Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2024 kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 194/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 23/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo

Ngày 23/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 194/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo

Xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo là một trong những nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cụ thể:

- Nội dung hành động: Xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ.

- Hành động cụ thể cần thực hiện:

+ Xây dựng khung pháp lý đối với VAs và VASPs (tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo) và chứng minh việc thực thi khung pháp lý đó, bao gồm: (i) nâng cao hiểu biết của cơ quan quản lý, giám sát hiểu rõ rủi ro trong Iĩnh vực này; (ii) đào tạo, phổ biến nâng cao hiểu biết, nghĩa vụ của VASP về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL.

+ Có các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính và các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thời hạn: Tháng 5/2025

Trách nhiệm thực hiện Kế hoạch hành động tại Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2024

Trách nhiệm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền về các nhiệm vụ được giao.

Đầu mối theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền/tài trợ khủng bố/tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL).

Trước các ngày 01 tháng 3, 01 tháng 6, 01 tháng 9 và 01 tháng 12 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp thông tin, số liệu, tài liệu từ các bộ, ngành liên quan để xây dựng báo cáo đúng quy định, đảm bảo lợi ích quốc gia, gửi cho FATF (và gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo).

- Các bộ, ngành liên quan 

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền về các nhiệm vụ được giao.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện hành động được giao tại Kế hoạch này và gửi thông tin, số liệu, tài liệu báo cáo định kỳ nêu trên cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kết quả triển khai thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi báo cáo cho FATF.

Xem chi tiết tại Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 23/02/2024.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, TÀI TRỢ KHỦNG BỐ VÀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về phòng, chng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

Căn cứ Quyết định s941/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Thtướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia v phòng, chng rửa tiền, tài trợ khủng bvà tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đnghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 13/TTr-NHNN ngày 20 tháng 02 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đng;
- Văn phòng Chtịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, NC, QHQT, PL;
- Lưu: VT, KTTH (2). M.Cường.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, TÀI TRỢ KHỦNG BỐ VÀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT
(Kèm theo Quyết định số: 194/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Triển khai thực hiện và hoàn thành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF), sớm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách rà soát tăng cường (Danh sách Xám) trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia.

II. HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

(Theo Phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí

Các bộ, ngành có liên quan chủ động lập dự toán chi phí thực hiện các công việc được giao và đưa vào dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị.

2. Trách nhiệm thực hiện

a) Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền về các nhiệm vụ được giao.

Đầu mối theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền/tài trợ khủng bố/tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL).

Trước các ngày 01 tháng 3, 01 tháng 6, 01 tháng 9 và 01 tháng 12 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp thông tin, số liệu, tài liệu từ các bộ, ngành liên quan để xây dựng báo cáo đúng quy định, đảm bảo lợi ích quốc gia, gửi cho FATF (và gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo).

b) Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đo phòng, chống rửa tiền về các nhiệm vụ được giao.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện hành động được giao tại Kế hoạch này và gửi thông tin, số liệu, tài liệu báo cáo định kỳ nêu trên cho Ngân hàng Nhà nước Vit Nam về kết quả triển khai thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi báo cáo cho FATF.

3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao triển khai, thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, TÀI TRỢ KHỦNG BỐ, TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số: 194/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Nội dung hành động

Thời hạn

Hành động cụ thể cần thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Hành động 1: Chứng minh rằng các cơ quan có thẩm quyền đã nâng cao hiểu biết về rủi ro rửa tiền/tài trợ khủng bố (RT/TTKB) và đang thực hiện các hành động để giảm thiểu rủi ro thông qua các chiến lược và chính sách phòng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố (PCRT/TTKB)

Tháng 9/2024

- Ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đào tạo thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức về rủi ro RT/TTKB/TTPBVKHDHL cho các cơ quan có thẩm quyền. Cung cấp thông tin, số liệu (các hội thảo, khóa đào tạo, thành phần, số lượng người tham dự, tài liệu phổ biến, đào tạo...) chứng minh các cơ quan có thẩm quyền đã được đào tạo và nâng cao nhận thức về rủi ro RT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách/kế hoạch hành động cấp bộ, ngành nhằm giảm thiểu rủi ro về rửa tiền trên cơ sở Kế hoạch hành động quốc gia giải quyết rủi ro về RT/TTKB/TTPBVKHDHL giai đoạn 2023 - 2028.

- Xây dựng cơ chế giám sát và thực hiện việc giám sát đối với việc triển khai kế hoạch hành động cấp bộ, ngành nhằm giảm thiểu rủi ro về RT/TTKB/TTPBVKHDHL, trong đó bao gồm việc theo dõi, giám sát đối với việc thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về rủi ro RT/TTKB/TTPBVKHDHL cho các cơ quan có thẩm quyền.

- Cung cấp thông tin, số liệu chứng minh các cơ quan có thẩm quyền đã triển khai thực hiện trên thực tế các hành động để giảm thiểu rủi ro về RT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Các bộ, ngành:

+ Triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động quốc gia giảm thiểu rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố tại bộ, ngành mình.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện thêm đánh giá rủi ro đối với các tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao được xác định trong Báo cáo đánh giá đa phương (Báo cáo ĐGĐP), như tội phạm môi trường và tội lạm dụng tình dục.

- Hoàn thành đánh giá rủi ro ngành về rửa tiền trong lĩnh vực casino, kinh doanh trò chơi có thưởng, tài sản ảo, pháp nhân và thỏa thuận pháp lý.

- Chứng minh các đánh giá rủi ro sử dụng phương pháp luận toàn diện và thông tin đầu vào phù hợp: Nguồn thông tin đa dạng bao gồm Báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR), số liệu tội phạm, phân tích tình báo, phân tích chiến lược, nghiên cứu báo cáo trong nước và quốc tế, đặc biệt có sự tham gia của khu vực tư nhân.

- Báo cáo về việc thực hiện đánh giá rủi ro về tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN);

- Đánh giá rủi ro quốc gia về TTKB: Bộ Công an;

- Đánh giá rủi ro về TTPBVKHDHL: Bộ Quốc Phòng.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có kế hoạch cụ thể đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như liên quan đến sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, sử dụng vàng để mua bán bất động sản, tham nhũng. Theo đó, cần tập trung phân phối nguồn lực (thành lập tổ, đội, điều tra tội rửa tiền và điều tra tội phạm nguồn có rủi ro cao).

- Kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế: NHNN;

- Kế hoạch liên quan đến sử dụng vàng để mua bán bất động sản: Bộ Xây dựng;

- Điều tra tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao: Bộ Công an.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ Công an liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các công việc Bộ Công an đã và đang triển khai nhằm tập trung vào tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

- Điều tra tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao: Bộ Công an.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Chia sẻ kết quả đánh giá rủi ro RT/TTKB/TTPBVKHDHL với các quốc gia khác.

- Tăng cường hệ thống công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu các rủi ro đã được xác định (nâng cao chất lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ, thông tin tình báo tài chính kịp thời và chất lượng, tăng cường sự phối hợp và phản hồi...).

NHNN

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 2: Chứng minh việc hợp tác, phối hợp và liên lạc hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan về RT/TTKB (VD: giữa các cơ quan thực thi pháp luật, giữa Cục PCRT và các cơ quan thực thi pháp luật, giữa các cơ quan giám sát) ở cấp độ hoạt động

Tháng 9/2024

- Nâng cao công tác phối hợp giữa các các cơ quan liên quan về phòng, chống rửa tiền (giữa các cơ quan thực thi pháp luật, giữa Cục Phòng, chống rửa tiền (Cục PCRT) với các cơ quan thực thi pháp luật, giữa Cục PCRT với các cơ quan thanh tra, giám sát), trong đó cung cấp thông tin, số liệu về hợp tác, phối hợp, chia sẻ thông tin thường xuyên giữa các cơ quan có thẩm quyền về RT/TTKB. Cung cấp một vài vụ việc cụ thể để chứng minh tính hiệu quả của việc trao đổi thông tin.

- Có cơ chế để điều phối ở cấp thực thi (khác với cơ chế phối hợp ở cấp chính sách/cấp cao).

- Đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, thông suốt giữa các cơ quan có thẩm quyền như giữa các cơ quan thực thi pháp luật, Cục PCRT và các cơ quan thanh tra, giám sát.

- Tăng cường ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với nước ngoài, đặc biệt là các nước có rủi ro cao về tội rửa tiền, tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Kết quả cụ thể:

- Chứng minh Việt Nam có khả năng hợp tác và phối hợp hiệu quả ở cấp kỹ thuật. Theo đó, đưa ra các ví dụ hợp tác, phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung đối với các loại tội phạm có rủi ro cao giữa các cơ quan thực thi pháp luật chủ chốt và giữa các cơ quan thanh tra trong cấp phép, thanh tra, giám sát các lĩnh vực có rủi ro cao về RT/TTKB.

