating and effectively implementing the programs, plans and projects on development of agriculture, forestry and fishery, building of a new countryside, restructuring of crops and livestock in areas in which inhabitants used to grow narcotic-bearing plants in order to stabilize and raising the living standards for inhabitants in highland, deep-lying or remote areas;

b/ To coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Committee for Ethnic Minorities, concerned ministries and sectors and provincial level People's Committees in elaborating and effectively implementing the programs on hunger eradication and poverty alleviation.

9. The Ministry of Health

a/ To assume the prime responsibility for AIDS prevention and control, coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in preventing and combating prostitution, and take the initiative in elaborating and submitting to the Government for promulgation documents guiding the process of detoxification for drug addicts, especially those addicted to synthetic drugs;

b/ To review and assess therapies for drug detoxification; to research, prove and provide instructions for using remedies for hunger for drugs and drug detoxicants;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. The Ministry of Industry and Trade

a/ To take the initiative in preventing, detecting and combating violations in export and import activities, and trade frauds; to assure quality of products and goods, protect consumer interests and combat infringements of industrial property rights;

b/ To study measures to guarantee benefits of Vietnamese enterprises in the process of international economic and commercial integration in compliance with international law and laws of partner countries;

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, properly providing the services of supplying, selling and processing products of farmers as a result of the implementation of the crop and livestock restructuring programs and schemes.

11. The Ministry of Information and Communications

a/ To direct the consolidation and development of the contingent of legal affairs reporters and editors of the central and local mass media; to increase lime volume for crime prevention and combat broadcasts of central and local television and radio stations; to regularly train those reporters and editors in law knowledge and journalism in order, to assure truthful public information on the Party's line and policies and the State's laws on crime prevention and combat. To direct information as well as the development, improvement and maintenance of specialized pages and. columns of newspapers, broadcasting stations and newswires to disseminate the law on crime prevention and combat;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and concerned ministries and sectors in, closely and effectively controlling net information; to coordinate with other ministries and sectors in assuring information security and taking measures to prevent acts of taking advantage of the cyber space to infringe Upon the national security and social order and safety,

12. The Ministry of Construction

a/ To prevent negative practices and acts of corruption in capital construction and urban development planning; to strictly handle wrongdoings and violations in these domains;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. The Ministry of Culture, Sports and Tourism

To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and relevant mass organizations in, stepping up cultural, artistic, physical training, sport and tourist activities combined with the building of cultured lifestyles in agencies, organizations, units, schools, population quarters and families, thereby contributing to preventing and combating crimes and other social evils; to enhance close management, inspection and control of cultural services to prevent crimes and other social evils.

14. The Ministry of Transport

a/ To propagate the law on and work of crime prevention and combat among workers and employees in the transport sector and other related sectors, road users and inhabitants in the vicinity of stations, terminals, ports, etc;

b/ To take the initiative in coordinating with the public security force in organizing patrol and control in major stations, storing yards, ports and transport routes in order to promptly detect and prevent acts of taking advantage of transport activities to commit crimes;

c/ To study and organize scientific observance of traffic and transport information and signaling rules, especially in urban centers and strategic areas, to prevent crimes in transport activities;

d/ To regularly and closely coordinate with the public security force in detecting, combating and repressing acts of taking advantage of Transport vehicles and routes and places in which transport vehicles operate to commit crimes, especially national railways, trunk roads, major seaports and airways.

15. The Committee for Ethnic Minorities

To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Justice in studying, proposing and implementing policies on restructuring or replacing crops and plants to achieve higher economic efficiency; to coordinate with ministries, sectors and provincial-level People's Committees in stepping up the dissemination of and education about the law on prevention and combat of crimes, drug addiction and social evils in ethnic minority and mountainous areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministries of Public Security; National Defense; Finance; and Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Government Inspectorate in, elaborating regulations on disciplining of cadres, civil servants and public employees for their involvement in crimes or joint responsibility when their spouses or children are examined for penal liability;

b/ To coordinate with the Ministries of Public Security; National Defense; and Finance in reorganizing and assuring sufficient cadres and civil servants directly engaged in crime prevention and combat;

c/ To coordinate with the Ministries of Public Security; National Defense; Finance; and Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding other ministries, sectors, provinces and centrally run cities in strengthening the organization of and employing more cadres to monitor and perform crime prevention and combat work in all sectors and administrations at all levels, especially in strategic communes, wards and townships with complicated crime developments, according to their decentralized personnel management responsibilities.

