Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2014/LN-QCPH Loại văn bản: Quy chế
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: ***
Ngày ban hành: 30/05/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

LIÊN NGÀNH
VIỆN KIỂM SÁT - TÒA ÁN - CÔNG AN - THANH TRA - BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG - CỤC HẢI QUAN - SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG VÀ XÃ HỘI - CỤC THUẾ - SỞ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG - CHI CỤC KIỂM LÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2014/LN-QCPH

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2014

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

(Sửa đổi, bổ sung năm 2014)

- Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;

- Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng;

- Căn cứ Luật khiếu nại; Luật Tố cáo;

- Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004;

- Căn cứ Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN & PTNT-VKSNDTC ngày 02-8-2013 về hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng Ngành;

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng.

Để tạo sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Liên ngành Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Toà án nhân dân (TAND), Công an nhân dân (CAND), Thanh tra, Cục Hải Quan, Bộ đội biên phòng (BĐBP), Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Sở LĐ TB & XH), Cục Thuế, Chi cục Quản lý thị trường (Chi Cục QLTT), Chi cục Kiểm Lâm (Chi Cục KL), Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (Sở CS PCCC) và Cục Thi hành án dân sự (Cục THA DS) TP. Đà Nẵng thống nhất sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, mục đích phối hợp

1. Quy chế này quy định về quan hệ phối hợp giữa VKSND, TAND, CAND, Thanh tra, Cục Hải Quan, Bộ chỉ huy BĐBP, Sở LĐ TB &XH, Cục Thuế, Chi Cục QLTT, Chi Cục KL, Sở CS PCCC và Cục THA DS TP. Đà Nẵng trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố xảy ra trên địa bàn TP. Đà Nẵng (trừ những vụ, việc thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự).

2. Mục đích phối hợp là nhằm tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện; đảm bảo sự thống nhất trong quan hệ phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến cán bộ thuộc diện Thành uỷ quản lý thì Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng và VKSNDTP. Đà Nẵng phải báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy xin ý kiến trước khi xử lý.

2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị được pháp luật quy định, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Điều 3. Trách nhiệm phối hợp chung

Các cơ quan, đơn vị trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Tiếp nhận, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình. Không được vì bất cứ lý do gì mà từ chối việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Trường hợp tố giác, tin báo có cơ sở xác định rõ dấu hiệu của tội phạm nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵnggiải quyết, không được giữ lại để xử lý hành chính.

2. Trả lời kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã cung cấp tin, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho VKSNDTP. Đà Nẵngbiết.

3. Việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị phải bảo mật theo quy định của pháp luật. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết phải giữ bí mật cho cơ quan, tổ chức, người cung cấp tin và hướng dẫn họ biện pháp, cách thức giữ bí mật những thông tin đã cung cấp, tố giác.

4. Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có trách nhiệm áp dụng hoặc đề nghị áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cho cơ quan, tổ chức đã báo tin, kiến nghị khởi tố; người đã tố giác tội phạm và những người thân thích của họ.

5. Trường hợp hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.Nếu sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định khởi tố vụ án thì người ra quyết định xử phạt hành chính phải có quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng và thông báo ngay cho VKSNDTP. Đà Nẵng biết.

6. Mọi trường hợp không làm hoặc làm trái các quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố dẫn đến không kịp thời ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, xóa dấu vết phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của BLTTHS và Luật tổ chức VKSND.

2. VKSNDTP. Đà Nẵng có trách nhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các cuộc họp giao ban liên ngành, đồng thời báo cáo lên VKSND tối cao,Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng theo định kỳ (hàng quý, 6 tháng và năm) để xin ý kiến chỉ đạo trong việc đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố.

3.Khi nhận được kết quả giải quyết cùng hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp, trong thời hạn 06 ngày làm việc, Viện kiểm sát phải có văn bản thể hiện quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý về kết quả giải quyết.

Sau khi nhận được Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra có thẩm quyền, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Viện kiểm sát phải ra Quyết định phân công kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản cho Cơ quan điều tra đã ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.

Điều 5. Trách nhiệm của Công an TP. Đà Nẵng

1. Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng, có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phải tiến hành phân loại, xác minh sơ bộ ban đầu. Nếu xác định thông tin đó là tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản đến VKSNDTP. Đà Nẵng để kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

2. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 104 BLTTHS năm 2003, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.

3. Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng phải tổ chức trực ban hình sự để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.

Điều 6. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng

1. TAND TP. Đà Nẵngtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với VKSNDTP. Đà Nẵng, Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng trong việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm mà Toà án tiếp nhận hoặc thông qua công tác thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật mà phát hiện được, nếu xét thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển giao ngay cho Cơ quan điều tra hoặc VKSNDTP. Đà Nẵng để xem xét, giải quyết.