- Xác định các khó khăn trong công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến PCRT/TTKB và đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn đó.

Tòa án nhân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; NHNN; Bộ Công an (theo chức năng, nhiệm vụ được giao); Bộ Quốc phòng (theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ về rửa tiền/tài trợ khủng bố).

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 3: Tăng cường hợp tác chính thức (dẫn độ và tương trợ tư pháp đa phương) và hợp tác không chính thức (của các cơ quan thực thi pháp luật và FIU) với các đối tác nước ngoài bằng cách:

- Cung cấp mang tính xây dựng và chủ động tìm kiếm hợp tác liên quan đến tội phạm và tài sản của chúng (phù hợp với mức độ rủi ro của Việt Nam)

- Đảm bo các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm các cơ quan trung ương, được cung cấp nguồn lực phù hợp để thực hiện hợp tác quốc tế, và

- Theo đuổi các thỏa thuận/thỏa thuận với nhiều cơ quan đối tác nước ngoài nhất có thể trong phạm vi của mình để tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế.

Tháng 9/2024

- Xây dựng cơ sở/quy trình ưu tiên trong việc thực hiện hợp tác quốc tế (ký kết các hiệp định, thỏa thuận với đối tác nước ngoài, trao đổi thông tin tình báo tài chính, gửi các yêu cầu hợp tác quốc tế chính thức và không chính thức...).

- Tăng cường hợp tác chính thức và không chính thức đối với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là tăng cường hợp tác trong các vấn đề liên quan đến tội phạm và tài sản.

- Cần phân bổ đủ nguồn lực cho cơ quan có thẩm quyền hợp tác trong quá trình thực thi.

- Có kế hoạch và triển khai việc thu thập, tổng hợp số liệu về số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp (MLA) đến/đi; số lượng yêu cầu hợp tác không chính thức đến/đi; số lượng các cuộc đào tạo điều tra viên/kiểm sát viên.

- Các cơ quan thanh tra, giám sát đối tượng báo cáo đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát nước ngoài.

Kết quả cụ thể:

- Tăng nguồn lực (số lượng cán bộ, tài chính,...) cho các cơ quan chủ chốt thực hiện dẫn độ và tương trợ tư pháp (Bộ Công an và VKSNDTC) và có kế hoạch và tổ chức đào tạo để các cán bộ này đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác hợp tác quốc tế.

- Cần xác định danh mục các quốc gia có rủi ro cao để làm cơ scho việc ưu tiên các trường hợp dẫn độ và tương trợ tư pháp liên quan đến rửa tiền, phù hợp với hsơ rủi ro của Việt Nam về rửa tiền xuyên biên giới.

- Tăng cường đào tạo về hợp tác quốc tế cho các điều tra viên và kiểm sát viên (để nắm bắt các kênh hợp tác quốc tế sẵn có, đồng thời, tăng số lượng tương trợ tư pháp đến và đi).

- Trình bày các ví dụ thành công về hợp tác không chính thức trong thu hồi, tịch thu tài sản (ví dụ thông qua Mạng lưới liên cơ quan thu hồi tài sản Khu vực châu Á - Thái Bình Dương - ARIN - AP).

- Cần xác định danh mục các quốc gia/lĩnh vực có rủi ro cao để làm cơ sở cho việc ưu tiên:

+ Tăng cường hợp tác giữa các FIU, đặc biệt đối với các lĩnh vực có rủi ro cao cung cấp bằng chứng việc các cơ quan có thẩm quyền sẽ nhanh chóng cung cấp thông tin tình báo đối với tội rửa tiền, tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố với các đối tác nước ngoài.

+ Tăng cường ký các Biên bản ghi nh(MOU).

Bộ Công an; VKSNDTC; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; NHNN (theo chức năng, nhiệm vụ được giao).

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 4: Chứng minh hiệu quả của việc giám sát các FI và DNFBP về PCRT/TTKB trên cơ sở rủi ro thông qua các cuộc thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa và các biện pháp thực thi.

Tháng 1/2025

- Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quản lý và đưa ra các bằng chứng đã áp dụng phương pháp giám sát đó.

+ Cách sử dụng thông tin được thu thập từ tổ chức tài chính (FIs) và cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan (DNFBPs) để ưu tiên đánh giá dựa trên rủi ro.

+ Việc sử dụng một loạt các biện pháp giám sát, bao gồm các biện pháp thực thi, để cải thiện sự tuân thủ của các FIs và DNFBPs.

+ Cách ngăn chặn tội phạm và đồng phạm của chúng nắm giữ hoặc kiểm soát FIs và DNFBPs.

- Hiệu quả của công tác giám sát có thể được thể hiện thông qua:

+ Các hành động do FI và DNFBP thực hiện để tăng cường các chương trình chống RT/TTKB.

+ Báo cáo STR có chất lượng ngày càng tốt hơn.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB áp dụng cho tất cả đối tượng báo cáo (FI và DNFBP) và có bằng chứng chứng minh việc thực hiện các kế hoạch này.

- Chứng minh việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác về triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB.

NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công Thương (theo chức năng, lĩnh vực quản lý đối tượng báo cáo).

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 5: Thực hiện hành động để giải quyết những thiếu hụt liên quan đến khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về:

- Các quy định và yêu cầu giám sát FI, DNFBP về PCRT/TTKB;

- Các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là đối với các KN: 10, 11, 12, 16, 20 thuộc bộ chuẩn mực của FATF.

Tháng 5/2024

- Giải quyết các thiếu hụt tuân thủ kỹ thuật liên quan đến khuôn khổ pháp lý và giám sát về FIs (tổ chức tài chính) và DNFBPs (cá nhân tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính chỉ định), bao gồm Khuyến nghị số 26, 27, 28, 35 thuộc bộ chuẩn mực của FATF.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để giải quyết các thiếu hụt về biện pháp phòng ngừa (Khuyến nghị 10 - 23 thuộc bộ chuẩn mực của FATF).

Kết quả cụ thể:

- Tập trung vào các khuyến nghị 10, 11, 12, 16, 20 thuộc bộ chuẩn mực của FATF với các thiếu hụt đã được xác định trong Báo cáo của Nhóm rà soát chung (Nhóm JG) và Báo cáo ĐGĐP.

- Đưa ra các bằng chứng đi với việc thực thi áp dụng các điều khoản trong Luật PCRT 2022.

- Bổ sung các chế tài xử lý hoặc tăng hình phạt đối với việc không tuân thủ PCRT/TTKB.

- Đưa ra các yêu cầu về điều kiện cần và đủ cần được nâng cao để giải quyết các thiếu hụt tuân thủ kỹ thuật cũng như phòng ngừa tội phạm đối với việc nắm giữ và điều khiển các FIs hoặc DNFPBs (ưu tiên đối với các lĩnh vực có rủi ro cao).

- Có quy định giám sát đối với việc tuân thủ các yêu cầu chống TTKB vi FIs và DNFPBs.

- Có cách thức thông báo những thay đổi về quy định pháp luật cho các đối tượng báo cáo để họ hiểu nghĩa vụ PCRT/TTKB của mình.

NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công Thương. (theo chức năng và lĩnh vực quản lý đối tượng báo cáo).

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 6: Xây dựng khung pháp lý đcấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đm bảo tuân thủ.

Tháng 5/2025

- Xây dựng khung pháp lý đối với VAs và VASPs (tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản o) và chứng minh việc thực thi khung pháp lý đó, bao gồm: (i) nâng cao hiểu biết của cơ quan quản lý, giám sát hiểu rõ rủi ro trong Iĩnh vực này; (ii) đào tạo, phổ biến nâng cao hiểu biết, nghĩa vụ của VASP về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Có các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

Bộ Tài chính và các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 7: Tiến hành các hoạt động tiếp cận và cung cấp hướng dẫn cho khu vực tư nhân về kết quả NRA, đánh giá rủi ro ngành và các nghĩa vụ PCRT/TTKB (bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính mục tiêu và báo cáo giao dịch đáng ngờ), trong đó tập trung vào các ngành có rủi ro cao hơn.

Tháng 01/2025

- Các hoạt động tiếp cận cơ bản cần bao gồm các nội dung: phổ biến kết quả NRA; đánh giá rủi ro ngành; nghĩa vụ PCRT/TTKB.

- Các hoạt động tiếp cận đối với khu vực tư nhân thông qua các hoạt động tiếp cận cộng đồng (đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức) và cung cấp tài liệu hướng dẫn.

- Cần tập trung tiếp cận các khu vực có rủi ro cao theo đánh giá.