17. The Ministry of Science and Technology

To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and provincial-level People's Committees in. stepping up scientific research and application of technological and scientific advances to crime prevention and combat work, especially in intellectual property, standardization, metrology and quality control, atomic energy, radiation and nuclear safety under law.

18. The Ministry of Foreign Affairs

To coordinate with the Ministries of Public Security; National Defense, concerned ministries and sectors, and provincial-level People's Committees in elaborating programs on external affairs activities, expansion of cooperation with foreign countries and international organizations in crime prevention and combat, especially bordering countries, countries with many Vietnamese people and countries experienced in crime prevention and combat, in order to intensify the coordinated combat of transnational crimes, pursuit and arrest of internationally wanted criminals and step up judicial cooperation and assistance and extradition of criminals.

19. The Ministry of Natural Resources and Environment

a/ To take part in formulating strategies and policies on national defense, security and foreign affairs related to the national sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of Vietnam over its sea areas and islands;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20. The Government Office

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and related ministries and sectors in, assisting Government Steering Committee 138 in guiding, directing, inspecting, urging and monitoring the implementation of Decision No. 138; to propose integrated and combined implementation of programs and plans on and use of resources for crime prevention and combat according to general requirements and objectives; to assist Government Steering Committee 138 in directing and coordinating crime prevention and combat activities of ministries, sectors and mass organizations and summarizing and reporting on crime prevention and combat work to the Prime Minister.

21. The Government Inspectorate

To properly inspect, examine, prevent and stop violations of law and prevent and combat corruption, smuggling and other violations. To concentrate efforts on inspecting key sectors, areas, programs and projects prone to crimes, especially corruption. To coordinate with the Ministry of Public Security and other law enforcement agencies in inspecting and examining the law observance by ministries, sectors and localities.

22. The State Bank of Vietnam

To assume the prime responsibility for studying and elaborating documents to direct and guide the entire banking system; to coordinate with the Ministry of Public Security, concerned ministries, sectors and localities in studying, elaborating, approving and implementing the scheme on prevention and combat of crimes in credit and banking operations; to coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Finance in preventing crimes in the management of financial, credit and banking operations and money laundering.

23. Provincial-level People's Committees

a/ To advise provincial or municipal Party Committees on elaborating and issuing resolutions and directives of these Committees' Executive Boards on the implementation of Directive No. 48/CT-TW in their localities; to formulaic specific programs of action or plans on the implementation of programs or resolutions of provincial or municipal Party Committees; to direct lower-level People's Committees in advising and assisting Party Committees at the same level in properly implementing the Political Bureau's Directive No. 48/CT-TW and directing documents of provincial-level Party Committees;

b/ To specify crime prevention and combat task set in Directive No. 48/CT-TW and the Government's implementation plan and include them in their annual and periodical socio-economic development plans; to consider crime prevention and combat an important task in their socio-economic development and security and defense strategies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To coordinate with concerned ministries and sectors in effectively implementing the schemes and projects under the national target program on crime prevention and combat through 2015 and subsequent periods; to integrate these schemes and projects with programs, resources and projects under their management; to mobilize local resources to support the implementation of the program;

c/ To seriously observe the content of Directive No. 48/CT-TW on the responsibility of officials and Party members for crime prevention and combat and handle these persons for their joint liability in crime prevention and combat work.

24. The Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court shall work out their plans on implementation of the Regulation on working coordination between the Government and these agencies (promulgated together with Joint Resolution No. 15/NQLT-CP-TANDTC-VKSNDTC of March 31, 2010) in elaborating and perfecting legal documents on crime prevention and combat, and proposing the National Assembly Standing Committee to interpret laws; take the initiative in guiding the application of criminal and criminal procedure laws to the investigation, prosecution and trial of crimes. At the same time, these agencies shall closely coordinate with the Ministry of Public Security and the Government-attached functional agencies in directing and stepping up crime prevention and combat, especially the prompt and strict investigation, prosecution and trial of crimes of all kinds.

25. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall elaborate programs of action and coordinate with one another in widely spreading typical models and examples in the crime prevention and combat movement; and further effectively perform crime prevention and combat work combined with the movement "All the people unite to build a cultured life in population quarters."

Socio-political organizations and mass organizations shall actively coordinate with ministries, sectors and localities in properly performing their tasks and satisfying the requirements set forth in Directive No. 48/CT-TW.

- The Central Committee of the Vietnam War Veterans' Association shall direct its chapters at all levels in coordinating with task forces in preventing and combating crimes, with mass organizations in conducting public information work to prevent and stop crimes, and at the same time educate and help criminals rehabilitate and integrate themselves into the community. To review and widely spread effective models and good examples of crime prevention and combat in its association, contributing to maintaining social security, order and safety in population quarters.

- The Central Committee of the Vietnam Women's Union shall actively participate in crime prevention and combating, detecting and denouncing crimes; continue coordinating with the Ministry of Public Security in implementing Joint Resolution No. 01 on management and education of children by their families to keep them away from crimes and social evils with diversified and appropriate activities and forms; actively support women in developing family-based economy and building prosperous, equal and happy families.

- The Central Committee of the Vietnam Peasants" Association shall communicate and mobilize its cadres and members to actively participate in crime prevention and combat, detecting and denouncing criminals; persuade criminals to turn themselves in; manage, educate and turn criminals in population communities into good citizens useful for society, and maintain security and order in rural areas; promptly uncover and settle disputes among rural population; mobilize peasants to actively emulate in. production and unite and help one another in eradicating hunger, alleviating poverty and lawfully getting rich, and step up the movement "Building cultured farmer families at grassroots level".

- The Vietnam General Confederation of Labor shall educate officials, workers, employees and laborers to raise their sense of law observance; organize the signing of commitments and accords on emulation to build safe agencies, units or enterprises up to security and order requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Vietnam Elderly People's Association shall continue implementing the program of action for coordinated crime prevention and combat it has signed with the Ministry of Public Security; guide its chapters in effectively organizing crime prevention and combat activities.

26. Vietnam Television, Voice of Vietnam and press agencies shall step up public information and communication in diversified forms with pervasive effects on people of all strata; coordinate with functional agencies in formulating programs on broadcasting or publishing news, articles and reportages for the law education purpose, on crime prevention and combat and publicizing good examples, models and experience in crime prevention and combat; warn danger and take precautions against criminals' tricks and plots; and organize national , contests of radio or television reportages and festivals of television films and radio broadcasts about the prevention and combat of crimes and social evils.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall direct proper performance of their assigned tasks and jobs to achieve the objectives and requirements set forth in this Plan, and biannually and annually review and report on the plan implementation to the Ministry of Public Security for summarization and reporting to the Prime Minister.

2. Ministries, sectors and agencies in charge of schemes and projects under the national target program on crime prevention and combat during 2011-2015 shall coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in elaborating, appraising, approving and effectively implementing these schemes and projects; and periodically reporting on implementation progress and results to the Ministry of Public Security - the crime prevention and combat standing body, for summarization and reporting to the Prime Minister.

3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall base themselves on their functions and tasks to take the initiative in taking anti-crime measures in their attached agencies and units and to devise plans on coordination with concerned agencies in seriously implementing the Political Bureau's Directive No. 48/CT-TW, the Government's Resolution No. 09/NQ-CP and the national target program on crime prevention and combat.

4. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors, provinces and centrally run cities in, implementing this plan; organizing regular and periodical reviews of implementation results; summarizing and reporting them to the Prime Minister; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and concerned ministries and sectors in, elaborating and issuing documents establishing the Inter-Disciplinary Standing Committee to assist (he Prime Minister and the National Steering Committee for Prevention and Combat of Crimes and Trafficking in Women and Children, and defining their functions and tasks; monitor, inspect, urge and direct the implementation of the Political Bureau's Directive and tasks assigned to them in this Plan.

5. Funds for directing and organizing the implementation of this Plan shall be allocated from annual crime prevention and combat budgets of ministries, sectors and localities.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.195

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.214.185
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!