2. TAND TP. Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp cùng với Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng, VKSNDTP. Đà Nẵngthống nhất xử lý những tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các đối tượng là cán bộ thuộc diện Thành uỷ quản lý.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan Thanh tra TP. Đà Nẵng

Cơ quan Thanh tra TP. Đà Nẵng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm hoặc tài liệu, chứng cứ và hồ sơ vụ việc đó kèm theo kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện và kết luận sau khi kết thúc cuộc thanh tra thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đó và bản kết luận, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền thuộc Công an TP. Đà Nẵngđể xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho VKSNDTP. Đà Nẵng theo đúng quy định tại điểm 0 khoản 1 Điều 48 của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22-9-2011 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Thông tư liên tịch số 02/2012 ngày 22-3-2012 của liên ngành trung ương.

Điều 8. Trách nhiệm của Cục Thuế TP. Đà Nẵng

1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm về thuế và các khoản thu khác về thuế thì Cục Thuế có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền thuộc Công an TP. Đà Nẵngđề nghị xử lý và thông báo ngay bằng văn bản cho VKSNDTP. Đà Nẵng biết để phối hợp giải quyết.

2. Cục Thuế TP. Đà Nẵngcó trách nhiệm tham gia tư vấn những vấn đề có liên quan để xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố khi được các Cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Sở LĐ TB & XH TP. Đà Nẵngcó trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thuộc Công an TP. Đà Nẵnggiải quyết, đồng thời thông báo cho VKSNDTP. Đà Nẵngbiết.

2. Đối với việc giải quyết các vụ tai nạn lao động: Trong quá trình giải quyết theo thẩm quyền, nếu phát hiện tình tiết có dấu hiệu tội phạm, đoàn điều tra tai nạn lao động gửi văn bản kiến nghị kèm theo các tài liệu cho Cơ quan điều tra để xem xét khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi bản kiến nghị khởi tố đó cho VKSNDTP. Đà Nẵng biết.

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Thi hành án Dân sự TP. Đà Nẵng

1. Thực hiện đầy đủ các nội dung phối hợp qui định tại Quy chế phối hợp liên ngành trung ương số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC NGÀY 09-10-2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc thi hành án, Cục THA DS TP. Đà Nẵng phải chuyển giao ngay hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thuộc Công an TP. Đà Nẵng để xử lý theo pháp luật và thông báo ngay cho VKSNDTP. Đà Nẵng biết.

Điều 11. Trách nhiệm của Chi cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng

Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Chi cục QLTT TP. Đà Nẵngphải chuyển giao ngay hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thuộc Công an TP. Đà Nẵngđể xử lý theo pháp luật và thông báo ngay cho VKSNDTP. Đà Nẵngbiết.

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ đội biên phòng, Cục Hải Quan, Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng và các cơ quan khác thuộc Công an TP. Đà Nẵng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Bộ đội biên phòng, Cục Hải Quan, Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng và các cơ quan khác thuộc Công an TP. Đà Nẵng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm phân công cán bộ để tiếp nhận, giải quyết và xử lý mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc quyền hạn điều tra của mình theo quy định của pháp luật; phải kiểm tra, xác minh và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 BLTTHS, đồng thời, phải thông báo ngay bằng văn bản cho VKSND TP. Đà Nẵng. Trường hợp ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 104 BLTTHS.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy TP. Đà Nẵng.

Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy TP. Đà Nẵng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thuộc Công an TP. Đà Nẵng giải quyết, đồng thời thông báo cho VKSNDTP. Đà Nẵng biết.

Chương III

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 14. Chế độ báo cáo, trao đổi thông tin, tài liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

1. Cơ quan TAND, Thanh tra, Sở LĐ TB &XH, Cục Thuế, Chi Cục QLTT, Sở CS PCCC và Cục THA DS TP. Đà Nẵng có trách nhiệm tổng hợp tình hình, số liệu tiếp nhận tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng hàng tháng.

2. Bộ đội biên phòng, Cục Hải Quan, Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Công an TP. Đà Nẵng có trách nhiệm tổng hợp tình hình, số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và báo cáo bằng văn bản tình hình hàng tháng gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng.

3. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng có trách nhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các cuộc họp giao ban liên ngành và gởi cho VKSNDTP. Đà Nẵng; đồng thời hàng tháng báo cáo lên Bộ Công an.