Kết quả cụ thể:

- Các cơ quan giám sát cần hỗ trợ các đối tượng báo cáo thông qua: (i) phát hiện các rủi ro; (ii) chỉ định các biện pháp phù hợp để giảm thiểu các rủi ro đó; (iii) hướng dẫn thực hiện phương pháp tiếp cận trên cơ sở rủi ro khi áp dụng các bin pháp phòng ngừa.

- Cần duy trì liên lạc và trao đi với các đối tượng báo cáo thông qua: (i) thiết lập kênh liên lạc cụ thể theo ngành; (ii) tập trung vào ngành có rủi ro cao; (iii) sự tham gia của các hiệp hội lớn và/hoặc các cơ quan tự quản trong các ngành có rủi ro cao; (iv) chia sẻ kết quả phân tích và bài học điển hình.

NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ; Bộ Công Thương (theo chức năng và lĩnh vực quản lý đối tượng báo cáo).

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 8: Xây dựng cơ chế cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền truy cập kịp thời vào các thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật về chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân (và thỏa thuận pháp lý nếu phù hợp) và áp dụng các biện pháp xử lý một cách phù hợp, hiệu quả, tương xứng và có tính chất răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Tháng 5/2025

- Thiết lập cơ chế thu thập, cập nhật lưu trữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi có liên quan đến tất cả các pháp nhân và thỏa thuận pháp lý (bao gồm cả pháp nhân phi thương mại và thỏa thuận pháp lý nước ngoài). Trong đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định về chủ sở hữu hưởng lợi tại Luật Doanh nghiệp.

- Phạm vi hiểu biết về các pháp nhân và thỏa thuận pháp lý cần phải đầy đủ và rõ ràng để đảm bảo thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi được thu thập từ tất c các pháp nhân có liên quan.

- Cần có sự tham gia của khu vực tư nhân (thông qua đào tạo và nâng cao nhận thức) để đảm bảo cơ chế cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về chủ sở hữu hưởng lợi.

- Có các bằng chứng về việc thông tin chủ sở hữu hưởng lợi đã được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan giám sát).

- Có các bng chứng về việc áp dụng các hình phạt hiệu quả, tương xứng và các tính răn đe trong trường hợp vi phạm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 9: Việt Nam cần đảm bảo và thể hiện sự độc lập và tự chủ của Cục Phòng, chống rửa tiền (PCRT), bao gồm:

- Chức năng phân tích và chuyển giao thông tin

- Phân bổ đầy đủ nguồn lực (cả về nhân sự và tài chính), và

- Theo đuổi các thỏa thuận và tham gia độc lập trong việc trao đổi thông tin hoặc nằm trong cơ cấu tổ chức của NHNN hoặc với tư cách là một cơ quan độc lập

Tháng 9/2024

- Có cơ sở pháp lý/hành chính rõ ràng chứng minh Cục PCRT (FIU) độc lập/tự chủ trong tổ chức triển khai hoạt động.

+ Khẩn trương xây dựng và trình ban hành Nghị định sa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng, chng rửa tiền.

+ Xây dựng và ban hành các văn bản quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục PCRT trong đó có các quy định đảm bảo tính độc lập, tự chủ của FIU.

+ Quy định rõ trong Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của Cục PCRT việc Cục trưởng Cục PCRT (hoặc Thống đốc có văn bản ủy quyền cho Cục trưởng Cục PCRT):

(i) có thẩm quyền trong việc thu thập, phân tích, chuyển giao thông tin tình báo cho các cơ quan có thẩm quyền;

(ii) có thẩm quyền ký kết các MOU với đối tác trong nước và quốc tế, đặc biệt là FIU quốc tế.

- Chứng minh Cục PCRT thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng một cách độc lập thông qua các bằng chứng liên quan đến:

+ Cục PCRT độc lập, tự chủ trong hoạt động thu thập, phân tích, chuyển giao thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền.

+ Cục PCRT được phân bổ nguồn lực (nhân sự, Công nghệ thông tin và tài chính) đầy đủ để có thể thực hiện tốt chức năng cốt lõi của FIU.

+ Có các thỏa thuận/Biên bản ghi nhớ (MOU) chia sẻ thông tin được ký bởi Cục trưởng Cục PCRT, trong đó bao gồm cả các thỏa thuận quốc tế nhằm mục tiêu ngăn chặn hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.

+ Gia nhập Nhóm các đơn vị tình báo tài chính - Egmont (chứng minh các nỗ lực triển khai).

NHNN

Các bộ, ngành có liên quan triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 10: Cục PCRT cần nâng cao chất lượng và số lượng phân tích tình báo tài chính (cả hoạt động và chiến lược) và chuyển giao thông tin cho các cơ quan thực thi pháp luật (cả chủ động và theo yêu cầu) tương ứng với hồ sơ rủi ro của Việt Nam bằng cách:

- Tăng số lượng STR được phân tích

- Xây dựng cơ chế phản hồi cho các đối tượng báo cáo để cải thiện chất lượng các STR

- Tiếp cận các nguồn thông tin rộng nhất có thể và sdụng các công cụ công nghệ và phân tích phù hợp.

Tháng 5/2025

- Nâng cao chất lượng sản phẩm phân tích tình báo tài chính tại Cục PCRT (cả phân tích hoạt động và phân tích chiến lược), thông qua các hoạt động sau:

+ Tăng số lượng STR được Cục PCRT phân tích; tăng số lượng thông tin chuyển giao từ Cục PCRT tới các cơ quan thực thi pháp luật, theo đó cần thống kê số lần chuyển giao STR được phân tích tới cơ quan thực thi pháp luật cả chuyển giao chủ động và khi được yêu cầu.

+ Tỷ lệ các STR chuyển cho cơ quan thực thi pháp luật được xử lý và kết quả điều tra dẫn đến các cuộc điều tra tội phạm nguồn và tội phạm rửa tiền được cải thiện qua các năm.

+ Tăng cường số lượng và chất lượng các STR chuyển giao liên quan đến tội rửa tiền thay vì tội phạm nguồn như hiện nay qua các năm.

+ Chứng minh các sản phẩm tình báo tài chính được xây dựng phù hợp với tội phạm hoặc lĩnh vực có rủi ro cao (các sản phẩm phân tích STR liên quan đến các tội phạm nguồn có rủi ro cao được chỉ ra trong báo cáo đánh giá rủi ro).

+ Tăng cường phân tích chiến lược.

+ Có kế hoạch, chương trình và bằng chứng triển khai hoạt động đào tạo của FIU xây dựng năng lực phân tích cho các cán bộ của FIU.

+ Cải thiện chất lượng STR đầu vào thông qua việc có các hoạt động đào tạo cho đối tượng báo cáo; có cơ chế phản hồi thông tin (các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoặc các cuộc họp, buổi làm việc, trao đổi, các buổi tập huấn, đào tạo, kiểm tra, giám sát...) cho các đối tượng báo cáo (trong các lĩnh vực có liên quan đặc biệt là các lĩnh vực có rủi ro cao như ngân hàng) để cải thiện chất lượng báo cáo STR đầu vào làm gia tăng chất lượng và số lượng của các STR.

- Các cơ quan tiếp nhận báo cáo STR do Cục PCRT chuyển giao cung cấp các phản hồi cho Cục PCRT về chất lượng báo cáo STR chuyển giao và kết quxử lý vụ việc (đặc biệt là những vụ việc thành công) để làm bằng chứng chứng minh rằng các thông tin STR của Cục PCRT chuyển giao cho Cơ quan chức năng được điều tra, thanh tra, kiểm tra xác minh và có kết quả dn đến các vụ điều tra, truy tố, xét xử hoặc xử phạt vi phạm hành chính thành công cũng như góp phần cải thiện chất lượng STR đầu ra.

- Mở rộng các nguồn thông tin/cơ sở dữ liệu phục vụ việc phân tích thông qua:

+ Ký kết và thực hiện các MOU về trao đổi thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong nước (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

+ Cục PCRT có thể kết nối, truy cập và khai thác cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành có liên quan (cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở dữ liệu về thuế, hải quan, thành lập doanh nghiệp...).

+ Chứng minh Cục PCRT đã sử dụng nguồn thông tin đa dạng, công cụ phân tích và công nghệ phù hợp để xây dựng các sản phẩm tình báo tài chính có chất lượng cao.

- Thống kê số liệu, thông tin về các vụ việc (đã được điều tra, truy tố, xét xử, thanh tra, kiểm tra thành công) điển hình cho thấy năng lực phân tích thông tin tình báo tài chính được tăng cường và các sản phẩm chuyển giao phù hợp với hồ sơ rủi ro quốc gia.

NHNN

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) và các bộ, ngành có liên quan theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 11: Cơ quan thực thi pháp luật, cụ thể là Bộ Công an chứng minh sự gia tăng trong việc sử dụng các thông tin tình báo tài chính, bao gồm cả các thông tin được chuyển giao từ Cục PCRT

Tháng 5/2025

- Có bằng chứng chứng minh các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó trọng tâm là Bộ Công an đã sử dụng thông tin tình báo tài chính từ Cục PCRT thông qua:

+ Các cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu cung cấp thông tin tình báo tài chính từ Cục PCRT;

+ Cục PCRT chuyển giao chủ động thông tin tình báo tài chính cho các cơ quan thực thi pháp luật;

+ Các thông tin tình báo tài chính được cơ quan thực thi pháp luật (Bộ Công an) sdụng trong điều tra các vụ án/tội phạm,...

- Phát triển nguồn nhân lực cho tình báo phòng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố/tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và điều tra tài chính thông qua việc tận dụng mọi nguồn lực để đào tạo nhân sự.

- Tăng số lượng chuyển giao thông tin tình báo tài chính dẫn tới điều tra và truy tố tội rửa tiền và tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

- Có bằng chứng chứng minh việc tích cực phản hồi về hiệu quả sử dụng các thông tin tình báo tài chính do Cục PCRT chuyển giao.

- Có số liệu thống kê và các vụ việc điển hình để chứng minh việc sử dụng thông tin tình báo tài chính là xuất phát điểm của các cuộc điều tra hoặc hỗ trợ đưa ra kết luận điều tra.

- Có số liệu và thông tin về việc không chỉ Bộ Công an, các cơ quan khác cũng sử dụng thông tin của Cục PCRT một cách hiệu quả phù hợp với hồ sơ rủi ro.

Bộ Công an; NHNN đồng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính); Các bộ, ngành có liên quan triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 12: Giải quyết các thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật trong tội rửa tiền của Việt Nam đối với Khuyến nghị số 3 thuộc bộ chuẩn mực của FATF (Tội rửa tiền).

Tháng 1/2025

Nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để giải quyết tối đa thiếu hụt trong tuân thủ kỹ thuật đối với tội rửa tiền.

Bộ Tư pháp; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các bộ, ngành có liên quan phối hợp triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 13: Các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan công tố ưu tiên các cuộc điều tra tài chính song song và chứng minh sự gia tăng đáng kể và bền vững về số lượng các vụ điều tra và truy tố rửa tiền, phù hợp với hồ sơ rủi ro rửa tiền của Việt Nam

Tháng 5/2025

- Ban hành quy trình ưu tiên cấp quốc gia đối với các cuộc điều tra tội rửa tiền của Bộ Công an và truy tố tội rửa tiền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó, các quy trình ưu tiên cần được hỗ trợ bởi các thủ tục và chính sách cụ thể của từng cơ quan.

+ Cung cấp thông tin chi tiết về quy trình ưu tiên cấp quốc gia đối với các cuộc điều tra tội rửa tiền của Bộ Công an, truy tố tội rửa tiền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại văn bản nào, gồm những nội dung gì.

+ Cần sẵn sàng khả năng chia sẻ thông tin; có biện pháp để chia sẻ các thông tin nhằm chứng minh được sự tiến bộ.

+ Kết quả thực tế đạt được từ khi ban hành quy trình ưu tiên cấp quốc gia đó.

- Tăng cường hợp tác quốc tế hiệu quả trong điều tra và truy tố tội rửa tiền có yếu tố nước ngoài. Xem xét cách thức để thể hiện tốt nhất về hợp tác quốc tế hiệu quả. Ví dụ: đưa ra các nghiên cứu điển hình (case study) về điều tra và truy tố xuyên quốc gia (Cung cấp chi tiết các vụ án điển hình đã/đang điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến tội rửa tiền có yếu tố xuyên quốc gia).

- Chứng minh sự gia tăng đáng kể về năng lực và kỹ năng của các cơ quan thực thi pháp luật, kiểm sát viên để điều tra, truy tố và xét xử tội rửa tiền theo hồ sơ rủi ro. Điều này cần được thể hiện qua:

+ Cung cấp các khóa đào tạo cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán:

(i) Thu thập số liệu thống kê về đào tạo của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao. Các thông tin thống kê gồm: số cuộc đào tạo được tổ chức, số lượng người tham gia và cơ quan của họ, địa điểm đào tạo, thời gian đào tạo, nội dung đào tạo (Thông báo khóa đào tạo, tài liệu đào tạo, kết quả hoặc báo cáo tng kết từng khóa học để làm tài liệu chứng minh).

(ii) Đảm bảo rằng cơ quan thực thi pháp luật được đào tạo về các chính sách và thủ tục điều tra tội rửa tiền mới.

+ Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan:

(i) Cung cấp thông tin về kết quả thực tế việc hợp tác giữa Các bộ, ngành đã đạt được. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao có tài liệu minh chứng cụ thể

(ii) Cơ chế phối hợp liên ngành trong từng cuộc điều tra cụ thể để làm trường hợp nghiên cứu điển hình (Nội dung cuộc điều tra, bộ ngành phối hợp, nội dung phối hợp đối với từng bộ ngành, kết quả phối hợp). Việc phối hợp giữa các bộ, ngành phải có biên bản, văn bản để chứng minh.

- Ưu tiên điều tra tài chính song song, và chứng minh sự gia tăng về số lượng cuộc điều tra, truy tố về tội rửa tiền, chứng minh các cuộc điều tra và truy tố về tội rửa tiền phải phù hợp với hồ sơ rủi ro của Việt Nam.

+ Thu thập số liệu thống kê về điều tra tội rửa tiền và các loại tội phạm, yêu cầu về điều tra tài chính song song.

+ Đảm bảo các cuộc điều tra tài chính phù hợp với hồ sơ rủi ro của Việt Nam (ví dụ như buôn bán ma túy và động vật hoang dã, vận chuyển hàng hóa và tiền tệ xuyên biên giới bất hợp pháp, buôn người và buôn lậu), thể hiện sự gia tăng đáng kể và bền vững.

+ Đa dạng hóa các vụ án điều tra tội rửa tiền (Rửa tiền qua bên thứ ba, rửa tiền có yếu tố xuyến quốc gia,...)

+ Nêu chi tiết các vụ án điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền điển hình để làm ví dụ. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền bổ sung thông tin về phong tỏa tài khoản, tạm ngừng, số liệu về thu hồi, tịch thu tài sản, đảm bảo có nhiều hình phạt tương xứng và có tính răn đe.

Bộ Công an; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốc phòng (chủ trì điều tra tội rửa tiền trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ).

Tòa án nhân dân tối cao; các bộ, các bộ, ngành liên quan triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 14: Giải quyết các thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật liên quan đến Khuyến nghị 6 thuộc bộ chuẩn mực của FATF (Hình phạt tài chính mục tiêu liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố).

Tháng 5/2024

Giải quyết các thiếu hụt về hình phạt tài chính mục tiêu liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố được nhắc đến trong Báo cáo Đánh giá đa phương, bao gm:

- Không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chứng cứ để đưa ra đề xuất chỉ định.

- Không rõ liệu các tổ chức được sở hữu hoặc bị kiểm soát, hoặc cá nhân thay mặt hoặc theo chỉ dẫn của cá nhân và đối tượng bị chỉ định có thể bị chỉ định trong nước hay không.

- Tiêu chuẩn chứng cứ về “cơ sở hợp lý” hoặc cơ sở đáng tin cậy” không được quy định trong luật.

- Có thiếu hụt trong quy định về nghĩa vụ phong tỏa không chậm trễ, không báo trước.

- Nghĩa vụ phong tỏa chỉ có hiệu lực thi hành đối vi các ngân hàng, không áp dụng với tất cả pháp nhân và thể nhân.

- Các lệnh cấm cung cấp tiền, tài sản, nguồn lực không áp dng đối với các tổ chức được sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi các cá nhân tổ chức bị chỉ định, hoặc cá nhân và tổ chức thay mặt cho hoặc theo chỉ dẫn của cá nhân và tổ chức bị chỉ định.

- Các lệnh cấm về cung cấp tiền không có hiệu lực thi hành.

- Nghĩa vụ báo cáo các hành động phong tỏa hoặc các lệnh cấm dịch vụ chỉ có hiệu lực thi hành đối với các ngân hàng.

- Không có hướng dẫn đối với hành động phong tỏa hoặc hủy phong tỏa.

- Không có thông báo nào cho các đối tượng báo cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức bị đưa vào/ra khỏi danh sách chỉ định.

- Không có quy trình công khai để giải quyết vấn đề thông báo giả.

Kết quả cụ thể:

- Sửa đổi Nghị định 122/2013 hoặc Luật Phòng, chống khủng bố để yêu cầu tất cả các thể nhân và pháp nhân đóng băng tiền hoặc tài sản của cá nhân, tổ chức được chỉ định không chậm trễ và không cần thông báo trước.