4. VKSNDTP. Đà Nẵngcó trách nhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại các cuộc họp giao ban liên ngành, đồng thời báo cáo lên VKSNDtối cao,Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng và Trưởng ban Nội chính thành ủy Đà Nẵng theo định kỳ (hàng quý, 6 tháng và năm) để xin ý kiến chỉ đạo trong việc đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

5. Định kỳ 03 tháng 1 lần, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng và Thủ trưởng các đơn vị liên ngành quy định tại Điều 1 của Quy chế này có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ các số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, số vụ đã khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự thuộc trách nhiệm của ngành mình và gửi đến VKSNDTP. Đà Nẵng theo đúng thời gian quy định.

6. Thời điểm thống kê số liệu thống nhất như sau:

Quý I được tính từ ngày 16/11 năm trước đến hết ngày 15/2 và gửi trước ngày 20/2;

Quý II được tính từ ngày 16/2 đến hết ngày 15/5 và gửi trước ngày 20/5;

Quý III được tính từ ngày 16/5 đến hết ngày 15/8 và gửi trước ngày 20/8;

Quý IV được tính từ ngày 16/8 đến hết ngày 15/11 và gửi trước ngày 20/11.

7. Biểu mẫu sử dụng trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, theo mẫu TBTP7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT – BCA – BQP – BTC – BNN & PTNT – VKSNDTC ngày 02-8-2013.

Điều 15. Chế độ phối hợp trong việc phân loại và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm

1. Định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất, VKSNDTP. Đà Nẵng chủ trì phối hợp với Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵnghọp phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm xảy ra trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

2. Trong trường hợp cần thiết, VKSNDTP. Đà Nẵng chủ trì mời Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng, TAND TP. Đà Nẵngvà một số ngành có liên quan cùng tham gia giải quyết.

Điều 16. Chế độ giao ban liên ngành

1. Định kỳ 6 tháng một lần, liên ngành họp giao ban do VKSNDTP. Đà Nẵngchủ trì và chuẩn bị nội dung.

2. Vào Quý I hàng năm, liên ngành tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy chế. Hội nghị sơ kết có sự tham dự, chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ, Trưởng ban Nội chính thành ủy Đà Nẵng và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành ở hai cấp

1. Các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Phân công cán bộ chuyên trách tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;tổng hợp tình hình, số liệu gửi VKSNDTP. Đà Nẵng theo định kỳ.

2. Đối với cấp Quận, Huyện căn cứ vào Quy chế này và tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp liên ngành cấp mình.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Quy chế sửa đổi bổ sung Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được Liên ngành thống nhất thực hiện từ ngày ký và thay thế cho Quy chế số: 01/2008/LN-QCPH ngày 25-4-2008.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các ngành sẽ chủ động bàn bạc, thống nhất điều chỉnh cho phù hợp.

 

VIỆN TRƯỞNG
VKSND TP. ĐÀ NẴNG 

GIÁM ĐỐC
CA TP. ĐÀ NẴNG

CHÁNH ÁN
TAND TP. ĐÀ NẴNG

CHÁNH THANH TRA
TP. ĐÀ NẴNG

GIÁM ĐỐC
SỞ LĐTB &XH
TP. ĐÀ NẴNG

CHỈ HUY TRƯỞNG
BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
TP. ĐÀ NẴNG

CỤC TRƯỞNG
CỤC HẢI QUAN
TP. ĐÀ NẴNG

GIÁM ĐỐC
SỞ CS PCCC
TP. ĐÀ NẴNG

CỤC TRƯỞNG
CỤC THA DÂN SỰ
TP. ĐÀ NẴNG

CỤC TRƯỞNG
CỤC THUẾ TP. ĐÀ NẴNG

CHI CỤC TRƯỞNG
CHI CỤC KIỂM LÂM
TP. ĐÀ NẴNG

CHI CỤC TRƯỞNG
CHI CỤC QLTT
TP. ĐÀ NẴNG

 

Nơi nhận:
- Thường trực Thành uỷ TP. Đà Nẵng;
- Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng;
- VKSND Tối cao; Để báo cáo
- Trưởng ban Nội chính Thành ủy;
- UBMTTQVN TP. Đà Nẵng; (Để phối hợp)
- Ban chỉ đạo 138 TP. Đà Nẵng;
- Thành viên Liên ngành; (Để thực hiện)
- Các thành viên liên ngành cấp Quận, Huyện;
- Lưu VP các Liên ngành;
- Lưu: VT, P.1, QH. 45.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy chế 01/2014/LN-QCPH ngày 30/05/2014 phối hợp trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do Liên ngành Viện kiểm sát - Tòa án - Công an - Thanh tra - Bộ đội biên phòng - Cục Hải quan - Sở Lao động Thương và Xã hội - Cục thuế - Sở cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy - Cục Thi hành án dân sự - Chi cục Quản lý thị trường - Chi cục Kiểm Lâm thành phố Đà Nẵng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.024

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!