- Thiết lập các hình phạt tương xứng và có tính răn đe đối với các thể nhân và pháp nhân không tuân thủ các nghĩa vụ hình phạt tài chính mục tiêu (TFS) (bao gồm nghĩa vụ đóng băng và các lệnh cấm).

- Giải quyết các thiếu hụt kỹ thuật trong khuyến nghị 6 thuộc bộ chuẩn mực của FATF liên quan đến cơ chế thông tin liên lạc nhanh chóng và chuẩn hóa.

- Tiếp cận trực tiếp và định kỳ với các tổ chức tài chính, tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngành nghề kinh doanh phi tài chính chỉ định (DNFPB) (đặc biệt là các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, DNFPB và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP)) về các nghĩa vụ đối với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Hoạt động tiếp cận nên được điều chỉnh phù hợp và cần yêu cầu các đối tượng báo cáo về các hoạt động đã triển khai để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ TFS.

- Duy trì tiếp cận các tổ chức phi lợi nhuận được đánh giá là có mức độ lạm dụng TTKB cao hơn, áp dụng các biện pháp dựa trên rủi ro đối với các tổ chức phi lợi nhuận này và xây dựng phương pháp để giải quyết rủi ro TTKB trong bi cảnh Việt Nam.

- Cung cấp thông tin, số liệu, thống kê chứng minh tính hiệu quả của các hành động nêu trên, đặc biệt là hoạt động tiếp cận các tổ chức tài chính, DNFBP, tổ chức phi lợi nhuận.

Bộ Công an.

- Các bộ, ngành liên quan chủ trì xây dựng, ban hành quy định xử phạt đối với hành vi không tuân thủ các nghĩa vụ trừng phạt tài chính mục tiêu theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao của bộ, ngành.

- Các bộ, ngành phối hợp tiếp cận, tuyên truyền nghĩa vụ với các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với đối tượng quản lý và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 15: Giải quyết các thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật liên quan đến Khuyến nghị 7 thuộc bộ chuẩn mực của FATF (Các hình phạt tài chính mục tiêu liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt)

Tháng 5/2024

Giải quyết các thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật liên quan đến Khuyến nghị 7 thuộc bộ chuẩn mực của FATF bao gồm:

- Triển khai đầy đủ khung pháp lý về TFS đối với tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (điểm c.7.1)

- Thi hành có hiệu lực nghĩa vụ phong tỏa tài sản (điểm c.7.2)

- Áp dụng các lệnh cấm trực tiếp đối vi cá nhân hoặc tổ chức (điểm c.7.2)

- Thi hành có hiệu lực nghĩa vụ báo cáo (c.7.2)

- Thiết lập cơ chế thông báo về việc ra/vào danh sách chỉ định (điểm c.7.2 và c.7.4)

- Xây dựng hướng dẫn đối với phong tỏa và giải tỏa tài sản (điểm c.7.2 và c.7.4)

- Xây dựng quy định xử phạt dân sự, hành chính, hình sự đối với việc không tuân thủ nghĩa vụ hình phạt tài chính mục tiêu về tài trợ phổ biến và tài trợ khủng bố (điểm c.7.3)

- Công bố công khai quy trình yêu cầu ra khỏi danh sách trừng phạt hoặc thông báo sai (điểm c.7.4).

Kết quả cụ thể:

- Ban hành cơ chế thông báo các danh sách chỉ định.

- Ban hành hướng dẫn phong tỏa và giải tỏa các danh sách được chỉ định.

- Có các thủ tục công khai để công dân đưa ra yêu cầu ra khỏi danh sách phong tỏa được chỉ định.

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành liên quan triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 16: Chứng minh các cơ quan có thẩm quyền đang thực hiện cơ chế giám sát và đảm bảo các FI, DNFBP tuân thủ các nghĩa vụ trừng phạt tài chính mục tiêu liên quan đến phổ biến VKHDHL, bao gồm việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tương xứng và có tính chất răn đe với các FI, DNFBP (nếu có)

Tháng 01/2025

- Chứng minh các cơ quan có thẩm quyền thực hiện cơ chế giám sát, đảm bảo sự tuân thủ của FIs và DNFPBs về TFS đối với tài trợ phổ biến vũ khí.

- Chứng minh các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng các biện pháp xử phạt tương xứng và có tính răn đe đối với các FIs và FDNFPBs.

- Lên kế hoạch tiếp cận với FIs và DNFPBs về nghĩa vụ TFS đối với tài trợ phổ biến ca họ và hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật.

Kết quả cụ thể:

- Đào tạo các cơ quan có thẩm quyền về quản lý và giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của TFS PF.

- Các cơ quan có thẩm quyền cần xác định các đối tượng có rủi ro cao và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

- Ban hành hướng dẫn cho các đơn vị báo cáo về cách tuân thủ và có bằng chứng chứng minh kết quả thực hiện các hướng dẫn này. Ví dụ: xuất bản trên trang web, email, lưu hành đến các hiệp hội ngành nghề, v.v.

- Thu thập số liệu thống kê về các hoạt động giám sát (ví dụ số lần kiểm tra).

- Chứng minh các FI và DNFBPs đã tăng cường các chương trình tuân thủ của họ nhờ theo dõi và giám sát (ví dụ: ban hành thủ tục sàng lọc mới, giám sát giao dịch, cải tiến CDD, đào tạo nhân viên, báo cáo STR).

- Thu thập các bằng chứng áp dụng biện pháp trừng phạt (ví dụ: hướng dẫn các FI và DNFBP khắc phục những thiếu sót, thư cảnh báo, tiền phạt, v.v...)

NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; B Xây dựng; BNội vụ; Bộ Công Thương; (theo chức năng và lĩnh vực quản lý đối tượng báo cáo).

Các bộ, ngành có liên quan triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hành động 17: Chứng minh việc hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn chặn việc trốn tránh các biện pháp trừng phạt

Tháng 9/2024

- Chứng minh sự phối hợp, hợp tác của các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chn trốn tránh các biện pháp trừng phạt:

+ Thành lập một ủy ban, nhóm công tác hoặc cơ chế tương tự chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động.

+ Thu thập các thông tin, số liệu về sự hợp tác và phối hợp gồm: các hoạt động đào tạo chung, lực lượng đặc nhiệm, thanh tra, hoạt động phổ biến thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Công an; Bộ Tư pháp; NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ; Bộ Công Thương (theo chức năng và lĩnh vực quản lý đối tượng báo cáo).

Các bộ, ngành liên quan triển khai theo lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 194/QD-TTg

Hanoi, February 23, 2024

 

DECISION

ON THE ISSUANCE OF THE NATIONAL ACTION PLAN TO IMPLEMENT THE COMMITMENTS OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON ANTI-MONEY LAUNDERING, COUNTER-TERRORIST FINANCING, AND COUNTER-FINANCING OF PROLIFERATION OF WEAPON OF MASS DESTRUCTION

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization of June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Anti-Money Laundering dated November 15, 2022;

Pursuant to the Law on Anti-Terrorism dated June 12, 2013;

Pursuant to Decree No. 81/2019/ND-CP dated November 1, 2019 of the Government on combating financing of proliferation of weapon of mass destruction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam in Report No. 13/TTr-NHNN dated February 20, 2024.

HEREBY DECIDES:

Article 1. Issue together with this Decision the National Action Plan to implement the commitments of the Government of Vietnam on anti-money laundering, counter-terrorist financing, and counter-financing of proliferation of weapon of mass destruction.

Article 2. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government agencies, and members of the Steering Committee for Anti-Money Laundering shall implement this Decision.

 

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Minh Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NATIONAL ACTION PLAN

TO IMPLEMENT THE COMMITMENTS OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON ANTI-MONEY LAUNDERING, COUNTER-TERRORIST FINANCING, AND COUNTER-FINANCING OF PROLIFERATION OF WEAPON OF MASS DESTRUCTION
(Issued together with Decision No. 194/QD-TTg dated February 23, 2024 of the Prime Minister)

I. OBJECTIVES

Implement and complete the National Action Plan to implement the Government of Vietnam's commitments on anti-money laundering, counter-terrorist financing, and counter-financing of proliferation of weapon of mass destruction with the Financial Action Task Force (FATF), swiftly remove Vietnam from the list of Jurisdictions Under Increased Monitoring (Grey List) on the basis of ensuring maximum national interests.

II. SPECIFIC ACTIONS

(According to the attached Appendix).

III. IMPLEMENTATION

1. Funding

Relevant ministries and agencies proactively prepare cost estimates for performing assigned tasks and include them in their annual operating budget estimates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Responsibilities of the State Bank of Vietnam

Implement and be held accountable to the Prime Minister and Head of the Steering Committee for Anti-Money Laundering for their assigned tasks.

Act as a focal point to monitor and urge relevant ministries and agencies to implement the tasks in the National Action Plan to implement the Government's commitments on anti-money laundering, counter-terrorist financing, and counter-financing of proliferation of weapon of mass destruction (hereinafter referred to as AML/CTF/CPF).

Before March 1, June 1, September 1 and December 1 every year, the State Bank of Vietnam shall synthesize information, data, and documents from relevant ministries and agencies to make reports in line with regulations and national interests, and then send them to FATF (and the Prime Minister).

b) Responsibilities of relevant ministries and agencies

Be held accountable to the Prime Minister and Head of the Steering Committee for Anti-Money Laundering for their assigned tasks.

Coordinate with the State Bank of Vietnam and relevant ministries and agencies in taking actions designated in this Plan and send information, data, and periodic reports mentioned above to the State Bank Vietnam on implementation results to synthesize, send a report to the Prime Minister and FATF.

3. Request the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court to perform tasks according to this Plan.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ON NATIONAL ACTION PLAN TO IMPLEMENT THE COMMITMENTS OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON ANTI-MONEY LAUNDERING, COUNTER-TERRORIST FINANCING, AND COUNTER-FINANCING OF PROLIFERATION OF WEAPON OF MASS DESTRUCTION
(Issued together with Decision No. 194/QD-TTg dated February 23, 2024 of the Prime Minister)

Description of action

Deadline

Specific actions to be taken

Leading agencies

Coordinating agencies

Action 1: Demonstrate authorities have enhanced their knowledge of money laundering/terrorist financing (ML/TF) risks and have taken actions to mitigate risks through strategies and policies for AML/CTF

September 2024

- Issue and implement a plan for providing regular training for competent authorities to raise their awareness of ML/TF/PF risks. Provide information and data (workshops, training courses, participants, number of attendees, dissemination and training materials, etc.)  to demonstrate that the competent agencies have been trained and their awareness of ML/TF/PF risks have been raised.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop a monitoring mechanism and supervise the implementation of action plans at ministerial and sectoral levels to minimize ML/TF/PF risks, which includes monitoring and supervision of implementation of training plans to raise competent authorities’ awareness of ML/TF/PF risks.

- Provide information and data to prove that competent agencies have actually taken actions to minimize ML/TF/PF risks.

- Ministries and agencies:

+ Initiate the plan according to their management field and assigned functions and tasks;

+ Develop and implement the National Action Plan and to minimize the risks of money laundering and terrorist financing in their ministries or agencies.

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

- Carry out additional risk assessments for predicate offenses with high risks of money laundering identified in the Mutual Evaluation Report (MER), such as environmental crimes and sexual abuse crimes.

- Complete an industry risk assessment on money laundering in the following sectors: casino, game-of-chance business, virtual assets, legal persons, and legal agreements.

- Demonstrate risk assessments using comprehensive methodology and appropriate inputs:  diverse sources of information, including Suspicious Transaction Reports (STR), crime data, intelligence analysis, research of domestic and international reports, especially with the participation of the private sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- National risk assessment on money laundering:  State Bank of Vietnam (SBV);

- National risk assessment on terrorist financing:  Ministry of Public Security;

- Risk assessment on financing the proliferation of weapons of mass destruction: Ministry of National Defense.

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

- Have specific plans for sectors with high potential risks such as sectors related to the use of cash in the economy, use of gold to buy and sell real estate, and corruption.  Accordingly, it is necessary to focus on distributing resources (establishing teams and groups to investigate money laundering crimes and investigate high-risk predicate offenses).

- Plans related to the use of cash in the economy: State Bank;

- Plans related to using gold to buy and sell real estate: Ministry of Construction;

- Investigation of predicate offenses with high and medium-high risk of money laundering: Ministry of Public Security.

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Investigation of predicate offenses with high and medium-high risk of money laundering: Ministry of Public Security.

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

- Share ML/TF/PF risks assessment results with other countries.

- Strengthen information technology systems to minimize identified risks (improve the quality of suspicious transaction reports, provide timely and qualified financial intelligence information, enhance coordination and responses, etc.).

State Bank

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 2: Demonstrate effective cooperation, coordination, and communication between agencies involved in ML/TF (E.g., between law enforcement agencies, between the Anti-Money Laundering Department and law enforcement agencies, between supervisory agencies) at the operational level  

September 2024

- Improve coordination between relevant agencies on anti-money laundering (between law enforcement agencies, between the Anti-Money Laundering Department with law enforcement agencies, between the Anti-Money Laundering Department and inspection and supervision agencies), which provides information and data on cooperation, coordination, and information sharing between competent authorities on ML/TF. Provide a few specific cases to demonstrate the effectiveness of information exchange.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ensure regular and smooth communication between competent agencies such as between law enforcement agencies, Anti-Money Laundering Department and inspection and supervision agencies.

- Strengthen the conclusion of agreements on mutual legal assistance in criminal matters with foreign countries, especially countries with high risks of money laundering and predicate offenses of money laundering.

Specific results:

- Prove that Vietnam has the ability to cooperate and coordinate effectively at technical level. Accordingly, provide examples of cooperation and coordination in carrying out common tasks for high-risk crimes between key law enforcement agencies and between inspection agencies at different levels. licensing, inspection and supervision of areas with high risk of ML/TF.

- Identify difficulties in coordination between agencies related to AML/CTF and propose relevant counter-measures.

Supreme People’s Court; Supreme People’s Procuracy; State Bank; Ministry of Public Security (according to their assigned functions and tasks); Ministry of National Defense (according to their scope, functions, and tasks on money laundering/terrorist financing).

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 3: Strengthen formal cooperation (extradition and multilateral mutual legal assistance) and informal cooperation (of law enforcement agencies and FIUs) with foreign partners by:

- Provide constructively and proactively seek cooperation in relation to criminals and their assets (appropriate to Vietnam's risk level)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Pursue agreements/arrangements with as many foreign partners as possible within its scope to facilitate international cooperation.

September 2024

- Build a priority basis/process in implementing international cooperation (signing agreements and arrangements with foreign partners, exchanging financial intelligence information, sending requests for formal and informal international cooperation...).

- Strengthen formal and informal cooperation with foreign partners, especially strengthening cooperation in issues related to crime and assets.

- Allocate sufficient resources to competent authorities to cooperate in the implementation process.

- Plan and implement the collection and synthesis of data on the number of incoming/outgoing requests for mutual legal assistance (MLA); number of incoming/outgoing informal cooperation requests; number of investigator/procurator training sessions.

- Inspection and supervision agencies of reporting entities shall promote international cooperation and information sharing with foreign supervision agencies.

Specific results:

- Increase resources (number of officers, finance,...)  for key agencies to execute extradition and mutual legal assistance (Ministry of Public Security and Supreme People's Procuracy), and provide training for these officers to effectively implement international cooperation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strengthen training on international cooperation for investigators and prosecutors (to grasp available international cooperation channels, and increase the amount of incoming and outgoing mutual legal assistance requests).

- Present successful examples of informal cooperation in asset recovery and confiscation (e.g. through the Asset Recovery Interagency Network - Asia Pacific (ARIN-AP)

- It is necessary to identify a list of high-risk countries/sectors as a basis for the following:

+ Strengthen cooperation between financial intelligence units (FIUs), especially for high-risk areas, providing evidence that competent authorities will swiftly provide intelligence information for money laundering and predicate offenses of money laundering and terrorist financing with foreign partners.

+ Strengthen the signing of Memoranda of Understanding (MOU).

Ministry of Public Security; Supreme People's Procuracy; Ministry of Justice; Ministry of Finance; State Bank of Vietnam (according to their assigned functions and tasks).

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 4: Demonstrate the effectiveness of risk-based monitoring of FIs and DNFBPs for AML/CTF through on-site inspections, remote monitoring, and enforcement measures.

January 2025

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ How to use information collected from Financial Institutions (FIs) and Designated Non-Financial Businesses and Professions (DNFBPs) to prioritize risk-based assessments.

+ The use of a range of monitoring measures, including enforcement measures, to improve compliance by FIs and DNFBPs.

+ How to prevent criminals and their associates from holding or controlling FIs and DNFBPs.

- The effectiveness of supervision can be demonstrated through:

+ Actions taken by FIs and DNFBPs to strengthen AML/CTF programs.

+ STRs have increasingly better quality.

- Develop and organize the implementation of inspection plans based on risks of AML/CTF applied to all reporting entities (FIs and DNFBPs) and have evidence to prove the implementation of these plans.

- Demonstrate research and reference to other countries' experiences in implementing inspection and supervision based on risks of AML/CTF.

State Bank; Ministry of Finance; Ministry of Justice; Ministry of Construction; Ministry of Information Technology and Communications; Ministry of Industry and Trade (according to functions and management fields of reporting entities).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Action 5: Take action to address deficiencies related to Vietnam's legal framework on:

- Regulations and requirements for monitoring FIs and DNFBPs on AML/CTF;

- Preventive measures, especially for Recommendations:  10, 11, 12, 16, 20 of the FATF standards.

May 2024

- Address technical compliance deficiencies related to the regulatory and supervisory framework for Fis and DNFBPs, including Recommendations 26, 27, 28, 35 of the FATF standards.

- Issue necessary legal documents to address deficiencies in preventive measures (Recommendations 10 - 23 of the FATF standards).

Specific results:

- Focus on Recommendations 10, 11, 12, 16, 20 of the FATF standards with the deficiencies identified in the Report of the Joint Review Group (JG) and Mutual Evaluation Report (MER).

- Provide evidence for the implementation of provisions in the Anti-Money Laundering Law 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Set out necessary and sufficient requirements that need to be enhanced to address technical compliance deficiencies as well as crime prevention for holding and controlling FIs or DNFPBs (priority is given to high-risk areas).

- There are supervision regulations for compliance with combating terrorist financing requirements by FIs and DNFPBs.

- There is a way to notify changes in legal regulations to reporting entities so that they understand their obligations of AML/CTF.

State Bank; Ministry of Finance; Ministry of Justice; Ministry of Construction; Ministry of Home Affairs; Ministry of Planning and Investment; Ministry of Information Technology and Communications; Ministry of Industry and Trade  (according to management fields of reporting entities).

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 6: Develop a legal framework to prohibit or regulate virtual assets and virtual asset service providers, and demonstrate enforcement of regulations including measures to ensure compliance. 

May 2025

- Develop a legal framework for virtual assets (VAs) and virtual asset service providers (VASPs) and demonstrate the implementation of that legal framework, including:  (i) enable management and supervision agencies to clearly understand the risks in this field; (ii) provide training for VASPs in AML/CTF/CPF.

- There are actions against violations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 7: Conduct outreach to and provide guidance for the private sector on the results of the NRA, sector risk assessments, and AML/CTF obligations (including targeted financial sanctions (TFS) and suspicious transaction reports), with a focus on higher-risk sectors.

January 2025

- Basic outreach to the private sector: Dissemination of NRA results; sector risk assessment; AML/CTF obligations.

- Outreach to the private sector through community outreach (training, fostering, propagation, knowledge dissemination) and providing guidance documents.

- Focus on approaching high-risk areas according to assessment.

Specific results:

- Supervision agencies need to support reporting entities through: (i) detecting risks; (ii) specifying appropriate measures to mitigate those risks; (iii) providing guidance on implementing a risk-based approach when applying preventive measures.

- It is necessary to maintain contact and exchange with reporting entities through: (i) establishing sector-based communication channels; (ii) focusing on high-risk sectors; (iii) participation of large associations and/or self-regulatory bodies in high-risk sectors; (iv) sharing analysis results and typical lessons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 8: Develop a mechanism to provide competent authorities with timely access to complete, accurate and up-to-date information about the beneficial owners of legal persons (and legal agreements where appropriate) and apply appropriate, effective, proportionate, and dissuasive measures for violations.

May 2025

- Establish a mechanism to collect, update, and store information about beneficial owners related to all legal persons and legal agreements (including non-commercial legal persons and legal agreements).  In particular, amend a number of regulations on beneficial owners in the Enterprise Law.

- Scope of knowledge about legal persons and legal agreements need to be complete and clear to ensure information about beneficial owners is collected from all relevant legal persons.

- Private sector involvement (through training and awareness raising) is needed to ensure a mechanism for providing accurate and timely information about beneficial owners.

- There is evidence that information about beneficial owners has been provided for competent authorities (e.g. law enforcement and supervisory authorities).

- There is evidence of the application of effective, proportionate, and dissuasive penalties in case of violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 9: Vietnam needs to ensure and demonstrate the independence and autonomy of the Anti-Money Laundering Department, including:

- Information analysis and transfer function

- Adequate allocation of resources (both human and finance), and

- Pursue agreements and participate independently in information exchange either within the organizational structure of the SBV or as an independent agency

September 2024

- Have a clear legal/administrative basis to demonstrate with the Anti-Money Laundering Department that the FIU (financial intelligence unit) is independent/autonomous in organizing and implementing activities.

+ Urgently develop and submit a Decree on amendments to Decrees related to units in charge of anti-money laundering for further promulgation.

+ Develop and promulgate documents regulating the position, functions, tasks, powers, and organizational structure of the Anti-Money Laundering Department, including regulations to ensure the independence and autonomy of the FIU.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) the authority to collect, analyze, and transfer intelligence information to competent authorities;

(ii) the authority to sign MOUs with domestic and international partners, especially international FIUs.

- Demonstrate that the Anti-Money Laundering Department independently performs important functions, tasks, and powers through evidence that:

+ The Anti-Money Laundering Department is independent and autonomous in collecting, analyzing, and transferring information to competent agencies.

+ The Anti-Money Laundering Department is allocated adequate resources (human, information technology, and finance resources) to be able to effectively perform the core functions of the FIU.

+ There are information sharing agreements/Memorandums of Understanding (MOUs) signed by the Director of the Anti-Money Laundering Department, including international agreements aimed at preventing transnational criminal activities.

+ Join the Egmont Group of Financial Intelligence Units (demonstrate implementation efforts).

State Bank

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Increase the number of analyzed STRs

- Develop a feedback mechanism for reporting entities to improve the quality of STRs

- Access the widest possible sources of information and use appropriate technology and analytics tools.

May 2025

- Improve the quality of financial intelligence analysis products at the Anti-Money Laundering Department (both operational analysis and strategic analysis), through the following activities:

+ Increase the number of STRs analyzed by the Anti-Money Laundering Department; increase the amount of information transferred from the Anti-Money Laundering Department to law enforcement agencies, thereby requiring statistics on the number of analyzed STRs that are transferred to law enforcement agencies, both proactive and on-demand transfer.

+ The proportion of STRs referred to law enforcement agencies that are processed and investigated leading to the fact that predicate offenses and money laundering investigations has improved over the years.

+ Increase the quantity and quality of transferred STRs related to money laundering instead of predicate offenses as currently over the years.

+ Demonstrate that financial intelligence products are tailored to high-risk crimes or sectors (STR analysis products related to high-risk predicate offenses are indicated in the risk assessment report).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Have plans, programs, and evidence for implementing FIU training activities to build analytical capacity for FIU staff.

+ Improve the quality of input STRs through training activities for reporting entities; there is a mechanism to respond to information(directive documents, instructions or meetings, working sessions, exchanges, training sessions, inspections, supervision...)  for reporting entities (in relevant sectors, especially high-risk sectors such as banking) to improve the quality of input STRs, increasing the quality and quantity of STRs.

- Agencies receiving STRs transferred by the Anti-Money Laundering Department provide feedback to the Anti-Money Laundering Department on the quality of the transferred STRs and results of case handling (especially successful cases) to serve as evidence proving that investigated, inspected, verified and have results leading to successful investigations, prosecutions, trials, or sanctions for administrative violations as well as contributes to improving the quality of output STRs.

- Expand information sources/database for analysis through:

+ Sign and implement MOUs on information exchange with domestic competent authorities (Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment).

+ The Anti-Money Laundering Department can connect, access, and utilize the databases of relevant ministries and agencies (databases of population, tax, customs, business establishment, etc.).

+ Prove that the Anti-Money Laundering Department has used diverse information sources, analytical tools, and appropriate technology to build high-quality financial intelligence products.

- Release statistics of data and information on typical cases (successfully investigated, prosecuted, tried, inspected) to show that the ability to analyze financial intelligence information is enhanced and transferred products are consistent with Vietnam’s risk profile.

State Bank

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Action 11: Law enforcement agencies, specifically the Ministry of Public Security, demonstrate an increase in the use of financial intelligence information, including information transferred from the Anti-Money Laundering Department

May 2025

- There is evidence that law enforcement agencies, with a focus on the Ministry of Public Security, have used financial intelligence information from the Anti-Money Laundering Department through the fact that:

+ Law enforcement agencies have requested financial intelligence information from the Anti-Money Laundering Department;

+ The Anti-Money Laundering Department has proactively transferred financial intelligence information to law enforcement agencies;

+ Financial intelligence information is used by law enforcement agencies (Ministry of Public Security) in investigating cases/crimes,...

- Develop human resources for intelligence on anti-money laundering/counter-terrorist financing/counter-financing of proliferation of weapons of mass destruction, and financial investigation through utilizing all resources to train personnel.

- Increase the number of transfers of financial intelligence leading to investigations and prosecutions of money laundering and money laundering predicate offenses.

- There is evidence to demonstrate active feedback on the effectiveness of using financial intelligence information transferred by the Anti-Money Laundering Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There is data and information about how not only the Ministry of Public Security, but other agencies also use information from the Anti-Money Laundering Department effectively in accordance with the risk profile.

Ministry of Public Security; State Bank of Vietnam jointly in charge according to their assigned functions and tasks.

General Department of Customs, General Department of Taxation (Ministry of Finance) and relevant ministries and agencies according to their assigned management fields, functions, and tasks.

Action 12: Address technical compliance deficiencies in Vietnam's money laundering offense against FATF Recommendation 3 (Money Laundering).

January 2025

Research and review to propose amendments or promulgation of relevant legal documents to maximally address deficiencies in technical compliance with money laundering offenses.

Ministry of Justice; and other ministries and agencies according to their assigned functions and tasks.

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 13: Law enforcement and prosecution agencies prioritize parallel financial investigations and demonstrate a significant and sustained increase in the number of money laundering investigations and prosecutions, consistent with Vietnam's money laundering risk profile

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Issue a national priority process for money laundering investigations by the Ministry of Public Security and money laundering prosecutions by the Supreme People’s Procuracy.  Accordingly, priority processes should be supported by specific policies and procedures of each authority.

+ Provide detailed information on the national priority process for money laundering investigations by the Ministry of Public Security and money laundering prosecutions by the Supreme People’s Procuracy: specifying the relevant documents and contents.

+ Availability for sharing information; measures to share information to demonstrate progress.

+ Actual results achieved since the promulgation of that national priority process.

- Strengthen effective international cooperation in investigating and prosecuting money laundering crimes involving foreign elements. Consider how to best demonstrate effective international cooperation. For example: provide case studies on transnational investigation and prosecution (provide details of typical cases that have been/are being investigated, prosecuted, and tried related to money laundering crimes that have transnational elements).

- Demonstrate a significant increase in the capacity and skills of law enforcement agencies and prosecutors to investigate, prosecute and adjudicate money laundering offenses according to the risk profile. This should be demonstrated through:

+ Provide training courses for Investigators, Prosecutors, and Judges:

(i) Collect training statistics of the Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy, and the Supreme People's Court.  Statistical information includes: number of training sessions held, number of participants and their agencies, training locations, training time, training contents (training course announcement, training materials, results or summary reports of each course to serve as proof).

(ii) Ensure that law enforcement agencies are trained on new money laundering investigation policies and procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Provide information about the actual results of cooperation between ministries and agencies that have been achieved.  The Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court have specific supporting documents

(ii) Inter-sectoral coordination mechanism in each specific investigation to serve as a typical case study (content of the investigation, coordinated ministries/agencies, coordination matters for each ministry/agency, coordination results).  Coordination between ministries and agencies must have supporting records and documents.

- Prioritize parallel financial investigations, and demonstrate an increase in the number of money laundering investigations and prosecutions, demonstrate that money laundering investigations and prosecutions are consistent with Vietnam’s risk profile.

+ Collect statistics on money laundering and other crimes, and parallel financial investigation requirements.

+ Ensure financial investigations are consistent with Vietnam's risk profile (e.g., drug and wildlife trafficking, illegal cross-border movement of goods and currency, human trafficking and smuggling), showing a significant and sustained increase.

+ Diversify money laundering investigation cases (money laundering through third parties, money laundering with national elements,...)

+ Provide details of typical money laundering investigations, prosecutions, and trial cases as examples. The results of the investigation, prosecution, and trial of money laundering crimes include additional information on frozen accounts, suspensions, and data on asset recovery and confiscation, ensuring proportionate and dissuasive penalties.

Ministry of Public Security; Supreme People’s Procuracy; Ministry of National Defense (take charge of investigation of money laundering within their scope, functions and tasks).

Supreme People's Court; relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Action 14: Address technical compliance deficiencies related to FATF Recommendation 6 under FATF standards (Targeted financial penalties related to terrorism and terrorist financing).

May 2024

Address the deficiencies in targeted financial sanctions related to terrorism and terrorist financing identified in the Mutual Valuation Report, including:

- No specific regulations on evidence standards to make recommendations for designation.

- Not clear whether entities owned or controlled, or persons acting on behalf of or at the direction of designated persons and entities can be domestically designated.

- The evidentiary standard of proof of “reasonable grounds” or “reasonable basis” is not articulated in law.

- Gaps in the obligation to freeze without delay and without prior notice.

- Freezing obligations are enforceable against banks, but not all natural and legal persons.

- Prohibitions does not extend to providing funds, assets services or resources to entities owned or controlled, or persons and entities acting on behalf or at the direction of, designated persons and entities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Obligations to report freezing actions or prohibition of services are only enforceable against banks.

- No guidance issued on freezing or unfreezing.

- No notice is given to reporting entities when designations or de-listings are made.

- No publicly known procedure dealing with for false positives.

Specific results:

- Amend Decree 122/2013 or the Law on Anti-Terrorism to require all natural and legal persons to freeze funds or assets of designated individuals or organizations without delay and without prior notice.

- Establish proportionate and dissuasive penalties for natural and legal persons who fail to comply with targeted financial penalties (TFS) obligations (including freezing obligations and prohibitions).

- Address technical compliance deficiencies in Recommendation 6 of the FATF standards related to rapid and standardized communication mechanisms.

- Directly and periodically approach financial institutions, non-bank financial institutions and DNFPBs (especially small-sized financial institutions, DNFPBs, and VASPs) on their obligations to the United Nations Security Council.   Outreach should be tailored and require reporting entities to report their activities undertaken to ensure TFS obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide information, data, and statistics to prove the effectiveness of the above measures, especially outreach to financial institutions, DNFBPs, and non-profit organizations.

Ministry of Public Security.

- Relevant ministries and agencies shall take the lead in developing and promulgating sanctions regulations for non-compliance with targeted financial sanctions obligations according to their management field and assigned functions and tasks.

- Ministries and agencies coordinate to access and propagate obligations with Resolutions of the United Nations Security Council to managed entities and perform other tasks according to their assigned management fields, functions, and tasks.

Action 15: Address technical compliance deficiencies related to FATF Recommendation 7 under FATF standards (Targeted financial sanctions related to the proliferation of weapons of mass destruction)

May 2024

Address technical compliance deficiencies related to FATF Recommendation 7, including:

- The legal framework on TFS for financing the proliferation of weapons of mass destruction is not fully implemented (c.7.1)

- Freezing obligations are not enforceable (c.7.2)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Reporting obligations are not enforceable (c.7.2)

- Mechanism for communicating designations and de-listings is not established (c.7.2 and c.7.4)

- No guidance on freezing and unfreezing issued (c.7.2 and c.7.4)

- No civil, administrative, or criminal penalties for failure to comply with TFS-PF TF obligations (c.7.3)

- No publicly known procedures for de-listing requests or false positives (c.7.4).

Specific results:

- Issue a mechanism for communicating designations and de-listings.

- Issue instructions on freezing and unfreezing designations and de-listings.

- There are publicly known procedures for de-listing requests of designated freezing list.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

 

Action 16: Demonstrate that competent authorities are implementing mechanisms to monitor and ensure compliance by FIs and DNFBPs with targeted financial sanctions obligations related to the PF, including the application of proportionate, and dissuasive penalties against FIs and DNFPBs (if any).

January 2025

- Demonstrate that competent authorities are implementing mechanisms to monitor and ensure compliance by FIs and DNFBPs related to the PF.

- Prove that competent authorities need to apply proportionate and dissuasive penalties against FIs and DNFPBs.

- Plan outreach to FIs and DNFPBs regarding their TFS obligations for their PF and guidance on the application of legal regulations.

Specific results:

- Train competent authorities on management and monitoring of compliance with TFS PF obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Issue instructions to reporting entities on how to comply and have evidence to prove the results of implementing these instructions.  For example: publishing on websites, emails, circulating to industry associations, etc.

- Collect statistics on monitoring activities (e.g. number of inspections).

- Demonstrate that FIs and DNFBPs have enhanced their compliance programs through tracking and monitoring (e.g. enacting new screening procedures, transaction monitoring, CDD (customer due diligence) improvements, staff training, STRs).

- Collect evidence of sanctions (e.g.  instructions to FIs and DNFBPs to address inadequacies, warning letters, fines, etc.)

State Bank; Ministry of Finance; Ministry of Justice; Ministry of Construction; Ministry of Home Affairs; Ministry of Industry and Trade (according to functions and management fields of reporting entities).

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

Action 17: Demonstrate cooperation and coordination between authorities to prevent evasion of sanctions

September 2024

- Demonstrate coordination and cooperation between competent authorities in the prevention of evasion of sanctions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Collect information and data on cooperation and coordination including:  joint training activities, task forces, inspections, and information dissemination activities between competent agencies.

State Bank; Ministry of Finance; Ministry of Justice; Ministry of Construction; Ministry of Home Affairs; Ministry of Industry and Trade (according to functions and management fields of reporting entities).

Relevant ministries and agencies coordinate implementation according to their management field and assigned functions and tasks.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 23/02/2024 kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.298

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.186.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!